Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường
7. Những nhầm lẫn về cổ tức
Có khá nhiều suy nghĩ sai lệch và sự thật nửa vời về các khía cạnh trong khoản đầu tư cổ phiếu thường. Tuy nhiên, khi đề cập tới tầm quan trọng của cổ tức, thì nhà đầu tư điển hình thường xuyên nhầm lẫn.
Việc nhầm lẫn và chấp nhận sự thật nửa vời đã trở nên phổ biến, thậm chí ảnh hưởng tới cách lựa chọn từ ngữ thường được sử dụng để mô tả các hoạt động khác nhau liên quan tới cổ tức. Một công ty đã lâu không hề trả cổ tức hoặc trả rất ít. Chủ tịch công ty bắt đầu yêu cầu ban giám đốc trả cổ tức ổn định. Khi đề cập tới hành động này, ông ta hoặc ban giám đốc thường nói rằng đã đến lúc chúng ta cần phải “làm một cái gì đó” cho các cổ đông. Song trên thực tế, việc tăng cổ tức hoặc không trả cổ tức của công ty trên đều không đem lại lợi ích gì cho các cổ đông. Thay vì trả cổ tức, bộ máy quản lý nên tái đầu tư lợi nhuận để xây dựng nhà máy mới, vận hành dây chuyền sản phẩm mới, hoặc lắp đặt một số trang thiết bị tiêu tốn nhiều chi phí tại nhà máy cũ, vì việc này đem lại nhiều lợi ích hơn cho cổ đông. Cho dù sử dụng lợi nhuận làm bất cứ điều gì, thì việc C tăng tỷ lệ cổ tức luôn được xem là tín hiệu “đáng mong đợi”. Có thể vì một lý do chính đáng hơn, việc cắt giảm hay không trả cổ tức đều bị coi là tín hiệu “không tốt”.
Một trong những lý do chính làm cho công chúng nhầm lẫn về vấn đề cổ tức là sự biến đổi lớn về lợi ích hàng năm − thu nhập dành cho cổ đông, nếu có, thường không được chia mà bị giữ lại trong doanh nghiệp. Đôi khi, nhà đầu tư không thu được lợi gì từ khoản thu nhập giữ lại. Trong trường hợp khác, anh ta chỉ thu được một khoản âm. Như vậy, nếu công ty không giữ lại thu nhập, giá trị cổ phiếu mà anh ta nắm giữ sẽ bị suy giảm. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận được giữ lại chưa chắc đã làm tăng giá trị cổ phiếu, bởi vậy, chúng dường như chẳng mang lại lợi lộc gì cho anh ta cả. Trong nhiều trường hợp, cổ đông thu được những khoản lợi lớn từ thu nhập giữ lại, đối với các cổ đông khác nhau sẽ có tỷ lệ lợi ích khác nhau, do đó càng làm cho cách suy nghĩ của nhà đầu tư bị nhầm lẫn. Nói cách khác, mỗi lần thu nhập bị giữ lại cần phải kiểm tra xem điều gì thật sự đang diễn ra. Sẽ rất có ích khi xem xét kỹ vấn đề này và thảo luận chi tiết.
Khi nào cổ đông không hề có lợi gì từ thu nhập giữ lại? Trường hợp này xảy ra khi bộ máy quản lý dự trữ tiền mặt và số tài sản có khả năng thanh toán lớn hơn so với nhu cầu kinh doanh hiện tại và tương lai. Có thể họ không có ý đồ gì bất chính khi làm như vậy. Một số nhà quản lý cảm thấy tự tin và an toàn hơn khi tích trữ tiền mặt, mặc dù không thật sự cần thiết. Dường như họ không nhận ra mình đang chống chọi với cảm giác an toàn của chính bản thân bằng cách không trả cho cổ đông những khoản mà anh ta đáng được hưởng để sử dụng vào mục đích riêng phù hợp. Ngày nay, luật thuế có xu hướng ngăn chặn hành vi này để nếu xảy ra, nó sẽ không còn là nhân tố gây ảnh hưởng như trước.
Còn một trường hợp khác nghiêm trọng hơn, đó là lợi nhuận thường được giữ lại trong công ty nhưng không mang lại lợi ích đáng kể nào cho cổ đông. Điều này xảy ra ở những doanh nghiệp có bộ máy quản lý không đủ trình độ, chỉ có thể thu được một khoản dưới mức trung bình trên tổng vốn đầu tư vào công ty. Họ sử dụng khoản lợi nhuận giữ lại để mở rộng các dây chuyền đang vận hành không hiệu quả thay vì cải thiện nó. Một điều phổ biến là bộ máy quản lý thiếu hiệu quả này lại thành công trong việc nâng lương của bản thân với lập luận rằng họ đang phải đảm nhận một công việc lớn lao và vất vả hơn. Kết cục là cổ đông thu được rất ít lợi ích hoặc hầu như không.
Những tình huống trên không hề ảnh hưởng đến nhà đầu tư nếu anh ta tuân thủ theo đúng các nguyên tắc trong cuốn sách này. Anh ta mua cổ phiếu vì chúng có giá trị chứ không chỉ vì giá rẻ. Nếu bộ máy quản lý hoạt động kém hiệu quả và không đạt tiêu chuẩn thì doanh nghiệp sẽ không thể thỏa mãn 15 tiêu chí trên. Ngược lại, nếu thỏa mãn thì chắn chắn đa phần họ sẽ tìm ra những cách sử dụng hiệu quả khoản lợi nhuận thặng dư thay vì chỉ dự trữ!
Tại sao các khoản lợi nhuận rất cần thiết được giữ lại trong công ty nhưng không có khả năng tăng giá trị cổ phần nắm giữ của các cổ đông? Có hai khả năng. Một là khi nhu cầu của khách hàng thay đổi buộc các công ty cạnh tranh phải chi trả những khoản “tài sản” không hề làm tăng doanh thu, mà nếu công ty nào không chi thì sẽ bị lỗ. Một cửa hàng bán lẻ lắp đặt một hệ thống điều hòa nhiệt độ đắt tiền là ví dụ điển hình. Sau khi mỗi cửa hàng cạnh tranh đã lắp đặt hệ thống đó, không hề có một khoản gia tăng nào trong doanh thu xảy ra, tuy nhiên nếu cửa hàng nào không có những động thái cạnh tranh đó có thể sẽ gặp phải tình trạng hầu như chẳng có khách hàng nào ghé thăm vào những ngày hè nóng nực. Vì một lý do rất lạ lùng, hệ thống kế toán và các luật thuế không hề phân biệt giữa tài sản không sinh lợi và tài sản thật sự làm tăng giá trị kinh doanh, do đó, cổ đông thường nghĩ rằng họ đã bị đối xử tệ bạc khi không có thêm thu nhập mặc dù phải chi thêm. Đồng thời, họ cũng chẳng thấy nhận được giá trị gia tăng nào từ khoản thu nhập giữ lại trong công ty.
Khả năng thứ hai còn quan trọng hơn, đó là khoản thu nhập giữ lại không làm tăng thêm lợi nhuận do những sai lầm nghiêm trọng trong hệ thống kế toán. Trong một thế giới mà sức mua đồng tiền biến động nhanh chóng, hệ thống kế toán chuẩn lại mặc nhiên coi tiền mặt có giá trị cố định. Các nhân viên kế toán cho rằng đó là tất cả những gì mà kế toán phải làm. Điều này có thể đúng; nhưng nếu bảng cân đối kế toán không có mối liên quan nào tới giá trị thực của những tài sản được liệt kê liệt kê trong đó thì sẽ gây ra nhầm lẫn giống như khi các kỹ sư và nhà khoa học tính toán trong không gian ba chiều nhưng lại sử dụng hình học không gian hai chiều.
Mức khấu hao cho phép về lý thuyết phải đủ để thay thế tài sản hiện thời khi tài sản đó không còn giá trị sử dụng kinh tế nữa. Điều này có thể xảy ra nếu tính toán đúng tỷ lệ khấu hao và chi phí thay thế tài sản hiện đang sử dụng vẫn giữ nguyên. Nhưng chi phí cứ tăng dần lên, tổng chi phí khấu hao hiếm khi có thể đủ để thay thế tài sản đã lỗi thời. Bởi vậy, những khoản tiền tăng thêm từ thu nhập giữ lại chỉ đủ để bù cho khoản chênh lệch này nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục những hoạt động trước đây của nó.
Việc sử dụng khoản thu nhập giữ lại theo kiểu này ảnh hưởng đến tất cả các nhà đầu tư, nhưng thường ít ảnh hưởng đến cổ đông của những công ty có khả năng tăng trưởng. Đó là do tốc độ mua tài sản mới (chỉ để thay thế những tài sản hiện có và sắp hết giá trị sử dụng) quá nhanh đến nỗi mà ngày càng nhiều tài sản vừa được mua và lắp đặt bị khấu hao gần với giá hiện thời. Những tài sản được lắp đặt từ nhiều năm trước có mức khấu hao thấp hơn và chỉ chiếm một phần nhỏ so với chi phí hiện tại.
Có lẽ một lần nữa chúng ta phải đi sâu phân tích chi tiết những trường hợp mà lợi nhuận được giữ lại để xây dựng nhà máy mới và tung ra những sản phẩm mới đem lại lợi thế rất lớn cho nhà đầu tư. Cần xem xét mức lợi ích mà nhà đầu tư kiểu này thu được so với nhà đầu tư kiểu khác bởi hai lý do. Một là, vấn đề này luôn gây ra nhiều hiểu lầm trong giới tài chính. Thứ hai, việc hiểu rõ vấn đề sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi đánh giá chính xác tầm quan trọng thật sự của cổ tức.
Hãy xem xét một cách hiểu sai về những nhà đầu tư thu lợi nhiều nhất từ cổ tức trong ví dụ giả tưởng sau. Công ty XYZ có bộ máy quản lý rất tốt và lợi nhuận tăng trưởng ổn định trong nhiều năm, tuy nhiên, tỷ lệ cổ tức vẫn không thay đổi. Bốn năm trước, công ty chia cho cổ đông 50% cổ tức, trong khoảng thời gian đó lợi nhuận công ty đã tăng lên đến mức mà giá trị cổ tức cũ chỉ chiếm 25% thu nhập của năm hiện tại. Một số nhà quản lý muốn tăng tỷ lệ cổ tức lên. Những người khác lại cho rằng chưa bao giờ công ty có nhiều lĩnh vực hấp dẫn mới để đầu tư khoản thu nhập giữ lại như hiện nay. Và chỉ bằng cách duy trì, thay vì tăng tỷ lệ cổ tức, công ty mới có thể đón nhận tất cả những cơ hội có sẵn này. Và chỉ bằng cách này công ty mới đạt được mức tăng trưởng tối đa. Lúc này, một cuộc tranh luận sôi nổi diễn ra để quyết định nên tiến hành cách nào.
Một số thành viên trong ban quản lý giả tưởng này chắc chắn sau đó sẽ đưa ra những sự thật nửa vời phổ biến nhất trong giới tài chính về cổ tức. Đó là nếu công ty XYZ không tăng tỷ lệ cổ tức, nó sẽ chỉ mang lại lợi ích cho cổ đông lớn bằng chi phí của các cổ đông nhỏ hơn. Lập luận này dựa trên lý thuyết cổ đông lớn thuộc tầng lớp thu nhập cao hơn! Sau khi nộp thuế, các cổ đông lớn chỉ có thể giữ lại một tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn rất nhiều trong cổ tức của họ so với các cổ đông nhỏ. Bởi vậy, họ không muốn tỷ lệ cổ tức tăng lên, trái lại các cổ đông nhỏ lại mong muốn điều đó.
Trên thực tế, tăng tỷ lệ cổ tức hoặc tái đầu tư thêm tiền mặt vào lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng sẽ có lợi cho ai nhiều hơn trong số các cổ đông của công ty XYZ phụ thuộc vào một yếu tố hoàn toàn khác chứ không phải mức thu nhập của cổ đông. Nó phụ thuộc vào việc cổ đông có đang ở thời điểm dành tiền để đầu tư thêm hay không. Hàng triệu cổ đông với thu nhập thấp hơn luôn xoay sở để mỗi năm họ có thể dành dụm một khoản dù nhỏ để đầu tư thêm. Nếu điều này xảy ra, thì các cổ đông có thu nhập thấp sẽ phải nộp thuế thu nhập, và do đó, về cơ bản ban giám đốc đi ngược lại lợi ích của họ khi tăng cổ tức lên vào thời điểm xuất hiện những cơ hội tái đầu tư khoản thu nhập giữ lại. Trái lại, cổ tức tăng có thể mang lại lợi ích cho cổ đông lớn đang có nhu cầu bức thiết về tiền mặt, điều hoàn toàn có thể phát sinh trong tầng lớp những người có thu nhập cao.
Hãy xem xét tại sao lại như vậy. Hầu như bất cứ ai có dư tiền mua cổ phiếu thường ít nhất cũng nằm trong tầng lớp chịu mức thuế thấp nhất. Bởi vì, một khi đã tận dụng tối đa các khoản miễn trừ nộp thuế cổ tức ở mức 50 đô-la, thì kể cả cổ đông nhỏ nhất cũng phải trả một khoản thuế tối thiểu 20% cho bất cứ khoản thu nhập tăng thêm nào từ cổ tức. Ngoài ra, còn phải trả một khoản phí môi giới cho bất kỳ cổ phiếu nào anh ta mua. Nếu mua một lượng nhỏ cổ phiếu thì các chi phí nhỏ lẻ, chi phí hoa hồng tối thiểu… chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với việc mua nhiều. Điều này khiến cho các khoản vốn thật sự đủ để tái đầu tư thấp hơn 80% khoản tiền mà anh ta nhận được. Đối với cổ đông trong tầng lớp có thu nhập cao hơn, tỷ lệ cổ tức tăng sẽ khiến khoản tiền sử dụng để tái đầu tư ít hơn.
Tất nhiên, có các loại hình cổ đông như tổ chức giáo dục và quỹ hưu trí không phải nộp thuế thu nhập. Cũng có những cá nhân thu nhập từ cổ tức thấp hơn con số miễn trừ 50 đô-la, mặc dù tổng lượng cổ phần nắm giữ bởi nhóm này dường như đã là khá nhỏ rồi. Đối với các nhóm đặc biệt này, phương trình cân bằng sẽ khác đi. Tuy nhiên, đối với phần lớn các cổ đông, bất kể quy mô, đều không thể tránh khỏi thực tế này về cổ tức. Nếu họ tiết kiệm bất cứ khoản thu nhập nào thay vì dùng để chi tiêu, và đầu tư khoản tiền này vào đúng loại cổ phiếu thường, thì lợi nhuận sẽ tăng lên rất nhiều khi bộ máy quản lý của công ty đó tái đầu tư khoản thu nhập giữ lại so với mức lợi nhuận mà họ sẽ đạt được nếu công ty chia cổ tức và phải tự tái đầu tư.
Sử dụng 100% ngân quỹ vào những việc khác thay vì nhận một khoản nhỏ duy nhất sau khi nộp thuế thu nhập và chi phí môi giới chưa chắc đã là quyết định đúng đắn. Chọn đúng loại cổ phiếu thường không phải là một vấn đề dễ dàng và đơn giản. Nếu công ty liên quan đến tỷ lệ cổ tức là một công ty tốt, thì nhà đầu tư đã lựa chọn khôn ngoan. Bởi vậy, anh ta thường chịu ít rủi ro hơn khi có một bộ máy quản lý có trình độ cao tiến hành đầu tư thêm từ khoản thu nhập giữ lại so với việc tự tiến hành đầu tư và mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi tìm kiếm những khoản đầu tư mới hấp dẫn không kém. Công ty quan tâm đến vấn đề có nên giữ lại hay trả cổ tức cho cổ đông càng có tiếng thì nhân tố này càng trở nên quan trọng. Đó cũng là lý do tại sao thậm chí các cổ đông không phải nộp thuế thu nhập hoặc không chi tiêu vào khoản thu nhập đó đều nhận ra rằng những công ty giữ lại lợi nhuận để tận dụng những cơ hội mới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho anh ta cũng như người phải nộp thuế.
Trong trường hợp này, cổ tức bắt đầu thể hiện đúng vai trò của nó. Đối với những người mong muốn thu lợi nhuận cao nhất từ khoản đầu tư, cổ tức sẽ nhanh chóng mất đi tầm quan trọng mà giới tài chính thường nhận định. Điều này không những đúng với nhà đầu tư cẩn trọng chọn loại cổ phiếu tăng trưởng mà cả những ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao nhằm thu về một khoản lợi nhuận lớn hơn. Quan điểm này đôi lúc chỉ ra rằng tỷ lệ cổ tức cao là một nhân tố đảm bảo an toàn. Nó dựa trên lý thuyết cổ phiếu hạng cao mang lại nhiều lợi nhuận thế nên không thể bị định giá cao quá hay thấp quá. Mọi nghiên cứu về cổ tức mà tôi đã tiến hành đều chỉ ra rằng đa số các cổ phiếu có biến động xấu về mức giá đều đến từ nhóm trả cổ tức cao hơn là từ nhóm có tỷ lệ cổ tức thấp. Nếu ban quản lý khác cũng hoạt động tốt nhưng lại tăng cổ tức, hy sinh những cơ hội tái đầu tư thu nhập giữ lại, thì cũng giống như người quản lý nông trại bán tất cả những con vật nuôi đẹp đẽ của mình ngay khi chúng lớn thay vì nuôi cho đến khi anh ta có thể đưa ra mức giá cao nhất so với mức chi phí đã bỏ ra. Tuy anh ta thu được một khoản tiền ngay tức thì nhưng lại phải chịu một khoản chi phí đáng kể.
Tôi vừa nhận xét về một công ty tăng cổ tức của nó lên chứ không phải là một công ty trả tất cả cổ tức. Tôi cũng biết rằng mặc dù một nhà đầu tư không chuyên có thể không cần bất cứ một khoản thu nhập nào, nhưng hầu như mọi người đều cần. Chỉ trong vài trường hợp hạn hữu, khi mà cơ hội tăng trưởng quá lớn khiến ban quản lý của các công ty danh tiếng không đủ tiền để trả một phần thu nhập cho các cổ đông, thay vào đó họ tận dụng cơ hội phát triển thông qua việc giữ lại lợi nhuận và thực hiện những hoạt động tài chính cấp cao. Nhà đầu tư nên căn cứ vào nhu cầu của mình để quyết định đầu tư bao nhiêu tiền vào công ty với những nhân tố phát triển bất thường mà không có cổ tức đảm bảo. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là người ta không mua cổ phiếu ở những công ty có xu hướng trả cổ tức cao bởi sẽ hạn chế tiềm năng phát triển.
Điều này dẫn dắt chúng ta đến khía cạnh quan trọng nhất của cổ tức mà ít người quan tâm. Đó là tính thường xuyên và tính tin cậy. Nhà đầu tư thông minh sẽ vạch kế hoạch và tiên liệu những việc có thể thực hiện được bằng số thu nhập của anh ta. Tuy không quan tâm đến thu nhập tăng trong thời gian ngắn nhưng anh ta muốn tránh trường hợp thu nhập giảm sút, vì vậy kế hoạch của anh ta có nguy cơ phá sản. Hơn nữa anh ta muốn tự mình quyết định lựa chọn loại công ty tái đầu tư một phần lớn hay toàn bộ thu nhập giữ lại hoặc loại công ty phát triển với một tốc độ ổn định nhưng chậm hơn và chỉ cần tái đầu tư một khoản tiền nhỏ hơn.
Vì các lý do trên mà những người đưa ra chính sách khôn ngoan về mối quan hệ với các cổ đông và nhà đầu tư mong muốn mức P/E của mỗi cổ phần cao hơn dựa trên chính sách đó thường tránh những cách nghĩ không rõ ràng (điển hình cho lối nghĩ đó là thủ quỹ hay phó giám đốc tài chính của công ty). Họ đưa ra những quy định về cổ tức và không hề có ý định thay đổi, sau đó thông báo chính sách về cổ tức cho các cổ đông. Cổ tức có thể thay đổi đáng kể nhưng sẽ không có chuyện thay đổi chính sách hay quy định.
Chính sách này dựa trên tỷ lệ phần trăm thu nhập cần giữ lại để đạt mức tăng trưởng cao nhất. Những công ty có tuổi đời trẻ và tốc độ phát triển nhanh thường không trả cổ tức trong nhiều năm, chỉ đến khi tài sản của chúng ty đạt mức khấu hao lớn hơn rất nhiều, thì mới trả cho cổ đông từ 25-40% lợi nhuận. Đối với những công ty lâu đời hơn, mức trả cho cổ đông sẽ thay đổi tùy theo từng công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm sẽ không quyết định đến lượng tiền chính xác mà công ty sẽ trả; chính điều này làm cho cổ tức thay đổi tùy theo từng năm. Đây cũng là điều mà cổ đông không hề mong muốn bởi nó khiến họ không thể lập kế hoạch độc lập trong dài hạn. Điều họ mong muốn là một khoản cố định dựa trên tỷ lệ phần trăm và tiến hành trả thường xuyên theo từng quý, nửa năm hay hàng năm tùy theo từng trường hợp. Khi thu nhập tăng, số tiền trả sẽ tăng lên để có thể đạt mức tỷ lệ phần trăm đã định ra trước đó. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện được khi:
a) có sẵn các nguồn quỹ khác mà bộ phận quản lý chưa cần dùng đến để sẵn sàng đón nhận những cơ hội phát triển mới và;
b) có lý do để tin tưởng rằng tỷ lệ mới sẽ được duy trì lâu dài kể từ thời điểm hiện tại, sau khi đã tính đến những khả năng suy thoái trong kinh doanh và những cơ hội phát triển mới.
Bộ máy quản lý đưa ra chính sách cổ tức được đông đảo các nhà đầu tư có hiểu biết đồng tình bao gồm những người tin chắc rằng cần cẩn trọng tối đa khi tăng cổ tức và chỉ trong trường hợp có thể thấy rõ khả năng duy trì tỷ lệ đó. Tương tự, chỉ giảm cổ tức trong trường hợp tồi tệ nhất. Điều ngạc nhiên là nhiều chuyên gia tài chính doanh nghiệp đồng ý trả cổ tức tăng lên trong một lần. Họ thực hiện điều này ngay cả khi những cổ tức tăng lên ngoài dự tính không để lại tác động lâu dài đối với thị giá cổ phần, nó cũng chứng minh cho mức độ đối lập giữa chính sách trên và mong muốn của nhà đầu tư dài hạn.
Dù cho chính sách cổ tức hợp lý hay ngớ ngẩn thì miễn là kiên trì theo đuổi chính sách, công ty sẽ tìm thấy những nhà đầu tư ưa thích chính sách riêng biệt của nó. Bất kể nó có mang lại quyền lợi tối ưu hay không, nhiều nhà đầu tư vẫn mong đợi tỷ lệ cổ tức cao. Một số cổ đông mong muốn tỷ lệ ở mức thấp. Số khác lại không mong chờ điều gì cả. Một số thích tỷ lệ thấp cùng với một khoản nhỏ cổ tức ổn định hàng năm. Số khác không mong đợi cổ tức có được từ cổ phiếu mà ưa chuộng tỷ suất thấp hơn. Nếu bộ máy quản lý lựa chọn một trong những chính sách này kết hợp với nhu cầu thực tế thì sẽ tạo ra nhóm các cổ đông ưa thích và mong muốn công ty tiếp tục áp dụng chính sách đó. Một bộ máy quản lý thông minh muốn có được uy tín đầu tư cổ phiếu sẽ tôn trọng ý thích theo đuổi chính sách của nhà đầu tư.
Việc dự trù chính sách cổ tức gần giống với lập kế hoạch mở một nhà hàng. Chủ một nhà hàng tốt có thể làm ăn phát đạt với giá dịch vụ cao. Anh ta cũng có thể kinh doanh hiệu quả tại một địa điểm hấp dẫn, bán những món ăn ngon nhất với mức giá thấp nhất; hoặc thành công với những món ăn Hungary, Trung Quốc, Ý. Mỗi cách sẽ thu hút một lượng khách hàng nhất định. Mọi người sẽ đến và chờ đợi một bữa ăn ngon miệng. Tuy nhiên, với khả năng có hạn, anh ta không thể tạo dựng được lượng khách hàng ổn định nếu ngày thứ nhất phục vụ bữa ăn đắt tiền nhất, ngày thứ hai phục vụ bữa ăn giá thấp nhất và ngày tiếp nữa chỉ phục vụ bữa ăn khẩu vị nước ngoài mà không thông báo trước. Những công ty luôn thay đổi chính sách cổ tức không thể thành công trong việc giữ chân cổ đông trung thành. Cổ phần của nó không tạo ra các khoản đầu tư dài hạn.
Nếu chính sách cổ tức thống nhất, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể lập kế hoạch đảm bảo trong tương lai, thì toàn bộ những vấn đề về cổ tức chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh đầu tư luôn gây ra vô số tranh cãi về tính đáng mong đợi của chính sách cổ tức. Các nhóm chiếm đa số trong giới tài chính có mâu thuẫn với nhau về vấn đề này không thể giải thích tại sao phần lớn những cổ phiếu không có triển vọng gì ngoài mức thu nhập dưới mức trung bình trong nhiều năm, thực tế mang lại lợi ích khá lớn cho các cổ đông. Nhiều ví dụ trên đã chứng minh cho những trường hợp này. Một khoản đầu tư điển hình khác của loại chứng khoán này là Rohm&Haas. Cổ phiếu công ty này phát hành lần đầu tiên vào năm 1949, khi một nhóm ngân hàng đầu tư mua lô cổ phiếu lớn do Alien Property Custodian nắm giữ và bán lại rộng rãi. Giá bán ra công chúng là 41,25 đô-la. Vào thời điểm đó, cổ phiếu đó chỉ trả 1 đô-la cổ tức thanh toán bằng cổ phiếu bổ sung. Nhiều nhà đầu tư nhận thấy với mức cổ tức thấp, cổ phiếu này không phải là khoản đầu tư thu hút và đảm bảo. Tuy nhiên, kể từ khi công ty quyết định trả cổ tức và tăng trả cổ tức bằng tiền mặt thường xuyên mặc dù doanh thu vẫn ở mức thấp, thì giá một cổ phiếu lên tới 400 đô-la. Người chủ cũ của Rohm&Haas nhận mức cổ tức 4% mỗi năm từ năm 1949 đến năm 1955 và 3% vào năm 1956 bởi vậy phần tiền anh ta thu được gấp mười lần số vốn bỏ ra.
Trên thực tế, tôi nghĩ rằng không nên quan tâm quá nhiều tới vấn đề cổ tức khi muốn lựa chọn những cổ phiếu giá trị. Điều lạ lùng nhất là ở chỗ những người ít quan tâm đến vấn đề cổ tức nhất lại thu được cổ tức nhiều nhất. Cũng cần phải nhắc lại là sau một khoảng thời gian từ năm đến mười năm, mức cổ tức lớn nhất có thể đạt được lại không đến từ cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ cổ tức cao 152 CỔ PHIẾU THƯỜNG, LỢI NHUẬN PHI THƯỜNG mà từ các công ty có tỷ lệ cổ tức khá thấp. Đội ngũ quản lý có trình độ cao có thể tiến hành những thương vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận đáng kể khi theo đuổi chính sách chỉ trả một phần nhỏ tỷ lệ thu nhập nhưng số tiền thật sự nhận được lại vượt xa khoản tiền mà chúng ta có thể thu lại từ các cổ phần có tỷ lệ cổ tức cao. Vậy tại sao xu hướng hợp lý và logic này lại không tiếp diễn trong tương lai?
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.