TAM QUỐC DIỄN NGHĨA

Hồi 052 : Khổng Minh Từ Chối Khéo Tử Kính – Triệu Vân Kế Giỏi Đoạt Quế Dương



Chu Du thấy Khổng Minh lấy được Nam Quận, lại nghe tin mất cả Kinh Châu, Tương Dương rồi, trách nào chẳng tức? Du tức quá, uất lên, nằm ngất đi hồi lâu mới tỉnh. Các tướng khuyên giải hai ba lần. Du nói:

– Nếu không giết được Gia Cát Lượng đi, thì làm sao ta hả dạ được? Trình Phổ hãy giúp ta,
đánh lấy lại Nam Quận cho Đông Ngô.

Đang nói chuyện thì Lỗ Túc đến. Du nói:

– Ta muốn cất quân quyết một trận sống mái với Lưu Bị và Gia Cát Lượng để đoạt lại thành trì, Tử Kính giúp ta một tay.

Túc nói:

– Không nên! Hiện nay ta với Tào Tháo còn đang kình địch chưa biết được thua thế nào. Vả lại chúa công cüng chưa hạ được Hợp Phì. Ta với Huyền Đức không nên thôn tính lẫn nhau, quân Tào thừa cơ kéo đến thì nguy lắm. Huống chi, Huyền Đức lại quen thân với Tào Tháo. Nếu ta làm quá, hắn tất dâng thành trì cho Tào Tháo, hợp sức lại đánh Đông Ngô, thì làm thế nào?

Du nói:

– Chúng ta dùng mưu lập mẹo, hao binh tổn tướng, tốn kém tiền lương. Bọn hắn ngồi ăn cỗ
sẵn thì ta chịu sao cho được?

Túc nói:

– Công Cẩn hãy nhẫn nại một chút, để tôi đem lời phải chăng bảo Huyền Đức, xem hắn nói thế nào, bấy giờ ta sẽ cất quân đi cüng không muộn.

Các tướng nói:

– Tử Kính nói phải lắm!

Lỗ Túc đem theo tùy tùng đến thẳng Nam Quận, gọi cửa. Triệu Vân ra hỏi. Túc nói:
– Tôi muốn vào chơi thưa chuyện với Huyền Đức.

Vân đáp:

– Chúa công tôi với quân sư ở cả trong thành Kinh Châu, không có ở đây.

Túc không vào Nam Quận nữa, đi thẳng đến Kinh Châu. Nhìn thấy tinh kỳ nghiêm chỉnh, quân oai hùng tráng, Túc khen thầm:
– Khổng Minh thật không phải người thường!

Quân sĩ vào báo, Khổng Minh sai mở cửa thành mời Lỗ Túc vào nhà, chào hỏi xong, ngồi theo thứ tự chủ khách. Hết tuần trà. Túc nói:

– Chúa công tôi và đô đốc Công Cẩn sai tôi đến thưa chuyện với Hoàng Thúc: Trước kia, Tào Tháo đem trăm vạn quân giả danh muốn lấy Giang Nam, nhưng thực tế muốn trừ Hoàng Thúc. May có Đông Ngô tôi, đánh lui giặc Tào, cứu được Hoàng Thúc. Chín quận Kinh Châu, đáng lẽ về Đông Ngô mới phải. Thế mà Hoàng Thúc dùng quỷ kế, cướp cả Kinh, Tương, để cho Đông Ngô tôi tốn bao nhiêu tiền lương, quân mã, mà Hoàng Thúc ngồi chễm chệ hưởng lợi một mình, e rằng chưa được hợp tình hợp lý lắm!

Khổng Minh đáp lại:

– Tử Kính là người cao minh, sao cüng nói thế? Người ta thường có câu: “Của ai lại về tay người ấy”. Chín quận Kinh, Tương, nguyên là cơ nghiệp của Lưu Cảnh Thăng, chớ có phải của Đông Ngô đâu. Chúa công tôi vốn là em Cảnh Thăng. Cảnh Thăng tuy đã mất rồi, nhưng con ông ấy hiện vẫn còn đó. Thế là chú giúp cháu mà giữ lấy Kinh Châu, có gì mà chẳng được.

Túc nói:

– Nếu là công tử Lưu Kỳ chiếm lấy, thì nói còn có lẽ; nhưng nay công tử lại ở Giang Hạ, chớ
có ở đây đâu.

Khổng Minh hỏi:

– Tử Kính có muốn trông mặt công tử không?

Lập tức sai người vào mời công tử. Một lát, hai người đỡ Lưu Kỳ tự phía sau bình phong đi
ra. Kỳ chào Lỗ Túc, rồi nói:

– Tôi mấy bữa nay mệt mỏi, không thi lễ được, xin Tử Kính thứ lỗi cho! Lỗ Túc giật mình, ngồi ngẩn mặt không nói được câu gì; hồi lâu mới nói:
– Nếu chẳng may công tử qua đời đi, thì thế nào?

Khổng Minh đáp:

– Công tử còn ngày nào, giữ ngày ấy; bằng không bấy giờ sẽ liệu! Túc nói:
– Nếu công tử có mệnh hệ nào thì phải đem thành trì trả lại Đông Ngô nhé!

Khổng Minh nói:

Lời Tử Kinh đúng lắm!

Rồi mở tiệc chiêu đãi. Tiệc tan, Túc từ biệt về ngay đêm hôm ấy, thuật chuyện với Chu Du. Du nói:

– Lưu Kỳ còn đang trai trẻ, làm sao mà chết được? Thế thì bao giờ lấy lại được Kinh Châu?

Túc đáp:

– Đô đốc yên tâm, việc ấy cứ mặc tôi lo liệu, làm thế nào lấy được Kinh Châu về cho Đông
Ngô thì thôi.

Du hỏi:

– Tử Kính có ý kiến gì hay thế?

Túc đáp:

– Tôi xem bộ Lưu Kỳ tửu sắc quá độ, bệnh đã vào cao hoang, mặt müi xanh xao, võ vàng: Hơi thở yếu ớt, thường thổ ra huyết, khéo lắm cüng chưa chắc đã thọ được nửa năm nữa. Bấy giờ ta sẽ đến đòi Kinh Châu, Lưu Bị hẳn chẳng vịn được cớ gì nữa!

Chu Du vẫn còn tức giận. Chợt có sứ của Tôn Quyền đến. Chu Du mời vào. Sứ thưa:

– Chúa công vây Hợp Phì, đánh mãi không hạ được. Nếu truyền lệnh đô đốc thu đại quân về, rồi mang một số đến Hợp Phì đánh giúp.

Du phải đem quân về Sài Tang dưỡng bệnh, rồi cho Trình Phổ dẫn quân sĩ, chiến thuyền
đến Hợp Phì giúp Tôn Quyền.
Huyền Đức từ khi lấy được Kinh Châu, Nam Quận, Tương Dương trong bụng hả hê, bàn kế giữ lâu dài. Bỗng một người bước lên hiến kế. Huyền Đức trông ra là Y Tịch. Cảm ân tình khi xưa, Huyền Đức tỏ ý kính trọng lắm, mời ngồi hỏi chuyện. Tịch thưa:

– Ngài muốn tìm kế lâu dài, sao không cần hiền sĩ mà hỏi? Huyền Đức nói:
Hiền sĩ ở đâu?

Tịch đáp:

– Ở Kinh, Tương này có năm anh em họ Mã, cùng có danh tiếng. Người em út tên là Mã Tốc, tự là Ấu Thường. Nhưng chỉ có người tên là Lương, tự Quý Thường có lông mày trắng là giỏi hơn cả. Làng xóm đã có câu ca dao: “Mã thĩ ngü Thường, bạch my tối lương”. Sao ngài không cho mời người ấy đến bàn mưu định kế?

Huyền Đức liền sai người đi mời Mã Lương đến, Huyền Đức tiếp đãi sang trọng, rồi hỏi kế
giữ Kinh, Tương.

Lương thưa:

– Kinh, Tương bốn mặt trống trải, không thể giữ được lâu. Nên để công tử Lưu Kỳ ở đó dưỡng bệnh, chiêu mộ những người cü ra giúp việc. Chúa công tâu vua cho công tử làm thứ sử để yên lòng dân. Chúa công nên sang mặt nam đánh lấy bốn quận: Võ Lăng, Trường Sa, Quế Dương và Linh Lăng. Rồi thu góp tiền lương để làm căn bản, đó là kế lâu dài đấy.

Huyền Đức mừng lắm, hỏi:

– Trong bốn quận ấy, nên lấy quận nào trước?

Lương thưa:

– Linh Lăng ở gần mé tây Tương Giang, nên lấy trước; thứ đến Võ Lăng sau sẽ lấy Quế
Dương ở mé đông Tương Giang; cuối cùng lấy Trường Sa.

Huyền Đức cho Mã Lương làm tùng sự; Y Tịch làm phó; mời Khổng Minh đến bàn bạc; đưa công tử sang Tương Dương, thay cho Vân Trường về Kinh Châu. Rồi cất quân đi lấy Linh Lăng, sai Trương Phi làm tiên phong, Triệu Vân đi đốc hậu. Khổng Minh, Huyền Đức đi làm trung quân, tổng số nhân mã một vạn rưỡi; để Vân Trường giữ Kinh Châu, My Chúc và Lưu Phong giữ Giang Lăng.
Thái thú Linh Lăng là Lưu Độ, nghe tin quân mã của Huyền Đức đến, bàn với con là Lưu
Hiền. Hiền nói:

– Xin cha hãy yên tâm, hắn tuy có Trương Phi, Triệu Vân hùng düng, nhưng ta cüng có thượng tướng Hình Đạo Vinh sức địch muôn người, có thể chống cự nổi.

Lưu Độ sai ngay con là Hình Đạo Vinh, dẫn hơn vạn quân ra cách thành ba chục dặm, lập một cái trại dựa vào sườn núi ven sông. Thám mã báo:

– Khổng Minh dẫn một toán quân đến.

Đạo Vinh mang quân ra địch. Hai bên dàn trận, Đạo Vinh tay xách một cái búa khai sơn,
quát to lên rằng:

– Quân nghịch tặc kia! Sao dám xâm phạm vào bờ cõi ta?

Chỉ thấy bên đối phương hiện ra một toán cờ vàng, trong đám cờ có một xe bốn bánh trên có một người đội khăn lượt, mặc áo cánh hạc, cầm quạt lông, vẫy Đạo Vinh báo rằng:

– Ta là Gia Cát Khổng Minh ở Nam Đương đây! Tào Tháo mang trăm vạn quân, bị ta dùng một mẹo nhỏ giết cho không còn mảnh giáp rút về, bọn ngươi địch với ta sao nổi? Nay ta đến chiêu an, sao không hàng đi cho mau?

Đạo Vinh cười, nói:

– Trận đánh ở Xích Bích là mưu của Chu Du, can gì đến ngươi mà ngươi dám đến đây khoác
lác?

Nói đoạn vác búa xông vào đánh.

Khổng Minh quay xe chạy vào trong trận, cửa trận khép lại. Đạo Vinh vác búa tế ngựa xông vào, thế trận bên này bỗng chia thành hai ngả mà chạy. Đạo Vinh trông thấy phía giữa có một đám cờ vàng, đoán chắc Khổng Minh ở đó, nên cứ nhằm chỗ ấy mà đuổi; qua một trái núi, đám cờ vàng đứng dừng lại. Rồi cửa trận mở ra, xe bốn bánh biến mất, chỉ thấy một tướng cầm mâu tế ngựa ra quát to một câu: “Ta là Trương Dực Đức đây!” rồi xốc lại đâm Đạo Vinh. Đạo Vinh khoa búa đón đánh, được vài hiệp, nghe chừng địch không nổi, liền
quay ngựa chạy. Dực Đức đuổi theo, tiếng hò reo ầm ĩ, quân phục hai bên đổ ra. Đạo Vinh cố
chết mà chạy. Trước mặt lại gặp một đại tướng chẹn đường thét lớn:

– Mày có biết Triệu Tử Long ở Thường Sơn không?

Đạo Vinh biết thân chẳng địch nổi, lại không đường chạy, phải xuống ngựa xin hàng. Tử Long trói giải về nạp Huyền Đức và Khổng Minh. Huyền Đức sai điệu ra chém, Khổng Minh vội ngăn lại, rồi bảo Đạo Vinh:

– Hễ bắt được Lưu Hiền cho ta, thì ta cho hàng!

Đạo Vinh dạ dạ xin đi. Khổng Minh nói:

– Ngươi dùng kế gì bắt được nó?

Đạo Vinh thưa:

– Nếu quân sư tha cho tôi về, tôi sẽ dùng lời lẽ khéo léo lừa nó. Đêm nay, quân sư đến cướp trại, tôi làm nội ứng, bắt sống Lưu Hiền, đem về nộp quân sư. Lưu Hiền đã bị bắt, thì Lưu Độ tự nhiên phải hàng thôi!

Huyền Đức không tin. Khổng Minh nói:

– Hình như tướng quân không sai lời đâu.

Liền tha cho Đạo Vinh về.

Về đến trại, Vinh thuật cả đầu đuôi câu chuyện cho Lưu Hiền nghe. Hiền hỏi:

– Thế thì ta nên tính làm sao?

Đạo Vinh thưa:

– Nên nhân kế ấy mà dùng kế ta. Đêm nay, cho quân phục hết ở ngoài trại; trong trại giả vờ
cắm cờ quạt, đợi Khổng Minh đến cướp trại, thì đổ ra bắt sống lấy.

Lưu Hiền nghe theo.

Canh hai đêm hôm ấy, quả nhiên có một toán quân, mỗi người xách một bó cỏ, kéo đến cửa trại, nhất tề đốt lửa lên. Lưu Hiền, Đạo Vinh đổ ra đánh thì quân đốt lửa rút chạy cả. Hai người thừa thế đuổi theo đến hơn chục dặm, quân đốt lửa biến đâu hết. Hai người vội vàng quay về trại, thì thấy ánh lửa chưa tắt, trong trại một tướng kéo quân xông ra, trông xem là Trương Phi.

Lưu Hiền gọi Đạo Vinh:

– Không nên về trại nhà nữa, đến cướp trại Khổng Minh đi thôi.

Hai bên bèn quay trở lại; đi chưa được chục dặm, bất ngờ gặp Triệu Vân chẹn đường đánh ra, phóng viên đâm ngay Đạo Vinh chết lăn xuống ngựa. Lưu Hiền vội vàng quay ngựa chạy về, lại gặp phải Trương Phi đuổi đến, bắt sống, trói lại đem về nộp Khổng Minh.

Lưu Hiền kêu rằng:

– Đó là Đạo Vinh xui tôi như thế, chớ không phải chủ ý của tôi.

Khổng Minh sai cởi trói, cho mặc áo tử tế, và cho uống rượu để hoàn hồn; rồi sai người đưa
vào thành dụ cha ra hàng, nếu không hàng, sẽ phá tan thành trì, giết sạch cả nhà.

Lưu Hiền trở về Linh Lăng, kể lại với cha chuyện Khổng Tử nhân đức, và khuyên cha ra hàng. Lưu Độ nghe theo dựng cờ hàng trên mặt thành, rồi mở toang cửa thành, đem ấn tín đến nộp Huyền Đức xin hàng. Khổng Minh cho Lưu Độ giữ nguyên chức thái thú quận này, con là Lưu Hiền thì cho về Kinh Châu theo giúp việc quân. Nhân dân toàn quận Linh Lăng vui mừng, phấn khởi:

Huyền Đức vào thành yên dân, khao thưởng ba quân rồi hỏi các tướng rằng:

– Linh Lăng đã lấy xong, còn quận Quế Dương thì ai dám đi lấy?

Triệu Vân dạ xin đi, Trương Phi cüng hăng hái xin đi. Hai người tranh nhau, Khổng Minh nói:

– Tử Long xin trước, thì chỉ một mình Tử Long được đi thôi.

Trương Phi không chịu, nhất định đòi xin đi. Khổng Minh cho hai người rút thăm, ai rút trúng thì đi. Tử Long lại rút trúng. Trương Phi phát khùng lên nói:

– Tôi không cần phải người giúp đỡ, chỉ xin lĩnh ba ngàn quân đi, lấy thành trì dễ như bỡn. Triệu Vân nói:
– Tôi cüng chỉ xin ba nghìn quân đi, nếu không lấy nổi thành, xin chịu quân lệnh.

Khổng Minh mừng lắm, bắt lập tờ quân lệnh, rồi kén ba nghìn tinh binh giao cho Triệu Vân mang đi. Trương Phi hằn học không chịu, Huyền Đức quát bảo lui ra. Triệu Vân dẫn quân mã đến thẳng Quế Dương.

Thám mã báo tin cho thái thú quận này là Triệu Phạm, Phạm vội họp tướng sĩ lại bàn bạc. Quản quán hiệu úy là Trần Ứng, Pháo Long xin lĩnh binh ra đánh.

Hai người đều xuất thân làø tay săn bắn ở vùng núi Quế Dương. Trần Ứng tài lao đinh ba, Pháo Long thì từng bắn giết được hai con hổ một lúc. Hai người cậy mình có sức khỏe, liền bẩm với Triệu Phạm:

– Nếu Lưu Bị tới, chúng tôi xin làm tiền bộ.
Triệu Phạm nói:

– Ta nghe Lưu Huyền Đức là hoàng thúc nhà Hán, lại có Khổng Minh lắm mưu; Quan, Trương cực khỏe. Nay kéo quân đến đây, lại là Triệu Tử Long, khi hắn ở Trường bản, xông xáo trong đám quân trăm vạn như vào chỗ không người. Quế Dương ta có được bao nhiêu quân mã mà địch cho lại, thà đầu hàng còn hơn.

Trần Ứng thưa:

– Tôi xin ra đánh, nếu không bắt được Triệu Vân, bấy giờ thái thú ra hàng cüng chưa muộn. Triệu Phạm ngăn lại không được, đành phải cho đi.
Trần Ứng dẫn ba nghìn quân mã ra khỏi thành, đã thấy Triệu Vân đến. Ứng dàn xong trận, cầm đinh ba tế ngựa đi ra. Vân trỏ giáo mắng rằng:

– Chủ ta Lưu Huyền Đức, là em Lưu Cảnh Thăng, nay giúp công tử Lưu Kỳ giữ Kinh Châu, sai
ta đến đây yên dân, sao ngươi dám chống lại?

Trần Ứng cüng mắng lại:

– Ta đây chỉ phục Tào thừa tướng, đâu có theo Lưu Bị?

Vân giận lắm, khua giáo tế ngựa đến đánh, Ứng cüng múa đinh ba đón đỡ, được bốn năm hiệp, Ứng liệu địch không nổi, quay ngựa chạy về.Vân đuổi theo. Ứng ngoảnh cổ lại thấy ngựa Triệu Vân đã gần kịp, liền lao đinh ba sang. Vân bắt được lao trả lại. Ứng vội né mình tránh khỏi, thì ngựa của Vân đã đến nơi rồi. Vân vươn tay núm được Trần Ứng, quẳng xuống đất, thét quân sĩ trói lại đem về trại. Quân địch tan tác chạy hết.

Vân về trại mắng Trần Ứng rằng:

– Cái thứ nhà ngươi thấm vào đâu, mà dám địch nhau với ta? Ta không thèm giết, tha cho
ngươi về bảo Triệu Phạm mau mau ra hàng.

Ứng tạ tội, ôm đầu thui thủi trở về, nói hết lại với Triệu Phạm, Phạm nói:

– Nguyên ta vẫn muốn hàng, chỉ tại ngươi cố cưỡng muốn đánh mới đến nỗi này.

Nói rồi, mắng Trần Ứng lui ra, mang ấn tín và dẫn vài mươi tên kỵ đến tận trại Triệu Vân xin hàng. Vân ra trại tiếp vào, mở tiệc thết đãi, tiếp nhận ấn tín. Rượu được vài tuần, Phạm nói:

– Tướng quân họ Triệu, tôi cüng họ Triệu, năm trăm năm trước đây dễ thường là một nhà với nhau. Tướng quân quê ở Chân Định, tôi cüng quê ở Chân Định, lại cùng làng. Nếu tướng quân không chê, cho tôi được kết làm anh em, thực là vạn hạnh.

Vân mừng lắm, cùng hỏi tuổi nhau. Vân đẻ trước Phạm bốn tháng. Phạm nhận Vân làm anh.
Hai người cùng làng, cùng tuổi, lại cùng họ, mười phần tương đắc với nhau cả mười. Mãi
đến chiều mới tan tiệc, Phạm từ giã trở về thành.

Hôm sau, Phạm mời Vân vào thành yên dân. Vân dặn quân sĩ cứ ở ngoài trại, chỉ đem năm chục lính kỵ mã vào thành. Cư dân đốt hương bày đồ bái vọng đứng đặc dọc đường nghên tiếp. Vân phủ dụ đâu đấy, Phạm mời Vân vào dinh ăn tiệc. Khi rượu đã ngà ngà say. Phạm lại mời Vân vào nhà sau uống tiệc nữa. Vân bấy giờ đã say, Phạm bỗng nhiên gọi một người
đàn bà ra nâng chén mời Triệu Vân. Vân trông thấy người ấy ăn mặc đồ trắng, nhan sắc
nghiêng nước nghiêng thành mới hỏi Phạm:

– Người này là ai? Phạm thưa:
– Đó là Phàn thị, chị dâu tôi.

Tử Long dịu sắc mặt lại, tỏ vẻ kính trọng. Phàn thị chuốc rượu xong, Phạm mời ngồi xuống. Vân cảm tạ. Phàn thị lui vào nhà trong.

Vân bảo Phạm rằng:

– Hiền đệ sao dám phiền đến lệnh tẩu mời rượu vậy? Phạm cười, đáp:
– Cüng vì có chút duyên cớ, xin anh chớ ngại. Anh ruột tôi đã quá cố cách đây ba năm, chị tôi ở góa một mình, chưa trót đời được. Tôi đã khuyên chị tôi cải giá. Chị tôi nói: “Hễ được người nào đủ ba điều kiện thì mới lấy: Một là văn võ kiêm toàn, tiếng đồn khắp cả thiên hạ; hai là tướng mạo đường vệ, uy nghi khác người; ba là phải cùng một họ với anh tôi!” Anh
thử nghĩ xem thiên hạ có mấy người lại hợp được cả ba điều kiện ấy không? Thế mà tôn huynh đường đường bậc anh hào, tiếng vang bốn bể, lại đồng họ với anh tôi, thật hợp với lời ước của chị tôi lắm. Nếu không hiềm chị tôi xấu xa, xin tướng quân cho được nâng khăn sửa túi, để kết thân mãi mãi với nhau, tướng quân nghĩ sao?

Vân nghe nói, nổi giận, vùng dậy thét lớn:

– Ta với ngươi đã kết làm anh em, thì chị dâu ngươi cüng như chị dâu ta, lẽ đâu làm việc loạn luân như thế!

Triệu Phạm hổ thẹn quá, đáp rằng:

– Ta đối đãi tử tế, sao lại dám vô lễ làm vậy?
Liền liếc mắt cho tả hữu, có ý muốn sát hại. Vân biết ý, đánh Phạm ngã lăn xuống đất, rồi ra thẳng cửa phủ, lên ngựa về trại.

Phạm gọi Trần Ứng, Pháo Long vào bàn bạc. Ứng nói:

– Hắn đã tức giận bỏ đi, vậy phải đánh nhau mới xong. Phạm nói:
– Chỉ sợ đánh không nổi hắn thôi! Pháo Long bàn rằng:
– Để hai chúng tôi đến trá hàng ở trong đám quân bên ấy. Thái thú nên dẫn quân lại khiêu chiến, chúng tôi rình bắt sống hắn ngay tại trận là xong.

Trần Ứng nói:

– Cần phải mang theo một số quân mã. Long nói:
– Chỉ năm trăm quân kỵ là đủ rồi.

Đêm hôm ấy hai người dẫn năm trăm quân đến trại Triệu Vân xin hàng. Vân biết rõ là trá
hàng, nhưng cüng cho gọi vào. Hai người vào trướng, nói rằng:

– Triệu Phạm muốn dùng kế mỹ nhân để lừa tướng quân, định đợi lúc nào tướng quân say rượu thì giết đi, lấy đầu đem đến nộp Tào Tháo, thật là bất nhân. Chúng tôi thấy tướng quân tức giận, sợ liên lụy đến mình, cho nên đến xin hàng.

Vân giả cách mừng rỡ, mở tiệc khoản đãi ân cần. Hai người uống rượu say quá, Vân sai trói lại. Rồi tra hỏi bọn thủ hạ, quả nhiên là đến tráo hàng. Vân gọi cả năm trăm quân của Ứng Long vào, cho ăn uống no say, rồi ra lệnh:

– Trần Ứng, Pháo Long hai người muốn hại ta, sẽ được trọng thưởng.

Quân sĩ lạy tạ. Vân lập tức sai chém hai người, rồi sai năm trăm quân dẫn đường, mình thì dẫn một nghìn quân đi sau, đang đêm đến thẳng thành Quế Dương gọi cửa, bảo rằng:

– Trần, Pháo, hai tướng đã giết được Triệu Vân rồi, xin thái thú ra thành thương nghị.

Quân trên thành đốt đuốc lên soi, thấy đúng là quân mã của nhà Triệu Phạm vội vàng ra thành. Vân quát ngay tả hữu bắt trói lại. Rồi vào thành úy lạo trăm họ đâu đấy và báo tin về Huyền Đức.

Huyền Đức và Khổng Minh đến Quế Dương, Vân ra ngênh tiếp. Triệu Phạm bị trói đúng ở dưới thềm. Khổng Minh hỏi, Phạm thuật lại cả chuyện muốn gả chị dâu, Khổng Minh bảo Vân rằng:

– Đó là việc tốt lành, tướng quân sao gàn thế?

Vân thưa:

– Triệu Phạm đã cùng với tôi kết nghĩa anh em, nếu lấy chị dâu hắn, thì miệng đời chê cười là một. Người góa chồng bước đi bước nữa là thất tiết, là hai. Triệu Phạm mới hàng, chưa biết bụng dạ thế nào là ba, Chúa công mới dẹp yên được Giang Hán, ngủ còn chưa yên, Vân tôi đâu dám vì một người đàn bà mà bỏ việc lớn của chúa công?

Huyền Đức nói:

– Bây giờ, việc lớn đã xong xuôi cả rồi, cho người lấy nàng ấy, ngươi có thuận không?

Vân thưa:

– Thiên hạ chả thiếu gì con gái, chỉ lo công danh không lập được, chớ có lo gì không có vợ
con!

Huyền Đức khen rằng:

– Tử Long thế mới thực là trượng phu!

Rồi trọng thưởng cho Triệu Vân, và tha Triệu Phạm cho làm thái thú quận Quế Dương như cü.

Trương Phi kêu lên rằng:

– Chỉ một mình Tử Long lập được công, còn tôi là đồ vô dụng hay sao? Tôi xin lĩnh ba nghìn quân đến lấy Võ Lăng, quyết bắt sống thái thú Kim Toàn về nộp.

Khổng minh mừng lắm, nói:

– Dực Đức muốn đi cüng được, nhưng phải tuân theo một điều kiện.

Đó là:

Quân sư nghĩ được nhiều mưu lạ,
Tướng sĩ tranh nhau lập chiến công.
Chưa biết Khổng Minh nói điều gì, xem hồi sau sẽ rõ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.