Nhìn Vẻ Ngoài Biết Ngay Tâm Lý Tính Cách Con Người

9. CỬ CHỈ, ĐỘNG TÁC CỦA THÂN NGƯỜI



Trong cuộc sống, con người thường dùng cử chỉ của thân mình để thể hiện thế giới nội tâm của mình. Do đó trong quan hệ xã giao của con người, chúng ta phải tỉnh táo hiểu biết, nắm bắt những cử chỉ động tác của thân người, giúp bạn có quan hệ với mọi người tốt hơn và thành đạt trong sự nghiệp. Dưới đây là một số động tác thể hiện thế giới nội tâm:

1/. Ngồi hờ, lưng thẳng

Những người khi ngồi, không ngồi sâu vào ghế, mà ngồi hờ ở mép ghế, lưng thẳng, chứng tỏ về tâm lý họ cảm thấy yếu thế, có cảm giác không được an toàn, dáng vẻ đề phòng. Lúc đó tay, chân, những bộ phận mang tính phòng vệ, đều trong trạng thái sẵn sàng, nếu có trường hợp bất ngờ gì xảy ra, họ đều sẵn sàng ứng phó kịp thời.

2/. Chống nạnh ngón tay hước lên

Khi đứng, ngón tay cái và 4 ngón còn lại tách ra, chống vào nạnh, các ngón tay hướng lên trên. Người thể hiện động tác này trong tâm lý cảm thấy mình hết sức ưu việt, tự hào, có khuynh hướng muốn hấp dẫn người khác giới.

3/. Lưng thẳng

Người thể hiện cử chỉ, động tác này, thể hiện mình hết sức tự tin luôn yêu đời. Lưng thẳng, ưỡn người thể hiện khí phách hiên ngang không biết sợ trước bất cứ thách thức nào. Động tác này cũng tỏ cho đối phương biết thế áp đảo của mình về thị giác. Những người khi đứng, đi, ngồi, lưng luôn luôn thẳng, chứng tỏ họ có lòng tự tin rất mạnh, có năng lực tự kiềm chế, tự giữ nghiêm mình. Những người này tuy giữ nguyên tắc rất tốt, nhưng vẫn có thiếu sót trong sinh hoạt. Về tinh thần họ không sẵn sàng chịu nhún nhường lùi một tiến mười, hơi cứng nhắc một chiều.

4/. Tay chống nạnh

Hai bàn tay chống vào hông, các ngón tay xuôi xuống. Người có động tác này ra vẻ thạo đời, luôn luôn sẵn sàng ứng phó với hoàn cảnh gặp phải. Họ có vẻ tự hào về sự sẵn sàng của mình. Hai tay chống nạnh thể hiện sự oai phong của mình, có dục vọng muốn điều hành, chi phối sự vật mạnh mẽ.

Đối với nữ giới, động tác này thể hiện khuynh hướng thoải mái, hướng ngoại, biểu lộ sức mạnh và sự uất ức trong nội tâm. Nữ giới thường ít khi thể hiện tư thế này, nhất là những bạn trẻ. Nó chỉ xảy ra ở những người đứng tuổi xử lý thiếu tế nhị.

5/. Ngồi sâu, lưng cong

Người thể hiện động tác này, chứng tỏ tình hình trước mắt không làm họ lo lắng; họ không cần thái độ sẵn sàng ứng phó, mà tỏ ra thoải mái buông thả. Động tác ngồi sâu thể hiện ưu thế tâm lý thuộc về họ. Họ đường hoàng không phải lo lắng gì.

6/. Cong lưng

Khi gật đầu, cúi mình, thế nào cũng phải cong lưng. Khi lưng đã phải cúi xuống, khom mình, làm cho tinh thần có cảm giác “thấp kém” một chút.

Khi cúi mình trước người khác chứng tỏ người đó có thái độ khiêm tốn, nhún nhường, kính nể. Về tâm lý họ đã tỏ ra tự giác. Đó không phải là sợ hãi. Nếu họ sợ đối phương, chưa chắc họ đã tự giác cúi mình để tỏ tấm lòng chân thành như thế.

Quá khiêm tốn sẽ trở thành phục tùng, khuất phục. Cúi mình ở đây chỉ thể hiện – sự khiêm nhường, giữ lễ nghĩa, mang ý tôn trọng. Vì thế họ cố kiềm chế mình, cúi mình thể hiện trước mọi người, để tỏ thái độ khiêm nhường của mình.

Động tác này đối với nữ giới lại mang một ý vị duyên dáng. Bởi vì khi cúi mình, cong lưng sẽ hình thành những đường cong tuyệt đẹp mà tạo hoá đã ban cho họ. Từ đó toát lên nét nhu mì, thanh thoát, khiến cho người ta có cảm giác thoải mái. Các cô gái thể hiện cử chỉ này đã thể hiện được đức tính văn hoá trong bản thân họ, một nét đẹp duyên dáng có văn hoá, có đạo đức.

7/. Cúi người, ngồi xổm

Động tác này hoàn toàn mang tính chất đề phòng, phòng vệ và phục tùng. Người có động tác này chứng tỏ họ đang ở tình trạng yếu thế, bị động, có lúc thể hiện sự phòng vệ, ẩn giấu phía sau ý niệm muốn giáng trả lại.


Created by AM Word2CHM


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.