Chân dung một chàng trai trẻ

Chương V – Phần 2



Quá muộn để lên gác học giờ tiếng Pháp. Cậu băng qua giảng đường lớn và đi đến hành lang bên trái dẫn đến giảng đường môn vật lí. Hành lang tối tăm và yên lặng. Tại sao cậu nghĩ rằng nó có cảm giác đề phòng? Có phải tại vì cậu nghe kể rằng trong thời đại Buck Whaley có một cầu thang bí hiểm ở đó? Hay có phải đó là tu viện của các thầy tu? Và có phải cậu đang đi giữa những người xa lạ? Đất nước Ireland của Tone và của Parnell dường như lùi xa vào khoảng không trung.

Stephen mở cánh cửa giảng đường và dừng lại bởi ánh sáng xám xịt lạnh lẽo xuyên qua những cửa sổ đầy bụi. Một người đang cúi mình trước cánh cửa lớn và qua vẻ gầy còm xanh xao, cậu nhận ra đó là thầy trưởng khoa đang nhóm lửa. Stephen nhẹ nhàng đóng cửa và tiến lại gần lò sưởi.

– Con chào thầy ạ! Con có thể giúp thầy được không ạ?

Vị cha xứ vội vàng nhìn lên và trả lời:

– Hãy giữ khoảnh khắc này, Stephen và con sẽ thấy. Châm lửa cũng là một nghệ thuật. Chúng ta có nghệ thuật tự do và chúng ta cũng có nghệ thuật hữu ích. Đây là một trong số những nghệ thuật hữu ích.

– Con sẽ cố gắng học nó – Stephen nói.

– Không dùng quá nhiều than là một trong các bí quyết – thầy trưởng khoa nói và bắt đầu tập trung làm việc của mình.

Ông rút ra bốn đoạn nến từ túi bên cạnh của áo xutan và đặt chúng khéo léo giữa đám than và những từ giấy xoắn lại. Cậu quan sát ông trong yên lặng. Quỳ xuống phiến đã lát sàn để nhóm lửa và bận rộn với việc đốt một búi các tờ giấy và các đoạn nến. Xem ra ông ấy tận tụy với công việc này hơn bao giờ hết để tạo ra một chỗ tế thần trong một đền thờ, một người phục vụ hành lễ của Chúa. Giống như chiếc áo của người hành lễ bằng vải lanh trơn, chiếc áo xutan cũ mòn bạc màu cuốn quanh hình dáng đang quỳ của một người mà các giáo sĩ hay các thầy tế cảm thấy bị làm phiền hoặc khó chịu. Thân thể ông như được bôi sáp đang chậm chạp phụng sự Chúa – giữ gìn ngọn lửa trên ban thờ, giữ những tin tức bí mật, chờ đợi những kẻ trần tục, và hành động nhanh chóng khi chào mời với lòng khoan dung thần thánh hay vẻ đẹp giám mục. Tâm hồn của ông cũng được bôi sáp trong sự phụng sự này mà không có sự lớn lên theo ánh sánh và vẻ đẹp tỏa rộng ra bên ngoài một mùi hương ngọt ngào thiêng liêng – một sự hành xác sẽ không có phản ứng gì với sự run lên của tuân lệnh hơn là sự run lên của tình yêu hay đấu tranh với cơ thể già nua gầy gò dẻo dai của ông.

Thầy trưởng khoa ngồi xổm và quan sát những que củi mồi rồi phá tan sự im lặng:

– Ta tin chắc rằng ta không thể nhóm được lửa.

– Stephen, con có phải là một nghệ sĩ hay không? – thầy trưởng khoa hỏi, liếc lên nhìn cậu và nhấp nháy đôi mắt yếu ớt. Mục đích của nghệ sĩ là sáng tạo ra cái đẹp. Còn cái đẹp là gì thì lại là một câu chuyện khác.

Ông ta chầm chậm xoa tay và lạnh nhạt.

– Con có thể trả lời câu hỏi đó bây giờ không? – Ông ta hỏi.

– Aquinas – Stephen trả lời. – nói rằng Cái đẹp là cái mang lại niềm thích thú cho đôi mắt.

– Ngọn lửa này trước mắt chúng ta – thầy trưởng khoa nói, sẽ làm hài lòng đôi mắt. Vì thế, nó sẽ là cái đẹp à?

– Tới một chừng mực mà đôi mắt cảm thấy rõ, cái mà con muốn nói ở đây là sự hiểu biết về mĩ học, nó sẽ là cái đẹp. Nhưng Aquinas cũng nói “Điều tốt là cái mà bản năng của chúng ta khao khát.” Tới một chừng mực mà nó thỏa mãn sự khao khát của động vật về ngọn lửa ấm, đó là một điều tốt. Dưới địa ngục, nó là một điều xấu xa.

– Chính xác! – thầy trưởng khoa nói, – con nói đúng. Stephen uyển chuyển đi về phía cánh cửa, mở nó ra và nói:

– Thời tiết khô sẽ châm lửa dễ dàng hơn.

Khi ông ta quay lại nền lò sưởi, với những bước đi khập khiễng nhẹ nhàng nhưng nhanh nhẹn, Stephen nhìn thấy một linh hồn im lặng của một giáo sĩ đang nhìn cậu bằng đôi mắt xanh xám không có tình yêu. Giống như Ignatius, ông ta bị khập khiễng nhưng đôi mắt ông ta không sáng lửa nhiệt huyết giống như Ignatius. Thậm chí mưu mẹo truyền thuyết của người đi cùng còn khéo léo tinh tế và bí mật hơn những quyển chuyện hư cấu về sự khôn ngoan bí ẩn cũng không nhóm lên ngọn lửa trong tâm hồn cậu với nguồn năng lượng của một tông đồ. Dường như nếu ông sử dụng mưu mẹo, những hiểu biết và truyền thuyết, những sự tinh ranh trên thế giới vẫn còn bị che giấu, vì sự vinh quang hơn của Chúa, mà không có niềm vui sướng trong cách thể hiện chúng hay lòng căm thù với cái đã làm chúng thay đổi với một hành động khẳng định sự tuân phục. Đối với tất cả, sự tuân phục im lặng này thể hiện việc ông có thể không yêu mến người bề trên hay chỉ yêu mến một chút, và nếu ông yêu thương tất cả thì có nghĩa là phụng sự tất cả. Nếu người sáng lập có thể có ông, giống như một cây quyền trượng trong tay người đàn ông đáng kính nằm trên con đường trong màn đêm buông xuống hay nằm với một bó hoa thơm của một người phụ nữ trên một chiếc ghế trong vườn trong tiết trời u ám.

Thầy trưởng khoa quay trở lại bệ lò sưởi và bắt đầu vuốt cằm.

– Khi nào chúng ta có thể mong đợi một vài câu hỏi về mĩ học từ con nhỉ? – Ông ta hỏi.

– Từ con ư! – Stephen ngạc nhiên trả lời. – Cứ hai tuần con tình cờ gặp một ý tưởng nếu con may mắn.

– Stephen à! Những điều bàn đến ở trên thật sự rất sâu sắc. – Thầy trưởng khoa nói. – Nó giống như khi ta nhìn xuống vực sâu thăm thẳm từ những vách đá ở Moher. Rất nhiều người đi xuống vực sâu và không bao giờ quay trở lại. Chỉ những thợ lặn chuyên nghiệp có thể lặn xuống, khám phá chúng và quay trở về.

– Nếu thầy nói về vấn đề nghiên cứu – Stephen nói. – con cũng chắc chắn rằng không có một cái gì như tư tưởng tự do bởi vì mọi tư tưởng đều bị giới hạn bởi chính những quy định riêng của chúng.

– Ha!

– Con có thể tiếp tục nghiên cứu bằng ánh sáng tư tưởng của Aristotle hoặc Aquinas.

– Ta hiểu. Ta hiểu được quan niệm của con.

– Con chỉ cần chúng cho con như những hướng dẫn để đạt được mục đích của mình cho tới khi con làm được vài việc gì đó cho bản thân nhờ ánh sáng của chúng. Nếu chiếc đèn bốc khói và bốc mùi, con sẽ bỏ nó đi. Nếu nó không đủ sáng, con sẽ bán nó và mua một cái khác.

– Epictetus cũng có một chiếc đèn – thầy trưởng khoa nói, – và nó được bán với một giá ngoài sức tưởng tưởng sau khi ông ấy chết. Đó là chiếc đèn mà ông ta sử dụng để viết các học thuyết triết học. Chắc là con biết Epictetus?

– Một ông già – Stephen trả lời hơi thô lỗ, – người đã nói rằng linh hồn rất giống một cái xô đựng đầy nước.

– Ông ấy diễn tả cho chúng ta một cách đơn giản – thầy trưởng khoa tiếp tục, – rằng ông ấy đặt một chiếc đèn sắt trước bức tượng của một trong những vị thần và rằng một kẻ cắp đã ăn trộm chiếc đèn đó. Vị triết gia đã làm gì? Ông ta tìm ra bản chất của một kẻ trộm là lấy trộm và ngày hôm sau quyết định mua một chiếc đèn bằng đất nung thay vì chiếc đèn bằng sắt.

Mùi mỡ động vật bốc lên từ ngọn nến của thầy trưởng khoa xộc vào trong ý thức của Stephen, gội lên những từ này: thùng đựng nước và chiếc đèn; chiếc đèn và thùng đựng nước. Giọng nói thầy cũng vậy, một giọng nói có nhịp điệu cứng nhắc. Suy nghĩ và cảm giác của Stephen lưỡng lự do dự theo bản năng, được kiểm chứng bằng giọng nói lạ lùng và hình ảnh khuôn mặt của vị tu sĩ có vẻ như là một chiếc đèn không sáng sủa hay một gương phản xạ đặt chệch khỏi tiêu điểm. Cái gì nẫn đằng sau nhỉ? Có phải đó là sự đen tối của tâm hồn hay là sự âm u tối tăm của một cơn giông hay những lời phán xét đen tối của Chúa trời?

– Thưa thầy! Con muốn nói về một loại đèn khác – Stephen nói.

– Chắc chắn – thầy trưởng khoa nói.

– Một khó khăn, – Stephan nói, – trong khi tranh luận về mĩ học là để biết từ ngữ được sử dụng có tuân theo quy tắc văn phạm truyền thống hay tuân theo cách truyền đạt truyền thống từ đời này sang đời khác. Con nhớ một câu nói của Newman trong đó ông có nói rằng Đức Mẹ đồng trinh bị cầm tù cùng với tất cả các vị thánh. Việc sử dụng từ ngữ trong cuộc sống đời thường tương đối khác. “Tôi hi vọng tôi không ngăn cản anh.”

– Hoàn toàn không – thầy trưởng khoa nói rất lịch sự.

– Không, không! – Stephen nói, cười. – Ý con là…

– Phải, Phải! Ta hiểu – thầy trưởng khoa vội vàng ngắt lời. – Ta hiểu được ý của con: ngăn cản.

Ông ta đưa tay lên cằm và khẽ ho một tiếng.

– Quay lại với chiếc đèn, việc chăm sóc nó cũng là một vấn đề rất thú vị. Con phải chọn loại dầu tinh khiến và con phải rất cẩn thận khi đổ dầu vào đèn qua chiếc phễu và không để dầu tràn ra.

– Chiếc phễu nào ạ? – Stephen hỏi.

– Chiếc phễu mà qua đó con đổ dầu vào trong đèn.

– Cái gì ạ? – Stephen hỏi. – Cái đó gọi là phễu ư? Nó không phải là chiếc ống sao?

– “Chiếc ống” là cái gì?

– Là cái đó! Cái phễu!

– Tiếng Ireland gọi nó là chiếc ống à? – Thầy trưởng khoa hỏi. – Ta chưa từng nghe thấy từ này trong đời.

– Nó được gọi là chiếc ống ở vùng Lower Drumcondra – Stephen trả lời, bật cười. – Nơi họ nói tiếng Anh giỏi nhất

– Chiếc ống – thầy trưởng khoa trầm ngâm nói. – Đó là một từ thú vị nhất. Ta phải tra lại trong từ điển.

Cử chỉ nhã nhặn của ông ta nghe có vẻ hơi giả dối và Stephen nhìn vào từ điển tiếng Anh. Một con chiên khiêm tốn trong một loạt các tranh luận ầm ĩ, một người Anh đáng thương trên đất Ireland. Cậu xem ra đã đi vào giai đoạn lịch sử của các thầy tu khi có sự thể hiện mưu đồ lạ lùng, chịu đựng, ghen tị, tranh đấu và sỉ nhục. Tất cả đã trải qua, rồi cuối cùng là một tinh thần đờ đẫn vô vọng. Từ cái gì cậu đặt ra những điều trên? Có thể cậu đã được sinh ra và được nuôi dưỡng trong số những người không tuân phục nhà thờ chính thống, nhìn thấy sự cứu rỗi linh hồn trong Chúa Giê-su và ghê tởm những gì hình thành phô trương vô nghĩa. Liệu cậu có cảm thấy một nhu cầu về lòng trung thành ngấm ngầm giữa chủ nghĩa bè phái và tiếng nói khó hiểu của sự phân li hỗn loạn, sáu người đàn ông chủ yếu, những người kì quặc, lễ rửa tội cho rắn và những hạt giống, những người theo chủ nghĩa giáo điều có thể sa ngã? Liệu cậu đã tìm ra tôn giáo thực sự trong sự bất ngờ khi đi đến đích giống như một cuộn sợi bông có một vài sợi chỉ mỏng manh bị thổi vào những bàn tay cục cằn hay giữa đám diễu hành của Chúa Thánh Thần? Hay Chúa Giê-su chạm vào cậu và gọi mời cậu đi theo, giống như môn đệ là người đã ngồi ở bàn đón khách giống như cậu đang ngồi cạnh cửa ra vào của một nhà nguyện lợp mái tôn mạ kẽm, ngáp vặt và nói với những người cùng tôn giáo qua những đồng xu tung lên.

Một lần nữa, thầy trưởng khoa nhắc lại từ đó:

– “Cái ống!” Rất thú vị!

– Đối với con câu hỏi mà thầy đưa ra lúc trước rất thú vị. Đâu là cái đẹp mà người nghệ sĩ cố gắng diễn tả trong cuộc sống này? – Stephen hững hờ nói.

Một từ ngắn ngủi đó có vẻ đã quay một thanh kiếm nhọn vào sự nhạy cảm của cậu. Stephen cảm nhận được một sự thất vọng đau đớn: người đang nói kia là đồng hương của Ben Jonson. Stephen ngẫm nghĩ:

– Thứ ngôn ngữ chúng ta đang nói là của ông ta trước khi là của chúng ta. Các từ “ngôi nhà, chúa Giê-su, nước của Adam, thầy giáo” thật sự khác nhau trong miệng của ông ấy và trong miệng của chúng ta! Mình không thể nói hoặc viết những từ trên khi mà tinh thần không yên. Ngôn ngữ của ông ta, rất gần gũi và cũng rất xa lạ, sẽ không bao giờ trở thành tự nhiên đối với mình. Mình không tạo ra và chấp nhận những từ đó. Miệng mình luôn ngăn cản mình khi mình phải sử dụng chúng trong giao tiếp. Tâm hồn mình đau khổ bởi hình bóng của thứ ngôn ngữ ấy.

– Và để phân biệt giữa cái đẹp và cái hùng vĩ – thầy trưởng khoa bổ sung, – cần phân biệt giữa vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp vật chất. Và cần phải biết được cái đẹp nào là cái đích đối với mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau. Chúng là một số điểm rất thú vị chúng ta có thể bàn đến.

Stephen đột nhiên chán nản bởi giọng nói cứng nhắc, khô khan của thầy trưởng khoa; những tiếng động của rất nhiều đôi ủng từ đằng xa và những tiếng nói không rõ ràng đi lên từ phía cầu thang phá tan sự yên lặng.

– Để theo đuổi những nghiên cứu trên – thầy trưởng khoa thuyết phục, – tuy nhiên có một nguy cơ của sự trống rỗng khủng khiếp. Trước tiên, con cần phải lấy một cái bằng đại học. Coi đó như là một mục tiêu đầu tiên. Sau đó, dần dần con sẽ nhìn ra con đường của mình. Ý của ta là con đường trong cuộc đời và con đường trong tư tưởng. Lúc đầu có thể rất vất vả nên cần nhiều nỗ lực. Lấy ví dụ như ông Moonan. Phải rất lâu sau ông ta mới lên được đỉnh cao. Nhưng cuối cùng ông ta cũng làm được điều đó.

– Nhưng có lẽ con không có được tài năng như ông ấy – Stephen khe khẽ nói.

– Con không bao giờ biết được – thầy trưởng khoa tươi tỉnh nói. – Chúng ta không bao giờ có thể nói ra được những khả năng tiềm ẩn. Hầu như chắc chắn ta không nên nản chí và chán nản. Bằng những con đường chông gai để lên tới những vì sao.

Ông ta vội vàng rời khỏi bệ lò sưởi và đi về phía đầu cầu thang để chờ đón lớp học nghệ thuật.

Tựa người vào lò sưởi, Stephen nghe thấy những lời chào của sinh viên ở trong lớp học và cậu gần như nhìn thấy những nụ cười ngay thật của những sinh viên thô lỗ. Một sự thương hại bắt đầu ập xuống như sương lạnh thấm vào trái tim dễ tổn thương của cậu cho người phụng sự trung thành của Loyola, cho nửa mùa xuân, một người mà cậu chẳng bao giờ gọi là Cha thần thánh của cậu. Rồi cậu nghĩ làm thế nào mà người đàn ông này và những đồng môn của ông ta lại có thể nhân danh những con người trần tục tại trong không chỉ những bàn tay không thuộc thế giới này mà còn là của cả thế giới cho sự cầu xin trong toàn bộ lịch sử của họ, dưới cây gập phán xét của Chúa đối với các linh hồn của sự thảnh thơi, ấm áp và tự tin.

Giáo sư bước vào lớp học đã làm cho bọn học sinh chạy nhanh vào chỗ với những tiếng động của những đôi giày ống nặng nề của những sinh viên ngồi trên bậc cao nhất trong giảng đường lớn tối tăm dưới những khung cửa sổ màu xám. Buổi điểm danh bắt đầu và những cái tên được hô lên với những giọng nói khác nhau cho đến khi đến cái tên Peter Byrne.

– Có ạ!

Đáp lại là một giọng điệu trầm trầm từ những bậc thang trên cao ở giảng đường, tiếp theo là những tiếng ho dọc theo những chiếc ghế dài khác.

Giáo sư tạm dừng lại và gọi một cái tên khác:

– Cranli!

Không có câu trả lời.

– Cậu Cranli!

Một nụ cười thoáng qua trên mặt Stephen khi cậu nghĩ về người bạn cùng học.

– Thử gọi Leopardstown! – Một giọng nói từ hàng ghế phía sau cất lên.

Stephen bình thản nhanh chóng nhìn lên nhưng đó là cái mặt lợn của Moynihan, được vẽ ra dưới ánh sáng lờ mờ. Một công thức được đưa ra. Trong tiếng xào xạc mở vở, Stephen quay lưng lại và nói:

– Vì Chúa! Làm ơn cho tao vài tờ giấy.

– Mày tồi tệ đến như thế à? – Moynihan hỏi với một nụ cười toe toét.

Nó xé một tờ giấy từ cuốn vở chữ nghĩa nghệch ngoạc và đặt xuống, thì thầm:

– Trong trường hợp bắt buộc, một thường dân hay một phụ nữ cũng có thể giải được nó.

Cái công thức mà Moynihan ngoan ngoãn viết trong tờ giấy, những phép tính toán ngoằn nghèo của giáo sư, những kí hiệu của lực và gia tốc như những bóng ma thôi miên và làm chán ngấy tâm trí Stephen. Cậu được nghe ai đó nói rằng vị giáo sư vật lí già này là một người tự do theo thuyết vô thần. Ôi, một ngày buồn tẻ! Những công thức có vẻ như một quá trình xử lí mà chỉ các nhà toán học thích thú với chúng mà thôi. Phải vạch ra những đường kẻ mỏng manh trên mặt phẳng này đến mặt phẳng khác dưới ánh sáng nhập nhoạng ngày một yếu ớt hơn.

– Vì vậy, chúng ta phải phân biệt giữa Elip và Elipxoit. Có lẽ một số trong chúng ta ở đây có thể đã biết đến các tác phẩm của ông W. S. Gilbert. Trong một bài hát của ông nói về người chơi bi-a sắc sảo bị phạt khi chơi:

Trên một chiếc khăn bàn không sự thật.

Với một chiếc gậy đánh xoáy.

Và những trái bóng bi-a hình elip.

– Ông ta muốn nói quả bóng có hình dáng Elipxoit bởi vì các trục chính mà ta vừa trình bày lúc trước.

Moynihan ghé sát vào tai Stephen thì thầm:

– Những “quả cà” mới đáng giá làm sao! Đuổi theo tôi đi chị em! Tôi là người khéo chiều phụ nữ!

Câu đùa thô tục của Moynihan như một cơn gió mạnh chạy xuyên qua cuộc sống tu viện đọng trong tâm trí của Stephen, làm rung động cuộc sống của những bộ áo khoác thầy tu treo trên tường, làm chúng đung đưa và nhảy cỡn trong những ngày nghỉ ngơi. Những nghi thức cộng đồng hiện lên từ lễ phục và điệu bộ của những người trong đó: thầy trưởng khoa; viên thủ quỹ béo tốt đẫy đà với chiếc mũ và mái tóc hoa râm; ngài chủ tịch trường; một linh mục nhỏ bé với mái tóc mượt như lông tơ người đã viết những câu cầu nguyện thành kính; một vị giáo sư kinh tế dáng dấp như một nông dân béo lùn; một người cao lớn dưới cái mác một giáo sư trẻ về khoa học thần kinh thảo luận bàn bạc ở đầu cầu thang một trường hợp của ý thức với lớp học của ông ta giống như một con hươu cao cổ đang gặm lá giữa một bầy linh dương; một thế giới bên kia làm phiền lòng thầy tu quản lí hội tôn giáo; một giáo sư tiếng Ý béo mập với cái đầu tròn và đôi mắt ranh ma đầy tiểu xảo. Họ nhẹ nhàng thong thả bước đi, trượt chân suýt ngã, nhào té ngã và nhảy lò cò, vén áo lên nhảy như những con, túm vào lưng người khác, cười rung cả người, vỗ vào lưng người khác và cười ha hả trước những hành động ác ý man rợ, người nọ gọi người kia bằng những cái tên hiệu quen thuộc, che bàn tay trên miệng và thì thầm từng đôi từng đôi một.

Vị giáo sư đi đến chiếc tủ kính đặt cạnh tường bên, từ trong ngăn tủ lôi ra một cuộn dây, thổi sạch bụi bẩn xung quanh và cẩn thận hướng nó về phía chiếc bàn, giữ nó bằng một ngón tay và bắt đầu tiếp tục bài giảng. Ông giải thích rằng sợi dây kim loại làm từ hợp chất mà mới đây được gọi là hợp kim platin do F. W. Martino phát hiện ra.

Ông nói rõ cả tên viết tắt và họ của người khám phá ra. Moynihan thì thầm đằng sau:

– Ông già Fresh Water Martin giỏi thật!

– Hãy hỏi ông ấy – Stephen thì thầm lại với sự hài hước ủ dột, – liệu ông ta có muốn tìm một đối tượng để xử tử bằng điện. Ông ấy có thể lấy tao làm vật thí nghiệm đó.

Moynihan đứng dậy khỏi ghế để quan sát vị giáo sư uốn cong cuộn dây, kêu lách cách nho nhỏ trên những ngón tay phải của ông ấy, bắt đầu tiếng kêu giống như giọng nói của một thằng nhãi con.

– Thưa thầy! Bạn này nói một từ bậy bạ.

– Platin, – vị giáo sư nghiêm nghị giải thích, – được ưa thích hơn hợp kim bạc của Đức bởi vì nó có hệ số điện trở thấp hơn khi nhiệt độ thay đổi. Sợi platin được bảo vệ theo hình thức cách li với vỏ bảo vệ bằng lụa. Nó được cuộn trong ống Ebonit ở vị trí ngón tay của tôi. Nếu nó được cuộn lại thì có một dòng điện một chiều được thu vào các vòng quấn. Ống dây được dìm trong sáp nến nóng chảy.

Một giọng nói the thé vùng Ulster kêu lên từ hàng ghế phía sau Stephen:

– Chúng ta rất có thể bị hỏi những câu hỏi về khoa học ứng dụng?

Vị giáo sư nghiêm nghị bắt đầu xổ ra hàng tràng thuật ngữ khoa học thuần túy và khoa học ứng dụng. Một sinh viên to béo nặng nề, đeo cặp kính màu vàng, ngơ ngác nhìn về phía người hỏi. Moynihan thì thầm sau lưng Stephen bằng giọng nói tự nhiên:

– Có phải MacAlister là cái gì đó xấu xa vì quá béo không? Stephen hờ hững nhìn vào cái sọ hình thuôn lấp bởi mái tóc hai màu. Tiếng nói, giọng nói, đầu óc của người hỏi làm cho Stephen bực mình và cậu để cho nó mang đến sự độc ác có chủ tâm, mách bảo tâm trí cậu rằng cha của cậu sinh viên này sẽ có lợi hơn nếu đưa con trai của ông ta đến học ở Belfast và cũng tiết kiệm được tiền vé tàu đi lại nếu làm như vậy.

Chiếc sọ hình thuôn phía dưới không quay sang đón nhận luồng suy nghĩ ấy và lúc này mũi tên ấy quay trở lại dây cung của nó; bởi vì trong một khoảnh khắc, Stephen nhìn thấy khuôn mặt trắng nhợt nhạt của cậu sinh viên đó.

– Ý tưởng xấu xa đó không phải của mình. – Stephen vội vàng thanh minh với chính mình. – Nó là của cậu sinh viên hài hước người Iralend ngồi dưới dãy ghế đằng sau. Kiên nhẫn. Mày có dám nói chắc xem do ai mà linh hồn của dòng dõi mày bị đánh đổi và phản bội – do người hỏi hay người nhạo báng? Kiên nhẫn nào. Hãy nhớ đến Epictetus. Hầu như chắc chắn trong tính cách của cậu này khi hỏi một câu hỏi như thế, trong một khoảnh khắc như thế, với một giọng nói như thế và phát âm một từ khoa học như một từ đơn tiết.

Giọng nói đều đều của vị giáo sư vật lí lại tiếp tục dần dần quấn nó vòng quanh cuộn dây. Ông ta nói về sự xoắn chặp gấp đôi, gấp ba, gấp bốn năng lượng giống như cuộn dây tăng lên gấp bội điện trở.

Giọng nói của Moynihan gọi với từ dưới lên trong tiếng vang lên của tiếng chuông từ đằng xa:

– Hết giờ! – Bọn mày ơi!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.