Nhìn Vẻ Ngoài Biết Ngay Tâm Lý Tính Cách Con Người
8. CÁCH XƯNG HÔ
Trong cuộc sống con người do có nhiều mối quan hệ phức tạp, nên cách xưng hô cũng có rất nhiều kiểu, nhiều cách, tương đối phức tạp, nhất là người phương đông như Việt Nam, Trung Quốc. Mỗi cách xưng hô thể hiện một mối quan hệ, và từ đó ta có thể đoán ngay được mối quan hệ của họ như thế nào.
Ví dụ trong quan hệ vợ chồng; chồng có thể gọi vợ mình là bà xã, mẹ thằng nhỏ, bà ấy, mụ ấy, v.v… rất nhiều kiểu, nhiều cách, mỗi kiểu cách xưng hô tiềm ẩn một ý tứ nhất định, qua đó ta có thể đoán được mức độ thân mật của quan hệ vợ chồng cũng như tính cách, cá tính của họ v. v…
1/. Không gọi tên mà mọi “ông ấy”, “nhà tôi” trong quan hệ vợ chồng
Những người đứng tuổi thường xưng hô vợ (hoặc chồng) với người khác là “ông ấy”, “bà ấy”, “nhà tôi”, đều là những người chững chạc, đúng mực trong quan hệ vợ chồng, tôn trọng nhau. Nhưng do cảm giác ngượng ngừng, không muốn bộc lộ tình cảm vợ chồng trước mặt người khác, nên xưng hô như vậy.
2/. Dùng chữ “cậu” kèm theo tên để xưng hô
Ví dụ gọi “cậu Tâm”, “cậu Hiệp”, “cậu Nga”, v.v… trong quan hệ bạn bè. Gọi “cậu” không có nghĩa là chỉ dùng cho nam giới, mà còn dùng cho cả nữ giới, biểu thị sự thân mật, bình đẳng, quan hệ thân quen lâu ngày. Chỉ khi nào giữa hai người về tình cảm đã đến bước thông cảm, gần gũi, thân mật, họ mới dùng chữ “cậu”. Thậm chí không phải chỉ dùng cho lúc còn trẻ, mà đến khi già cũng xưng hô như thế, khiến cho thân mật như muốn nhớ về những kỷ niệm thời trai trẻ. Trong quan hệ cấp trên, cấp dưới, khi đã tỏ ra gần gũi thân mật, cũng có thể xưng hô như thế. Nhất là tình cảm quân ngũ trong lực lượng vũ trang, thường cấp trên gọi cấp dưới, bằng “cậu”:
3/. Xưng hô kính trọng
Dùng từ “ông”, “ngài”, hoặc gọi tên kèm theo hàm vị, chức tước, như “giáo sư Cương”, “ngaì bộ trưởng”:, v.v… chứng tỏ con người đó được mọi người quý mến và kính trọng. Cách gọi “ông”, “ngài”, tên kèm chức tước, hàm vị còn phụ thuộc theo giọng nói để thể hiện sự kính trọng, hay khinh thường.
Từ đó để mọi người thấy ưu khuyết và bản chất của con người đó ra sao; là người đáng kính nể, hay người đáng khinh thường.
Cách dùng “ông” và tự xưng “tôi” với người khác còn cho thấy mối quan hệ của hai người chưa đến mức thân mật, và cũng chưa phải đến mức xa xôi gì. Chẳng qua chưa thật sự thân thiết như xưng hô “cậu” “tớ”, “cậu”, “mình”, v.v… mà thôi. Nhưng về mặt tình cảm vẫn tỏ ra kính trọng nhau, quý mến nhau. Điều này cũng còn thể hiện ở giọng điệu của lời nói nữa.
4/. Gọi tên
Khi xưng hô gọi thẳng tên, chứng tỏ tình cảm thân thiết, kính phục, quý mến, thâm tâm không hề có ác ý, ghét bỏ gì. Cách xưng hô gọi tên thật, là biểu hiện sự chân thành thật thà nhất.
Nam nữ trong giai đoạn yêu đương nhau, nhất là giai đoạn đầu, thường dùng cách gọi tên, xưng tên thật của mình, của nhau để thể hiện tình yêu chân thành, tình cảm nồng thắm, thiết tha, dịu dàng của nhau và cho nhau.
5/. Một số cách xưng hô khác
Gọi “ngài”, “ông” thể hiện sự kính trọng. Nếu chưa quen nhau lắm, gặp nhau lần đầu có thể xưng hô như thế. Nhưng nếu đã quen biết nhau mà còn xưng hô như vậy, chứng tỏ họ không muốn cho quan hệ xích gần lại. Hai bên đều muốn giữ khoảng cách thân sơ nhất định, ông là ông, tôi là tôi chúng ta tình cảm chỉ như thế thôi.
– Cách xưng hô “đồng chí” có từ thời cách mạng, bắt nguồn từ việc các đảng viên có cùng chí hướng. Sau được lực lượng cách mạng phát triển rộng, bất cứ ai tham gia tổ chức cách mạng đều gọi là “đồng chí”. Xưng hô bằng “đồng chí” vừa tỏ ra thân mật, vừa tỏ ra kính trọng. Nó còn hàm nghĩa nhắc nhở nhau hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, giữ gìn tác phong nghiêm túc trong tổ chức: Nhưng sau này vào những lúc họp hành nghiêm túc, hội nghị căng thẳng, thì danh từ xưng hô “đồng chí” lại được thể hiện rõ nét. Nó được đưa ra để xưng hô cho dễ dàng thuận tiện, mà vẫn trong khuôn phép của tổ chức.
– Trong quan hệ xã hội, vì muốn làm cho quan hệ gần gũi hơn, người ta cũng thường hay thay đổi cách xưng hô. Như quan hệ cấp trên, cấp dưới biến đổi cách xưng hô “cậu”, “tớ” (hay “mình”) để làm cho quan hệ không cách biệt. Hoặc đổi xưng hô “đồng chí”, v.v… để tỏ ra thân mật. Có người muốn xưng hô “đồng chí” để chứng tỏ tôi cũng theo quan điểm, tư tưởng như anh, là người cùng tổ chức với nhau.
– Người lớn tuổi, hoặc bề trên gọi bề dưới hoặc người nhỏ tuổi bằng “lỏi con”, “nhóc”, “cu cậu” muốn chứng tỏ quan hệ gần gũi thân mật, tỏ ra mình không quan cách, Và cũng có khi tỏ ra khinh thường, điều đó còn tuỳ thuộc vào ngữ điệu.
– Đối với những người có tài năng về nghệ thuật, như diễn viên, ca sĩ, vận động viên xuất sắc, v.v… khi đứng trước đám đông tự xưng tên mình trước mọi người, để chứng tỏ mình còn nhỏ, còn ngây thơ duyên dáng, thể hiện sự khiêm tốn; phơi bày sự kính trọng, tôn trọng của mình trước mọi người để thu hút khán giả, như muốn quyến rũ, muốn khêu gợi, muốn nũng nịu với mọi người.
– Gọi nhau bằng thằng xưng hô với nhau “mày, tao, chi tớ”, v.v… thể hiện hai mặt, nhưng phải kết hợp với giọng điệu và thái độ mới thể hiện rõ là khinh thường, ghét nhau, tức nhau; hay quá thân mật, quá thân quen, theo kiểu mộc mạc, dân dã thể hiện sự chân thành thật sự từ đáy lòng của mình.
Created by AM Word2CHM
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.