Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái

Thất bại chẳng là gì đối với con



Năm học mới sắp đến, ngôi trường mà Wiener đang theo học chuẩn bị tổ chức một cuộc thi văn nghệ, bé Wiener 10 tuổi cũng tích cực tham gia.

Ngày thi đã đến. Sau tiết mục nhảy sôi động chào mừng cuộc thi, người dẫn chương trình bắt đầu giới thiệu tiết mục tiếp theo: “Xin mời bạn Wiener lên biểu diễn bài hát “Ting tang”. Giọng hát của Wiener rất hay, mẹ và các bạn đều kỳ vọng rất lớn vào cô bé, nhưng Wiener nhút nhát bỗng nhiên cảm thấy vô cùng căng thẳng.

Sau khi bước lên sân khấu, hai tay cô bé cứ thế run bần bật, hơn nữa còn bị ngã sõng soài. Kết quả là vì quá căng thẳng nên cô bé không nhận được giải thưởng nào. Sau cuộc thi, Wiener tỏ ra vô cùng buồn bã. Mẹ đứng bên cạnh giúp Wiener lau nước mắt, và an ủi: “Wiener, lần thất bại này là do con quá căng thẳng, chỉ cần lần sau con không căng thẳng nữa, mẹ tin con chắc chắn giành giải thưởng”. Cuối cùng, Wiener không khóc nữa và hứa lần sau nhất định sẽ giành giải thưởng.

Cuộc thi văn nghệ năm sau, Wiener lại tham gia. Wiener lúc này không những có phong thái biểu diễn tự nhiên mà tiếng hát còn rất thu hút. Cô đã chinh phục tất cả khán giả và ban giám khảo. Sau cuộc thi, Wiener cầm phần thưởng trong tay phấn khởi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con làm được rồi, mẹ xem, con giành được giải thưởng này”.

Cuộc sống là như vậy, thành công – thất bại là chuyện thường tình. Cô bé Wiener trong ví dụ trên vì căng thẳng nên đã thất bại, nhưng được sự cổ vũ của mẹ, cuối cùng cô bé lại đứng trên sân khấu, và giành được giải như ý nguyện. Ở Israel, đa số cha mẹ đều tìm cơ hội để nói với con cái rằng: Một lần thất bại không chứng minh bản thân mình vô dụng, chỉ có không dám đối mặt hoặc sớm nhận thua mới là người thất bại thực sự, chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại.

Trong “Tamud” có câu: “Thất bại không phải là hết, trừ phi bạn nhận thua”, người Do Thái tin rằng thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ là không biết tự thức tỉnh sau thất bại. Có một số người mất đi tất cả của cải từng có, nhưng đây không phải là thất bại hoàn toàn, chỉ cần không từ bỏ, dám kiên trì làm lại, như vậy sẽ có hi vọng thành công, chỉ có người dễ dàng bỏ cuộc và không biết đúc rút kinh nghiệm từ thất bại mới bị coi là kẻ thất bại thực sự.

Thất bại đối với người Do Thái là điều bình thường. Điều họ coi trọng không phải là thất bại, mà chính là sự nỗ lực và thành công của bản thân sau thất bại đó. Cha mẹ Do Thái dạy con có thái độ đúng đắn với thất bại, biết tự đứng lên sau mỗi vấp ngã. Viêc tự đánh giá, thức tỉnh bản thân sẽ giúp chúng ta tìm được điểm yếu để thay đổi, từ đó nâng cao nhận thức và khả năng làm việc. Do vậy, cha mẹ thường giáo dục con cái rằng, vấp ngã không hề đáng sợ, điều đáng sợ là sau khi vấp ngã không có dũng khí đứng dậy. Ngoài ra, cha mẹ cũng chú ý đến một vài kĩ năng và biện pháp bồi dưỡng cho con cái tinh thần không sợ thất bại như sau:

❃ Không dễ dàng đáp ứng nguyện vọng của trẻ

Trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ bất lực trước thói bướng bỉnh của con.

Chẳng hạn, khi con khóc, cha mẹ hoặc bị nước mắt của con làm cho mềm lòng, nên đáp ứng nguyện vọng của con; hoặc bị nước mắt của con tấn công đến phát điên khiến cha mẹ bực bội mà tránh mắng trẻ một cách mù quáng. Cha mẹ Do Thái tâm thái rất tốt, cũng rất kiên nhẫn trong việc sửa đổi thói quen không tốt của con, họ không bao giờ nuông chiều con. Điều dễ nhận thấy nhất là: họ không dễ dàng đáp ứng nguyện vọng của con. Khi con có yêu cầu, mong muốn nào đó, cha mẹ Do Thái thường cố ý trì hoãn thỏa mãn mong muốn đó, đồng thời kích lệ con cố gắng hoàn thành mong muốn của mình, khi nhiệt tình muốn hoàn thành đã được kích thích, trẻ sẽ tự biết khắc phục nhiều khó khăn.

❃ Phê bình và khen ngợi hợp lí

Nhiều cha mẹ rất coi trọng việc khen ngợi con cái, nhưng cũng không ít cha mẹ không biết khen ngợi trẻ có chừng mực, dẫn đến hình thành thói tự kiêu cho trẻ. Hơn nữa, khi bị người khác phủ nhận, trẻ dễ dàng bị tổn thương, buồn bã, tự ti. Do vậy, cha mẹ Do Thái thường chú ý mức độ biểu dương trẻ, khi trẻ thực sự làm được việc gì đó có ích, họ sẽ kịp thời khen ngợi đúng mức, và chỉ ra những thiếu sót, cổ vũ trẻ lần sau làm tốt hơn. Đương nhiên, khi trẻ phạm lỗi, cha mẹ cũng sẽ phê bình thích hợp, vì họ hiểu rằng, trẻ cần có khả năng chịu đựng nhất định, nếu không khi gặp khó khăn, trẻ rất dễ bị đánh bại.

❃ Sắp xếp một số khó khăn phù hợp cho trẻ

Do chưa có nhiều kinh nghiệm sống nên trẻ rất dễ gặp những khó khăn và thất bại. Khi đó, cha mẹ Do Thái không bao giờ nuông chiều làm thay con mà điều họ thường làm là để con tự rèn luyện. Ngoài ra, có một số bậc cha mẹ Do Thái còn sắp xếp một số khó khăn cho trẻ. Ví dụ, khi trẻ vừa học đi, họ sắp xếp một số chướng ngại vật trên đường, để trẻ thử bước qua. Nếu trẻ thất bại, họ sẽ hướng dẫn trẻ tìm cách vượt qua chướng ngại thành công, từ đó tăng thêm dũng khí cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ còn đặc biệt chú ý đến thái độ của mình đối với thất bại của con cái. Khi con thất bại, họ không chỉ trích, mắng mỏ mà luôn cổ vũ và an ủi con, cho nên trẻ em Do Thái không sợ thất bại. Các bậc cha mẹ cũng nên học tập người Do Thái, cho con cơ hội thử sức và cổ vũ con chiến thắng mọi khó khăn. Như vậy, trẻ mới có thái độ đúng đắn khi đối diện với thất bại.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.