Luật Của Trò Chơi Tình Ái
NGÀY 23
Nhiệm vụ 1: Tự đánh giá bản thân
Chào mừng anh đến với buổi duyệt cuối cùng để đánh giá lại những gì anh đã trải qua.
Dưới đây là một số kỹ năng anh đã được học. Hãy tự đánh giá bản thân bằng cách đánh dấu điểm số từ 1 đến 10, 1 điểm tức là anh hoàn toàn không có kỹ năng, 5 là mức trung bình, và 10 là hoàn hảo.
Tìm những kỹ năng mà anh tự đánh giá ở mức thấp nhất và cải thiện chúng ngay hôm nay, sử dụng những bài tập anh đã được cung cấp.
“Công cuộc hẹn hò” sẽ bắt đầu vào tuần tới, vì vậy hãy chắc chắn rằng anh thành thạo những kỹ năng này.
Nhiệm vụ 2: Kiếm được một chiếc phao cứu sinh
Nếu anh vẫn chưa xin được số điện thoại, không sao cả. Anh có thể rơi vào một trong hai trường hợp:
Một là, anh còn yếu ở một số điểm. Nếu vậy, đã đến lúc cần sự giúp sức. Hãy truy cập vào trang www.stylelife.com/challenge và vào diễn đàn Người thử thách. Kích vào tiểu trình có tiêu đề “Điểm mắc kẹt”. Thảo luận những vấn đề cụ thể anh đang gặp phải, đưa ra càng nhiều chi tiết càng tốt. Làm theo lời khuyên của các chuyên gia và những Người thử thách đồng hành, và tiếp cận bốn cô gái nữa.
Hai là, anh chỉ đọc cuốn sách này và vẫn chưa thực hiện các nhiệm vụ. Anh nên thấy xấu hổ vì điều đó.
Nếu anh đã lấy được số điện thoại hay đang hẹn hò, đừng vội hả hê. Hãy thực hiện bốn cuộc tiếp cận nữa. Luyện tập càng nhiều thì anh càng thành thạo.
Nhiệm vụ 3: Tiến hành việc thuyết phục
Bây giờ anh đã biết được những kỹ thuật để tiếp cận các cô gái, điều quan trọng là anh phải hiểu tại sao những kỹ thuật này lại có tác dụng, như vậy anh có thể phản ứng một cách tốt nhất trong những tình huống bất ngờ xảy ra trong hầu hết mọi hoàn cảnh xã hội. Chuyển sang mục Chỉ dẫn Ngày 23, đọc bài báo cáo rút ra từ cuốn sách của Robert Cialdini, và điền vào chỗ trống.
CHỈ DẪN NGÀY 23
Để đạt sự đồng thuận – Điểm sách
Trong cuốn Những đòn tâm lý trong thuyết phục , Robert B.Cialdini đã chỉ ra con đường ngắn nhất để đi đến quyết định, đồng thời cho thấy sáu chiến thuật thuyết phục bằng tâm lý cực kỳ hiệu quả.
Cuốn sách của Cialdini tập trung vào các cách bán hàng và quảng cáo. Tuy nhiên những nguyên tắc của ông không chỉ giúp lý giải tại sao một người lại mua xe hay xà bông mà còn chỉ ra con đường đi đến quyết định của người đó.
Dưới đây là bản tóm tắt sơ lược những nguyên tắc của Cialdini. Mỗi nguyên tắc đều đưa ra những căn cứ áp dụng và quá trình thu hút. Chẳng hạn, nguyên tắc bằng chứng xã hội giải thích tại sao các cô gái lại bị thu hút bởi những anh chàng được vây quanh bởi các cô gái khác hơn là những anh chàng đơn độc. Sau khi đọc mỗi nguyên tắc, hãy viết lại ít nhất một phương pháp thực hành mà anh có thể ứng dụng vào trò chơi.
Lưu ý rằng: Những nguyên tắc này rất hiệu quả và nên được sử dụng để khơi dậy mặt tốt của con người. Quan tâm đến quyền lợi của người khác chứ không phải hướng họ theo lợi ích của anh.
Bằng chứng xã hội
Nguyên tắc này chỉ ra hiệu ứng số đông: Mọi người có khuynh hướng bắt chước nhau. Cialdini giải thích, “Chúng ra quyết định hành động của mình thông qua việc xem xét điều mà người khác làm trong hoàn cảnh đó.”
Ông nhấn mạnh rằng bằng chứng xã hội đặc biệt tạo sức thuyết phục trong trường hợp chúng ta còn băn khoăn về quyết định. Điều này càng đúng hơn nếu chúng ta cho rằng người kia giống chúng ta.
ÁP DỤNG
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Sự yêu thích
Đây có lẽ là nguyên tắc hiển nhiên nhất. Nó chỉ ra rằng chúng ta thường có khuynh hướng đồng tình với những người chúng ta biết và yêu mến.
Cialdini đã nêu ra một số nhân tố tạo nên sự yêu thích. Chẳng hạn, những người có chung sở thích, địa vị, phong cách thời trang; những người khen ngợi chúng ta; những người có vẻ ngoài hấp dẫn; hay có mối liên hệ với chúng ta, đặc biệt trong trường hợp cả hai bên cùng có lợi.
Cialdini còn đưa ra một cách giải thích thú vị: “Mối liên kết với những điều tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của người khác về chúng ta”. Dù tốt hay xấu, “nếu chúng ta có thể kết nối bản thân với những người thành đạt dù là hời hợt, uy tín của chúng ta sẽ tăng lên.”
ÁP DỤNG
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Sự trao đổi
Nếu ai đó làm gì cho chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy mắc nợ họ. Cialdini viết “Những người mà ban đầu có thể ta không ưa… cũng có thể khiến chúng ta đồng ý, đơn thuần bằng cách thể hiện một thiện ý nho nhỏ trước khi đưa ra yêu cầu.”
Ông đưa ra một hệ luận thú vị rằng, để khiến người khác chấp nhận một yêu cầu nhỏ, mẹo tốt nhất là đưa ra một yêu cầu to tát mà họ có thể từ chối trước.
ÁP DỤNG
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Cam kết và nhất quán
Khi đã đưa ra quyết định, người ta thường không dễ thay đổi – đặc biệt là nếu đã thể hiện nó bằng hành động hay tuyên bố trước mặt mọi người. Cialdini giải thích, “Khi chúng ta đã cam kết, chúng ta sẽ đối mặt với cả áp lực cá nhân và từ người khác để thực hiện lời cam kết đó.”
Nguyên tắc này sinh ra nhiều hệ luận khác. Một là con người thường quan sát hành động của mình để quyết định niềm tin thay vì để đức tin chỉ dẫn hành động. Hai là, nếu anh có thể khiến người khác cam kết với quyết định mua một thứ gì đó thì dù giá tăng, họ vẫn sẽ thực hiện cam kết của mình. Cuối cùng là kỹ thuật thuyết phục bắt đầu từ cấp độ thấp: Để khiến người khác cam kết thực hiện mua số lượng hàng lớn, trước hết hãy khiến họ mua với số lượng nhỏ, không đáng kể.
ÁP DỤNG
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Uy tín
Nguyên tắc này chỉ ra rằng chúng ta có xu hướng nghe theo những người có uy tín, ngay cả khi yêu cầu của họ là vô lý hay mâu thuẫn với niềm tin của chúng ta.
Cialdini lưu ý, điều này có thể gây ra hiệu ứng phụ là chúng ta cũng dễ bị ảnh hưởng bởi những người chỉ đơn thuần tỏ vẻ uy tín như những người có uy tín thực sự. Chúng ta thường bị đánh lừa bởi những biểu hiện như chức danh, đồng phục hay trang phục sang trọng, biểu trưng địa vị cao, và giọng nói đầy vẻ thuyết phục. Thậm chí chúng ta có xu hướng coi trọng những người lớn tuổi hơn.
ÁP DỤNG
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Sự khan hiếm
Nguyên tắc khan hiếm chỉ ra rằng con người coi trọng và thích sở hữu những gì khó kiếm hơn những thứ mà ai cũng có. Theo Cialdini, “Cơ hội càng quý giá hơn khi việc tiếp cận khó khăn”.
Cialdini rút ra một kết luận quan trọng là, “Con người sẽ bị tác động mạnh hơn với ý nghĩ sẽ bị mất một cái gì đó”. Vì vậy, khi phải đối mặt với khó khăn, hay khả năng tiếp cận bị hạn chế, ước muốn sở hữu của chúng ta càng lớn hơn và chúng ta càng đầu tư nhiều công sức hơn để đạt được nó.
Ông viết, “Chúng ta biết rằng những thứ khó kiếm thì tốt hơn những gì dễ dàng đạt được, vì vậy, chúng ta có thể dựa trên tính sẵn có để đưa ra quyết định nhanh và chính xác về chất lượng.”
Chúng ta cũng có xu hướng ao ước những thứ đột nhiên trở nên khan hiếm hơn những thứ vẫn luôn khan hiếm.
ÁP DỤNG
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Cấp độ tiếp theo
Khi các nguyên tắc thuyết phục kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ nhất – chẳng hạn, khi nguyên tắc bằng chứng xã hội kết hợp với sự khan hiếm. “Chúng ta không chỉ muốn sở hữu cùng một thứ nếu thứ đó khan hiếm, mà mong muốn đó càng mạnh hơn khi chúng ta phải cạnh tranh để đạt được.”
Bài tập cuối cùng của anh là đưa ra một ví dụ kết hợp hai nguyên tắc khác nhau để tạo động lực cuốn hút.
ÁP DỤNG
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.