Bí mật tư duy triệu phú
Quy Tắc Thịnh Vượng số 6:
Nếu động cơ kiếm tiền hay thành công của bạn xuất phát từ những nguyên nhân không tích cực như sợ hãi, giận dữ, hay nhu cầu chứng tỏ bản thân thì tiền bạc sẽ không bao giờ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc.
Tại sao vậy? Bởi vì bạn không thể giải quyết những vấn đề trên bằng tiền bạc. Lấy nỗi sợ hãi làm ví dụ. Trong giờ giảng của mình, tôi thường hỏi cả khán phòng: “Bao nhiêu người trong các bạn cho rằng nỗi sợ hãi là động lực chính cho sự thành công?”. Không nhiều người giơ tay. Tuy nhiên, khi tôi hỏi tiếp: “Bao nhiêu người trong các bạn coi sự an toàn là động lực chính cho thành công?” thì hầu như tất cả mọi người đều giơ tay. Nhưng bạn thử ngẫm xem: Có phải sự an toàn và nỗi sợ hãi đều có cùng một xuất phát điểm? Tìm kiếm sự an toàn là do ta cảm thấy có sự không an toàn, và nỗi sợ cũng bắt nguồn từ sự không an toàn. Vậy thì nhiều tiền hơn có thể xua đi nỗi sợ hãi không? Đó chỉ là mơ ước của bạn mà thôi! Câu trả lời là hoàn toàn không. Tại sao? Bởi vì tiền bạc không phải là gốc rễ của vấn đề. Gốc rễ là nỗi sợ hãi. Tình hình còn tồi tệ hơn nếu sự sợ hãi không chỉ là vấn đề mà còn là một thói quen. Khi đó, việc kiếm được nhiều tiền hơn sẽ chỉ làm thay đổi nỗi sợ của chúng ta mà thôi. Khi túng quẫn đã số chúng ta đều lo sợ rằng mình không bao giờ kiếm ra tiền nữa. Tuy nhiên khi đã kiếm ra tiền rồi thì nỗi sợ hãi của chúng ta lại biến thành: “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đánh mất những thứ tôi đã có?”, hoặc “mọi người đều muốn thứ tôi đang có”, hoặc “tôi là còn bò mộng cho sở thuế làm thịt đây”. Tóm lại, trừ khi chúng ta hiểu được căn nguyên của vấn đề và làm tan biến nỗi sợ hãi, còn không thì chẳng số tiền nào có thể giúp được.
Tất nhiên, nếu được lựa chọn, phần lớn chúng ta sẽ chọn thà có tiền và lo lắng mất tiền còn hơn là hoàn toàn không có tiền, nhưng không có lựa chọn nào là cách sống sáng suốt cả.
Với những người bị nỗi sợ hãi chi phối, họ bị thôi thúc phải thành công về mặt tài chính chỉ để chứng tỏ với xã hội rằng mình “dư dả”. Chúng ta sẽ bàn chi tiết về điều này trong Phần II của quyển sách, nhưng bây giờ bạn chỉ cần nhận thức rằng không có khoản tiền nào có thể khiến bạn cảm thấy “khác đi” cả.
Sự sợ hãi cũng khiến cho việc “luôn phải chứng tỏ mình” trở thành một thói quen, một cách sống quen thuộc đến nỗi thậm chí bạn không hề nhận ra rằng nó đang điều khiển bạn. Bạn tự cho mình là người sống có mục đích, có quyết tâm, quyết đoán, vì vậy mà không nhận ra động cơ sâu xa đang điều khiển mình chính là nỗi sợ hãi. Đối với những người bị ám ảnh phải chứng tỏ mình “dư dả” thì không có khoản tiền nào có thể làm dịu nỗi đau của vết thương lòng. Vết thương này khiến cho mọi của cải đều là “không đủ” trong cuộc đời họ. Không có khoản tiền nào, hay bất cứ điều gì khác liên quan tới vấn đề tài chính là đủ đối với những người cảm thấy chưa đủ hài lòng với chính bản thân mình.
Tất cả là do bản thân bạn. Hãy nhớ, thế giới bên ngoài phản ánh “thế giới bên trong” của bạn. Nếu bạn tin là mình thiếu thốn, bạn sẽ tạo ra thực tế rằng bạn sẽ nghèo khó. Mặt khác, nếu bạn tin là mình giàu có thì bạn sẽ tạo ra sự sung túc. Tại sao?
Bằng cách tách rời động cơ tài chính ra khỏi sự giận dữ, sợ hãi và cả nhu cầu chứng tỏ bản thân, bạn hoàn toàn có thể thiết lập những mối quan hệ mới để trở nên giàu có thông qua mục đích, sự đóng góp và niềm vui. Theo cách ấy, bạn sẽ không bao giờ phải từ bỏ tiền bạc của mình để mong đổi lấy hạnh phúc.
Làm kẻ nổi loạn hay đối lập với cha mẹ không phải bao giờ cũng là vấn đề. Ngược lại, nếu bạn là kẻ nổi loạn (thường là trường hợp của người còn thứ trong nhà) và cha mẹ bạn không có thói quen tiền bạc tốt, rất có thể việc làm ngược lại với họ là điều tốt. Còn nếu cha mẹ bạn là những người thành công và bạn nổi loạn chống lại họ, bạn sẽ gặp những rắc rối tài chính lớn.
Dù sao thì điều quan trọng nhất là bạn phải nhận ra mối quan hệ giữa bản tính của bạn và cách ứng xử của cha mẹ bạn trong lĩnh vực tiền bạc.
Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua định hình suy nghĩ bằng cách làm theo khuôn mẫu
NHẬN THỨC: Quan sát cách cư xử, thói quen của cha mẹ hay những người thân có ảnh hưởng đến bạn trong quá khứ về vấn đề tiền bạc và sự giàu có. Hãy viết ra mức độ tương đồng hay đối lập giữa bạn và họ.
HIỂU BIẾT: Liệt kê những ảnh hưởng của hành động làm theo những khuôn mẫu đó (bắt chước người khác) đối với đời sống tài chính của bạn.
TÁCH BIỆT: Bạn nhận ra rằng cách cư xử đó là do bạn bị ảnh hưởng từ những yếu tố, khuôn mẫu bên ngoài, chứ nó không thuộc về bản chất của bạn. Ngay từ lúc này đây, bạn có thể lựa chọn để trở nên khác biệt.
TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói to…
“Đối với những quan điểm về tài chính, trước giờ tôi chỉ làm theo người khác. Ngay từ bây giờ tôi sẽ làm theo cách của tôi.”
Yếu tố định hình suy nghĩ thứ ba: Những sự kiện (tình huống) đặc biệt
Chúng ta bị tác động rất mạnh từ những sự kiện cá nhân đặc biệt mà ta đã trải qua, và đây chính là yếu tố cơ bản thứ ba góp phần định hình suy nghĩ của mỗi người. Khi còn nhỏ, bạn đã có những trải nghiệm gì liên quan đến tiền bạc, sự giàu có và những người giàu có? Những ấn tượng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì chúng sẽ bồi đắp và củng cố niềm tin của bạn – hay đúng ra là tạo ra ảo tưởng của bạn, những cái mà ngày này bạn đang vô thức tuân theo.
Tôi xin đưa ra một ví dụ: Josey, một học viên của tôi, là y tá phòng mổ. Thu nhập của cô rất khá, nhưng cô luôn tiêu hết số tiền kiếm được. Khi tìm hiểu thêm, Josey nhớ lại năm lên 11 tuổi cô cùng chị gái đã phải chứng kiến cảnh cha mẹ cô lớn tiếng cãi nhau về vấn đề tiền bạc trong một nhà hàng Trung Quốc. Lúc đó cha cô đứng dậy, đấm tay lên bàn và quát rất to. Gương mặt ông đỏ bừng rồi chuyển sang tái mét và ông ngã vật xuống sàn nhà vì lên cơn đau tim. Cô đã được học cách sơ cấp cứu ở trường nên đã cố áp dụng để cứu cha mình. Nhưng vô ích, cha cô đã qua đời trên tay cô.
Thế là kể từ ngày ấy, trong tâm trí của Josey, tiền luôn gắn liền với nỗi đau. Không có gì lạ khi đến tuổi trưởng thành, cô luôn vô thức rũ bỏ hết tiền bạc của mình để thoát khỏi nỗi đãu. Một chi tiết thú vị là cô đã chọn nghề y tá. Tại sao? Có thể là vì cô vẫn còn đang cố gắng cứu cha mình?
Tại khoá học, chúng tôi đã giúp Josey xác định kế hoạch tài chính cũ trong tâm thức của cô và sửa chữa, điều chỉnh lại. Giờ đây cô đã trở nên tự do về mặt tài chính. Cô không còn làm y tá nữa, không phải vì cô đã chán công việc của mình, mà vì cô bước vào nghề y vì một lý do sai lầm. Giờ đây, cô đã là một chuyên gia hoạch định tài chính, vẫn giúp đỡ mọi người, nhưng lần này là để tìm hiểu thế giới quan trong quá khứ của họ đã chi phối mọi mặt trong đời sống tài chính của họ như thế nào. Và đây là một ví dụ khác, là chuyện gia đình tôi. Năm vợ tôi lên tám tuổi, có lần khi nghe tiếng chuông lanh lảnh của xe kem bên đường, cô ấy hỏi xin mẹ 25 xu. Mẹ cô đáp: “Xin lỗi, con gái. Con hỏi xin ba ấy. Ba quản lý tiền mà”. Thế là vợ tôi đi hỏi xin cha. Ông đưa cô 25 xu. Cô chạy đi mua kem và vui vẻ trông thấy.
Hết tuần này đến tuần khác, sự việc cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần nữa. Vậy vợ tôi đã học được gì về chuyện tiền bạc?
Trước hết, đàn ông là người quản lý chuyện tiền nóng trong gia đình. Thế nên, sau khi chúng tôi kết hôn, theo bạn cô ấy sẽ trông chờ gì ở tôi? Đúng rồi: tiền. Và tôi phải nói với bạn rằng cô ấy không còn chỉ hỏi xin 25 xu nữa, còn số ấy giờ đã tăng lên!
Thứ hai, cô ấy học được rằng phụ nữ không cần có tiền. Nếu mẹ cô ấy không có tiền thì tất nhiên đó cũng là cách sống của cô ấy. Để củng cố cách sống đó, từ trong tiềm thức, cô ấy luôn loại trừ tất cả tiền bạc. Nếu bạn đưa 100 đô-la thì cô ấy tiêu hết 100 đô-la, nếu bạn đưa 1.000 đô-la thì cô ấy sẽ tiêu hết 1.000 đô-la. Rồi cô ấy tham gia một lớp học của tôi và học được kỹ thuật dùng đòn bẩy kinh tế. Tôi đưa cô 2.000 đô-la, cô tiêu hết 10.000 đô-la! Tôi cố gắng giải thích: “Không, em yêu, dùng đòn bẩy kinh tế nghĩa là chúng ta phải là người nhận được số tiền 10.000 đô-la, chứ không phải là tiêu mất số tiền đó”. Nhưng có vẻ như cố gắng của tôi vô ích.
Đề tài duy nhất khiến chúng tôi thường xuyên cãi nhau là tiền bạc. Có lúc nó thực sự làm cho cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ. Lúc đó chúng tôi chưa biết rằng nguyên nhân là do mỗi người nhìn nhận vấn đề tài chính theo một cách khác nhau. Đối với vợ tôi, tiền có nghĩa là niềm vui thích tức thời (như việc ăn kem hồi nhỏ vậy). Còn tôi, hoàn toàn ngược lại, tôi lớn lên với niềm tin rằng tiền bạc phải được tích lũy để làm phương tiện tạo ra tự do.
Trong quan niệm của tôi, mỗi khi vợ tôi tiêu tiền thì đó không phải là cô đã tiêu pha đơn thuần, mà là cô ấy đang tiêu tán chính sự tự do trong tương lai của chúng tôi. Còn đối với vợ tôi thì sao? Mỗi khi tôi ngăn không cho cô ấy tiêu tiền thì cô ấy lại cho rằng tôi đang tước đi niềm vui thích trong đời cô ấy.
Câu chuyện thành công của Deborah Chamitoff
Người gửi: Deborah Chamitoff
Người nhận: T. Harv Eker
Nội dung: Tự do tài chính!
Chào Harv,
Bây giờ tôi đã có 18 nguồn thu nhập thụ động và tôi không cần VIỆC LÀM nữa. Vâng, tôi đã giàu có, nhưng quan trọng hơn, cuộc sống của tôi giờ đây thật phong phú, vui vẻ và đầy hạnh phúc! Nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra như thế. Tiền bạc đã từng là gánh nặng của tôi. Tôi ủy thác cho những người xa lạ quản lý các công việc tài chính để khỏi phải dính dáng đến nó. Khi xảy ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán mới đây, tôi gần như mất sạch. Vậy mà thậm chí tôi còn không nhận ra điều đó cho đến lúc đã quá muộn.
Tôi mất tiền, nhưng quan trọng hơn là tôi đã đánh mất cả sự tôn trọng đối với bản thân. Đờ đẫn vì sợ hãi, xấu hổ và tuyệt vọng, tôi cố xa lánh mọi người và mọi thứ xung quanh. Tôi tiếp tục tự dằn vặt như thế cho tới khi tôi đến với khoá học Tư Duy Triệu Phú của anh. Trong mấy ngày cuối tuần biến động đó, tôi đã ggiành lại năng lượng của mình và quyết định sẽ tự kiểm soát tương lai tài chính của mình. Tôi thực hiện lời tuyên bố về sự thịnh vượng và tha thứ cho bản thân vì những sai lầm trong quá khứ, thực sự tin tưởng rằng tôi xứng đáng được giàu có.
Hiện này tôi thực sự vui thích với việc quản lý tiền bạc của mình! Tôi đã hoàn toàn có được sự tự do về tài chính và tôi biết mình sẽ luôn luôn như thế bởi vì tôi đã có Tư duy Triệu phú! Cảm ơn anh, Harv. Cảm ơn…
May mà chúng tôi đã học được cách thay đổi kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình, và quan trọng hơn là đã tạo ra một kế hoạch tài chính chúng phù hợp cho gia đãnh. Tất cả điều này có hiệu quả không? Để tôi nói bạn nghe: Tôi đã chứng kiến ba sự kiện kỳ diệu trong đời:
1. Sự ra đời của con gái tôi;
2. Sự ra đời của con trai tôi;
3. Việc vợ tôi và tôi không cãi nhau vì tiền bạc nữa!
Các con số thống kê đã chỉ ra rằng tiền bạc chính là nguyên nhân số 1 gây nên sự đổ vỡ trong phần lớn các mối quan hệ. Nhưng lý do đằng sau những cuộc chiến về tiền bạc không phải là bản thân đồng tiền, mà vì kế hoạch tài chính trong tâm thức của các bên không trùng khớp với nhau. Vấn đề không nằm ở chỗ bạn có bao nhiêu tiền, song nếu kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn không khớp với đối tác của bạn trong từng mối quan hệ nhất định thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy. “Định lý” này đúng với những cặp vợ chồng đã cưới nhau, những cặp đang hẹn hò, với các quan hệ gia đình và nhất là với các đối tác làm ăn. Chìa khoá ở đây là bạn phải hiểu rõ rằng bạn cần quan tâm xử lý các kế hoạch tài chính trong tâm thức, chứ không phải tiền bạc. Khi đã hiểu được kế hoạch tài chính trong tâm thức của một người nào đó, bạn hoàn toàn có thể hợp tác với người đó theo cách có lợi cho cả hai.
Bạn có thể bắt đầu bằng nhận thức rằng kế hoạch tài chính trong tâm thức của đối tác có thể không hoàn toàn giống như bạn. Thay vì buồn rầu, hãy chọn cách tìm hiểu họ. Hãy làm tất cả có thể để làm rõ cái gì là quan trọng đối với đối tác của bạn trong lĩnh vực tiền bạc rồi xác định động cơ hành động của họ. Bằng cách đó, bạn sẽ xử lý gốc rễ vấn đề thay vì chỉ quan tâm đến hoa trái. Điều này khiến cho sự hợp tác trở nên hiệu quả.
Một trong những điều quan trọng nhất bạn sẽ học được, nếu bạn quyết định tham gia khoá học Tư Duy Triệu Phú, là làm sao nhận ra kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình và đối tác của bạn, cũng như làm sao tạo ra kế hoạch mới chúng cho cả hai để giúp cho sự hợp tác thực sự được như các bên mong muốn. Nếu làm được như vậy thì đó là một sự giải thoát, vì nó loại trừ một trong những lý do lớn nhất gây nên đau đớn cho phần lớn mọi người.
Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua định hình suy nghĩ bằng những sự kiện cá nhân cụ thể
Đây là bài tập bạn có thể thực hiện cùng với đối tác của mình. Hãy cùng thảo luận những câu chuyện liên quan đến tiền bạc mà mỗi người tích lũy được – những điều bạn nghe được từ bé, những khuôn mẫu tài chính trong gia đình mà bạn đã nói theo, và những sự kiện đầy cảm xúc đã xảy ra với bạn. Và cũng cần tìm hiểu xem tiền có ý nghĩa như thế nào với đối tác của bạn. Đó là sự vui thích, sự tự do, hay sự an toàn, hay địa vị? Điều đó sẽ giúp bạn xác định kế hoạch tài chính trong tâm thức hiện tại của cả đôi bên, đồng thời giúp bạn khám phá nguyên nhân có thể gây bất đồng trong lĩnh vực này.
Tiếp theo, hãy thảo luận một kế hoạch tài chính mới, nhưng không phải là của riêng cá nhân nào nữa, mà của chung tất cả. Hãy thống nhất các quan điểm và mục tiêu chúng liên quan đến tiền bạc và thành công. Sau đó, hãy lập danh sách các thái độ và hành động mà cả hai cùng nhất trí làm theo, rồi dán chúng lên tường. Nếu có tranh cãi xảy ra thì các bên đều phải nhẹ nhàng nhắc nhở nhau về những gì các bạn đã cùng quyết định trong tâm trạng thoải mái, sáng suốt, không bị cảm xúc cũng như các kế hoạch tài chính trong tâm thức chi phối.
NHẬN THỨC: Phân tích một sự việc cụ thể gây nhiều cảm xúc mà bạn đã trải qua xoay quanh vấn đề tiền bạc khi bạn còn nhỏ.
HIỂU BIẾT: Viết ra những tác động mà sự việc này có thể đã gây ra đối với đời sống tài chính hiện này của bạn.
TÁCH BIỆT: Bạn nhận ra rằng cách xử sự này chỉ là kết quả của việc tiếp thu một cách thụ động chứ không phải là bản chất của bạn. Hiện tại bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn cách hành xử khác.
TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói to…
“Tôi đã loại bỏ những ảnh hưởng không tích cực từ những trải nghiệm quá khứ liên quan đến tiền. Kể từ bây giờ, tôi sẽ tạo ra tương lai mới của mình, giàu có và thành công.”
Vai trò của Kế hoạch tài chính trong tâm thức
Bây giờ, đã đến lúc trả lời “câu hỏi triệu đô-la”. Kế hoạch tài chính và thành công trong tâm thức của bạn là gì, và nó đã vô thức đưa bạn đến những kết quả ra sao? Nó được cài đặt để đưa bạn đến thành công, đến cuộc sống tầm thường hay đến tình trạng thất bại về tài chính? Bạn được lập trình để đánh vật với tiền bạc hay để kiếm tiền một cách dễ dàng?
Bạn được lập trình để có thu nhập ổn định hay không ổn định?
Hẳn bạn đã nghe câu nói: “Đầu tiên bạn đã có, rồi bạn lại không có, sau đó bạn lại có, rồi lại không có”. Chuyện đó thường xuyên xảy ra và dường như căn nguyên của sự biến động trái ngược này xuất phát từ thế giới bên ngoài. Ví dụ: “Tôi có một công việc được trả lương khá hậu, nhưng sau đó công ty giảm biên. Thế là tôi lập doanh nghiệp của riêng mình và mọi thứ có vẻ đều tốt đẹp, nhưng rồi thị trường chững lại. Công việc kinh doanh tiếp theo của tôi rất khấm khá, nhưng sau đó đối tác của tôi bỏ đi, vv và vv”. Bạn đừng để mình bị đánh lừa, đó chính là do kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn tác động đấy!
Bạn được lập trình để có thu nhập cao, trung bình hay thấp? Bạn có biết phần lớn chúng ta đã được lập trình để kiếm một số tiền cụ thể nào đó không? Bạn được lập trình để kiếm được mỗi năm 20.000 đến 30.000 đô-la? 40.000 đến 60.000 đô-la? 70.000 đến 100.000 đô-la? 150.000 đến 200.000 đô-la? hay 250.000 đô-la trở lên?
Cách đây vài năm có một quý ông ăn mặc chỉn chu đến tham dự buổi hội thảo kéo dài hai giờ của tôi. Cuối buổi hôm đó, ông tới gặp tôi và hỏi xem tôi có nghĩ rằng khoá học ba ngày về phương pháp tư duy triệu phú có thể giúp ích được gì cho ông không, khi thực tế ông đang kiếm được 500.000 đô-la mỗi năm. Tôi hỏi ông đã kiếm được mức tiền đó bao lâu rồi. Ông ta trả lời: “Đều đặn suốt bảy năm này”.
Đó là những gì tôi muốn nghe. Tôi hỏi ông là tại sao ông không làm ra được 2 triệu đô-la mỗi năm. Tôi nói chương trình đào tạo của tôi dành cho những người muốn đạt đến tiềm lực tài chính cao nhất của mình, và tôi hỏi ông đã bao giờ cân nhắc việc tại sao ông bị “kẹt” ở mức thu nhập nửa triệu đô-la chưa. Ông suy nghĩ và quyết định tham gia chương trình.
Một năm sau, tôi nhận được e-mail của ông với nội dung như sau: “Chương trình đào tạo đã hiệu quả không ngờ, chỉ có điều tôi đã mắc một sai lầm. Tôi đã hoạch định lại kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình chỉ để kiếm 2 triệu đô-la một năm như chúng ta đã nói chuyện khi đó. Kết quả là tôi đã đạt được con số này. Tôi dự định sẽ tham gia khoá học lần nữa để hoạch định lại kế hoạch tài chính lên mức thu nhập 10 triệu đô-la một năm”.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, số tiền ở đây không phải là vấn đề thật sự quan trọng. Điều quan trọng là bạn có chạm tới tiềm lực tài chính cao nhất của mình hay không. Tôi biết nhiều bạn sẽ hỏi, tại sao trên đời này có người lại cần nhiều tiền thế? Đầu tiên, câu hỏi như thế nói chúng không có tính xây dựng và hỗ trợ cho sức khỏe tài chính của bạn và vì thế nó là dấu hiệu rằng bạn sẽ không thể cài đặt lại kế hoạch tài chính trong tâm thức mình được. Thứ hai, lý do chính mà người đàn ông này muốn kiếm được nhiều tiền như vậy là để tài trợ cho những hoạt động từ thiện giúp nạn nhân AIDS ở châu Phi của ông. Những thông tin này là dành cho những người cứ cho rằng hễ người giàu thì có tính tham lam.
Giờ ta hãy tiếp tục. Bạn đã được lập trình để tiết kiệm tiền hay để tiêu tiền? Bạn đã được lập trình để quản lý tốt tiền bạc hay không quản lý được tiền bạc?
Bạn đã được lập trình để chọn lấy những vụ đầu tư thắng lợi hay thất bại? Có thể bạn ngạc nhiên: “Tại sao chuyện tôi kiếm được tiền hay không từ đầu tư chứng khoán hoặc bất động sản lại là một phần của cái gọi là kế hoạch tài chính trong tâm thức?”. Đơn giản thôi; Ai chọn mua chứng khoán hoặc bất động sản? Bạn! Ai chọn quyết định bán? Bạn ! Ai chọn quyết định mua? Bạn! Vậy thì bạn phải có một cái gì đó để làm cơ sở cho việc đánh giá và ra những quyết định ấy.
Tôi có một người quen ở San Diego tên là Larry. Larry rất khao khát kiếm tiền, nhưng anh ta có “nụ hôn tử thần” trong vấn đề đầu tư tiền bạc của mình: Bất cứ thứ gì anh ta mua đều rớt giá như đá rơi. Bạn có tin rằng cha anh ta cũng gặp chính xác vấn đề này? Quả đúng là như vậy! Tôi có quan hệ thân thiết với Larry nên có thể hỏi anh lời khuyên về đầu tư. Và chúng bao giờ cũng… sai một cách hoàn hảo! Bất cứ những gì Larry khuyên, tôi đều làm ngược lại. Tôi rất khoái Larry!
Ngược lại, một số người dường như có khả năng “hái ra tiền” mà ta còn gọi là “người có bàn tay Midas”. Tất cả những gì họ chạm vào đều biến thành vàng. Tuy nhiên, dù là “bàn tay Midas” hay “cái hôn tử thần” thì chúng đều là hệ quả của các kế hoạch tài chính trong tâm thức.
Nói chung, kế hoạch tài chính trong tâm thức sẽ quyết định vận mệnh tài chính của bạn, thậm chí là cả cuộc sống cá nhân của bạn. Nếu bạn là một phụ nữ có kế hoạch tài chính được thiết lập ở mức thấp, nhiều khả năng bạn cũng sẽ hấp dẫn một người đàn ông cũng có kế hoạch tài chính ở mức thấp tương đương, sao cho bạn sẽ cảm thấy mình được ở trong “vùng thoải mái” tài chính và xác nhận tính hợp lý của kế hoạch trong tâm thức bạn. Nếu bạn là người đàn ông có kế hoạch tài chính được cài đặt thấp, rất có khả năng bạn sẽ thu hút một người phụ nữ hay tiêu xài và trước sâu g. cũng tiêu tán hết tiền của bạn để bạn có thể ở Trong “vùng thoải mái” tài chính và xác nhận tính hợp lý của kế hoạch tài chính của mình.
Đã số mọi người tin rằng thành công trong kinh doanh của họ chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng kinh doanh của họ, hay ít nhất là phụ thuộc vào thời điểm và địa điểm kinh doanh của họ trên thương trường. Tôi không muốn phủ nhận niềm tin ấy của bạn, nhưng quả là điều đó không lấy gì làm chắc chắn nếu không muốn nói là không hề có ý nghĩa!
Công việc kinh doanh tiến triển tốt như thế nào đều là kết quả của kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn. Bạn luôn có xu hướng muốn chứng minh rằng kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình là đúng. Nếu bạn có một kế hoạch tài chính trong tâm thức được xây dựng để kiếm 100.000 đô-la mỗi năm, đó cũng đúng là mức lợi nhuận mà công việc kinh doanh của bạn sẽ mang lại, nghĩa là bạn sẽ kiếm ra 100.000 đô-la mỗi năm.
Nếu bạn là một người bán hàng và kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn được xây dựng để kiếm được 50.000 đô-la mỗi năm và bằng cách nào đó bạn sắp có được một thương vụ khổng lồ mang lại cho bạn 90.000 đô-la vào năm đó, thì sẽ có hai khả năng xảy ra: hoặc là vụ buôn bán này sẽ không thành công, hoặc là thật sự nếu bạn làm ra 90.000 đô-la, bạn hãy sẵn sàng đón nhận một năm thất bại sắp đến ngày sau đó để đưa thu nhập của bạn về đúng mức của kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn. Mặt khác, nếu bạn quyết định kiếm 50.000 đô-la và bạn đang ở trong giai đoạn khủng hoảng kéo dài tới vài năm thì bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi vì nhất định bạn sẽ lấy lại được số tiền ấy. Bạn phải kiếm được nó, đó là quy luật tiềm thức của trí óc và tiền bạc. Ai đó trong hoàn cảnh như vậy có thể sẽ đi qua đường rồi bị xe đâm và kết thúc với việc nhận chính xác mỗi năm 50.000 đô-la bảo hiểm. Thật đơn giản: bằng cách này hay cách khác, nếu tâm thức bạn hướng đến 50.000 đô-la mỗi năm, bạn sẽ nhận được đúng như thế.
Vậy làm sao để bạn có thể xác định được kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình được cài đặt ở mức nào? Một trongg những cách thông thường nhất là hãy xem các thành quả mà bạn đạt được. Hãy xem tài khoản ngân hàng của bạn, thu nhập của bạn, tổng giá trị tài sản bạn đang có. Hãy xem xét hiệu quả kinh doanh của bạn. Hãy tự đánh giá xem bạn là người tiết kiệm hay thích tiêu pha, bạn có biết quản lý tiền không. Hãy xem bạn có phải là người kiên định trong việc kiếm tiền hay không. Hãy xem bạn có phải làm việc nặng nhọc vì tiền không. Hãy xem xét những mối quan hệ có liên quan đến tiền bạc của bạn.
Tiền bạc đến với bạn dễ dàng hay khó khăn? Bạn sở hữu doanh nghiệp hay làm công ăn lương? Bạn gắn bó với công việc hay bạn thường xuyên thay đổi việc làm? Kế hoạch tài chính của bạn hoạt động như bộ nhiệt kế tự động của máy điều hòa không khí vậy. Nếu nhiệt độ phòng là 27ºC thì đó là do nhiệt kế được cài ở 27ºC. Bây giờ mới là điều thú vị. Giả sử cửa sổ mở và bên ngoài trời lạnh, thì nhiệt độ Trong phòng có giảm xuống 20ºC? Tất nhiên, nhưng điều gì sẽ xảy ra? Nhiệt kế tự động sẽ kích hoạt máy điều hòa để nâng cao nhiệt độ trong phòng lên 27ºC. Có thể cửa sổ mở và trời nóng, nhiệt độ trong phòng có thể lên đến 33ºC? Có thể, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra? Nhiệt kế tự động sẽ khởi động điều hòa và đưa nhiệt độ trở lại 27ºC. Cách duy nhất để thay đổi một cách ổn định nhiệt độ trong phòng là cài đặt lại nhiệt kế tự động của máy điều hòa. Cũng thế, cách duy nhất để thay đổi mức độ thành công tài chính của bạn một cách bền vững là cài đặt lại “nhiệt kế tài chính” trong tâm thức bạn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.