Sức Mạnh Tư Duy

3.4 Áp dụng tư duy ngẫu nhiên



Một phương pháp hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề một cách sáng tạo khi bạn rơi vào bế tắc  “ duy ngẫu nhiên”. Điểm CƠ bản giúp bạn  duy sáng tạo  bạn cần chọn một danh từ không hề liên quan tới chủ đề bạn đang nghĩ tớisau đó đánh giá xem ý nghĩa của từ này  thể tạo ra một liên kết mới thú vị như thế nào.

Phương pháp này rất hiệu quả trong trường hợp bạn cạn kiệt ý tưởng hoặc khi bạn cần có bước đột phá về tư duy. Hãy chọn lấy một từ hoàn toàn không liên quan tới vấn đề bạn đang cố giải quyết và xem xét mối liên kết mà từ đó mang lại. Từ ngữ có nhiều liên kết và chức năng, trí óc của bạn có thể chỉ chú trọng vào một chi tiết của một khái niệm hoặc một liên kết rộng hơn.

Tốt nhất là bạn nên chọn một danh từ cụ thể. Bạn có thể làm điều này bằng cách viết trước một danh sách gồm 60 từ rồi chọn lấy một từ bất kỳ. Ví dụ nếu bây giờ là 11 giờ 39 phút, bạn có thể chọn từ ở vị trí số 39 trong danh sách. Bạn cũng có thể tra cứu trong từ điển. Đây cũng là điều tôi trình bày trong phần tình huống bên dưới: Tôi chú ý tới các số chia hết cho 13: trang 130, trang 260, trang 390 và từ thứ 13 (hoặc từ sau đó nếu đó là một danh từ). Điều quan trọng là bạn cần chọn lấy thể thức đầu tiên của từ nảy ra trong đầu bạn và có càng ít giai đoạn diễn giải sau đó kiểu “điều này có nghĩa rằng” càng tốt.

Một phút suy ngẫm: Hãy thử làm điều này. Hãy nghĩ đến một vấn đề bạn phải thường xuyên trăn trở vì vẫn chưa giải quyết thỏa đáng.

Sau đó, lấy một cuốn sách trên giá xuống, mở tới trang 30, ví dụ thế, rồi tìm danh từ đầu tiên ở dòng trên cùng. Từ đó có nghĩa là gì? Suy nghĩ trong giây lát, và cho biết nó liên quan tới vấn đề của bạn như thế nào. Đừng chú ý ngay tới giải pháp, chỉ quan tâm liệu bạn có nghĩ ra ý tưởng nào hay không.

Ngẫu nhiên chọn một danh từ cụ thể  xem mối liên kết giữa từ đó với vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết.

Tình huống: vấn đề mà Dave và đồng nghiệp đang gặp phải là quản lý thời gian của các cán bộ quản lý cấp trung. Có ba từ xuất hiện khi sử dụng phương pháp “tư duy ngẫu nhiên”. Đó là “cái chao” có lỗ, khiến họ nhận thấy rằng khả năng dư thừa là điều cần quan tâm. Tiếp đó là “cái đèn” gợi nhắc tới sự sáng tạo, thấu hiểu và mở mang đầu óc. Cuối cùng là “cây gậy” liên quan tới cụm “cà rốt và cây gậy” ám chỉ nhu cầu khen thưởng khi đạt mục tiêu. Nhờ sử dụng phương pháp này, các ý tưởng tìm hiểu xa hơn được mở ra, giúp nhóm tư duy tốt hơn.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.