Sức Mạnh Tư Duy

2.4 Học kỹ thuật đọc SQ3R



Có một phương pháp thông dụng giúp bạn thu nhận thông tin được gọi là SQ3R: Khảo sát (Survey), Đặt câu hỏi (Question), Đọc (Read), Thuật lại (Recite), Xem xét (Review). Phần này sẽ tổng hợp các phương pháp đọc đã thảo luận trong các phần trước.

Phương pháp SQ3R bao gồm các bước sau:

      Khảo sát (Survey) Trước khi đọc, hãy khảo sát tài liệu. Chú ý tới tiêu đề các chương, các mục và tiểu mục. Đọc phần tóm tắt ở đầu hoặc cuối mỗi chương (nếu có). Đọc phần mở đầu và phần cuối mỗi đoạn để nắm được ý chính và bố cục của tài liệu.

      Đặt câu hỏi (Question) Trong khi đọc, hãy đặt câu hỏi. Bài này định nói về cái gì? Tiêu đề này có nghĩa là gì? Từ tiêu đề của bài viết, hãy đưa ra các câu hỏi liên quan.

      Đọc (Read) Tới lúc này, rõ ràng bạn cần đọc toàn bộ tài liệu, cần lưu ý rằng bạn phải thực sự tập trung. Bắt đầu trả lời một số câu hỏi mà bạn đặt ra. Đừng cố gắng đọc quá nhiều một lúc. Hãy dừng lại ở những điểm lô-gíc để đảm bảo rằng bạn đã hiểu những gì vừa đọc.

      Thuật lại (Recite) Sau khi đọc chăm chú, hãy hình dung lại những gì vừa đọc trong đầu để kiểm tra xem bạn còn nhớ được bao nhiêu ý chính. Làm như vậy, bạn sẽ nhận thấy trí nhớ của mình còn kém ở một vài chỗ và bạn cần đọc lại một số đoạn. Bạn có thể đọc thành tiếng, hoặc viết ra giấy những ý quan trọng bạn vừa đọc. Ghi lại những gì bạn đọc sẽ giúp bạn tóm tắt lại nội dung bài viết bằng từ ngữ của riêng bạn. Hãy khiến cách đọc của bạn tương thích với cách học (xem phần 1.4): Càng sử dụng nhiều giác quan (ví dụ như nghe, nói), bạn càng có nhiều khả năng nhớ được những gì vừa đọc. Tự nói với mình những gì bạn vừa đọc.

      Xem lại (Review) Bây giờ hãy nghĩ một chút, sau đó đọc nhanh lại tài liệu để xem xét những điều bạn thu nhận được. Nếu bạn có ghi chú, hãy đọc lại (hoặc thậm chí bạn có thể che những đoạn ghi chú đó và kiểm tra xem liệu bạn có thể nhớ được những ý quan trọng nhất không). Đọc lại bất kỳ đoạn nào bạn thấy cần thiết để nhắc bạn nhớ lại ý chính.

Lướt lại toàn bộ bài viết để xem bạn có nhớ được các ý chính không.

Tình huống: Andrea không thích đọc sách nhưng cô nhận thấy phương pháp SQ3R này rất hiệu quả, đặc biệt là phần thuật lại và xem xét. Cô viết ghi chú, đọc thành tiếng và cố gắng giải thích những điều cô đã đọc cho em trai Cô cũng xem xét những điều đã đọc trong vìng một ngày, ba ngày và một tuần để cải thiện trí nhớ.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.