Nhìn Vẻ Ngoài Biết Ngay Tâm Lý Tính Cách Con Người

5. DIỄN BIẾN CỦA LÔNG MÀY



Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu tổng kết diễn biến thay đổi của lông mày, thể hiện tâm trạng như sau:

– Lông mày hơi dướn lên chứng tỏ sự ngạc nhiên, giật mình.

– Chau mày lại chứng tỏ người đó khó chịu vì bị từ chối, bị phật ý hoặc gặp cảnh người khác đang trong khó khăn nguy hiểm.

– Đuôi lông mày hơi nhếch lên, chứng tỏ sự vui mừng.

– Đuôi lông mày dướn cao chứng tỏ họ hết sức mừng rỡ, hoặc rất đỗi kinh ngạc.

– Lông mày cụp xuống chứng tỏ rất tức giận, khó chịu.

– Lông mày lướn lên, cụp xuống liên hồi, chứng tỏ tâm tình vui mừng phấn khởi, tán thưởng, mừng rỡ, hoặc tỏ ra cảm động thân thiết.

– Lông mày giãn ra chứng tỏ tâm tình khấp khởi vui mừng, tâm hồn cảm thấy thoải mái sung sướng.

– Lông mày bình thường, chứng tỏ chẳng có ý kiến gì.

– Một bên lông mày dướn cao, chứng tỏ chẳng hiểu gì cả, ngơ ngác, nghi ngờ.

– Lông mày trợn ngược, chứng tỏ họ không tin.

– Lông mày nhíu lại với nhau, chứng tỏ sự lo lắng, do dự.

– Lông mày dựng đứng, chứng tỏ rất tức giận, hoặc rất bực tức khó chịu.

– Lông mày hơi cụp xuống, chứng tỏ sự lạ lùng, không hiểu.

Từ đó chúng ta thấy mỗi thay đổi của lông mày, nói lên tâm trạng của con người thay đổi. Dưới đây ta phân tích kỹ mấy dạng lông mày cơ bản.

1/. Dướn lông mày

Khi được ai đó thanh minh, hoặc giải oan cho một vấn đề gì đó, liền cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn và tất nhiên lông mày của họ được giãn nở ra, dướn cao hơn bình thường.

Khi giãn nở, dướn cao lông mày, chứng tỏ họ muốn nổi trội hơn người khác, muốn thoát ra khỏi vòng dung tục tỏ vẻ ngạo mạn, khoe khoang hợm hĩnh của mình.

Hai lông mày dướn cao, chứng tỏ họ hết sức mừng rỡ, hoặc rất ngạc nhiên.

Một lông mày dướn cao, chứng tỏ họ không hiểu biết công việc, hoặc lời người khác nói.

Dướn lông mày còn chứng tỏ nguy cơ đã giảm bớt, đang xem xét lại môi trường xung quanh.

Nếu hai lông mày một cái xếch lên, một cái cụp xuống, nửa mặt phấn kích, nửa mặt lo sợ, chứng tỏ tâm trạng bàng hoàng. Đuôi lông mày xệ xuống chứng tỏ tâm tình đang trong trạng thái nghi ngờ. Còn lông mày xếch lên thì như muốn đưa ra câu hỏi.

Nhíu mày làm hai lông mày xếch lên, có khuynh hướng sát gần nhau chứng tỏ sự buồn bực lo lắng. Khi đau ốm bị bệnh mãn tính cũng có biểu hiện giống thế.

2/. Nhíu mày trong chớp nhoáng

Lông mày sẽ nhíu lại xếch lên một chút, rồi trở về bình thường. Đó là cử chỉ tỏ ra thân thiện, xúc động. Như đôi bạn cũ lâu ngày không gặp, bỗng gặp nhau, thường có biểu hiện này xảy ra, còn kèm theo cái hất đầu và nụ cười mỉm. Nhưng biểu hiện này không thể hiện lúc bắt tay thân mật, ôm hôn nhau thắm thiết.

Nếu hiện tượng này xảy ra lúc hai người nói chuyện với nhau, chứng tỏ có ý nhấn mạnh, hoặc có ý muốn nói: “Những điều tôi nói mong anh nghe cho rõ, cho kỹ và phải chú ý cẩn thận”.

3/. Chau mày

Khi bị xâm phạm, trong lòng cảm thấy lo ngại, mọi người thường chau mày lại. Con người lúc gặp nguy hiểm, thường có phản ứng tự nhiên, lông mày hạ xuống như muốn bảo vệ đôi mắt, nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ yên tâm, hai gò má dướn lên, để cố tận dụng mọi khả năng phòng vệ. Lúc đó mắt vẫn phải làm nhiệm vụ quan sát động tĩnh bên ngoài, nên vẫn phải mở ra để nhìn cho rõ. Vì thế tổng hợp các động tác đó đã làm cho đôi lông mày chau lại. Phản ứng để xảy ra động tác này còn xuất hiện khi có tia sáng chói đột ngột chiếu vào mắt. Khi có phản ứng mãnh liệt như đau đớn, khóc lóc, cười bò lê bò càng, hoặc cảm thấy khó chịu buồn nôn người ta cũng thường hay chau mày, kèm theo vẻ mặt nhăn nhó.

Thường khi chúng ta thấy người khác chau mày, tưởng họ hung tợn khó chịu. Nhưng thực ra điều đó không đúng, vì chúng ta không nghĩ đến mối liên quan của bản năng tự vệ trong con người. Nếu thật quả có việc bị xâm hại, thì bộ mặt phải tỏ ra không khiếp sợ, hai mắt nhìn thẳng không hề chau mày thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn trước mắt, nhưng do nguyên nhân nào đó mà không thể thực hiện được.

Còn có người quá vui mừng sung sướng, cười to, trong lòng họ nhất định có chút cảm giác ngạc nhiên nào đó họ cũng chau mày. Ngạc nhiên này không có tính đe doạ, mà mang tính bất ngờ, mừng vui.

Chau mày còn thể hiện tâm trạng nghi ngờ, hoài nghi, phủ nhận, v.v…

4/. Lông mày nhướn lên, nhướn xuống

Động tác này thường kèm theo nhếch đuôi mép. Ngoài động tác này ra, các bộ phận khác trên mặt không có biểu hiện gì rõ rệt. Thể hiện động tác này có khi là đau thương, lo buồn; có lúc là sự ngạc nhiên lo lắng, buồn bã; có lúc tỏ ra bất lực, không còn cách nào khác. Ngoài ra đôi lúc để nhấn mạnh câu nói của mình, họ cũng thể hiện cử chỉ này liên tục.


Created by AM Word2CHM


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.