Trong những thập kỷ của những nhà thám hiểm đường bộ tiên phong, việc buôn bán giữa châu Âu và phần cực đông châu Á đã phồn thịnh, tuy ở mức độ nhỏ và không phổ cập. Chúng ta còn giữ lại được một tài liệu sống động về những cộng đồng người Âu sống ở các thành phố Trung Hoa, do các tu sĩ dòng Phanxicô gan dạ đã để lại…
Trong những thập kỷ của những nhà thám hiểm đường bộ tiên phong, việc buôn bán giữa châu Âu và phần cực đông châu Á đã phồn thịnh, tuy ở mức độ nhỏ và không phổ cập. Hàng chục lái buôn châu Âu có lẽ đã đi đến những miền đất xa xôi ấy, nhưng ngoài những người của gia đình Polo, số những người viết lại các cuộc hành trình của họ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chúng ta còn giữ lại được một tài liệu sống động tuy không luôn luôn đáng tin cậy về những cộng đồng người Âu sống ở các thành phố Trung Hoa, do các tu sĩ dòng Phanxicô gan dạ đã để lại. Một trong những người dũng cảm nhất là cha Giovanni del Montecorvino.
Năm 1289, Giáo hoàng Nicolas IV phái cha tới Bắc Kinh và cha đã tới đó năm 1295. Đến nơi, cha đã “trình lên vua Khan thư của Đức Giáo hoàng và kêu mời vua đón nhận Đức Tin Công Giáo của Chúa Giêsu Kitô, nhưng vua đã quen tôn thờ ngẫu tượng từ lâu rồi. Tuy nhiên, vua ban nhiều ân huệ cho người Kitô giáo và hai năm ấy tôi được ở trong vung với vua”. Tu sĩ này đã xây dựng một thánh đường lớn ở Bắc Kinh với một tháp chuông và ba quả chuông, ngay giữa đường đi từ cung điện của vua Khan. Theo lời cha kể, tại đây cha đã rửa tội cho khoảng sáu ngàn người. Cha cũng đã lập và huấn luyện một ban hợp xướng gồm một trăm năm mươi thiếu niên. “Đức Vua rất thích thú khi nghe các em hát. Tôi cho kéo chuông vào tất cả các giờ kinh và tôi hát kinh chung với công đoàn gồm toàn trẻ thơ và chúng tôi hát thuộc lòng, vì không có sách nhạc”. Cha Giovanni được phong Tổng Giám Mục Cambaluc (Bắc Kinh) năm 1307 và ít năm sau có 3 giám mục phụ tá.
Một tu sĩ Phanxicô khác, cha Odorico di Pordenone, đã đọc cho một đồng nghiệp viết lại những hồi ức phong phú và giàu hình ảnh về đời sống ở Trung Hoa, nơi cha đã sống 3 năm trước khi trở về Padua bằng đường bộ qua trung á vào năm 1330. Cha đã ghi lại nhiều điều không được Marco Polo kể – phong tục câu cá với chim cốc, thói quen để móng tay dài và truyền thống phụ nữ phải bó chân. Khi tu sĩ Giovanni Marignolli người Florentina đến Bắc Kinh năm 1342, cha ghi nhận rằng Tổng Giám Mục Bắc Kinh đã có một tòa giám mục xứng với địa vị cao của ngài và tất cả giáo sĩ Công giáo “được ăn cùng bàn với Hoàng Đế một cách hết sức vinh dự”. Ở thành phố cảng Zayton (Xinh Quang), cha thấy có ba thánh đường lớn của dòng Phanxicô và một nhà nghỉ cho những lái buôn châu Âu.
Khoảng năm 1340, ông Francesco Balducci Pegolotti, một nhân viên làm việc cho gia đình ngân hàng Baldi của Florentina đã soạn một cẩm nang tiện dụng cho các lái buôn đi xa. Cuốn sách này cho chúng ta những khái niệm quý báu về sự buôn bán phồn thịnh. Cẩm nang thương mại Baedeker của ông chứa rất nhiều thông tin mà một lái buôn đường bộ cần đến khoảng cách giữa các nơi và những chỗ nguy hiểm, các hệ thống đo lường, giá cả và tỷ lệ hối đoái, các luật hải quan, những chỉ dẫn thực tiễn về luật hải quan, về cái gì ăn được, cái gì không ăn được và phải ngủ ở đâu.
“Trước tiên, bạn phải để râu mọc dài không được cạo. Và ở Tana, bạn nên có một người thông ngôn riêng. Và bạn không được tiếc tiền thuê thông ngôn, để có một người thông ngôn giỏi chứ không phải một thông ngôn dở. Ngoài người thông ngôn, bạn nên thuê ít là hai người giúp việc là đàn ông tốt và thạo tiếng Cuman. Nếu nhà buôn muốn thuê một phụ nữ ở Tana cũng được, vì người này có thể giúp được nhiều việc, nhưng phải là người cũng thạo tiếng Cuman như đàn ông.
Bạc mà người lái buôn mang theo tới tận Cathay sẽ bị tịch thu và bỏ vào kho quỹ của vua. Bù lại, họ nhận được tiền giấy của người Cathay. Đây là thứ giấy màu vàng, có đóng ấn của vua. Bạn có thể dùng tiền này mua tơ lụa và các mặt hàng khác nếu muốn. Mọi người dân ở đây buộc phải nhận tiền này. Thế nhưng không phải vì là tiền giấy mà bạn phải chịu giá cao hơn…
(Và bạn cũng đừng quên là nếu bạn tỏ ra kính trọng đối với các nhân viên hải quan và tặng quà biếu họ bằng đồ vật hay tiền, họ sẽ đối xử rất lịch sự với bạn và luôn luôn sẵn sàng đánh giá các hàng hóa của bạn thấp hơn giá trị thật của chúng)”.
Sức mạnh và sự thống nhất của đế quốc Mông Cổ lớn rộng đã từng mở ra, tiếp tục mở ra và bảo vệ những người châu Âu đi sang Ấn Độ và Trung Hoa. Trong thời kỳ này, đôi khi được gọi là Thế Kỷ Mông Cổ, trong khi những người châu Âu đi đến phương đông, thì cũng có những người Trung Hoa đi sang phương tây
Những ngày qua lại tấp nập trên đường bộ giữa những miền tận cùng của trái đất không kéo dài được lâu. Giovanni di Montecorvino vừa là Tổng Giám mục Bắc Kinh đầu tiên và cuối cùng cho suốt nhiều thế kỷ. Người kế vị của ông do Đức Giáo hoàng Gioan chỉ định năm 1333 hình như không bao giờ đến được địa chỉ của mình. Con đường bộ đến phương Đông vốn đã được mở ra một cách đột ngột vào giữa thế kỷ 13 đã bị đóng lại cũng đột ngột như thế chỉ một thế kỷ sau đó.
Sức mạnh và sự thống nhất của đế quốc Mông Cổ lớn rộng đã từng mở ra, tiếp tục mở ra và bảo vệ những người châu Âu đi sang Ấn Độ và Trung Hoa. Trong thời kỳ này, đôi khi được gọi là Thế Kỷ Mông Cổ, trong khi những người châu Âu đi đến phương đông, thì cũng có những người Trung Hoa đi sang phương tây. Những người phương Tây trên đường về nhà và những người Trung Hoa đi sang phương Tây mang theo những cỗ bài, đồ sứ, đồ dệt, hàng mỹ thuật, những đồ trang trí nội thất, là những thứ đã tô điểm cho đời sống hằng ngày của giới thượng lưu châu Âu. Một ít vật như tiền giấy, sách in và thuốc súng là những thứ gây kinh ngạc cho khắp thế giới. Những thứ mới lạ này đã đi thẳng qua Trung Đông rồi đến châu Âu một cách gián tiếp và qua những con đường lậu của người Ả Rập và những người khác.
Người Mông Cổ khám phá ra rằng đế quốc mà họ đã chinh phục được trên lưng ngựa không thể nào được cai trị trên lưng ngựa. Họ cần một hệ thống hành chánh tinh vi để tổ chức đế quốc rộng lớn của mình. Bên trong đất Trung Hoa, họ là những người ngoại bang và xâm lăng, nên họ khó làm cho người dân Trung Hoa thần phục. Người Mông Cổ đã đặt chính mình và những người ngoại quốc khác như Marco Polo vào những vị trí cao trong chính quyền. Trong khi đó người Trung Hoa, với truyền thống văn minh lâu đời, kỹ thuật phát triển và hệ thống nghi lễ rườm rà, đã có đủ mọi lý do để kết án dân xâm lược man di. Người Mông Cổ, từ thời còn sống ở vùng thảo nguyên khô cằn ở phía bắc, đã không bao giờ có thói quen tắm rửa. Một người Trung đi lại nhiều đã kể, “Người họ rất hôi không ai dám đến gần”. “Họ chỉ tắm bằng nước tiểu”. Marco Polo từng khiếp sợ tính thô lỗ cộc cằn của quân lính Mông Cổ, họ uống sữa ngựa, không mang hành lý gì cả và “trong tất cả các dân trên thế giới, họ là người giỏi chịu đựng luyện tập và khắc khổ nhất và sống ít tốn kém nhất, nên họ là dân thích hợp nhất để chinh phục các miền đất và lật đổ các vương quốc”. Những người lính Mông Cổ mà ông thấy ở Cathay đã bắt đầu suy đồi và biến chất và ông nhận thấy sự bất an của những người dân Trung Hoa bản xứ. Tất cả những cách cai trị của người Mông Cổ và sự dung túng của họ đối với các tôn giáo ngoại lai, đã làm nổi giận những người Khổng giáo truyền thống.
Vào giữa thế kỷ 14, nạn đói ở miền bắc và thiên tai lũ lụt của sông Hoàng Hà đã chồng chất thêm nhiều vấn đề cho các nhà cai trị Mông Cổ. Đã nổ ra những cuộc nổi loạn ở khắp nơi trong nước.
Đỉnh cao của những cuộc nổi loạn này xảy ra năm 1368, khi Hung Wu (Chu Yuan-chang, 1328-1398), một con người tự lập và có thiên tài, đứng lên lãnh đạo cuộc nổi loạn của người Trung Hoa để thiết lập triều Minh. Người dân bản xứ đã tinh vi tổ chức cuộc nổi loạn ngay trước mũi người Mông Cổ. Trong những năm cuối của thời đô hộ Mông Cổ, truyền thuyết kể lại rằng, các vua Khan lo sợ đã đặt quân do thám vào hầu như mọi gia đình và cấm dân tụ tập thành nhóm. Người Trung Hoa bị cấm mang khí giới, nghĩa là cứ mười gia đình thì mới có một được giữ dao. Nhưng người Mông Cổ đã quên dẹp bỏ phong tục của người Trung Hoa, là cứ độ trăng tròn họ trao đổi cho nhau những chiếc bánh hình trăng tròn kẹp bên dưới là một miếng giấy để cầu chúc may mắn. Những người dân Trung Hoa nổi loạn đã dùng bánh trăng tròn làm người đưa thư. Bên trong thư là những lời hiệu triệu người dân Trung Hoa nổi dậy giết hết người Mông Cổ vào đêm trăng tròn tháng 8, 1368.