Thông tin truyện

Mặt dày tâm đen

Tác giả:

Chin-ning Chu

Nhóm dịch:

Đang cập nhật

Trạng thái:

Hoàn thành

Lượt xem:

2374

Mặt dày tâm đen

Mặt Dày, Tâm Đen là sức mạnh tinh thần đúng đắn dẫn đến mọi phần thưởng “Chin-ning Chu đã viết những bài học hứng thú về cách xây dựng sức mạnh tinh thần. Những câu chuyện lôi cuốn và những nguyên lý chính xác được rút ra từ trong lịch sử Trung Quốc huyền hoặc và trong giới doanh nghiệp Mỹ ngày nay. Vừa huyền bí vừa thiết thực, cuốn sách này sẽ sắp xếp lại đầu óc bạn và nạp lại năng lượng cho tinh thần bạn.” - Ducan Anderson, biên tập viên tạp chí Success. “Thật kinh ngạc... 100 chiến lược để thành công hơn trong đời sống cá nhân và công việc của bạn. Đó là một cuốn sách cần được nghiền ngẫm chứ không phải chỉ đọc thôi!” - Tiến sĩ Sonya Friedman, phụ trách chương trình Sonya Lia, CNN. “Cuốn sách này dành cho bà nội trợ và tổng giám đốc điều hành (CEO), võ sỹ quyền Anh bại trận và vị tổng tư lệnh chiến thắng. Nó có vẻ tham lam và nhẹ nhàng, vừa về vật chất, vừa về tư tưởng, và trên hết, tràn đầy tinh thần muôn thuở. Nếu bạn đã có bao giờ tìm kiếm những hạt giống từ đó nảy mầm đam mê, tình thương và thành công, vào bất cứ thời điểm nào và lứa tuổi nào, bạn sẽ muốn đọc cuốn sách này.” - Thom Calandra, San Francisco Examiner. “Một cuốn sách đầy khiêu khích có thể tác động đến mọi thứ từ những quyết định kinh doanh cho đến chuyện tình cảm lãng mạn. Nó gợi tư duy đáng kể trong khi cung cấp những ví dụ cụ thể.” - Seattle Times. “Chin-ning Chu, một nhà chiến lược kinh doanh hàng đầu đồng thời là tác giả có sách bán chạy nhất ở châu Á và vành đai Thái Bình Dương, là chủ tịch Công ty Marketing châu Á và Viện nghiên cứu chiến lược. Quyển sách này đánh thức khát vọng lao động hết mình, đó chính là sức mạnh không thể lay chuyển để vượt qua trở ngại và lòng dũng cảm dám theo đuổi điều mình tin tưởng. Một nguồn cảm hứng cho tất cả các nhà quản lý và các doanh nhân.” - Ph. D Kenneth Blanchard, đồng tác giả của The One - Minute Manager. “Đây là một cuốn sách phi thường, đầy những mẹo nhỏ thiết thực về cách biến nghịch cảnh thành thắng lợi. Bạn phải đọc cuốn này!” - George “Sparky” Anderson, huyền thoại bóng rổ. Lời tác giả Năm 1949, ở tuổi lên ba, nắm chặt gấu váy mẹ, tôi cùng cha mẹ và hai em trai chạy cắt ngang qua một đường băng sân bay dân dụng Thượng Hải. Trong tiếng bom rền, chúng tôi lên chuyến máy bay cuối cùng rời khỏi Trung Quốc. Từ một cuộc sống giàu sang quyền thế, gia đình tôi rơi xuống cảnh của một trong hàng triệu người nhập cư vô danh tiểu tốt ở Đài Loan, chạy trốn cộng sản. Tất cả những tài sản mà chúng tôi có thể giữ được trong tay lúc nguy cấp nằm trong những chiếc va li mà mẹ tôi mang theo. Năm 1969, ở tuổi hai mươi mốt, tôi rời Đài Loan để bắt đầu một cuộc sống mới ở nước Mỹ. Một lần nữa, là một người nhập cư vô danh tiểu tốt, tôi đến Los Angeles với hai chiếc va li đựng số tài sản ít ỏi mà tôi có thể mang theo đến nơi ở mới: một ít quần áo tự may, một vài vật dụng cá nhân và hai quyển sách. Lúc đó, tôi đã đọc qua hàng trăm cuốn sách và tôi có rất nhiều sách nhưng tôi chỉ mang theo sang Mỹ hai cuốn: Binh pháp Tôn Tử và một tập sách mỏng bìa đen của Lý Tôn Ngô có tên Hậu Hắc Học[*]. [1] “Hắc” là đen, “Hậu” là dày. Binh pháp là một cuốn sách cổ về mưu lược, đã rất nổi tiếng ở phương Tây, còn Hậu Hắc Học là một tác phẩm khá mới, hầu như chưa được biết đến ở ngoài Trung Quốc. Mặc dù tôi không thể nói chính xác tại sao tôi mang theo Hậu Hắc Học, lúc đó tôi có một ý thức mạnh mẽ từ bản năng là nó sẽ rất quan trọng. Nguyên bản, nó là một cuốn sách lộn xộn khó đọc. Văn phong của Lý Tôn Ngô rất khó hiểu. Lập luận của ông có nhiều sự biến đổi đột ngột từ cảm nhận bản năng mà tôi không theo kịp. Nhưng sau khi đọc xong Hậu Hắc Học lần đầu tiên, tôi đã biết nó chứa đựng điều gì đó rất có giá trị. Trong hai mươi năm qua, tôi đã nhiều lần đọc lại quyển sách này mà không rõ tại sao mình lại làm vậy, ngoại trừ một nỗi day dứt mạnh mẽ rằng nó chứa lời giải cho một bài toán mà tôi đang cố giải. Nó tác động đến cách nhìn nhận hiện nay của tôi về toàn bộ những trải nghiệm của mình. Tôi đã để lại ở Đài Loan những tài sản quý, nhưng lại mang theo bên mình cuốn sách vô giá của Lý Tôn Ngô. Lý Tôn Ngô xuất bản những ý tưởng của mình lần đầu tiên vào năm 1911, một năm đầy hỗn độn với sự thay đổi căn bản ở Trung Quốc. Đó chính là năm sụp đổ của nhà Thanh, vương triều cuối cùng trong chuỗi các triều đại phong kiến đã hiện diện từ lúc bắt đầu của nền văn minh nhân loại. Hậu Hắc Học chưa bao giờ được dịch hay xuất bản ở ngoài Trung Quốc. Ngay tại Trung Quốc, những thảo luận thẳng thắn của Lý Tôn ngô về việc sử dụng sự tàn nhẫn và thói đạo đức giả đã rất phật ý những kẻ tàn nhẫn và đạo đức giả khiến cuốn sách bị cấm ngay sau khi xuất bản. Cho dù nếu Hậu Hắc Học được dịch một cách chuẩn xác, nó cũng rất khó hiểu đối với những ai không phải là người Trung Quốc. Tiếng Hoa là một ngôn ngữ có tính hàm súc cao. Ngôn ngữ này có nền tảng là những điển tích gồm ba hay bốn từ diễn tả ý nghĩa nằm ngoài những từ cấu tạo nên những điển tích đó - ý tại ngôn ngoại (ý nghĩa không nằm trong ngôn từ). Các điển tích có xuất xứ từ lịch sử, văn chương cổ, dân gian và nhiều nguồn khác. Như thế, chỉ với vài từ, nhà văn Trung Quốc có thể diễn tả một ý tưởng rất phức tạp bằng sự kết hợp khéo léo những điển tích này. Những người nước ngoài được cho là thông thạo tiếng Hoa mà không hiểu rõ văn hóa Trung Quốc thường hiểu từ nhưng không nắm được ý nghĩa tinh tế trong đó. Với tác phẩm của Lý Tôn Ngô, lại càng khó khăn gấp bội. Văn phong lộn xộn của Lý Tôn Ngô khó hiểu ngay cả đối với những người Trung Quốc có học. Ông viết dưới dạng những mẩu chuyện trào phúng ngắn, không có ý nghĩa đối với những ai không am tường văn học Trung Quốc. Để nguyên tác, Hậu Hắc Học của Lý Tôn ngô không mấy hữu ích cho người phương Tây. Nhưng tôi luôn cảm thấy cái nhìn xác thực dù quá thẳng thừng của ông về thế giới, phần cốt yếu trong triết lý của ông, sẽ rất quan trọng cho những ai khao khát làm chủ được cuộc đời của mình. Cái nhìn này, thái độ này, điểm cốt yếu này tôi gọi ngắn gọn là Mặt Dày, Tâm Đen. Ông Lý ước chừng người ta mất khoảng ba năm nỗ lực để tinh thông các ứng dụng tư tưởng của ông. Tư tưởng của ông đã thúc đẩy tôi, trong suốt hai mươi năm qua, đi sâu tìm tòi mối liên hệ giữa hiện thực vô cùng phong phú của cuộc sống hàng ngày với lý luận Mặt Dày, Tâm Đen. Trong quá trình tìm tòi mình, tôi khám phá ra có hai mức độ hiểu. Học các phương pháp và cách thực hành để bạn có thể đạt được điều mình muốn bằng cách áp đặt ý chí của bạn lên người khác. Đó là sự hiểu biết bề ngoài, nhân tạo. Còn mức độ thấu hiểu thực sự Mặt Dày, Tâm Đen là khi tinh thần này trở thành một phần tự nhiên của tâm hồn bạn. Lớn lên ở Trung Quốc, tôi bị ảnh hưởng nhiều bởi Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Khổng, mặc dù tôi là người Thiên Chúa giáo. Các nguyên tắc của những tôn giáo này đã thấm sâu vào văn hóa Trung Quốc đến mức không cần phải là tín đồ chính thức mới bị chúng ảnh hưởng. Quá trình tìm kiếm sự hiểu biết liên tục đã đưa tôi đến khắp nơi trên thế giới. Tôi đã nghiên cứu kinh Hinđu và những mặc khải Thiên Chúa giáo. Có một thời kì tôi đã từ bỏ công việc kinh doanh rất thành công ở Los Angeles và chuyển tới vùng núi hẻo lánh ở Oregon Cascades để thiền định và tìm kiếm tâm hồn của mình trong một thời gian dài. Khi tầm nhận thức của tôi mở rộng ra, tôi trở lại cội rễ Trung Quốc của mình với một cách tiếp cận mới. Tôi nhìn lại Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Khổng và Thiền Đạo, tức Phật giáo Nhật Bản. Càng lúc tôi càng thấy rõ ràng là những tôn giáo và tư tưởng khác nhau này có chung nguyên lý trung tâm và nếu tôi có thể hiểu và rút ra nguyên lý này, nó sẽ cho tôi sức mạnh và khả năng làm chủ cuộc đời của chính mình mà tôi đang tìm kiếm. Trong khi nỗ lực để tìm ra nguyên lý này, tôi liên tục trở lại với Lý Tôn Ngô và cụm từ “Mặt Dày, Tâm Đen”. Tôi không tin vào thời điểm viết Hậu Hắc Học, bản thân ông Lý Tôn Ngô nhận thức một cách rõ ràng toàn bộ chiều rộng và chiều sâu của chủ đề này. Dù là bây giờ tôi hiểu giá trị tác phẩm của ông Lý nằm ở chỗ ông đã vẽ lên diện mạo trần tục của một nguyên lý trước đó luôn được thảo luận bằng những thuật ngữ tôn giáo hay triết học trừu tượng. Nhiều năm tôi đã cố gắng bất thành để viết về Hậu Hắc Học. Cuối cùng tôi đã từ bỏ nó và viết hai cuốn sách đầu tiên của mình, The Chinese Mind Game và The Asian Mind Game. Bây giờ, cuối cùng tôi có thể viết Mặt Dày, Tâm Đen. Các ý tưởng tôi trình bày là ý tưởng của chính tôi, nhưng tôi muốn xác nhận món nợ đối với ông Lý. Tuy nhiên, cuốn sách của tôi không phải là bản dịch tác phẩm của ông Lý. Đối với tôi, cuốn sách của ông là một lối nhìn nhận sự việc hơn là một nguồn kiến thức, một điểm khởi đầu để phát triển những suy nghĩ của chính tôi và là một hòn đá thử để kiểm tra các ý tưởng và kinh nghiệm mới. Kết quả sự tìm tòi của tôi là từ cuốn sách này bạn có thể nhận được lợi ích tức khắc của kiến thức về Mặt Dày, Tâm Đen tương tự như một viên thuốc hữu hiệu. Kiến thức chứa đựng trong cuốn sách này sẽ phản ánh những kinh nghiệm trong chính cuộc đời bạn, vốn dĩ quen thuộc nhưng bạn không biết cách diễn tả. Nhờ các ý tưởng kỳ diệu trong cuốn sách này, một sự khai sáng trong nhận thức có thể xảy ra tức thời.

Danh sách chương

STT Chương Cập nhật
1 Mặt dày tâm đen – Chương 1: Điểm cốt yếu của Mặt Dày, Tâm Đen 11/05/2018
2 Mặt dày tâm đen – Chương 1 – Phần 2 11/05/2018
3 Mặt dày tâm đen – Chương 2: Sự chuẩn bị cho Mặt Dày, Tâm Đen 11/05/2018
4 Mặt dày tâm đen – Chương 2 – Phần 2 11/05/2018
5 Mặt dày tâm đen – Chương 2 – Phần 3 11/05/2018
6 Mặt dày tâm đen – Chương 2 – Phần 4 11/05/2018
7 Mặt dày tâm đen – Chương 3: Dharma – cây hoàn thành ước nguyện 11/05/2018
8 Mặt dày tâm đen – Chương 3 – Phần 2 11/05/2018
9 Mặt dày tâm đen – Chương 4: Dharma và định mệnh 11/05/2018
10 Mặt dày tâm đen – Chương 4 – Phần 2 11/05/2018
11 Mặt dày tâm đen – Chương 5: Chiến thắng nhờ lối tư duy tiêu cực 11/05/2018
12 Mặt dày tâm đen – Chương 5 – Phần 2 11/05/2018
13 Mặt dày tâm đen – Chương 6: Sức mạnh kỳ diệu của sự chịu đựng 11/05/2018
14 Mặt dày tâm đen – Chương 6 – Phần 2 11/05/2018
15 Mặt dày tâm đen – Chương 7: Bí mật về tiền 11/05/2018
16 Mặt dày tâm đen – Chương 7 – Phần 2 11/05/2018
17 Mặt dày tâm đen – Chương 8: Dối trá mà không lừa lọc 11/05/2018
18 Mặt dày tâm đen – Chương 9: 16 thuộc tính cao quý của lao động 11/05/2018
19 Mặt dày tâm đen – Chương 9 – Phần 2 11/05/2018
20 Mặt dày tâm đen – Chương 10: Lợi ích của việc đóng vai kẻ khờ 11/05/2018
21 Mặt dày tâm đen – Chương 11: Lớn mạnh giữa những kẻ xảo trá và tàn nhẫn 11/05/2018
22 Mặt dày tâm đen – Chương 11 – Phần 2 11/05/2018
23 Mặt dày tâm đen – Chương 11 – Phần 3 11/05/2018
24 Mặt dày tâm đen – Chương 12: Đạt được bản năng sát thủ 11/05/2018
25 Mặt dày tâm đen – Chương 12 – Phần 2 11/05/2018
26 Mặt dày tâm đen – Chương 13: Tài năng lãnh đạo Mặt Dày, Tâm Đen 11/05/2018
27 Mặt dày tâm đen – Chương 14: Dày từ bên trong, Đen từ bên ngoài 11/05/2018
28 Mặt dày tâm đen – Chương 14 – Phần 2 11/05/2018
29 Mặt dày tâm đen – Chương 15: Những con đường đến Mặt Dày, Tâm Đen 11/05/2018
30 Mặt dày tâm đen – Chương 15 – Phần 2 11/05/2018
31 Mặt dày tâm đen – Chương 16: Con cá hổ ăn thịt một con cá mập như thế nào? 11/05/2018
32 Mặt dày tâm đen – Phụ lục 11/05/2018

Bình luận