Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái

Ngoại ngữ là ngôn ngữ con phải học từ nhỏ



Mặc dù, Gaelic mới có 6 tuổi, nhưng cậu có thể sử dụng thành thạo ba thứ tiếng: tiếng Do Thái, tiếng Anh và tiếng Đức để giao lưu với hàng xóm. Đạt được thành tích như vậy, phải kể đến công lao rất lớn của bố mẹ Gaelic.

Năm Gaelic mới 1 tuổi, cha mẹ cậu bắt đầu dạy cậu tập nói, nhưng kỳ lạ là người cha chỉ dùng tiếng

Anh nói chuyện với cậu, còn mẹ cậu lại dùng tiếng Do Thái dạy cậu. Thời gian ban ngày, cha cậu thường nói chuyện với Gaelic, cha còn mua về rất nhiều đồ chơi và tranh ảnh cho cậu. Trong lúc cùng chơi, cha dạy cậu gọi tên các đồ vật bằng tiếng Anh. Còn thời gian buổi tối là mẹ dạy Gaelic, mẹ có thói quen trước khi đi ngủ kể cho cậu nghe một câu chuyện bằng tiếng Do Thái, khi kể mẹ luôn yêu cầu Gaelic nghiêm túc lắng nghe, thời gian sau mẹ sẽ để Gaelic tự kể lại câu chuyện đã nghe bằng tiếng Do Thái.

Trời không phụ người có công, dưới sự “dìu dắt” của bố mẹ, cậu bé Gaelic lúc

5 tuổi đã nắm được số lượng lớn từ vựng tiếng Anh và từ đơn tiếng Do Thái. Sau đó, một cơ hội tình cờ, Gaelic được tiếp xúc với tiếng Đức, cậu cảm thấy vô cùng thích thú, vì thế, cha Gaelic đã mời một thầy giáo đến dạy tiếng Đức cho cậu. Thật không ngờ Gaelic chỉ mất một năm để học ngôn ngữ này.

Mọi người đều biết, dân tộc Do Thái có rất nhiều thương nhân kiệt xuất. Ngoài khả năng kinh doanh phi phàm, họ còn có một đặc điểm chung là thông thạo ngoại ngữ. Không ít người trong số họ thành thạo từ hai thứ tiếng trở lên. Người Do Thái vô cùng coi trọng việc học ngoại ngữ, họ thường có câu nói: “Có thể nói được vài ngoại ngữ, bạn sẽ có giá trị bằng mấy người cộng lại”. Vì thế, giống như bố mẹ Gaelic, bậc cha mẹ Do Thái nào cũng vô cùng coi trọng khả năng ngoại ngữ của con mình, đồng thời còn dùng những phương pháp đặc biệt của mình để dạy con học ngoại ngữ.

Ngay khi còn nhỏ, bố mẹ đã chú ý đến việc học ngoại ngữ của trẻ là vô cùng hợp lí. Nghiên cứu tâm lí học hiện đại cho thấy, thời kỳ tốt nhất để trẻ học tiếng mẹ đẻ là 0-6 tuổi. Đây là thời kỳ trẻ nhạy cảm với ngôn ngữ nhất. Thời gian này không chỉ có lợi cho việc học tiếng mẹ đẻ mà còn đặc biệt thích hợp cho trẻ học ngôn ngữ thứ hai. Nếu qua thời gian “vàng” 0-6 tuổi, trẻ mới học ngôn ngữ thứ hai thì khó khăn trẻ phải đối mặt trong quá trình học sẽ tăng lên không ít.

Học giả Ramsay Wright và các cộng sự đã từng làm nghiên cứu khoa học như thế này: Họ tìm rất nhiều trẻ em đang học ngoại ngữ thứ hai, những trẻ em này được chia làm hai nhóm, một nhóm khoảng 6 tuổi và một nhóm khoảng 13 tuổi. Kết quả thống kê cuối cùng cho thấy: có 68% trẻ em ở nhóm 6 tuổi nói chuẩn ngôn ngữ thứ hai; chỉ có 7% trẻ em ở nhóm 13 tuổi nói chuẩn ngôn ngữ thứ hai. Do đó có thể thấy, việc chọn lựa độ tuổi thích hợp để tiến hành dạy ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng quan trọng. Không thể không nói, cha mẹ người Do Thái đã rất chú ý lựa chọn độ tuổi học ngôn ngữ của con, họ vô cùng lưu ý thời điểm, ngay từ khi con còn nhỏ họ đã dạy trẻ học mấy ngoại ngữ.

Cha mẹ Do Thái thường kích thích hứng thú học ngoại ngữ của con bằng những cách tự nhiên nhất. Chẳng hạn, cha mẹ dạy trẻ ngoại ngữ qua việc làm quen hay tiếp xúc với những vật dụng hàng ngày, tận dụng trò chơi để tạo bầu không khí học ngoại ngữ, thúc đẩy quá trình học ngoại ngữ của trẻ… Phương pháp này giúp trẻ dễ nhớ và nhớ lâu. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu bí quyết dạy ngoại ngữ cho con của cha mẹ Do Thái nhé!

❃ Học ngoại ngữ từ những vật dụng hàng ngày

Khi trẻ còn nhỏ, đại đa số bố mẹ Do Thái dùng những vật dụng hàng ngày để giúp trẻ học ngoại ngữ. Ví dụ, họ thường sử dụng cốc, chậu rửa mặt, khăn mặt… để đặt câu hỏi, giúp trẻ học những từ mới đơn giản. Ngoài ra, lúc dẫn con cái đi mua đồ, cha mẹ Do Thái thường chú ý đến ánh mắt của trẻ, chọn những đồ mà trẻ thích, nhân cơ hội đó dạy trẻ ngoại ngữ. Hơn nữa, cha mẹ Do Thái còn thường xuyên cùng con xem phim hoạt hình (Đương nhiên đây là những bộ phim do họ lựa chọn hoặc đĩa phim có liên quan đến ngoại ngữ), vừa xem vừa cùng học ngoại ngữ.

❃ Kích thích hứng thú học ngoại ngữ của trẻ thông qua trò chơi

Ngoài việc vận dụng những đồ dùng hàng ngày để học ngoại ngữ, cha mẹ Do Thái còn nghĩ ra những trò chơi để kích thích hứng thú học ngoại ngữ của trẻ. Khi cho trẻ học tiếng Anh, cha mẹ người Do Thái sẽ dùng các cách để nâng cao vốn từ vựng cho con. Khi vốn từ vựng của trẻ đạt đến một trình độ nhất định, họ sẽ xâu chuỗi những từ đó thành một câu dài, để trẻ vừa chơi trò chơi vừa “hát”.

Ví dụ khi trẻ nắm vững từ vựng về các loài động vật, cha mẹ người Do Thái sẽ tự sáng tác ra một số bài hát: I can jump like a kangroo; I can run like a leopard; I can fly like a bird. Sau đó chuẩn bị một số trẻ vừa đọc “bài hát” vừa chơi đồ chơi, tăng hiệu quả cho trẻ. đồ chơi về các con vật để trong việc học tiếng Anh

❃ Tạo không khí học ngoại ngữ

Cha mẹ Do Thái khá coi trọng không khí học ngoại ngữ của trẻ. Để khiến trẻ cảm thấy nhẹ nhàng khi học ngoại ngữ, cha mẹ Do Thái thường chú ý tạo ra môi trường học ngoại ngữ vui vẻ, thoải mái cho con. Ví dụ, sau khi trẻ học được một số từ tiếng Anh đơn giản, cha mẹ sẽ bất chợt tổ chức hoạt động cả nhà cùng học tiếng Anh với trẻ. Cả nhà sẽ cùng trẻ dán những từ vựng tiếng Anh trẻ đã học vào đồ vật tương ứng, sau đó cả nhà thi trả lời, xem ai đọc vừa nhanh vừa chuẩn. Từ đó, cho trẻ cơ hội học, nói và nhận biết từ mới.

Như vậy cha mẹ Do Thái luôn cố gắng vận dụng tất cả biện pháp để kiến tạo “môi trường” học ngoại ngữ, giúp trẻ thực hành và nắm chắc những từ đã được học.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.