Chân dung một chàng trai trẻ

Chương II – Phần 3



Một sự tức giận nhất thời chợt xuất hiện trong đầu Stephen sau khi nghe những lời nói bóng gió thô tục của tên lạ mặt này. Với cậu, không có gì đáng cười trong việc quan tâm và tôn trọng một cô gái. Tất cả mọi ngày, cậu chẳng nghĩ gì khác ngoài bước đi cùng nhau với cô lên bậc lên xuống của xe điện ở Harold’ s Cross. Một chuỗi cảm xúc buồn rầu lan tỏa trong con người cậu và bài thơ cậu viết gửi Emma kể về cảm xúc đó. Ngày nào cũng vậy, cậu tưởng tượng một cuộc hò hẹn mới với cô bởi vì cậu biết cô ấy sẽ đến xem vở kịch hôm nay. Một nỗi buồn không yên lại tràn đầy trong ngực cậu giống như nó đã xuất hiện trong bữa tiệc đêm, nhưng không tìm được lối thoát qua những đoạn thơ. Kiến thức và sự trưởng thành sau hai năm đang ở tuổi con trai mới lớn ngăn cản cậu tìm ra lối thoát. Cả ngày ngày, chuỗi trăn trở băn khoăn trong cậu bắt đầu xuất hiện, biến đi và lại quay lại trong trong vòng xoáy đen tối, gây phiền muộn cho đến khi lời cậu nhận thấy thái độ từ tốn vui vẻ của cha quản giáo và khuôn măt hóa trang của cậu bé làm mất đi một thoáng thiếu kiên nhẫn của cậu.

– Như vậy, mày cũng đã thừa nhận – Heron tiếp tục – rằng bọn tao rõ ràng đã tìm thấy mày khi đó. Mày không thể giả làm ông thánh với tao được nữa.

Một tràng cười buồn rầu thoát ra khỏi đôi môi cậu, Heron còn lấy chiếc gậy gõ nhẹ vào bắp chân Stephen như thể đang trêu ngươi.

Khoảnh khắc bực tức của Stephen đã trôi qua. Cậu không biết mình đang tỉnh táo hay rối bời, nhưng chỉ mong sự giễu cợt chấm dứt. Cậu hầu như không bực bội với những lời nói thô lỗ về cậu vì cậu biết rằng không có sự nguy hiểm nào cho tiềm thức phiêu lưu từ những lời nói đó. Khuôn mặt cậu phản ánh nụ cười gian trá của đối phương.

– Công nhận chứ! – Heron nhắc lại – khẽ đập cây gậy vào bắp chân Stephen.

Đó chỉ là một cú đánh đùa nhưng không nhẹ nhàng bằng lần trước. Stephen cảm thấy ngứa ran lên ở dưới da và gần như không đau đớn gì cả. Rồi cậu cúi xuống ngoan ngoãn, như thể để làm vừa lòng sự vui đùa của đồng nghiệp và bắt đầu đọc kinh xưng tội. Màn kịch cũng kết thúc thành công vì cả Heron lẫn Wallis cười bao dung với thái độ khiếm nhã.

Lời xưng tội chỉ phát ra từ đôi môi Stephen khi chúng nói chuyện, một kí ức bất chợt đưa cậu đến một khung cảnh khác, cứ như là ma thuật vào thời điểm khi cậu nhận thấy những lúm đồng tiền tàn nhẫn kinh tởm tại góc miệng của Heron khi cười, cậu cảm thấy cái đánh tương tự vào bắp chân mình và cậu nghe thấy một từ quen thuộc cảnh cáo:

– Công nhận đi.

Học kì đầu tiên của cậu ở đây gần kết thúc và lúc này cậu đứng ở vị trí thứ sáu. Bản tính tinh tế nhạy cảm của cậu vẫn còn bị tổn thương dưới những ngọn roi thần thánh và cuộc sống bần cùng. Tâm trí cậu vẫn băn khoăn lo âu và chán nản vì một viễn cảnh tối tăm của Dublin. Cậu đã vươn lên sau hai năm đầy ảo tưởng mơ màng để tìm thấy chính mình giữa khung cảnh mới. Mọi sự kiện và con người đã tác động, ảnh hưởng đến cậu một cách sâu sắc, làm cậu chán nản hay say mê thích thú. Dù say mê hay chán nản thì cậu bị lấp đầy bằng những suy nghĩ cay đắng và bất an. Mọi khoảng thời gian rảnh rỗi còn lại ở trường đã qua cùng với những bài diễn văn mang tính chế nhạo và bạo lực của những người cách mạng đã làm cho tâm trí cậu xáo động trước khi chúng mê hoặc những bài viết phác thảo của cậu.

Bài tiểu luận đã là công việc chính của cậu trong tuần và những ngày thứ Ba khi cậu đi từ nhà đến trường. Cậu đọc số phận mình trong những sự việc tình cờ xảy ra trên đường và buộc cậu phải đọ sức với một vài người phía trước và nhanh nhẹn tiến bước, đi như chạy trước khi một mục đích đã đạt được hoặc đặt những bước thận trọng trên con đường mòn chắp vá và cậu tự nói với mình rằng cậu sẽ là người về đích trước tiên và không phải là người thứ nhất về viết bài tiểu luận hàng tuần.

Vào một ngày thứ Ba, niềm hân hoan của cậu đã đập tan một cách tàn nhẫn. Ông Tate, thầy giáo dạy tiếng Anh, chỉ ngón tay vào cậu và nói thẳng thừng:

– Cậu học sinh này đã viết những lời dị giáo trong bài tiểu luận.

Trong lớp lặng đi. Thầy Tate đã không đập tan nó nhưng ông lại kẹp hai tay vào giữa hai chân trong khi tấm áo vải lanh hồ bột cứng cọ kéo giữa cổ và tay áo ông. Stephen không nhìn lên. Đó là một buổi sáng mùa xuân ẩm và lạnh khi đôi mắt cậu vẫn còn đau nhức và yếu ớt. Cậu ý thức được sai lầm và phát hiện sự nghèo khổ trong tâm trí và quê hương mình. Cậu cảm thấy chiếc cạnh cổ áo lởm chởm cọ trên trên cổ mình khi cậu quay đầu.

Một tiếng cười to vang lên từ ông Tate làm cho cả lớp học đỡ căng thẳng hơn.

– Có lẽ cậu không biết điều đó – ông Tate nói.

– Chỗ nào thưa thầy? – Stephen hỏi. Ông Tate rút tay lại và mở bài tiểu luận.

– Đây này. Nó nói về Đấng sáng thế và linh hồn. Hừm… hừm… hừm. Ồ đây rồi! Không bao giờ có khả năng đến gần hơn. Điều đó là sự dị giáo.

Stephen lẩm bẩm:

– Ý em là không có khả năng đến gần bất cứ lúc nào ạ.

– Đó là sự khuất phục! – ông Tate nhẹ nhàng giảng giải, gập bài tiểu luận lại và đưa lại cho Stephen, ông tiếp tục:

– Ồ… mà này! Đến gần bất cứ lúc nào. Đó là một câu chuyện khác.

Nhưng không khí trong lớp không nhanh chóng dịu đi. Mặc dù không một ai nói lại với cậu về sự lo ngại này nhưng cậu cảm thấy mình có một niềm vui hiểm ác mơ hồ.

Vài đêm sau khi bị quở trách trước lớp, khi cậu đang đi dọc theo đường Drumcondra thì nghe thấy một tiếng gọi lớn:

– Này, dừng lại!

Cậu quay lại và nhìn thấy ba cậu bé khác trong lớp cậu đang tiến lại phía mình trong bóng tối lờ mờ. Đó là Heron người đã hô lên, và hai người đi cùng, vừa bước vừa dùng cây gậy nhỏ khua khua vào không trung theo bước chân chúng. Boland, bạn của Heron, bước sau cậu ta với nụ cười toe toét trên khuôn mặt nó trong khi Nash đi cách sau vài bước, thở dốc vì đi nhanh và lúc lắc cái đầu tóc đỏ to đùng.

Ngay khi bọn trẻ cùng nhau rẽ sang đường Clonliffe, chúng bắt đầu cùng bàn luận về sách vở và những nhà văn, nói chuyện về những cuốn sách chúng đang đọc và bao nhiêu cuốn sách có trên giá sách của cha chúng ở nhà. Stephen lắng nghe chúng đối thoại với vài sự ngạc nhiên vì Boland là một đứa tối dạ và ngu dốt, còn Nash là một tên lười nhác nhất trong lớp. Sau một vài tranh luận về những nhà văn chúng yêu thích, Nash tuyên bố rằng Captain Marryat là nhà văn vĩ đại nhất.

– Vớ vẩn! – Heron tranh cãi – Hãy hỏi Dedalus. Ai là nhà văn vĩ đại nhất, hả Stephen Dedalus?

Stephen nhận ra sự mỉa mai trong câu hỏi, cậu trả lời:

– Mày hỏi về văn xuôi à?

– Chính xác.

– Theo tao là Newman.

– Có phải Cardinal Newman không? – Boland hỏi lại.

– Đúng vậy – Stephen trả lời.

Một nụ cười toe toét nở ra trên khuôn mặt đầy tàn nhang của Nash khi nó quay sang phía Stephen và nói:

– Và mày có thích Cardinal Newman không hả Stephen?

– Ồ, rất nhiều người nói rằng văn phong của Newman tuyệt nhất. – Heron giảng giải cho hai người còn lại, – dĩ nhiên ông ấy không phải là nhà thơ.

– Và ai là nhà thơ vĩ đại nhất hả Heron? – Boland hỏi.

– Dĩ nhiên là Lord Tennyson – Heron trả lời.

– Ồ, đúng vậy, Lord Tennyson – Nash đồng ý – Chúng ta đều có thơ của ông ấy trong cuốn sách ở nhà.

Lúc này, Stephen quên mất lời thề im lặng mà cậu đang cố giữ và lớn tiếng:

– Tennyson ư! – Tại sao lại như thế được. Ông ta chỉ là một người biết làm thơ!

– Ồ, nói bậy! – Heron nói. – Tất cả mọi người biết rằng Tennyson là nhà thơ vĩ đại nhất.

– Và theo mày, ai là nhà thơ vĩ đại nhất? – Boland hỏi, thúc khuỷu tay vào đứa bên cạnh.

– Dĩ nhiên là Byron – Stephen trả lời.

Heron khởi xướng và cả ba cùng cười lớn khinh bỉ.

– Chúng mày cười cái gì chứ?- Stephen hỏi.

– Cười mày đó – Heron trả lời. – Byron là nhà thơ vĩ đại nhất ư! Ông ta chỉ là nhà thơ cho những kẻ vô giáo dục.

– Chắc ông ấy là một nhà thơ giỏi! – Boland mỉa mai.

– Mày có thể ngậm miệng lại được không – Stephen giận dữ, quay sang Boland đầy táo bạo. – Tất cả những gì chúng mày biết về thơ ca là những gì được viết lên những phiến đá trong vườn và chúng sắp được chuyển lên trên gác xép.

Trong thực tế, người ta đã nói Boland đã viết lên những phiến đã trong vườn hai câu thơ dài mô tả một người bạn cùng lớp người vẫn thường cưỡi một con ngựa nhỏ trên đường từ nhà đến trường:

Khi Tyson cưỡi ngựa tới Jerusalem

Nó bị ngã và làm tổn thương Alec Kafoozelum.

Sự công kích này đẩy hai tên hung hăng vào im lặng nhưng Heron thì vẫn tiếp tục:

– Nhưng dù sao chăng nữa, Byron là một kẻ dị giáo vô đạo đức.

– Tao không quan tâm tới việc ông ta là ai – Stephen kịch liệt phản ứng.

– Mày không thèm quan tâm ông ta là người dị giáo hay không à? – Nash hỏi.

– Mày biết những gì về chuyện này? – Stephen la lên. – Mày chẳng bao giờ đọc bất kì một dòng chữ nào trong suốt cuộc đời mày, ngoại trừ bản dịch, và thằng Boland cũng thế.

– Tao biết một điều rằng Byron là một người đàn ông xấu xa – Boland nói.

– Lại đây, bắt lấy thằng dị giáo này – Heron gọi to.

Trong một khoảnh khắc, Stephen là một tù nhân.

– Ông Tate làm mày phấn chấn lên hôm nọ – Heron tiếp tục – về tính dị giáo trong bài tiểu luận của mày.

– Ngày mai, tao sẽ nói với ông ấy – Boland nói.

– Thách mày đấy? – Stephen nói – Mày luôn sợ sệt khi phải mở miệng mà.

– Sợ ư?

– Ừ, sợ cuộc đời mày.

– Kiềm chế đi mày! – Heron hét lên, – vụt chiếc gậy vào chân Stephen.

Đó là tín hiệu cho sự tấn công của chúng. Nash giữ chặt tay Stephen từ đằng sau trong khi Boland túm lấy một gốc cây bắp cải trên rãnh nước. Vật lộn và đá lại những cú vụt bằng gậy và cú đập bằng gốc cây, Stephen bị dồn vào một hàng rào kim loại có gai.

– Mày phải thừa nhận rằng Byron không phải người tốt.

– Không.

– Công nhận đi.

– Không.

– Công nhận đi.

– Không. Không.

Cuối cùng, sau cơn bực tức, chúng buông Stephen ra. Những kẻ gây đau khổ cho cậu vừa chạy khỏi đường Jones vừa cười chế nhạo cậu. Trong khi đó, cậu như nửa bị mù vì đôi mắt đẫm nước mắt, trượt trân suýt ngã, siết chặt nắm đấm trong điên cuồng xen lẫn thổn thức.

Trong lúc cậu đang đọc đi đọc lại kinh xưng tội giữa những tiếng cười bao dung của thính giả và khi những cảnh tượng ác tâm đó vẫn còn băng qua rõ nét tâm trí cậu rõ, cậu tự hỏi tại sao mình không hề có ác tâm đối với những kẻ gây đau khổ cho cậu. Cậu không chút nào căm giận sự hèn hạ và tàn bạo của chúng. Những kí ức về chuyện đó không làm cho cậu bực tức. Cả sự mô tả tình yêu nồng cháy và lòng hận thù mà cậu đã từng bắt gặp trong các cuốn sách đối với cậu có lẽ chỉ là phi thực tế. Thậm chí ngay cả đêm hôm đó khi cậu loạng choạng trở về nhà dọc theo đường Jones, cậu cảm thấy một sức mạnh nào đó đã gạt bỏ dễ dàng sự bực tức cuộn xoắn bất ngờ trong cậu như việc bóc vỏ quả chín.

Cậu vẫn đứng với hai người bạn ở gần kho chứa đồ lắng nghe vu vơ họ nói chuyện, hay nghe những tiếng vỗ tay rộ lên từ trong nhà hát. Cô ấy đang ngồi giữa mọi người, có lẽ đang chờ đợi sự xuất hiện của cậu. Cậu cố gắng nhớ lại gương mặt, vóc dáng của cô nhưng không thể. Cậu chỉ có thể nhớ được rằng cô ấy choàng một chiếc khăn qua đầu và rằng đôi mắt đen của cô chào mời và, làm cậu điềm tĩnh. Cậu băn khoănkhông biết mình có trong suy nghĩ của cô như là cô luôn trong suy nghĩ của cậu không. Lát sau, trong bóng tối vào ngoài tầm nhìn của hai người bạn, cậu đặt những đầu ngón tay của một tay trong lòng bàn tay kia, nhẹ nhàng chạm chúng vào nhau. Nhưng, áp lực các ngón tay của cô ấy ngày càng điềm tĩnh hơn và mềm mại hơn: và bỗng nhiên, kí ức của sự tiếp xúc này chạy xuyên qua óc và thân thể cậu như một con sóng vô hình.

Một cậu bé đi về phía họ, chạy dọc theo phía dưới của kho chứa đồ. Cậu rất xúc động đến nghẹt thở.

– Ồ, Dedalus – nó kêu lên – Doyle đang bực mình đến phát điên đấy. Tốt hơn hết là cậu nên đi vào ngay và thay đồ chuẩn bị cho vở kịch. Nhanh lên Stephen.

– Nó vào ngay bây giờ – Heron nói với người đưa tin bằng giọng nói lè nhè ngạo mạn.

Cậu bé quay sang Heron và nhắc lại:

– Nhưng Doyle đang nổi điên lên đấy.

– Mày có thể nói với Doyle lời thăm hỏi tốt đẹp nhất của tao rằng tao nguyền rủa đôi mắt nó? – Heron trả lời.

– Thế hả, bây giờ tao phải đi đây – Stephen nói – Tao ít quan tâm đến những vấn đề danh dự kiểu này.

– Tao sẽ không định làm thế – Heron nói – Quỷ tha ma bắt nếu tao làm. Không có cách nào để gửi thông điệp cho một trong những thằng học năm cuối. Cáu giận, thế à! Tao nghĩ thế là khá đủ cho việc mày đang tham gia đóng một vở kịch khỉ gió.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.