Nhìn Vẻ Ngoài Biết Ngay Tâm Lý Tính Cách Con Người
8. TẦM NHÌN CỦA CON NGƯỜI
Tầm nhìn là cách nhìn của một con người vào sự vật nào đó. Nó thể hiện dục vọng, tình cảm sâu xa của tâm lý. Cách nhìn khác nhau, hướng nhìn và mức độ chú ý nhìn của người nào đó biểu đạt trạng thái tâm lý của người đó. Vì thế nếu ta quan sát tầm nhìn, thì biết ngay nội tâm của người đó.
Quan sát tầm nhìn đầu tiên ta nên xem cách nhìn của họ tập trung vào đâu. Đó là mấu chốt để biết tâm tư tình cảm của họ lúc ban đầu. Sau đó xem tầm nhìn của họ là nhìn thẳng, hay nhìn xéo. Tiếp đó chú ý đến diễn biến của tầm nhìn, ví dụ như vừa gặp nhau họ đã thay đổi ngay hướng nhìn, sẽ khác hoàn toàn tầm nhìn chăm chú vào mục tiêu nào đó. Dưới đây xin phân tích kỹ một vài tầm nhìn giúp các bạn tham khảo để có nhận xét đúng.
1/. Di chuyển của tầm nhìn
Cách nhìn hay di chuyển của tầm nhìn mỗi người mỗi vẻ, mỗi lúc mỗi khác. Những vẻ khác nhau ấy nói lên trạng thái tâm lý khác nhau.
– Khi có ai đó phát hiện mình bị người khác theo dõi cách nhìn, vội thay đổi ngay tầm nhìn của mình, đa phần những người này tỏ ra tự ty, bộc lộ mình có vẻ thua kém. Tóm lại, những người này khi trong lòng cảm thấy có điều gì xấu hổ, thua kém, hoặc có điều gì muốn che đậy, thường biểu hiện ra.
– Có người không dám để mắt nhìn đối phương, họ vừa đưa tầm mắt nhìn, vội rụt ngay lại. Chứng tỏ những người này có tính cách hướng nội, quan hệ xã giao kém.
– Mọi người khi mới gặp nhau thường cảm thấy lúng túng, vội đưa tầm mắt chuyển sang chỗ khác, để làm giảm sự lúng túng, mất vui.
– Trong lúc nói chuyện, có ai đó hững hờ đưa mắt nhìn sang chỗ khác, sau đó liền nhắm ngay mắt lại, điều đó chứng tỏ họ thấy câu chuyện buồn chán, không muốn nghe. Nhưng nếu ai đó nhếch miệng nở nụ cười, ánh mắt luôn chăm chú theo dõi câu chuyện người đó nói, chứng tỏ họ muốn câu chuyện được tiếp tục kể.
– Trong quan hệ nhất là với người khác giới, họ chỉ liếc nhìn, rồi vụt di chuyển tầm nhìn sang chỗ khác. Điều đó không phải là họ không thấy hứng thú, mà ngược lại rất hứng thú, rất thích nhìn, nhưng về tâm lý muốn che đậy giấu kín tình cảm. Trong cuộc họp đông người, bỗng có một cô gái xinh đẹp bước vào hội trường, khiến ai nấy đều để mắt nhìn. Riêng các bạn nam trẻ tuổi cùng lứa, thì sau khi nhìn thấy vội quay mặt đi chỗ khác. Bởi vì các bạn nam trẻ tuổi có bản năng tự kiềm chế quá mạnh. Nhưng sự ức chế này lại kích thích thêm niềm đam mê của họ, buộc họ phải liếc mắt nhìn lén. Do họ thấy thích thú, nhưng lại muốn giấu, không muốn để đối phương biết: Tâm lý che đậy thể hiện sự tự trọng lẫn e thẹn, đồng thời nói lên khả năng tự kiềm chế của họ.
– Trong quan hệ với những người khác giới, lúc gặp nhau lần đầu, sau khi chàng trai liếc nhìn cô gái đẹp, liền nhắm ngay mắt lại. Điều đó nói lên sự hài lòng, tận hưởng, mến mộ đối với cô gái và chàng muốn nói: “Ta mến nàng, tin nàng”. Vì thế, sau khi liếc nhìn không nhìn sang nơi khác, mà nhắm mắt lại, có khi cứ lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần, điều đó chứng tỏ sự ngưỡng mộ, mến yêu và tin cậy. Có khả năng họ sẽ tiến gần đến nhau, qua lại làm bạn, và có thể tiến tới tình yêu.
2/. Hướng nhìn
Trong quan hệ giữa con người với nhau, quan sát hướng nhìn của họ có thể đánh giá được trạng thái tâm lý của người đó.
– Chỉ chăm chú nhìn vào công việc mình đang làm trên tay, không nhìn người nói chuyện, chứng tỏ người này đang thờ ơ, hờ hững, nhạt nhẽo.
– Ngước nhìn đối phương, chứng tỏ sự tôn kính, tôn trọng, tin tưởng.
– Cúi xuống nhìn người chứng tỏ cố ý giữ cho mình được tôn nghiêm.
– Nhìn thẳng đối phương, kèm theo nụ cười mỉm, chứng tỏ muốn chan hoà..
– Nhìn thẳng mà lại chau mày, chứng tỏ sự buồn lo và thông cảm, đồng tình.
– Nhìn xéo, mặt khó chịu, chứng tỏ họ có ý không tất.
– Liếc xéo đối phương, bỗng cười mỉm, chứng tỏ sự nhạo báng.
– Trợn tròn mắt nhìn bất ngờ, ra ý cảnh cáo và ngăn cản.
– Mắt nhìn thăm dò từ trên xuống dưới, chứng tỏ sự xét nét muốn hiểu biết, tìm hiểu.
– Nhìn vào mắt đối phương một cách trìu mến, chứng tỏ hai người có cảm tình với nhau, quyến luyến nhau, thể hiện sự hài lòng và thoả mãn về nhau.
– Ánh mắt cấp trên bao giờ cũng nhìn xuống cấp dưới, như muốn tỏ quyền uy của mình. Còn cấp dưới nhìn ngước lên cấp trên, cũng muốn chứng tỏ sự yêu mến, phục tùng của mình. Đó chẳng qua là hành động phản ứng về tâm lý do tước vị tạo ra.
3/. Mức độ tập trung của mắt nhìn
– Nếu có ai đó tỏ ra chân thành, mến mộ, mắt nhìn chăm chú vào người nói, chưa chắc là họ cứ nhìn chăm chú như thế mãi, mà cũng có lúc họ phải nhìn sang chỗ khác. Nếu có người muốn xây dựng mối quan hệ ăn ý với nhau, thì thời gian chăm chú nhìn cũng chỉ đạt đến 60% ~ 70%. Họ thường tập trung nhìn vào hai mắt và mồm, chứng tỏ tin tức truyền đạt được hiểu đúng và hiệu quả.
– Nếu ai đó muốn tỏ cho đối phương biết mình tự tin, thì họ thường chăm chú nhìn lâu hơn, để đối phương có ấn tượng sâu sắc về mình.
– Nếu lúc tranh luận, muốn tỏ ra mình thắng, thường ít khi di chuyển tầm nhìn sang chỗ khác, để tỏ vẻ kiên định, cãi đến cùng.
– Khi nói chuyện, tuy gật đầu, nhưng mắt lại nhìn vào nơi khác, chứng tỏ họ không thích thú với câu chuyện lẫn người nói.
– Nếu khi nghe nói chuyện thấy người ta chú ý nhìn vào mắt và mặt mình, chứng tỏ họ lắng nghe chân thành, tỏ ra tôn trọng và hiểu biết.
– Những người gặp nhau lần đầu, không nhìn thẳng vào đối phương mà nhìn đi chỗ khác là những người có tính cách tương đối chủ động. Ngược lại, nếu thấy người không nhìn thẳng vào mình hoặc không thể nói chuyện với mình, tự nhiên đâm ra loay hoay để ý đến cách nhìn không tập trung của họ, trở thành bị họ giật dây, lúng túng, gây bất lợi cho mình. Do đó bạn phải đặc biệt chú ý ứng phó.
Nói tóm lại, mọi người khó che giấu tâm tư của mình, dù nét mặt tỏ ra không muốn để ai biết, thì cũng chẳng giữ được lâu dài. Chỉ cần bạn cố gắng chú ý đến sự thay đổi tầm nhìn của họ, cũng có thể đoán ra tâm tình cảm của họ.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.