Bài Giảng Cuối Cùng
9. Những kỹ năng để lãnh đạo
Như bao đứa trẻ Mỹ sinh năm 1960, mọt sách và sớm tinh khôn, tôi đã dành một phần tuổi thơ để mơ ước được trở thành Thuyền trưởng James T.Kirk[15], người chỉ huy con tàu Enterprise[16]. Tôi không xem mình là Thuyền trưởng Pausch, nhưng tưởng tượng ra một thể giới mà trong đó tôi dần sẽ trở thành Thuyền trưởng Kirk.
[15] James Tiberius Kirk: Nhân vật chính và là nhân vật giả tưởng trong loạt phim Star Trek . Diễn viên Canada, William Shatner, đóng vai này trong suốt bốn mươi năm.
[16] The Enterprise (còn được gọi là “Starship Enterprise”): Tên của những con tàu ngôi sao giả tưởng, trung tâm điểm của các phim truyền hình và phim truyện Star Trek .
Với những đứa trẻ giàu tham vọng và có chút ít thích thú khoa học, không có thẩn tượng nào lại lớn hơn James T. Kirk của Star Trek[17]. Thật ra, tôi tin một cách một nghiêm túc rằng, tôi đã trở thành một người thầy, một đồng nghiệp – có thể cả một người chồng – tốt hơn, bởi đã xem đã xem cách Kirk chỉ huy Enterprise.
[17] Star Trek: Phim truyền hình khoa học viễn tưởng Mỹ rất nổi tiếng của tác giả Gene Roddenberry. Star Trek gồm sáu tập phim công chiếu từ năm 1966, cùng mười phim truyện, hàng chục trò chơi máy tính và video, hàng trăm cuốn truyện, cũng như một thềm công viên ở khu giải trí Las Vegas. Riêng loạt phim truyền hình đầu tiên cũng đã đủ tạo thành một hiện tượng độc đáo, là khởi nguồn cho nhiều trào lưu văn hóa quần chúng.
Hãy nghĩ xem. Nếu bạn đã coi loạt phim truyền hình này, bạn sẽ thấy Kirk không phải là người thông minh nhất trên tàu. Ông Spock, sĩ quan, là người có trí tuệ và luôn logic. Tiến sĩ McCoy có tất cả kiến thức y học của nhân loại vào những năm 2260. Scotty là kỹ sư trưởng, người có hiểu biết kỹ thuật để điều khiển con tàu, ngay cả khi bị người ngoài hành tinh tấn công.
Vậy những kỹ năng của Kirk là gì? Tại sao ông lại lên tàu và được chỉ huy nó?
Câu trả lời: Ðó là những kỹ năng được gọi là “sự lãnh đạo”.
Tôi đã học được rất nhiều thứ qua việc nhìn cách thức Kirk làm việc. Ông là đặc trưng của một nhà quản lý năng động, biết cách đại diện và phân quyền, có niềm say mê sáng tạo và trông rất đẹp trong những bộ đồ ông mặc. Ông không bao giờ tự nhận mình có nhiều khả năng hơn thuộc cấp. Ông luôn thừa nhận họ là những người thông thạo những gì họ đang làm trong lĩnh yực của họ. Nhưng ông là người xác lập tầm nhìn, quyết định tiếng nói, và là người chịu trách nhiệm về tinh thần. Thêm nữa, Kirk có duyên tán tỉnh phụ nữ trên mọi hành tinh ông tới. Bạn cứ tưởng tượng tôi, một cậu bé mười tuổi, mang kính cận, say mê ngồi xem truyền hình ở nhà. Mỗi khi Kirk xuất hiện trên màn hình, tôi thấy ông như một vị thần Hy Lạp.
Và ông có những đồ chơi thật kỳ diệu! Khi còn là một đứa trẻ, tôi bị mê hoặc bởi ông có thể ở trên một hành tinh nào đó và có một chiếc máy – thiết bị liên lạc Star Trek – để nói chuyện với những người đang ở trên tàu. Bây giờ tôi cũng có một thiết bị như vậy ở trong túi. Ai biết được, chính Kirk là người đã cho chúng ta làm quen với điện thoại di động.
Vài năm trước đây, tôi nhận được một cú điện thoại (trên thiết bị liên lạc của tôi) của một tác giả từ Pittsburgh tên là Chip Walter. Ông cùng với William Shatner (diễn viên đóng vai Kirk) viết một cuốn sách về việc những thành tựu khoa học, ban đầu được tưởng tượng trong Star Trek, đã báo trước cho những tiến bộ công nghệ ngày nay như thế nào. Thuyền trưởng Kirk có mong muốn được tới thăm phòng thí nghiệm về thực tế ảo của tôi ở Carnegie Mellon.
Uớc mơ tuổi thơ của tôi là trở thành Kirk. Nhưng tôi vẫn coi ước mơ này đã trở thành hiện thực khi Shatner xuất hiện. Thật kỳ diệu được gặp thần tượng thời niên thiếu của bạn, nhưng còn kỳ diệu hơn, khi thần tượng đến với bạn để xem những công việc kỳ diệu mà bạn đang thực hiện trong phòng thí nghiệm của mình.
Các sinh viên cùng tôi làm việc ngày đêm để xây dựng một thế giới thực tế ảo giống như chiếc cầu của Enterprise. Khi Shatner tới, chúng tôi đặt chiếc “mũ-màn hình” to tướng lên đầu ông. Chiếc mũ có một màn hình ở bên trong, và khi quay đầu, ông có thể tự chứng kiến, quanh 360 độ, những hình ảnh về con tàu cũ của ông. “Trời ơi, lại còn có cả những cánh cửa thang máy.” – ông nói. Và chúng tôi còn có một bất ngờ nữa cho ông: còi báo động phát tín hiệu đèn đỏ. Ngay lập tức, ông hét, “chúng ta đang bị tấn công!”
Shatner lưu lại ba tiếng, và đặt vô số câu hỏi. Một đồng nghiệp sau này có nói với tôi: “Ông ta hỏi liên tục và hình như vẫn chưa thật thỏa mãn.”
Còn tôi thì vô cũng ấn tượng. Kirk, ý tôi là Shatner, là một thí dụ điển hình về một người biết rất rõ điều mình không biết, sẵn sàng thú nhận điều đó, và không muốn đi, cho tới khi hiểu ra vấn đề. Với tôi, đó là cách hành xử thật anh hùng. Tôi mong, mọi sinh viên cao học đều có thái độ như vậy.
Trong quá trình chữa trị ung thư, khi được thông báo là chỉ có 4% bệnh nhân ung thư tụy có thể sống được năm năm, một dòng từ bộ phim Star Trek – Sự giận dữ của Khan – ngay lập tức xuất hiện trong đầu tôi. Trong phim, các học viên của đội tàu gặp một kịch bản được mô phỏng để tập, theo đó, bất kể học viên làm gì, toàn đội tàu sẽ bị giết. Trong phim có giải thích, khi Kirk còn là học viên, ông đã lập trình lại sự mô phỏng bởi “ông không tin vào kịch bản không-ai-thắng.”
Tới nay, một số đồng nghiệp tinh tường đã tỏ ra coi thường sự mê muội của tôi với Star Trek.
Nhưng phải nói, ngay từ lúc đầu, nó đã rất hữu ích đối với tôi.
Sau khi biết tin về bệnh tình của tôi, Shatner đã gửi cho tôi một tấm ảnh chụp ông trong vai Kirk. Trên tấm ảnh ông ghi: “Tôi không tin vào kịch bản không-ai-thắng.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.