Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái

Con phải biết thưởng thức cái đẹp



Cậu bé Hardoon cùng các bạn nhỏ người Do Thái đi thả diều về, từ xa đã nhìn thấy cha đứng ở sau vườn. Cậu đặt chiếc diều xuống, chạy như bay đến chỗ cha và hỏi to: “Cha ơi, cha đang làm gì vậy?”.

Cha quay đầu lại nhìn con trai, giơ chiếc kéo trong tay lên và nói; “Cha đang tỉa cành hồng”.

“Cha ơi, chúng đang mọc đẹp như ạ?”. Hardoon thấy cây hồng đẹp đẽ bị

vậy, tại sao cha lại dùng kéo cắt chúng đi cha cắt cho cụt ngủn, thắc mắc.

“Con ơi, hôm nay cha sẽ nói cho con biết, con cần học cách phát hiện cái đẹp, cảm nhận cái đẹp và sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống như thế nào. Hoa hồng nếu mọc tùm lum thì khi nhìn từ xa sẽ thấy rất bình thường, không tôn lên được vẻ đẹp. Nhưng khi được cắt tỉa tỉ mỉ, chúng sẽ có hình dáng nhất định, đẹp hơn rất nhiều. Con xem những khóm hoa hồng được cha cắt tỉa có đẹp hơn trước không?”. Người cha chỉ vào những khóm hoa bên phải vừa được cắt tỉa.

Hardoon nhìn kỹ những khóm hoa bên phải, sau đó lại nhìn những khóm hoa bên trái chưa được cắt tỉa, rồi phấn khích reo lên: “Cha ơi, khóm hoa bên phải đẹp hơn! Khóm hoa được cắt đúng là đẹp hơn! Cha ơi, bây giờ cha dạy con cắt tỉa hoa nhé!”.

Cha đưa cho cậu chiếc kéo nhỏ, và để cậu đứng bên cạnh rồi bắt đầu dạy cậu cách cắt tỉa cây hoa.

Người Do Thái cho rằng, đa số thời gian của trẻ đều ở nhà, giáo dục khả năng thưởng thức cái đẹp cho trẻ nên bắt đầu từ gia đình. Vì thế, nhiều cha mẹ Do Thái đều giống như cha của Hardoon. Họ đã dạy trẻ cảm nhận cái đẹp bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Người Do Thái cho rằng, trên đời có những sự vật, hiện tượng được cho là đẹp, ngược lại, cũng có sự vật, hiện tượng bị coi là xấu, vì mọi thứ không phải cái nào và lúc nào cũng đẹp, cha mẹ cần dạy trẻ phân biệt chúng. Thông qua những sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và những việc làm trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ Do Thái để trẻ thưởng thức và cảm nhận cái đẹp. Lúc đầu, họ để trẻ cảm nhận cái đẹp từ trong gia đình, bố trí nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và có mỹ quan. Điều này mang lại cho trẻ một vẻ đẹp hài hòa bằng thị giác, giúp ích lớn trong việc hình thành, phát triển khả năng thẩm mĩ và yêu thích thẩm mĩ của trẻ. Sau đó, cha mẹ sẽ cho trẻ gần gũi với thiên nhiên, để trẻ thưởng thức những kiệt tác của tạo hóa, những công trình kiến trúc, bảo tàng… giúp trẻ cảm nhận sâu sắc hơn về cái đẹp.

Người Do Thái cho rằng, bồi dưỡng cho trẻ về cảm quan thẩm mĩ không chỉ làm phong phú cuộc sống tinh thần của trẻ, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ, mà còn kích thích trí tuệ trẻ phát triển. Vì thế, khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên chú ý giáo dục khả năng thẩm mĩ cho trẻ, ngoài việc để trẻ tiếp xúc với cái đẹp, còn cho trẻ cảm nhận được cái đẹp, từ đó hướng dẫn, bồi dưỡng cảm quan thẩm mĩ cho trẻ. Nhiều người cho rằng vẻ đẹp tự nhiên tồn tại khách quan, chỉ cần có mắt, có tai là cảm nhận được. Thực ra không phải như vậy, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, cha mẹ cần có kiến thức nhất định. Dưới đây là một vài phương pháp mà cha mẹ Do Thái bồi dưỡng khả năng thẩm mĩ cho con cái mình.

❃ Để trẻ nhận biết vẻ đẹp bên ngoài

Thông thường, trẻ rất nhạy cảm với màu sắc. Những bông hoa có màu sắc tươi sáng hay những loài vật có bộ lông sặc sỡ đều thu hút sự chú ý của trẻ. Cha mẹ Do Thái thường dẫn trẻ đến công viên hoặc ra ngoại ô chơi, để trẻ tiếp xúc với những màu sắc tươi đẹp; Sau đó nhờ vào màu sắc của thế giới tự nhiên giảng giải cho trẻ hiểu mối liên quan về đặc trưng màu sắc của chúng; cuối cùng dạy trẻ làm thế nào thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, lưu lại những ấn tượng đẹp đẽ để bồi dưỡng khả năng cảm nhận cái đẹp cho trẻ.

❃ Để trẻ cảm nhận vẻ đẹp bên trong

Khi lớn dần lên, nhận thức của trẻ cũng ngày một tăng, kinh nghiệm cũng nhiều hơn. Lúc này, khả năng cảm nhận và hiểu cái đẹp của trẻ cũng sâu sắc hơn. Cha mẹ Do Thái sẽ từng bước nâng cao khả năng thẩm mĩ cho trẻ, để trẻ hiểu được vẻ đẹp bên trong của sự vật.

Trong giai đoạn này, cha mẹ Do Thái sẽ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở nhiều phương diện. Có thể dẫn trẻ tham quan những công trình kiến trúc hùng vĩ, để trẻ nhận thức được các phong cách và tạo hình khác nhau, như đình, đài, lầu, gác, cung điện, đền chùa… Khi quan sát, cha mẹ sẽ hướng dẫn cho trẻ cảm nhận vẻ đẹp toàn diện về kết cấu của kiến trúc, bố cục, tạo hình, màu sắc… Sau đó cha mẹ sẽ nói chuyện với trẻ về đặc điểm và phòng cách kiến trúc này, để trẻ cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật. Nếu gặp những công trình kiến trúc trong truyền thuyết, cha mẹ sẽ chia sẻ với trẻ những thông tin về kiến trúc đó nhằm làm phong phú thêm kiến thức của trẻ, kích thích trí tưởng tượng, đồng thời giúp trẻ nâng cao khả năng thẩm mĩ.

Trong lịch sử lâu đời, dân tộc Do Thái đã sinh ra nhiều nhà họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ và nhà triết học kiệt xuất. Thành tựu mà họ đạt được đều là do sự giáo dục thẩm mĩ của gia đình. Bồi dưỡng khả năng thẩm mĩ cho trẻ, không chỉ giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp bên ngoài sự vật, mà còn truyền đạt đến trẻ thái độ sống lạc quan tích cực. Cái đẹp trong cuộc sống luôn luôn tồn tại, cho dù bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, chúng ta cũng nên có đôi mắt thẩm mĩ biết thưởng thức và hưởng thụ cái đẹp.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.