Chân dung một chàng trai trẻ
Chương V – Phần 1
Stephen uống cạn cốc nước chè thứ ba và bắt đầu nhai những mẩu bánh mì khô nằm rải rác xung quanh cậu, mắt nhìn chằm chằm vào chiếc bình đựng nước màu đen. Những giọt nước màu vàng đang được múc ra như một hố nước và bình đựng thì trông giống vũng nước. Hình ảnh này làm cậu nhớ lại kí ức về nước bẩn đen đen trong nhà tắm tại trường Clongowes. Cạnh khuỷu tay cậu có một chiếc hộp đựng các phiếu cầm đồ đã bị lục ra và cậu vẩn vơ cầm lên bằng những ngón tay dính mỡ hết tờ này đến tờ khác những tờ giấy ghi chép xanh và trắng có các nét chữ nguệch ngoạc nhàu nát ghi những cái tên của người đi cầm đồ như Dali hay MacEvoy.
Một đôi giày ống.
Một áo bành tô của đàn ông.
Ba đồ lặt vặt và mảnh vải trắng.
Một quần của đàn ông.
Sau đó Stephen đặt chúng sang một bên, trầm ngâm nhìn nắp của chiếc hộp có những đốm lằn nhỏ, và lơ đãng hỏi:
– Bây giờ đồng hồ chạy nhanh mức độ nào nhỉ?
Mẹ cậu thường đặt hẹn giờ chiếc đồng hồ báo thức chạy bằng pin hiện đang nằm nghiêng trên bệ lò sưởi cho tới khi kim đồng hồ chỉ mười hai giờ kém mười lăm phút và sau đó đặt lại vị trí cũ.
– Đã một tiếng hai mươi lăm phút trôi qua, mẹ cậu nói. Bây giờ là mười giờ hai mươi phút. Con trai bé bỏng, con cố gắng dậy và đến giảng đường đúng giờ đấy nhé.
– Đổ đầy nước để cho con tắm nhé! – Stephen nói.
– Katey, đổ đầy nước để cho anh Stephen tắm nhé.
– Boody, đổ đầy nước để cho anh Stephen tắm nhé.
– Không được! Em đang bận rất bận. Maggy! Đổ đầy nước để cho anh Stephen tắm nhé!
Và khi chiếc bồn sứ đã được đổ đầy nước và đôi găng tay giặt quần áo cũ đặt bên cạnh bồn nước, Stephen để cho mẹ cậu cọ rửa cổ mình và luồn tay vào các hốc tai và lỗ mũi.
– Thế đấy! Một trường hợp hi hữu – mẹ cậu nói, – khi một sinh viên đại học bẩn thỉu đến nỗi phải để mẹ tắm cho.
– Nhưng nó làm mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc, – Stephen điềm tĩnh nói.
Một tiếng huýt sáo chói tai vang lên từ trên lầu và mẹ cậu dúi mạnh chiếc khăn tắm âm ẩm vào tay cậu và nói:
– Lau người đi và nhanh chóng đi đến trường học những điều hay lẽ phải.
Lại một cái huýt sáo chói tai khác vang lên kéo dài và giận dữ.
– Được rồi, cha ạ?
– Thằng anh chó cái lười nhác của mày đã đi học chưa?
– Rồi, cha ạ.
– Chắc chắn chứ?
– Vâng, cha ạ.
– Hừm!
Cô em gái quay trở lại, ra hiệu cho Stephen nhanh chóng và nhẹ nhàng đi ra khỏi nhà bằng cửa hậu. Stephen cười to và nói:
– Cha đúng là có ý tưởng kì lạ về vấn đề giới tính nếu ông ấy nghĩ rằng con chó cái là một thằng đàn ông.
– Ôi chao, thật là một điều thật sự bất kính đáng hổ thẹn, Stephen ạ – mẹ cậu nói, – và con sẽ cảm thấy hối hận khi đã quyết định bước chân vào trường Đại học. Mẹ biết rằng nó đã thay đổi con rất nhiều.
– Chúc cả nhà một buổi sáng tốt lành – Stephen nói, mỉm cười và giơ những ngón tay hôn gió ra hiệu chào tạm biệt.
Con đường nhỏ đằng sau các dãy nhà ngập nước. Stephen nhẹ nhàng cẩn trọng đặt chân xuống giữa những bãi rác trên đường. Cậu nghe thấy tiếng một bà xơ điên la hét trong nhà thương điên phía bên kia của bức tường.
– Đức Chúa Giê-su! Ôi Đức Chúa Giê-su!
Stephen giũ sạch tiếng kêu đó ra khỏi tai mình bằng cách bực bội hất đầu lên, vội vàng bước tiếp và loạng choạng băng qua những đống rác trên đường. Trái tim cậu đau nhói bởi những việc lộn xộn xảy ra xung quanh và trong chính ngôi nhà mình. Stephen cảm thấy ghê tởm và khinh ghét cái nơi cậu đang sống: Tiếng huýt sáo của cha cậu, những lời trách móc của mẹ cậu, quá nhiều tiếng gào thét gàn dở bên kia bức tường mà cậu không nhìn thấy được ai là tác giả giống như những tiếng nói hăm dọa xúc phạm và hạ thấp niềm hãnh diện về tuổi trẻ của cậu. Stephen chửi rủa và đẩy những tiếng vang của chúng ra khỏi trái tim cậu. Khi cậu đi xuống đại lộ và cảm nhận được ánh sáng xám mờ của buổi sáng đang tràn lên người mình, xuyên qua những tán lá cây còn đọng những giọt nước và Stephen cũng ngửi thấy mùi của lá cây ướt và vỏ cây. Tâm hồn cậu trĩu nặng bởi cuộc sống nghèo khổ tồi tàn.
Những cành cây nặng trĩu bởi nước mưa trên đại lộ luôn gợi lên những kí ức trong tâm trí cậu. Như thường lệ là kí ức về các cô gái, những người phụ nữ trong các vở kịch của Gerhart Hauptmann; kí ức về những nỗi đau u uất của họ và mùi thơm ngát rơi xuống từ những tán lá còn ướt trộn lẫn với một niềm vui trầm lắng. Buổi sáng dạo quanh thành phố đã bắt đầu, Stephen biết trước rằng khi băng qua khu vực bẩn thỉu ở Fairview cậu sẽ nghĩ về bài tụng ca tu viện của Newman. Rồi khi cậu bước dọc theo phố North Strand, vẩn vơ nhìn vào cửa sổ các cửa hàng thực phẩm, cậu sẽ nhớ lại sự hài hước cay độc của Guido Cavalcanti và mỉm cười bởi những sản phẩm khắc bằng đá của Baird ở quảng trường Talbot; tinh thần của Ibsen sẽ thổi qua cậu như một cơn gió buốt thấu xương, cái hay trong sự ương ngạnh và tính khí bất thường của trẻ con; băng qua một cửa hàng bán đồ biển, băng qua đại lộ Liffey cậu sẽ hát lại bài hát của Ben Jonson, nó bắt đầu như sau:
Tôi không cảm thấy buồn tẻ hơn ở nơi tôi đang nằm nghỉ.
Tâm trí cậu mệt mỏi trong sự tìm kiếm bản chất của cái đẹp trong tư tưởng của Aristotle và Aquinas rồi thường xuyên chuyển sang thích thú về trong những bài hát thanh nhã dưới triều đại của nữ hoàng Elizabet. Tâm trí cậu, trong vỏ bọc của một thầy dòng ngờ vực thường đứng dưới bóng những ô cửa sổ trong thời đại đó để nghe tiếng nhạc nhạo báng của người chơi đàn luýt hay nghe tiếng cười sảng khoái của gái điếm cho đến khi tiếng cười đó nhẹ dần thành một đoản khúc tan biến theo thời gian, của lòng tự trọng sai lệch bị nhốt kín làm nhức nhối niềm tự hào thầy dòng của cậu và kéo cậu ra khỏi nơi ẩn náu.
Toàn bộ sự hiểu biết và truyền thuyết mà cậu tin tưởng và hằng ngày say mê nghiền ngẫm đến mức cậu không để ý quan tâm đến các mối quan hệ bạn bè của tuổi thanh xuân. Chỉ là phần nhỏ trong những câu châm ngôn của Aristotle về thư pháp và tâm lí học và một bản tóm tắt học thuyết triết học tìm hiểu về thánh Thomas. Sự suy nghĩ của cậu là bóng tối nhập nhòa hoài nghi không niềm tin, sáng loè trong những phút chốc nhờ khả những chớp sáng của khả năng trực giác xuất hiện. Nhưng chớp sáng ấy chói lọi đến mức trong phút chốc, thế giới bị tàn lụi xung quanh chân cậu như bị lửa đốt. Rồi sau đó lưỡi của cậu trở nên thật nặng nề và cậu bắt gặp những ánh mắt thiếu thiện chí của những người khác do cậu cảm thấy tinh thần của cái đẹp đã trùm lên cậu giống như một chiếc áo choàng và trong sự mơ mộng ít nhất cậu đã được làm quen với sự thanh cao. Nhưng khi niềm tự hào ngắn ngủi trong im lặng ấy không còn nữa trong cậu, cậu vui mừng khi tìm thấy chính mình vẫn còn ở giữa cuộc sống cộng đồng, tiếp tục không e sợ đi qua sự bẩn thỉu, ầm ĩ của thành phố với một trái tim bừng sáng
Bên cạnh hàng rào công trường ở ven con kênh, cậu bắt gặp một người đàn ông mắc bệnh lao phổi có khuôn mặt như búp bê và chiếc mũ không vành đi về phía cậu thẳng xuống sườn dốc dưới cầu, với những bước đi ngắn, cài chặt khuy chiếc áo choàng màu sô-cô-la và gập chiếc ô lại một gang hay hai gang tay giống như chiếc gậy chỉ đường. Bây giờ chắc là mười một giờ, cậu ngẫm nghĩ, nhìn chăm chú vào thời khóa biểu để xem giờ học. Chiếc đồng hồ trong nhật kí nói với cậu rằng bây giờ là năm giờ kém năm nhưng khi cậu vừa quay mặt trở lại, cậu nghe thấy tiếng chuông đồng hồ đâu đó gần chỗ cậu điểm mười một tiếng rõ ràng chính xác sau mỗi khoảng thời gian bằng nhau nhưng Stephen không biết tiếng chuông đồng hồ này từ đâu đến. Cậu cười to khi nghe thấy tiếng chuông này vì nó làm cậu nghĩ đến McCann. Và Stephen nhìn thấy McCann, một thằng béo lùn mập trong chiếc áo thể thao và chiếc quần ống túm cùng với một chùm râu dê gian xảo, đang đứng hóng gió tại góc phố Hopkins. McCann nói:
– Stephen, mày là một thằng bất mãn xã hội, thu mình vào trong vỏ ốc. Còn tao thì không như vậy. Tao là người theo chế độ dân chủ và tao sẽ làm việc và đấu tranh cho một xã hội tự do và bình đẳng trong mọi tầng lớp, mọi giới tính cho mọi quốc gia của châu Âu trong tương lai.
Mười một giờ! Thế là Stephen lại muộn học. Hôm này là thứ mấy nhỉ? Cậu dừng lại một hãng tin tức và đọc những dòng tít của áp phích cổ động. Thứ Năm. Mười giờ đến mười một giờ: tiếng Anh; mười một giờ đến mười hai giờ: tiếng Pháp; mười hai giờ đến một giờ: vật lí. Stephen cảm thấy rất thích thú với giờ học tiếng Anh và cảm nhận thấy bồn chồn áy náy và vô dụng, thậm chí ở khoảng cách đó. Stephen nhìn thấy những cái đầu của các bạn cùng lớp cúi xuống ghi chép trong vở ghi những điểm quan trọng cần phải ghi chú, những định nghĩa cần thiết, và các thí dụ hoặc ngày sinh ngày mất, những tác phẩm quan trọng, phê bình ủng hộ hay phản biện. Đầu cậu không cúi xuống khi suy tưởng mông lung. Cậu nhìn xung quanh một lớp học nhỏ ít sinh viên hay nhìn ra ngoài cửa sổ băng qua những khu vườn hoang vắng bốc lên những mùi hôi thối như mùi xác chết để lâu. Một cái đầu nữa, ngay đằng trước, trên hàng ghế đầu tiên, ở tư thế đối diện trực tiếp với cái đầu đang cúi xuống giống như cái đầu của linh mục kiêu hãnh đọc lời tuyên bố trước hòm thánh đối với những người cầu nguyện xung quanh ông ta. Tại sao lại vậy khi nghĩ về Cranli? Tại sao Stephen sẽ không bao giờ dựng lên được trước mắt mình toàn bộ hình dáng của cơ thể của Cranli, chỉ là cái đầu và khuôn mặt nó? Ngay cả bây giờ, trước khung cảnh xám xịt của buổi sáng, Stephen nhìn thấy nó trước mặt cậu giống như một bóng ma trong giấc mơ, khuôn mặt của cái đầu xấu xí hay là khuôn nắn từ mặt người chết. Đó là khuôn mặt của một cha xứ, giống cha xứ: một chiếc mũi có cánh mũi rộng, đôi môi dày tái nhợt và nụ cười uể oải. Rồi cậu ngay lập tức nhớ lại cậu đã nói như thế nào với Cranli về mọi sự băn khoăn, lo âu và niềm ham muốn mãnh liệt trong tâm hồn cậu, ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm khác, và cậu chỉ nhận được sự trả lời bằng sự im lặng lắng nghe của cậu ta. Cậu sẽ tự nói với mình đó là khuôn mặt của một linh mục tội lỗi. Ông ta lắng nghe những lời xưng tội của người khác, những người mà ông ta không có quyền tuyên bố tha thứ. Nhưng điều đó làm cậu lại cảm thấy trong kí ức cậu xuất hiện một cái nhìn chằm chằm từ đôi mắt đen nhánh của một phụ nữ.
Qua hình ảnh đó, Stephen có một ý niệm mơ hồ khám phá về một hang động tối tăm đầy suy đoán nhưng rồi ý niệm đó ngay lập tức biến mất. Cậu cảm giác đó chưa phải là lúc để bước vào trong. Nhưng bóng tối với sự bơ phờ của người bạn cậu xem ra lan tỏa trong không gian quanh cậu một luồng hơi mỏng manh chết chóc. Cậu thấy bản thân mình tình cờ liếc nhìn hết con chữ này sang con chữ khác bên phải hay bên trái cậu rồi dửng dưng tự hỏi tại sao chúng bỗng chốc lại tạo ra cảm giác im lặng trống rỗng đến như vậy. Cho đến khi tất cả truyền thuyết quay trở lại tâm trí cậu giống như những con chữ được đánh vần và linh hồn cậu co thắt lại, thở dài với tuổi tác khi tiếp tục bước trên một nhánh nhỏ của đống ngôn ngữ chết chóc. Ý thức của chính Stephen về ngôn ngữ trở nên yếu dần đi và dần dần lộ ra chính những từ thực sự mà chúng bắt đầu kết hợp tán loạn trong những nhịp điệu bất thường:
Cây thường xuân rên rỉ trên bức tường, Và kêu rên cuộn xoắn lấy bức tường,
Cây thường xuân vàng bò trên bức tường,
Cây thường xuân, thường xuân cuộn xoắn trên tường.
Có ai đã từng nghe những câu nói ngớ ngẩn đó không? Lạy Chúa toàn năng! Ai đã từng nghe cây thường xuân kêu rên trên bức tường? Cây thường xuân vàng; không có vấn đề gì. Cả cây thường xuân vàng nữa. Thế còn cây thường xuân trắng như ngà voi thì sao nhỉ?
Bây giờ từ đó nổi lên trong óc Stephen, rõ ràng hơn và sáng sủa hơn cả ngà voi được cưa ra từ chiếc răng nanh của những con voi. “Ngà voi, ngà voi, ngà voi, ngà voi” trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Italia, và tiếng La-tinh đều có từ ngà voi. Một trong những ví dụ đầu tiên mà cậu được học bằng tiếng La-tinh là: “Người Ấn độ xuất khẩu ngà voi.” Và Stephen nhớ lại khuôn mặt vẻ miền bắc chua ngoa của thầy hiệu trưởng người đã dạy cậu phân tích về phép biến thái Ovid trong tiếng Anh lịch sự, gây ra một sự kì quái khi nói đến thịt lợn, thịt bụng, và thịt thăn hun khói. Stephen đã được học một chút ít về cấu trúc câu trong tiếng La-tinh từ một quyển sách nhỏ của một linh mục người Bồ Đào Nha viết rằng.
Những nhà hùng biện tổng kết, những nhà thơ biến tướng các câu thơ.
Những cơn khủng hoảng, sự chiến thắng và sự li khai trong lịch sử La Mã cổ đại được truyền sang cho Stephen trong vài từ nhàm chán: trong cơn khủng hoảng to lớn như thế. Và cậu đã cố gắng quan sát kĩ trong đời sống xã hội của thành phố của những thành phố trên khắp thế giới thông qua câu “hãy bỏ đầy xu vào chiếc bình” mà thầy hiệu trưởng đã diễn tả một cách sinh động. Những trang sách bị hư mòn vì thời gian của Horace chẳng bao giờ cảm thấy lạnh khi bị sờ vào ngay cả khi những ngón tay của cậu đang lạnh buốt. Chúng là những trang sách của nhân loại và năm mươi năm trước đó, chúng đã được những ngón tay của John Duncan Inverarity và em trai ông ta William Malcolm Inverarity lật giở. Đúng vậy, đó là những cái tên quý phái trên những trang bỏ trống mờ xỉn ở phần đầu cuốn sách. Thậm chí với những nhà nghiên cứu tiếng La-tinh dốt nát như Stephen, những câu thơ mờ đục vẫn ngát hương như thể chúng được đặt trong những cây mía, hoa oải hương, và cỏ roi ngựa trong suốt những tháng năm đó. Nhưng chúng làm cậu bị tổn thương khi nghĩ rằng cậu sẽ không bao giờ là một người như mong muốn nhưng là một vị khách bẽn lẽn trong bữa tiệc về văn hóa thế giới và rằng những kiến thức của thầy tu dưới dạng thức mà cậu đang tiến đến một triết lí mĩ học. Những kiến thức của thầy tu đó không được phát triển thêm nữa trước thời đại cậu sống.
Tảng đá xám tạc Chúa Ba ngôi bên trái cậu được đặt nặng nề trong sự ngu dốt của thành phố giống như một tảng đá vô tri vô giác đặt trong một vòng tròn cồng kềnh. Hình ảnh này làm tâm trí cậu chìm xuống và trong khi cậu đang cố gắng đi theo con đường này để bàn chân cậu thoát khỏi xiềng xích của lương tâm cách tân. Stephen đến gần bức tượng kì quặc của thi sĩ dân tộc đất nước Ireland.
Stephen nhìn bức tượng ấy không một chút giận dữ vì mặc dù sự uể oải của cơ thể và của linh hồn trườn qua nó giống như bọn sâu mọt vô hình, qua bàn chân nặng nề và ngược lên những nếp gấp của chiếc áo choàng và xung quanh cái đầu hèn hạ, mà xem ra nó là một ý thức khiêm nhường của sự làm nhục. Nó là một Firbolg trong chiếc áo choàng mượn tạm của Milesian. Rồi cậu nghĩ về một người bạn khác của cậu – Davin, một sinh viên quê mùa. Có một sự đùa giỡn giữa họ với những cái tên, nhưng chàng nông dân nghèo trẻ trung nhẹ nhàng chịu đựng nói:
– Tiếp tục đi Stevie! Táo có một cái đầu bướng bỉnh. Cậu có thể nói bất cứ điều gì cậu muốn. Không quan trọng đối với tớ.
Qua những cái môi của người bạn mình, cái tên giản dị của người theo đạo Cơ đốc thân mật chạm vào Stephen lần đầu tiên được nghe khi cậu nói chuyện một cách trang trọng với những người bạn khác. Cậu thường ngồi trong phòng của Davin ở phố Granthman, lơ đãng nhìn những đôi ủng được khâu cẩn thận của những người bạn cậu nằm trên tường từng cặp từng cặp một và nhắc lại những câu thơ cho những đôi tai đơn giản của các bạn cậu và những ngữ điệu của những câu khác là những tấm mạng trùm lên lòng ham muốn mãnh liệt và tâm trạng chán nản của chính cậu. Tâm hồn thô lỗ của Firbolg và của những thính giả của cậu làm tâm hồn cậu đi theo rồi hất nó quay trở lại một lần nữa, rồi lại kéo nó về bằng một quãng ngắt kì quặc gây nên một sự chú ý lịch sự của một bài nói tiếng Anh cổ lỗ, hay bằng một sức mạnh của niềm vui sướng trong những tâm hồn khéo léo. Davin ngồi xuống chân của Michael Cusack, người Ireland – ngay lập tức và bất ngờ phản kháng do khả năng hiểu biết rộng hay do cảm giác thẳng thắn hay do cái nhìn thẫn thờ lo sợ nằm trong đôi mắt, một nỗi khiếp sợ của linh hồn của ngôi làng Ireland đói kém mà ở đó lệnh giới nghiêm vẫn là nỗi sợ hãi về đêm.
Sát cánh cùng với kí ức về những hành động dũng cảm của bác Mat Davin, một lực sĩ, chàng nông dân tôn thờ huyền thoại buồn bã của Ireland. Những câu chuyện tầm phào của đám bạn sinh viên cố gắng diễn tả lại một cuộc sống tẻ nhạt của trường học với bất kì giá nào lại rất thích nghĩ về chàng như một thanh niên từ miền Đông đến. Bà bảo mẫu của cậu đã dạy cậu tiếng Ireland và hình thành trong tâm trí cậu óc tưởng tưởng đơn sơ về những hiểu biết về thần thoại Ireland. Cậu đứng về phía thần thoại mà ở đó không có tâm hồn riêng về một khía cạnh nào của cái đẹp và về những câu chuyện dài rắc rối đã thần thánh hóachúng lên như khi chúng mô tả theo chu kì với cùng một thái độ ứng xử theo Công giáo La Mã, thái độ của một nông nô hoàng gia láu cá. Bất cứ suy nghĩ hay cảm giác gì đến với cậu từ nước Anh hay thông qua văn hóa Anh, thì tư tưởng của cậu vẫn chống lại việc tuân theo một khẩu lệnh: Và ở thế giới bên ngoài nước Anh, cậu chỉ biết đội lính lê dương của Pháp mà cậu muốn được tham quan.
Kết hợp giữa tham vọng này với sự hóm hỉnh của một thanh niên trẻ tuổi, Stephen thường gọi anh chàng này là một trong những con ngỗng thuần hoá.
Vào một đêm nọ, sự hăng hái nhiệt tình của chàng nông dân bị kích thích bởi thứ ngôn ngữ quá khích hay quá bóng bẩy mà nhờ đó Stephen thoát khỏi sự im lặng lạnh lẽo của một sự nổi loạn tri thức, và thứ ngôn ngữ đó cũng đã gợi lên một ảo tượng khác lạ trong tâm trí Stephen. Cả hai đang chậm chạp bước về phía căn phòng của Davin qua những con phố tối tăm, chật hẹp của những người Do Thái bần cùng.
– Stevie à! Cuối thu và đầu đồng năm ngoái, một việc xảy ra với tớ và tớ cũng chưa nói với ai cả, cậu là thằng đầu tiên mà tớ kể đấy. Tớ không nhớ rõ là tháng mười hay tháng mười một. Tháng mười, vì nó xảy ra trước khi mình bước vào trường đại học.
Stephen quay sang nhìn bạn mình với đôi mắt biết cười được tôn lên thêm bởi sự tự tin của cậu và nhận được nhiều sự đồng cảm với giọng nói nhẹ nhàng khiêm nhường của người nói.
– Cả ngày hôm đó tớ không ở chỗ của tớ tại Buttevant ngày. Chẳng biết cậu có biết Buttevant ở đâu không? Tớ xem trận bóng gậy giữa hai đội Những Chàng trai xứ Croke và đội Thurles. Không biết sợ, Chúa ơi! Stevie! Đó là một trận đấu nghẹt thở. Fonsy Davin, anh họ tớ bị ngã trầy cả da nhưng anh ấy vẫn xông lên cùng các tiền đạo trong hiệp hai và quát tháo như một thằng điên. Tớ sẽ không bao giờ quên được ngày hôm đó. Một cầu thủ đội Crokes vụt quả bóng ngay trước mặt anh ấy và tớ thề trước Chúa là anh ấy nằm trong tầm giao bóng và trái bóng lướt qua thái dương anh ấy. Ôi! Có chúa chứng giám, nếu như trái bóng đi vào đầu chắc là anh ấy toi mất.
– Tớ rất mừng là anh ấy đã thoát được, – Stephen nói và cười lớn, – nhưng chắc chắn đó không phải là một điều gì đó lạ lẫm đến với cậu?
– Đúng vậy, tớ nghĩ rằng chuyện đó không làm cậu quan tâm đến nhưng ít ra là những tiếng ầm ào sau trận đấu làm cho tớ lỡ chuyến tàu trở về nhà và tớ không có may mắn được đi nhờ xe của bất cứ ai cả cứ như tớ đang gặp vận đen. Ngày hôm đó, có một buổi cầu nguyện ở Castletownroche và toàn bộ xe của cả nước đều ở đó. Thế nên, không còn cách nào khác, tớ hoặc là ở đó hoặc phải đi lang thang khỏi nơi đó để tìm chỗ ngủ. Rồi tớ bắt đầu đi và khi đến chân đồi Ballihoura thì trời tối, còn hơn mười dặm nữa mới đến Kilmallock mà đường thì rất vắng. Không thấy tu viện Cơ đốc giáo nào trên đường đi và cũng không nghe thấy một âm thanh nào cả. Trời tối đen như mực. Cuối cùng, sau khi qua chỗ rẽ bên đường, tớ nhìn thấy một căn nhà tranh nhỏ và ánh sáng hắt ra từ cửa sổ. Tớ tiến đến và gõ cửa. Một giọng nói cất lên hỏi tớ từ đâu đến và tớ trả lời rằng tớ vừa xem trận đấu ở Buttenvant và đang đi bộ về nhà. Tớ hỏi xin một cốc nước để uống cho đỡ khát. Một lát sau, một phụ nữ trẻ mở cửa và mang cho tớ một ca sữa to. Cô ấy trong bộ đồ ngủ ngắn cũn như thể đang chuẩn bị lên giường ngủ. Khi cô ấy ra mở cửa, tóc cô ấy đang xõa xuống và tớ nhận ra rằng cô ấy đang mang thai. Cô ấy nói chuyện với tớ một hồi lâu ở cửa nhà và tớ lấy làm ngạc nhiên vì khi đó ngực và vai cô ấy gần như lộ hết ra ngoài. Cô ấy hỏi tớ có mệt không và có muốn ngủ lại đó một đêm không? Cô ấy nói rằng chỉ có một mình cô ở trong nhà vì buổi sáng chồng cô đã đi tiễn em gái ở thị trấn Nữ hoàng. Stephen à! Và trong suốt thời gian nói chuyện, mắt cô ấy không dời mặt tớ và cô ấy tiến lại sát tớ hơn nữa đến mức tớ có thể nghe thấy tiếng thở của cô ấy. Khi tớ trả lại cái ca, cô ấy nắm lấy tay tớ và kéo tớ qua ngưỡng cửa ngôi nhà và nói: “Vào nhà và ngủ lại ở đây đêm nay nhé! Anh không phải ngại đâu. Chẳng có ai ở đây cả ngoài chúng ta…” Tớ quyết định không vào. Tớ cảm ơn cô ấy và tiếp tục đi trong tâm trạng bồn chồn. Tại chỗ rẽ đầu tiên trên đường, mình quay lại nhìn và vẫn thấy cô ấy ta đang đứng ở cửa.
Những lời cuối cùng trong câu chuyện của Davin vang lên trong kí ức Stephen và hình ảnh của người phụ nữ trong câu chuyện làm cậu nhớ lại những người phụ nữ ở nông thôn đứng trước cửa nhà mà cậu đã từng nhìn thấy ở Clane khi chiếc xe buýt chở học sinh băng qua, giống như một linh hồn đánh thức ý thức của chính nó trong bóng tối, kín đáo và cô đơn biểu hiện bởi đôi mắt, giọng nói, cử chỉ của một phụ nữ không dùng mưu mẹo, mời gọi người lạ lên giường.
Một bàn tay đặt lên cánh tay cậu và một giọng nói trẻ trung kêu lên:
– Chà! Anh chàng hào hoa. Mua cho bạn gái của anh đây. Anh ơi! Mở hàng cho em đi anh! Anh mua bó hoa xinh đẹp này nhé?
Những bông hoa màu xanh được giơ lên trước mặt cậu và đôi mắt xanh trẻ trung của cô ta nhìn Stephen thật ngây thơ trong trắng. Cậu dừng lại cho đến khi hình ảnh đó biến mất và cậu chỉ nhìn thấy một bộ quần áo rách rưới, mái tóc rối bù và một khuôn mặt lanh chanh.
– Mua đi anh! Cho bạn gái xinh đẹp của anh mà!
– Nhưng anh không có tiền – Stephen nói.
– Anh mua mấy bông tuyệt đẹp này nhé? Chỉ một xu thôi!
– Em có nghe thấy anh nói gì không? – Stephen hỏi, hướng thẳng về phía cô ấy. – Anh nói là anh không có tiền. Bây giờ anh nói lại cho em một lần nữa nhé!
– Ồ, không sao! Chắc chắn một ngày nào đó anh sẽ có tiền. Chúa phù hộ anh – cô gái trả lời ngay lập tức.
– Có thể – Stephen trả lời. – Nhưng anh không nghĩ là sẽ có tiền trong tương lai.
Cậu vội vàng rời khỏi cô gái bán hoa, sợ lời mời chào thân mật chuyển thành những lời mắng nhiếc, chửi rủa. Cậu ước được thoát khỏi con đường này trước khi cô ta chào mời một người khách khác: một người đi du lịch từ Anh sang hay một sinh viên của trường Chúa Ba Ngôi. Phố Grafton, nơi Stephen đi bộ, kéo dài cái khoảng khắc túng quẫn chán nản. Ở đầu đường, một phiến đá được dựng lên để tưởng nhớ Wolfe Tone và cậu nhớ lại rằng cha cậu và cậu đã từng ở đây. Cậu cay đắng nhớ lại cảnh tượng phô trương rẻ tiền đó. Có bốn người Pháp đang dừng lại và một trong số họ – một người béo – đang tươi cười cầm và treo vào một chiếc gậy tấm thiếp có in dòng chữ: “Đất nước Ireland muôn năm!”
Nhưng những cây xanh trong tuổi thanh xuân của Stephen có mùa thơm của nước mưa và nước mưa làm ngập mặt đất tỏa ra một mùi hương chết chóc. Một mùi hương trầm phảng phất bốc lên từ rất nhiều trái tim xuyên qua lớp đất tơi xốp. Những người đi trước nói với cậu là linh hồn của thành phố thối rữa này đã bị co rút lại với thời gian để cho một mùi hương chết chóc tỏa lên từ mặt đất và cậu biết rằng trong khoảnh khắc khi cậu bước vào trường học tối tăm, cậu sẽ ý thức được sự thối rữa hơn cả ở Buck Egan và Burnchapel Whaley.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.