Sức Mạnh Tư Duy

5.6 Nghĩ ra một câu chuyện



Một cách khác để nhớ  gợi nhớ  sử dụng kỹ năng kể chuyệnHãy tạo ra một câu chuyện kết nối tất cả những điều cần ghi nhớ với nhau.

Vợ tôi luôn thích những buổi tối cùng kể chuyện với bạn bè. Cô ấy mang theo một cái túi với các đồ vật có tác dụng gợi nhớ nhằm giúp cô ấy kể chuyện. Hãy tự tạo ra một câu chuyện giúp ghi nhớ danh sách các sự vật, sự việc. Bằng cách chọn lấy những đồ vật cụ thể theo một trật tự nhất định, bạn có thể nhớ được nhiều sự vật, sự việc có liên kết với đồ vật đó.

Ví dụ

Dưới đây là danh sách các đồ vật để tạo nên một câu chuyện: Một quả chuông + Một cái chặn giấy + Một cuốn atlas + Một bông hoa khô Câu chuyện có thể diễn biến như sau: “Chuông cửa rung lên (nhắc tôi nhớ mua pin cho chiếc máy ảnh kỹ thuật số). Trước cửa là người đưa thư với một thùng nặng đầy thư (cái chặn giấy: nhắc tôi nhớ gọi điện tới cửa hàng văn phòng phẩm gần nhà để yêu cầu họ chuyển giấy tới nhà tôi). Tôi có một bưu phẩm. Trên đó có nhiều con tem nước ngoài sặc sỡ (hình ảnh này giúp tôi tưởng tượng ra trọng lượng của bưu phẩm khiến người đưa thư phải hơi khom lưng khi bê nó) mà tôi sẽ tặng người bạn thích sưu tập tem. Tôi mở bưu phẩm. Trong đó là cuốn atlas cũ (nhắc tôi nhớ tới chuyến đi Thái Lan mà chúng tôi dự định đi vào năm sau) mà tôi đặt mua cho một người bạn khác nhân dịp sinh nhật. Khi tôi lật các trang giấy có mùi ẩm mốc (vị giác), tôi phát hiện ra một bông hoa khô đã cũ và rồi tôi nhấc nó lên và ngửi xem nó còn mùi thơm không (tôi sử dụng các giác quan khác nhau, gợi nhắc tôi về việc mua hoa tặng vợ).” Thực tế, đây chắc chắn không phải là một câu chuyện đặc sắc, nhưng với tư cách là một công cụ giúp ghi nhớ, nó lại chứa rất nhiều thông tin hữu ích. Câu chuyện có các đồ vật có liên kết chặt chẽ với cá nhân tôi, hành động (mở bưu phẩm), màu sắc để xác định hình ảnh, âm thanh (quả chuông) và mùi vị. Theo đó, câu chuyện sẽ tác động lên nhiều giác quan nhằm củng cố trí nhớ.

Một phút suy ngẫm: Tự tạo ra một câu chuyện bằng cách chọn ra các đồ vật khác nhau và đặt chúng theo một thứ tự nhất định. Câu chuyện càng thú vị, càng khác thường sẽ có hiệu quả càng cao. Liên kết các sự vật, sự việc cụ thể bạn cần nhớ theo một trật tự nhất định với mỗi đồ vật. Thực hành kể câu chuyện đó với bạn bè hoặc đồng nghiệp, cần đảm bảo rằng bạn có thể nhớ các ám hiệu gợi nhớ lại các sự vật, sự việc khác nhau để kiểm tra trí nhớ của bạn.

Nhờ tạo ra các phần khác nhau trong một câu chuyệnbạn sẽ nhớ được nhiều sự vậtsự việc khác nhau.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.