Sức Mạnh Tư Duy

3.2 Sử dụng chiến thuật “Mũ Bono”



Nhà tâm  học Edward de Bono đã viết cuốn sách  tên Sau chiếc mũ tư duy (1985), trong đó khuyến khích mọi người  duy  quyết định dựa vào nhiều quan điểm

Phương pháp tiếp cận của Bono trong cuốn sách đó có thể tóm tắt thành sáu điểm dưới đây, mỗi điểm tương ứng với một chiếc mũ.

1.       Chiếc  Trắng. Chỉ nhìn vào sự thật và thông tin khách quan. Nghĩ tới những phần kiến thức hổng của bạn và tìm cách lấp đầy chúng.

2.      Chiếc mũ Đỏ. Xem xét chủ đề từ góc độ tình cảm. Mọi người sẽ nghĩ gì về vấn đề này? Ví dụ, họ sẽ giận dữ hay lo sợ khi có thay đổi? Theo bản năng, họ sẽ phản ứng như thế nào?

3.      Chiếc  Đen. Nhìn nhận vấn đề theo hướng tiêu cực. Kế hoạch có vấn đề rồi. Tại sao nó không hiệu quả? Bất lợi và nguy cơ của kế hoạch này là gì?

4.      Chiếc  Vàng. Nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực. Những điều tốt đẹp và đúng đắn của vấn đề này là gì? Tại sao kế hoạch này sẽ thành công? Thuận lợi và lợi ích kế hoạch này mang lại? Theo lời Edward de Bono: “Cách tư duy này khơi nguồn cho tầm nhìn và ước mơ.”

5.      Chiếc mũ Xanh lá cây. Nhìn nhận vấn đề theo hướng sáng tạo để thấy có nhiều cách khác nhau nhằm có được ý tưởng mới mẻ.

6.      Chiếc  Xanh dương. Nhìn nhận vấn đề theo quan điểm phải kiểm soát quá trình và đi tới quyết định. Cách nhìn nhận này là cần thiết cho một số đối tượng điều hành cuộc họp nhằm xác định vấn đề một cách rõ ràng.

Tách rời khía cạnh chủ quancảm tính  khách quan của một vấn đề để hiểu  toàn diện hơn.

Tình huống: Cảm xúc đang dần chi phối một cuộc họp thường niên của công ty nọ. Kết quả tài chính tồi tệ và các cổ đông nghĩ rằng ban giám đốc điều hành công ty rất kém. Áp dụng chiến thuật “sáu chiếc mũ”, ông chủ tịch hội đồng quản trị cho phép mọi người thể hiện ý kiến dưới nhiều góc độ khác nhau: thực tế, cảm xúc, tiêu cực, tích cực, sáng tạo và hướng cuộc họp thành một cuộc thảo luận mang tính xây dựng.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.