Sát Nhân Mạng

CHƯƠNG 6



Họ quay ra nhìn cô nàng hippy da trắng, tóc nâu, khoảng ba lăm tuổi, trong bộ áo gió màu xám không hợp mốt và đôi giầy đen dày cộp.
Anderson cất giọng hỏi, “Patricia?”.
Cô ta gật đầu và bước vào phòng, bắt tay ông.
“Đây là Patricia Nolan, cố vấn viên mà tôi đã nói với mọi người. Cô ấy đến từ phòng an ninh mạng của Horizon Online.”
Horizon là nhà cung cấp dịch vụ Internet thương mại lớn nhất thế giới, thậm chí còn lớn hơn cả America Online. Bởi có đến hàng chục triệu thuê bao đăng ký và mỗi thuê bao lại có thể có tới tám usemame khác nhau dùng cho bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình gần như ở bất kỳ thời điểm nào, luôn có một lượng phần trăm lớn của thế giới đang kiểm tra giá cổ phiếu, chém gió với mọi người trong các phòng chat, đọc những tin đồn Hollywood, mua sắm, xem tin thời tiết, đọc và gửi các email, tải các phim khiêu dâm nhẹ qua Horizon Online.
Nolan quan sát vẻ mặt Gillette một lúc. Cô liếc nhìn hình xăm cây cọ. Rồi nhìn những ngón tay đang gõ vô thức vào không khí của hắn.
Anderson giải thích, “Horizon gọi cho chúng tôi khi biết tin nạn nhân là một khách hàng của họ và tình nguyện gửi nhân viên tới hỗ trợ”.
Viên thanh tra giới thiệu cô với mọi người, và giờ đến lượt Gillette dò xét đánh giá cô ta. Cặp kính mắt hàng hiệu, hẳn là đã được mua khi hứng lên, nhưng nó chẳng làm cho khuôn mặt bè bè nam tính của cô ta thanh tú thêm chút nào. Tuy nhiên, đôi mắt xanh lá cây cuốn hút phía sau nó lại vô cùng mạnh mẽ và tính nhanh, Gillette có thể thấy cô ta cũng hoan hỉ khi được đứng trong một phòng máy cổ như thế này. Nước da của Nolan không săn chắc mà bềnh bệch và bị bôi trát bằng lớp trang điểm dày cộp mà nói quá lên thì, có lẽ là thời trang của những năm bảy mươi. Mái tóc nâu của cô thì dày và rối tung, chỉ chực lòa xòa trước mặt.
Sau khi bắt tay và giới thiệu, cô quay ngay sang Gillette. Quấn một lọn tóc quanh những ngón tay và không quan tâm có ai nghe thấy không, cô ta nói thẳng thừng, “Tôi thấy cách anh soi mói tôi khi biết tôi làm việc cho Horizon”.
Giống như tất cả những nhà cung cấp mạng Internet thương mại lớn khác như AOL, CompuServe, Prodigy…Horizon Online bị khinh thường bởi những tay hacker thực sự. Những phù thủy máy tính sử dụng các chương trình Telnet (chương trình cho phép truy cập máy tính từ xa bằng một máy tính khác) để chuyển trực tiếp từ máy tính của họ tới máy tính của người khác và lang thang trên mạng với những phần mềm lướt web được thiết lập riêng cho những chuyến du hành như vậy. Họ sẽ chẳng mảy may nghĩ tới việc sử dụng những nhà cung cấp mạng giản đơn, với tốc độ chậm chạp như Horizon, nơi chỉ đơn thuần phục vụ cho việc giải trí của các gia đình.
Những thuê bao của Horizon Online được gọi là Holamers (những kẻ khờ, thiểu năng) hay HoLosers (những kẻ thất bại).. Hay theo cách gọi nhấn mạnh của Gillette thì chỉ đơn giản là HOs ngố.
Nolan tiếp tục, vẫn đang nói với Gillette, “Để nói cho rõ thì, tôi đã học đại học ở MIT và lấy bằng thạc sỹ và tiến sỹ ở Princeton, đều về chuyên ngành khoa học máy tính”.
“Ai (Artifical Intelligence)?”, Gillette hỏi. “Ở New Jersey?”
Phòng máy trí tuệ nhân tạo của Princeton là một trong những nơi hàng đầu trong nước. Nolan gật đầu, “Chính xác. Và tôi cũng từng là hacker”.
Gillette cảm thấy vui khi biết cô ta vừa nói rõ về mình cho hắn – tên tội phạm duy nhất trong số họ, chứ không phải với cảnh sát. Hắn có thể nghe thấy sự cáu kỉnh trong giọng nói của cô và nó có vẻ như đã được luyện tập từ trước. Hắn cho rằng vì cô ấy là phụ nữ, ủy ban cơ hội việc làm bình đẳng không có quyền lực pháp lý trong việc ngăn cản định kiến gay gắt chống lại những người phụ nữ đang cố khẳng định mình trong lĩnh vực mạng. Không chỉ vì họ bị xua đuổi khỏi các phòng chat lẫn bảng tin, họ thậm chí còn hay bị xúc phạm công khai và đe dọa. Những cô nhóc tuổi teen muốn trở thành hacker cần phải ranh mãnh và dạn dĩ gấp mười lần những cậu nhóc cùng tuổi.
“Hai người đang nói gì về Univac vậy?”, Tony Mott hỏi.
Nolan liền trả lời, “Ngày 31 tháng 3 năm 1951. Chiếc máy tính Univac đầu tiên được chuyển tới Cục Thống kê để điều hành hoạt động”.
“Đó là cái gì?”, Bob Shelton hỏi.
“Nó là từ viết tắt của Universal Automatic Computer – Máy tính tự động toàn cầu.”
Gillette nói, “Các từ viết tắt từ các chữ cái rất phổ biến trong Thế giới máy tính”.
Nolan giải thích, “Univac là một trong những máy chủ hiện đại đầu tiên trên thế giới, như chúng ta biết. Nó chiếm cả một phòng to như phòng này. Tất nhiên, ngày nay thì ta có thể mua những chiếc máy tính xách tay có tốc độ làm việc nhanh hơn và có khả năng giải quyết khối lượng công việc nhiều hơn gấp trăm lần”.
Anderson trầm ngâm, “Ngày tháng? Cô cho rằng đó là sự trùng hợp?”.
Nolan nhún vai, “Tôi không biết được”.
“Có lẽ hung thủ của chúng ta có một kiểu chủ đề”, Mott nói. “Ý tôi là, một ngày mốc, ngày kỷ niệm của máy tính và một vụ giết người không có động cơ ở ngay giữa trung tâm Thung lũng Silicon.”
“Hãy lần theo giả thuyết đó đi”, Anderson nói. “Hãy tìm xem gần đây có bất cứ vụ án nào đang để ngỏ xảy ra tại các khu vực công nghệ cao khác phù hợp với M.O. này (modus operandi: cách thức, phong cách). Hãy thử với Seattle, Portland xem – Họ có Rừng Silicon ở đó. Chicago thì có Thảo nguyên Silicon. Đường 128 ngoài Boston.”
“Austin, Texas”, Miller nói.
“Tốt. Và đường vành đai Dulles Toll ngoài Washington D.c. Hãy bắt đầu từ đó và xem chúng ta có thể tìm ra điều gì không. Gửi yêu cầu tới VICAP.”
Tony Mott gõ vào máy tính một vài thông tin và vài phút sau, anh nhận được hồi đáp. Anh đọc từ màn hình và nói, “Có thứ gì đó ở Portland. Ngày mười lăm và mười bảy tháng Hai năm nay. Hai vụ giết người chưa phá án xong, có cùng phương thức thực hiện, và đều giống với vụ này – cả hai nạn nhân đều bị đâm đến chết, nguyên nhân tử vong là vết thương ở ngực. Hung thủ được nhận định là một người đàn ông da trắng, cuối hai mươi đầu ba mươi. Không có dấu hiệu cho thấy hắn quen biết nạn nhân và động cơ gây án không phải là cướp của hay hiếp dâm. Những nạn nhân này bao gồm một nam giám đốc điều hành giàu có và một nữ vận động viên chuyên nghiệp”.
“Mười lăm tháng Hai?”, Gillette hỏi.
Patricia Nolan nhìn anh ta. “ENIAC?”
“Đúng thế!”, tay hacker nói và giải thích, “ENIAC cũng giống như UNIVAC nhưng có trước. Nó được kết nối từ những năm bốn mươi (chính xác là năm 1946). Ngày kỷ niệm ra mắt là ngày mười lăm tháng Hai”.
“Nó là viết tắt của cái gì?”
Gillette nói, “Đó là Máy tính và bộ tích phân bằng điện tử – Electronic Numerical Integrator And Calculator”. Giống như tất cả những tay hackers khác, hắn là một fan cuồng của lịch sử máy tính.
“Mẹ kiếp”, Shelton lầm bầm, “Chúng ta có một tên giết người hàng loạt. Tuyệt đấy”.
Một tin nhắn khác đến từ VICAP. Gillette nhìn vào màn hình và hiểu rằng những chữ cái này viết tắt cho Violent Criminal Apprehension Program – Chương trình nghiên cứu tội phạm nguy hiểm của Bộ Tư pháp Mỹ.
Dường như cảnh sát cũng sử dụng chữ viết tắt nhiều như hacker vậy.
“Mọi người, một vụ nữa này”, Mott vừa nói vừa đọc màn hình.
“Lại nữa à?”, Stephen Miller nói, vẻ sợ hãi. Anh vô thức xếp dọn vài đĩa mềm và đống giấy tờ chất dày đến mười lăm phân trên bàn làm việc của mình.
“Khoảng mười tám tháng trước, một nhà ngoại giao và một đại tá quân đội – cả hai đều có vệ sỹ và bị giết ở Hemdon, Virginia. Chính là hành lang công nghệ cao Duiles Toll Road… Tôi đang yêu cầu hồ sơ hoàn chỉnh của vụ án này.
“Ngày xảy ra các vụ án ở Virginia là hôm nào?”, Anderson hỏi “Ngày mười hai và mười ba tháng Tám. “
Ông viết thông tin này lên tấm bảng trắng và nhướng mắt nhìn Gillette, “Có gợi lên điều gì không?”.
“Máy tính cá nhân đầu tiên của IBM”, tay hacker trả lời. “Ngày tung ra sản phẩm là ngày mười hai tháng tám”, Nolan gật đầu.
“Vậy là hắn có một chủ đề”, Shelton nói.
Frank Bishop bổ sung, “Và điều đó có nghĩa là hắn sẽ còn tiếp tục”.
Chiếc máy tính chỗ Mott ngồi kêu lên một tiếng bíp nhẹ. Viên cảnh sát trẻ nghiêng người về trước, khẩu súng ngắn tự động cồng kềnh va lách cách vào chiếc ghế. Anh cau mày, “Chúng ta gặp rắc rối rồi”
Trên màn hình hiện lên dòng chữ:
Không thế tải file
Một đoạn tin dài hơn xuất hiện dưới dòng chữ ấy.
Anderson đọc đoạn tin và lắc lắc đầu. “Hồ sơ các vụ án ở Portland và Virginia trên VICAP đã bị mất. Ghi chú từ quản trị hệ thống cho biết chúng đã bị phá hủy trong một tai nạn của kho lưu trữ dữ liệu.”
“Tai nạn”, Nolan lẩm bẩm, đưa mắt nhìn Gillette.
Linda Sanchez trợn tròn mắt nói, “Các bạn không nghĩ rằng… Ý tôi là, không thể có chuyện hắn crack được VICAP. Chưa ai từng làm được điều đó”.
Anderson nói với viên cảnh sát trẻ, “Hãy thử với hệ thống dữ liệu của bang xem: Các lưu trữ của cảnh sát bang Oregon và Virginia”.
Một lát sau, Mott ngẩng lên, “Không có bất cứ dữ liệu lưu trữ nào về những vụ án này cả. Chúng đều đã biến mất”.
Mott và Miller nhìn nhau một cách hoài nghi. “Chuyện này bắt đầu trở nên đáng sợ rồi đây”, Mott nói.
Anderson suy ngẫm, “Nhưng động cơ của hắn là gì mới được?”.
“Hắn là một tay hacker khốn kiếp”, Shelton nói. “Đó là động cơ của hắn.”
“Hắn không phải là hacker”, Gillette nói.
“Vậy thì hắn là cái gì?”
Gillette không muốn giảng giải cho viên cảnh sát khó tính này. Hắn liếc nhìn Anderson, ông giải thích, “Tên gọi “hacker” là một lời khen. Nó có nghĩa là những nhà lập trình tiên tiến. Như trong cụm từ phần mềm hack together (một kiểu phần mềm hack được tạo từ nhiều phần mềm khác). Một hacker thực thụ xâm nhập vào máy tính của ai đó chỉ để xem hắn có thể làm được điều đó hay không và để khám phá những gì có trong đó – chỉ là một sự tò mò. Nguyên tắc đạo đức của hacker là nhìn thì được nhưng chạm vào thì không. Những kẻ xâm nhập vào các hệ thống để phá hoại hoặc trộm cắp được gọi là cracker. Như trong từ sayecracker – siêu trộm”.
“Tôi thậm chí sẽ không gọi hắn bằng cái tên đó”, Gillette nói. “Cracker có thể ăn trộm và phá hoại nhưng họ không làm hại người khác. Tôi sẽ gọi hắn là một “kracker” với chữ k là viết tắt của killer – kẻ giết người.”
“Cracker với chữ c, kracker với chữ k”, Shelton lẩm bẩm. “Vậy thì khác quái gì chứ?”
“Khác biệt nhiều ấy chứ”, Gillette nói. “Đánh vần từ “phreak” với chữ ph nghĩa là ta đang nói đến một người nào đó câu trộm dịch vụ điện thoại. Phising, với chữ ph – tìm kiếm thông tin nhận dạng của ai đó trên mạng. Đánh vần sai từ zvares với âm z ở cuối, chứ không phải s, là ta không nói về những vật dụng trong nhà mà đang ám chỉ những phần mềm bị đánh cắp. Khi nói đến hack thì cũng xoay quanh cách đánh vần và cách viết.”
Shelton nhún vai và vẫn tỏ vẻ không ấn tượng lắm với sự phân biệt này.
Các chuyên viên nhận dạng từ Đơn vị khám nghiệm hiện trường của Sở cảnh sát bang California quay trở lại văn phòng chính của CCU cùng với những chiếc vali cũ sờn. Một người đang xem một tờ giấy. “Chúng tôi thu được mười tám phần dấu tay, trong đó có mười hai cái nhìn thấy được.” Anh ta hất đầu về phía cái túi đựng laptop trên vai mình. “Chúng tôi đã quét các dấu tay và có vẻ như tất cả đều là của nạn nhân và bạn trai cô ấy. Và không có dấu vết của găng tay trên những chiếc chìa khóa”
“Vậy”, Anderson nói, “hắn xâm nhập vào máy tính của cô ấy từ một địa điểm khác. Xâm nhập mềm (soft access) – đúng như ta đã nhận định”. Ông cảm ơn và các chuyên viên rồi đi.
Lúc này Linda Sanchez đã hoàn toàn tập trung vào công việc, không còn là người sắp lên chức bà nữa, cô nói với Gillette, “Tôi đã bảo đảm an toàn và khóa mọi thứ trong máy tính của cô ấy”. Rồi đưa cho hắn một chiếc đĩa mềm, “Đây là đĩa boot (đĩa khởi động)”.
Đó là chiếc đĩa chứa đầy đủ hệ điều hành để “boot up”, hay là khởi động máy tính của một nghi phạm. Cảnh sát sử dụng các đĩa boot, chứ không dùng ổ cứng của chính máy đó để khởi động nó, phòng trường hợp chủ sở hữu chiếc máy, hoặc chính kẻ giết người trong vụ này đã cài đặt phần mềm bẫy khởi động nào đó vào ổ cứng đế phá hủy dữ liệu của máy.
“Cậu hẳn đã biết tất cả về việc này rồi, nhưng hãy giữ chiếc máy của nạn nhân và bất cứ chiếc đĩa nào tránh xa các túi ni lông, hộp hay các kẹp tài liệu chúng có thể gây nhiễu dữ liệu. Giống hiện tượng xảy ra với các loa phát. Chúng có nam châm bên trong. Và đừng đặt bất cứ chiếc đĩa nào lên các kệ bằng kim loại – chúng có thể bị nhiễm từ. Cậu sẽ thấy các dụng cụ không có từ tính trong phòng phân tích. Tôi đoán cậu đã biết phải làm gì tiếp theo rồi.”
“Yes.”
Cô nói, “Chúc may mắn. Phòng phân tích ở phía hành lang kia”.
Cầm chiếc đĩa boot trong tay, Gillette bắt đầu đi về phía hành lang.
Bob Shelton đi theo anh ta.
Tay hacker quay lại. “Tôi thực sự không muốn có bất kỳ ai đứng ngó sau lưng cả.”
Đặc biệt là ông, hắn tự nói với mình.
“Không sao đâu”, Anderson nói với viên cảnh sát trọng án. “Lối ra duy nhất ở phía sau có chuông báo động và cậu ây đã đeo đồ trang sức của mình rồi”. Ông hất đầu về phía chiếc còng kim loại phát tín hiệu sáng bóng trên chân Gillette. “Cậu ấy sẽ không đi đâu được cả.”
Shelton không vui vẻ lắm nhưng đành chấp thuận. Dù vậy Gillette để ý thấy ông ta không quay trở lại phòng chính mà đứng dựa vào bức tường ở hành lang gần phòng phân tích và khoanh tay trước ngực, như một tay bảo kê với thái độ khó chịu.
Nếu cậu có một ánh nhìn ngứa mắt mà tôi không thích, cậu sẽ ăn đòn nhừ tử…
Trong phòng phân tích, Gillette bước tới chiếc máy tính của Lara Gibson. Đó là một chiếc IBM bình thường, không có gì nổi bật.
Dù vậy, hắn chưa vội làm gì với chiếc máy cả. Thay vào đó, hắn ngồi xuống bàn làm việc và viết một klugde28 – một phần mềm không được trong sáng lắm. Sau năm phút, hắn đã viết xong đoạn mã nguồn. Hắn đặt tên cho chương trình đó là Detective (thám tử) rồi biên dịch nó ra và cóp vào chiếc đĩa boot mà Sanchez đã đưa cho hắn. Hắn đặt chiếc đĩa vào ổ đọc trên chiếc máy tính của Lara Gibson. Hắn bật nguồn và ổ máy vang lên âm thanh rền rỉ và lạch tạch với một sự thân thuộc thật dễ chịu.
Những ngón tay thô ráp và cứng cáp của Wyatt Gillette hào hứng trượt trên lớp bàn phím bằng nhựa mát rượi. Hắn đặt những đầu ngón tay đã chai sần sau bao năm gõ phím lên những vạch định hướng nhỏ xíu trên hai phím F và J. Chiếc đĩa boot bỏ qua hệ điều hành Windows của máy tính và chạy thẳng vào MS-DOS – viết tắt của Microsoft Disk operating System (Hệ điều hành đĩa từ của Microsoft), nền tảng cho các hệ điều hành Windows của Microsoft sau này sẽ thân thiện hơn với người dùng. Màn hình màu đen hiện lên dòng chữ bắt đầu bằng C: màu trắng.
Tim hắn đập dồn dập khi nhìn vào dòng chữ nhấp nháy đầy mê hoặc ấy.
Rồi, không hề nhìn vào bàn phím, hắn nhấn một phím, phím chữ d – chữ cái đầu tiên trong dòng lệnh detective.exe sẽ khởi chạy chương trình của hắn.
Thời gian trong Blue Nowhere – Miền xanh thẳm vô định ở Thế giới máy tính rất khác với những gì chúng ta biết về nó ở Thế giới thực. Và trong một phần nghìn giây đầu tiên sau khi Wyatt Gillette nhấn phím đó, đã xảy ra hiện tượng như thế này:
Điện áp chạy qua mạch điện bên dưới phím d thay đổi rất nhẹ nhàng.
Bộ vi xử lý bàn phím nhận được sự thay đổi từ dòng điện và truyền một tín hiệu ngắt quãng tới chiếc máy tính, ngay lập tức, nó chuyển đi hàng tá nhiệm vụ đang thực hiện đến một khu vực lưu trữ được gọi là ngăn xếp rồi tạo ra một đường dẫn ưu tiên đặc biệt cho những tín hiệu đến từ bàn phím,
Mã của phím d được dẫn dắt bởi bộ vi xử lý bàn phím dọc theo đường dẫn ưu tiên này tới hệ thống xuất nhập cơ bản của máy tính – được gọi là BIOS nơi sẽ phân tích kiểm tra xem liệu Wyatt Gillette có nhấn SHIFT, CONTKOL hay ALTERNATE cùng lúc với phím d hay không.
Khi đã đảm bảo rằng hắn khôug thực hiện thao tác đó, BIOS chuyển dịch mã của chữ d thường ấy sang một mã khác – ASCII, mã này sau đó sẽ được chuyển tới bo mạch đồ họa của máy tính.
Đến lượt bo mạch đồ họa chuyển đối mã này sang tín hiệu số hóa, rồi tín hiệu này được gửi tới “súng phát xạ diện tử” đặt ở phía sau màn hiển thị đồ họa.
Những súng này sẽ bắn ra một chùm năng lượng vào bề mặt đã được phủ hóa chất trên màn hình. Và, thật nhiệm màu, chữ d màu trắng hiện lên trên màn hình màu đen.
Tất cả điều này chỉ xảy ra trong một phần nghìn giây.
Và trong thời gian còn lại của một giây đó, Gillette gõ nốt những chữ cái trong câu lệnh của mình, e -1 – e – c -1 – i – V – exe – X – e, rồi nhấn phím ENTER bằng ngón út bàn tay phải.
Nhiều ký hiệu và hình ảnh khác xuất hiện ngay lập tức, như một bác sỹ phẫu thuật đang lần theo dấu vết của khối u khó nắm bắt, Wyatt Gillette bắt đầu cẩn trọng rà soát khắp chiếc máy tính của Lara Gibson – phần duy nhất còn sống sót sau cuộc tấn công tàn bạo, nơi vẫn còn hơi ấm và lưu giữ vài ký ức về việc cô gái ấy là ai và những gì cô đã làm trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.