Mùa cuối năm nay êm dịu đến mức mà buổi sáng mai, ngày 2 tháng mười, nhiều gia đình bị chậm lại trong các biệt thự của họ ở Etretat cũng đi xuống bờ biển. Người ta có thể nói, giữa vách đá và những đám mây ở chân trời là một hồ núi thiu thiu ngủ trong các chỗ trũng xuống của đá bao quanh nó. Trong không khí có một cái gì đó nhẹ nhàng và trên trời những màu sắc xanh xao, dịu dàng, vô định, đưa đến cho xứ sở này một cảnh sắc đặc biệt.
– Thật là thú vị – Hortense thì thầm nói.
Và bà nói thêm sau một lúc suy tư:
– Nhưng dù sao chúng ta đến đây không phải để thưởng thức cảnh vật của thiên nhiên hoặc để tự hỏi mình là cái chỏm đá dựng lên ở phía trái chúng ta có thực sự là chỗ ở của Arsène Lupin không.
– Không – Hoàng tử Rénine nói – và tôi phải thừa nhận đó là lúc thởa mãn sự tò mò chính đáng của bà… hoặc ít nhất là một phần và hai ngày quan sát và tìm kiếm không cho biết gì về điều mà tôi hy vọng sẽ tìm thấy ở đây.
– Tôi nghe ông.
– Câu chuyện không dài. Tuy nhiên, cũng cần một số câu mào đầu… Bà thân mến, bà có nghĩ rằng khi tôi cố gắng có ích cho đồng loại của mình thì tôi bắt buộc phải có, cả bên tả lẫn bên hữu, những người bạn báo hiệu cho tôi những thời cơ để hành động. Nhiều lúc, những lời cảnh báo mà người ta cung cấp cho tôi hình như tầm phào hoặc ít thú vị và tôi bỏ qua. Nhưng trong tuần vừa rồi, tôi nhận được ý kiến qua một cuộc trao đổi điện thoại mà phóng viên của tôi bất ngờ nhận được. Từ căn hộ của mình ở Paris, một bà liên lạc với một ông ghé qua khách sạn thuộc vùng ngoại ô. Tên của thành phố của ông và của bà ta đều bí mật. Hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Tây-Ban-Nha nhưng dùng tiếng lóng mà chúng tôi gọi là tiếng lóng đệm kể cả loại bỏ nhiều âm tiết. Dù khó khăn chồng chất, dù toàn bộ cuộc nói chuyện của họ không được ghi lại, tuy vậy người ta cũng có thể nắm được điều chủ yếu của những việc rất nghiêm trọng mà bọn họ cố sức che giấu! Và điều đó có thể được tóm tắt bằng ba điểm:
Một là hai người đó là anh và em gái đang đợi một cuộc hẹn với người thứ ba, đã thành hôn và muốn bằng mọi giá thu lại sự tự do của mình.
Hai là nơi hẹn đó được thỏa thuận và ấn định về nguyên tắc vào ngày mùng hai tháng mười, được khẳng định là một tin báo mật trong một nhật báo.
Ba là cuộc hội kiến của ngày mùng hai tháng mười được nối tiếp vào cuối ngày bằng một cuộc dạo chơi trên vách đá. Ở cuộc dạo chơi này, người thứ ba sẽ dẫn theo ông hoặc bà mà ông ta định loại bỏ. Đó là cơ sở của sự việc. Không cần nói với bà là tôi đã theo dõi sự việc với sự quan tâm ra sao và tôi đã cho theo dõi các tin vặt của của các nhật báo Paris. Nhưng sáng hôm kia, tôi đọc trong báo dòng chữ này:
“Rt-2 tháng mười. Trưa. Trois Mathildes”
Vì là vấn đề dốc đá, tôi đã suy ra từ đó là án mạng sẽ xảy ra ở bên bờ bể và như tôi biết thì ở Etretat có một nơi gọi là Trois Mathildes và đó không phải là một tên gọi thông thường, cả cái ngày mà chúng tôi đi để ngăn cản các dự định của những người xấu xa đó.
– Dự định nào? – Hortense hỏi – Ông nói vụ án mạng. Chỉ đơn giản là một giả dụ, chắc thế?
– Hoàn toàn không phải thế, cuộc nói chuyện nghe được ám chỉ đến một đám cưới, đám cưới của một người anh hoặc người chị với vợ hoặc chồng của người thứ ba, điều đó kéo theo khả năng: xảy ra một án mạng, nghĩa là, trong trường hợp nạn nhân được chỉ định, vợ hoặc chồng của người thứ ba sẽ bị quẳng từ trên cao của dốc núi xuống chiều ngày mùng hai tháng mười. Tất cả cái đó là hoàn toàn lô gíc và không có một chỗ nào để nghi ngờ.
Bọn họ ngồi trên thềm của sòng bạc, đối diện với bậc đi xuống bãi tắm. Bọn họ chiếm một số buồng của tư nhân đặt trên các con lăn và đối diện với bốn ông đang chơi bài bờ-rít, trong lúc một nhóm các bà vừa thêu ren vừa nói chuyện.
Xa hơn, chừng nửa tá trẻ em, chân trần đang nghịch nước.
– Ôi này – Hortense nói – tất cả sự êm dịu này, vẻ đẹp mùa thu này không làm tôi cảm động. Dù thế nào thì tôi cũng tin tưởng vào tất cả các giả thiết của ông và tôi không thể quên đi vấn đề đáng sợ.
– Đáng sợ, bà bạn yêu quý, đó là lời chính xác và bạn có tin là từ ngày xưa, tôi đã nghiên cứu tất cả các mặt của nó… Thực sự là vô phương!
– Thực sự – Bà nhắc lại – Thế thì, chuyện gì sẽ xảy ra?
Và hầu như nói với chính mình, bà tiếp tục:
– Ai trong số những người đó bị đe doạ? Cái chết đã chọn nạn nhân của mình.
– Ai vậy? Phải chăng là người đàn bà trẻ tóc màu hoe vàng vừa lắc qua lắc lại vừa cười? Phải chăng lão người to lớn đang hút thuốc? Ai là người che giấu ý đồ gây án mạng? Tất cả những người ấy đều hoà nhã và vui đùa. Tuy nhiên cái chết rình rập quanh bọn họ.
– May mắn thay – Rénine nói – tôi đều say mê và bà cũng vậy. Thế nào! Tôi nói điều đó có đúng với bà không? Tất cả là phiêu lưu và không có gì bằng phiêu lưu. Nghe phong phanh về sự việc sẽ xảy đến, bà đã run rẩy toàn thân. Bà tham gia vào tất cả các thảm kịch lơ lửng quanh bà và ý nghĩa của bí mật nói lên trong sâu thẳm con người bà. Xem đây, với cái nhìn sắc nhọn, bà quan sát cuộc hôn nhân nào? Người ta có bao giờ biết không? Có thể là ông này muốn thủ tiêu hôn phu của mình chăng?… Hay là bà này đang mơ ước tránh né chồng mình?
– Gia đình nhà Imbreval thì sao? Không đời nào! Một cuộc hôn nhân tuyệt vời! Hôm qua ở khách sạn, tôi đã nói chuyện lâu với bà vợ và cả bà nữa…
– Ôi! Tôi à, tôi chơi gôn với Jacques Imbreval, người gần như là lực sĩ và tôi chơi búp-bê với cháu gái nhỏ và xinh đẹp của họ.
Vợ chồng nhà Imbreval đến gần và chúng tôi trao đổi một vài lời. Bà Imbreval kể là con gái của bà sáng nay đã quay trở lại Paris với cô dạy trẻ của chúng. Chồng bà, một người lực lưỡng có râu cằm màu hoe vàng, cặp áo khoác bằng phờ-la-nen dưới cánh tay và nửa người phía trên phình ra dưới một áo sơ-mi bằng tơ nhân tạo phàn nàn về ánh nắng.
– Thérèse, em có chìa khoá buồng không?- Ông hỏi vợ mình khi bọn họ từ giã Rénine, Hortense và dừng lại ở trên cao của bậc lên xuống cách đó mười bước.
– Chìa khoá đấy – Người đàn bà nói – Anh đi đọc báo hàng ngày phải không?
– Đúng. Nếu không chúng ta đi dạo một vòng cùng nhau?…
– Chiều nay nhé, anh đồng ý không? Sáng nay em có mười bức thư phải viết.
– Thôi được. Chúng ta sẽ leo lên dốc đá.
Hortense và Rénine ngơ ngác nhìn nhau.
Việc báo tin của cuộc dạo chơi đó có ngẫu nhiên không? Hay là trái với sự chờ mong và đối mặt với của cặp vợ chồng mà bọn họ tìm kiếm?
Hortense gượng cười.
– Quả tim của tôi đập mạnh – Bà nói thì thầm – Tuy nhiên, tôi từ chốỉ tin vào một điều không hiện thực như vậy. “Chồng tôi và tôi, chưa bao giờ có một cuộc “bàn cãi”, bà ấy nói với tôi – Không, rõ ràng là những người này hoà hợp với nhau rất tuyệt vời.
– Tí nữa chúng ta sẽ thấy rõ xem ở Trois Mathildes, một trong hai người có đến tìm anh hoặc chị không.
Ông Imbreval đã xuống bậc dốc, còn vợ ông vẫn đứng tựa vào lan can của thềm. Bà có một hình dáng xinh đẹp thanh mảnh và mềm mại. Dáng người của bà nổi rõ với một cái cằm nhô ra hơi quá. Vào lúc nghỉ, khi ông không cười thì bộ mặt ông đưa đến một cảm giác buồn bã và đau khổ.
– Jacques, anh có mất cái gì không? – Bà ta hỏi chồng mình khi ông đang cúi xuống trên con lăn.
– Có, cái chìa khoá – Ông ta nói – nó tuột khỏi tay anh…
Bà đến gặp ông và cùng tìm. Sau hai hoặc ba phút, khi rẽ sang bên phải và đứng ở dưới thấp của mái dốc, bọn họ mất hút khỏi tầm nhìn của Hortense và Rénine. Tiếng động của một cuộc cãi cọ nổi lên ở xa hơn và giữa những người chơi bài bô-rít, át tiếng nói của bọn họ.
Bọn họ hầu như cùng lúc đứng lên. Bà Imbreval từ từ đi lên một vài bậc dốc và dừng lại, lưng quay về phía biển. Còn ông chồng thì vắt áo lên vai mình và đi về phía buồng tách biệt. Nhưng trên đường đi, những người chơi bài bô-rít đòi ông làm trọng tài bằng việc chỉ cho ông thấy các con bài trải ra trên bàn. Ông ta từ chối cho ý kiến của mình bằng một cử chỉ và sau đó đi ra. Ông đi vào phòng của mình.
Thérèse Imbreval quay lại thềm và ngồi ở một ghế dài trong mười phút. Sau đó, bà đi ra khỏi sòng bạc. Trong khi cúi mình xuống, Hortense thấy Thérèse đi vào trong nhà gỗ dùng làm nhà phụ của khách sạn Hauville và một lúc sau bà ta lại thấy Thérèse ở ban công của nhà gỗ ấy.
– Mười một giờ- Rénine nói – Dù là bà ta hoặc ông ta hay là những người chơi bài hoặc bất cứ ai, cũng không bỏ ra nhiều thời gian trước khi hẹn gặp.
Đã trôi qua hai mươi phút, rồi hai mươi lăm phút và không có ai động đậy.
– Bà Imbreval có thể đã đi đến đó. Hortense cáu kỉnh đưa ra ý kiến. Bà ta không còn ở ban công nữa.
– Nếu bà ta đi đến Trois Mathildes – Rénine nói – chúng ta đi chộp lấy bà ta ở đó.
Ông đứng dậy khi mà một cuộc tranh cãi mới kích động những người đánh bài và một trong bọn họ kêu lên:
– Chúng ta hãy hỏi Imbreval.
– Thôi được – Một người khác nói – Tôi chấp nhận… Nếu như ông ta vui lòng làm trọng tài cho chúng ta. Lúc nãy, ông ta đã cáu kỉnh.
Người ta gọi:
“Ông Imbreval! Ông Imbreval!”.
Bọn họ lúc đó nhận thấy là ông Imbreval đã phải khép cánh cửa lại, căn phòng chìm trong một trạng thái mờ sáng vì loại buồng này không có cửa sổ.
– Ông ta ngủ – Người ta kêu lên – Chúng ta đánh thức ông ấy dậy.
– Ông Imbreval! Ông Imbreval!
Tất cả bốn người đi đến đó, bắt đầu gọi ông ta nhưng không nhận được câu trả lời. Bọn họ gõ vào cửa.
– Ê này, thế nào ông Imbreval, ông ngủ phải không?
Trên thềm hiên, Serge Rénine đột nhiên đứng dậy với một vẻ mặt lo lắng đến nỗi Hortense phải ngạc nhiên. Ông làu bàu: “Miễn là đừng quá chậm!”.
Và vì Hortense hỏi ông, ông leo dốc và bắt đầu chạy đến buồng. Ông đến đó vào lúc mà những người đánh bài đang tìm cách lay cánh cửa.
– Dừng lại! – Ông ra lệnh – Sự việc phải được làm tuần tự.
– Sự việc gì chứ? – Người ta hỏi ông.
Ông quan sát cửa chớp đặt trên mỗi cánh cửa và biết là một trong các tấm kính bên trên có một nửa đã bị vỡ, ông treo mình được chăng hay chớ vào mái của buồng, đưa mắt nhìn vào bên trong.
Người ta khẩn khoản hỏi ông.
– Có gì ở trong đó? Ông có thể thấy gì?
– Ông quay người lại và nói:
– Tôi nghĩ nếu ông Imbreval không trả lời là vì một sự kiện nghiêm trọng ngăn cản ông.
– Một sự kiện nghiêm trọng?
– Vâng, có thể nghĩ là ông Imbreval bị thương… hoặc chết.
– Làm sao, chết à! – Người ta kêu lên – Ông ta vừa mới rời chúng tôi.
Rénine đưa con dao của mình ra, phá ổ khóa và mở hai cánh cửa. Có những tiếng kêu sợ hãi. Ông Imbreval nằm trên tấm ván, úp mặt, hai bàn tay quặp vào áo khóac ngoài và tờ báo của mình. Máu chảy từ lưng ra làm đỏ áo sơ-mi của ông.
Một người nào đó nói ông ta tự sát.
– Làm sao mà ông ta lại tự sát? – Rénine nói – Vết thương ở vào giữa lưng, ở vào một chỗ mà bàn tay không thể với tới. Và sau đó, hơn nữa, không có vũ khí trong buồng.
Những người chơi bài phản đối:
– Vậy thì một vụ án mạng sao? Nhưng không thể được – Không có ai đi đến. Chúng tôi thấy rõ… Không có ai có thể đi qua mà chúng tôi không thấy…
Những người đàn ông khác, tất cả các bà và trẻ nhỏ chơi ở bờ biển đều chạy đến. Rénine ngăn không cho ai đến gần cái buồng ngoại trừ một bác sỹ. Nhưng ông bác sỹ khẳng định ông Imbreval đã chết vì một cú dao găm.
Vào lúc đó, ông thị trưởng và người bảo vệ đồng ruộng cùng dân của xứ sở đi đến. Các khám xét theo lệ được thực hiện và người ta mang xác chết đi.
Một số người đã đi báo tin cho Thérèse Imbreval mà người ta vừa thấy lại ở ban công.
Như vậy là thảm kịch đã được thực hiện mà không có bất cứ một chỉ dẫn nào cho phép hiểu được làm thế nào mà một người đàn ông, bị nhốt trong buồng được bảo vệ bởi một cái cửa đóng kín với ổ khóa còn nguyên vẹn, lại có thể bị ám sát trong vòng một số phút trước hai mươi người làm chứng hay nói đúng hơn là hai mươi người quan sát. Không ai vào trong buồng. Không có ai ở đó đi ra. Còn con dao găm mà ông Imbreval bị đâm ở giữa hai vai thì người ta không tìm thấy. Và tất cả cái đó gợi ra cái ý nghĩ của xảo thuật do một nhà ảo thuật tài tình thực hiện trong những điều kiện thần bí nhất nếu như nó không liên quan đến một án mạng khủng khiếp.
Hortense không thể theo dõi nhóm nhỏ những người đi đến gần bà Imbreval như là Rénine mong muốn. Sự xúc động làm bà tê liệt. Đó là lần đầu tiên mà cuộc phiêu lưu của bà với Rénine đưa bà đến ngay trung tâm của hành động và thay cho việc nhìn thấy các hậu quả của một án mạng hoặc bị lôi cuốn vào việc truy lùng những tên tội phạm, bà phải đối mặt với bản thân án mạng.
Bà trở nên run rẩy và nói bập bẹ:
– Ghê sợ làm sao!… Người xấu số… A! Rénine, ông không thể cứu ông ta, người ấy…
– Và điều đó đã làm tôi quay cuồng hơn tất cả, đó là việc chúng ta đã có thể… chúng ta đã có thể cứu được ông ta vì chúng ta biết âm mưu…
Rénine cho bà thở một chai muối a-mô-ni và khi bà đã phục hồi toàn bộ sự bình tĩnh của mình, ông nói với bà khi quan sát bà rất chăm chú:
– Thế là bà tin có một mối liên hệ giữa cuộc ám sát này và âm mưu mà chúng ta tìm cách phá sao?
– Đúng thế – Bà nói và ngạc nhiên về câu hỏi đó.
– Thế thì vì âm mưu đó đã được sắp xếp bởi người chồng chống lại vợ mình hoặc người vợ chống lại chồng mình và vì người chồng đã bị giết, cô cho rằng bà Imbreval?…
– Ôi! Không, không thế được – Bà nói – Trước hết, bà Imbreval không rời căn hộ của mình… và sau nữa tôi không bao giờ tin là người đàn bà xinh đẹp ấy có khả năng… không… không… có vấn đề khác, chắc thế…
– Việc khác nào?
– Tôi không biết… Người ta có thể nghe sai điều được nói giữa anh trai và chị gái… Ông thấy rõ là án mạng đã xảy ra trong những điều kiện hoàn toàn khác… ở một giờ khác, ở một địa điểm khác…
– Và do vậy – Rénine nói tiếp – là hai sự việc không có một mối liên hệ nào sao?
Bà trả lời:
– Tôi không hiểu gì ở đấy cả! Tất cả cái đó thật lạ lùng!
Rénine hơi giễu cợt.
– Học trò của tôi không làm tôi vinh dự hôm nay.
– Về vấn đề gì nào?
– Thế nào! Đây là một câu chuyện hoàn toàn đơn giản được hoàn thành trước con mắt của bà vậy mà bà đã thấy nó diễn ra như một cảnh trong phim và tất cả cái đó đối với bà cũng tối mù như bà nghe nói đến một sự việc xảy ra trong một cái hầm cách đấy ba mươi dặm!
Hortense trở nên bối rốỉ.
– Ông nói cái gì vậy? Cái gì! Ông hiểu rõ vụ án chứ? Trên những cơ sở nào?
Ông ta nhìn đồng hồ bỏ túi của mình.
– Tôi đã không hiểu “tất cả”- ông nói – bản thân án mạng, với sự tàn bạo của nó, vâng. Nhưng điều chủ yếu, nghĩa là vấn đề tâm lý của án mạng, ở đó không có một chỉ dẫn nào. Duy chỉ là giữa trưa, người anh và người chị khi thấy không có ai đến chỗ hẹn ở Trois Mathildes, đi xuống đến bãi tắm. Bà không nghĩ là lúc đó chúng ta sẽ biết về âm mưu mà tôi buộc tội bọn họ và về mối liên hệ giữa hai sự việc sao?
Hai người đi đến bãi đất bao quanh ngôi nhà gỗ Hauville, nơi mà những người đánh cá đưa thuyền của họ lên bờ nhờ các tời đứng. Có nhiều người tò mò ở ngoài cửa của một ngôi nhà gỗ. Hai nhân viên nhà đoan canh gác cấm mọi người đi vào trong nhà gỗ.
Thị trưởng hăng hái rẽ đám đông đi vào. Ông ta vừa gọi điện cho Havre từ bưu điện về. Ở viện kiểm sát người ta trả lời là ông biện lý của nước Cộng hoà và một quan toà dự thẩm đến Etretat trong buổi chiều.
– Việc này cho chúng ta đủ thì giờ để ăn trưa. Rénenie nói. Bi kịch không xảy ra trước 2 hoặc 3 giờ, và tôi có ý nghĩ là điều đó sẽ thú vị. (ông ta hơi… ác nhỉ, J)
Tuy vậy bọn họ cũng vội vàng. Hortense bị kích động bởi sự mệt mỏi và bởi ý muốn được biết về vu án nên không ngớt hỏi Rénine và ông này trả lời nước đôi trong khi con mắt của ông hướng về đám đất trước nhà mà người ta thấy nó qua các ô kính phòng ăn.
– Có phải bọn người mà ông rình mò không? Bà hỏi.
– Đúng- người anh và người chị.
– Anh tin chắc là bọn họ đánh liều không?…
– Cẩn thận! Bọn chúng đấy.
Ông nhanh chóng đi ra.
Ở lối ra của đường phố chính, một người đàn ông và một người đàn bà tiến lên bằng những bước đi vô định như là bọn họ không thuộc chỗ. Người anh là một người đàn ông nhỏ bé và mảnh khảnh, có nước da màu ô liu, đội một chiếc mũ cát của người lái ô tô. Bà chị cũng nhỏ con, khá khọẻ, mặc áo măng-tô dài, tỏ ra là một phụ nữ đã có tuổi nhưng còn đẹp, khuôn mặt ẩn hiện sau một tấm mạng mỏng che mặt.
Khi bọn họ nhìn thấy nhóm người bèn dừng lại và tiến tới gần. Dáng đi của họ trái ngược với mối lo và sự do dự.
Bà chị bắt chuyện với một người lính thuỷ. Ngay từ những lời đầu tiên, chắc là khi cái chết của Imbreval được báo, bà thốt ra lời kêu và tìm cách rẽ một lối đi. Người anh, đến lượt mình được biết tin, huých khuỷu tay và thốt ra khi nói với lính nhà đoan:
– Tôi là bạn của Imbreval! Đây là danh thiếp của tôi, Frederic Astaing… Bà chị tôi là Germaine Astaing, rất thân tình với bà Imbreval!… Bọn họ… chờ chúng tôi. Chúng tôi có cuộc hẹn gặp!…
Người ta cho họ đi qua. Không nói một lời, Rénine đi sau họ, theo họ và có Hortense cùng đi.
Ở tầng hai, người nhà Imbroval chiếm bốn buồng và một phòng khách. Người chị vội vàng chạy vào một trong những buồng ấy và quỳ xuống trước giường nơi người ta để xác chết. Thérèse Imbreval ở bên phòng khách và khóc nức nở giữa những người lặng lẽ.
Ông anh ngồi cạnh cô nắm mạnh bàn tay cô và nói với một giọng run run:
– Bà bạn xấu số của tôi… Bà bạn xấu số của tôi…!
Rénenie và Hortense ngắm rất nhìn lâu cặp trai gái, Hortense thì thầm:
– Chính vì người này mà cô ta đã giết người sao? Không thể được!
– Tuy nhiên – Rénine nhận xét – bọn chúng biết nhau và chúng ta biết là Frédéric Astaing và chị gái của ông biết một người thứ ba là đồng loã của họ. Đến nỗi…
– Không thể được! – Hortense nhắc lại.
Và, dù tất cả mọi suy đoán, bà có một thiện cảm với người đàn bà trẻ đến độ khi Frédéric Astaing đứng lên, thì bà đến ngồi cạnh bà Imbreval và an ủi bà ta bằng một giọng êm dịu. Nước mắt của người đàn bà xấu số làm bà xúc động sâu sắc.
Rénine thì ngay từ đầu đã quan tâm đến việc theo dõi người anh và bà chị như việc đó có tầm quan trọng và ông không rời mắt khỏi ông này. Frédéric Astaing, ông này với một vẻ dửng dưng, bắt đầu một sự thám sát tỉ mỉ căn hộ, thăm phòng khách, vào trong tất cả các buồng, trà trộn vào các nhóm và đặt các câu hỏi về cách thức mà án mạng đã phạm phải. Hai lần, bà chị của ông ta đến nói với ông. Rồi ông quay lại bên bà Imbreval và một lần nữa ngồi xuống bên bà, lòng đầy thiện cảm và ân cần. Cuối cùng, ông ta và người đàn bà nói chuyện thì thầm ở trong tiền sảnh một lúc, sau đó bọn họ chia tay nhau như là những người đã nhất trí với nhau về tất cả các điểm. Frédéric ra đi. Việc trao đổi mưu mẹo đã kéo dài ba mươi đến bốn mươi phút.
Chính vào lúc này ô tô chở ông biện lý và quan toà dự thẩm đi đến trước ngôi nhà gỗ. Rénine chỉ chờ bọn họ đến chậm hơn nói với Hortense:
– Cần nhanh lên. Bằng bất cứ giá nào bà cũng đừng rời bà Imbreval ra.
Người ta đưa đến những người làm chứng.
Người ta cho bọn họ tập trung trên bãi tắm, nơi quan toà dự thẩm bắt đầu một cuộc điều tra sơ bộ. Sau đó ông phải đi đến bà tìm Imbreval. Tất cả những người có mặt đi ra. Chỉ còn lại hai người bảo vệ và Germaine Astaing.
Bà này quỳ xuống một lần cuốỉ cùng bên người chết và cúi xuống trước xác chết, bàn tay ôm đầu, khấn khá lâu. Sau đó, bà đứng dậy, mở cửa cầu thang khi Rénine tiến lên.
– Tôi có một vài lời muốn nói với bà, thưa bà.
Bà tỏ ra ngạc nhiên và đáp lại:
– Xin ông nói đi. Tôi nghe.
– Không phải ở đây.
– Vậy thì ở đâu, thưa ông?
– Bên cạnh, trong phòng khách.
– Không — Bà trả lời nhanh.
– Tại sao? Dù bà không bắt tay bà Imbreval nhưng tôi cho rằng bà Imbreval là bạn của bà phải không?
Ông không để thì giờ cho bà ta suy nghĩ, kéo bà ta đến phòng khách. Ông đóng cửa lại và ngay tức thời, ông nhảy bổ vào bà Imbreval khi bà đang muốn đi ra và trở về buồng của mình. Ông nói:
– Không, thưa bà, bà hãy nghe đây, tôi van bà, bà hãy nghe tôi. Chúng ta có những sự việc rất nghiêm trọng để nói và đừng để phí thì giờ.
Đứng thẳng trước mặt nhau, hai người đàn bà nhìn nhau với cùng một sự thù hằn khôn nguôi mà người ta đoán là ở cả hai người có cùng một sự đảo lộn bản thân và sự tức giận bị kìm nén. Hortense trước tưởng bọn họ là bạn, đã nghĩ là ở môt mức độ nào đó, họ là đồng loã của nhau, bà sợ về cú sốc mà bà dự đoán sẽ nổ ra một cách tàn bạo. Bà thúc đẩy Thérèse Imbreval ngồi xuống còn Rénine thì ngồi giữa phòng và dằn giọng nói chắc chắn:
– Sự tình cờ, trong khi cho tôi biết sự thật, cho phép tôi cứu cả hai bà, nều như các bà muốn giúp tôi bằng một lời giải thích thành thật để tôi có những tin tức mà tôi cần. Các bà đều biết hiểm họa trong sâu thẳm lòng mình, mỗi người đều biết cái sai mà mình phải chịu trách nhiệm. Nhưng sự thù hằn làm các bà mất khôn và chính tôi thì thấy rõ phải hành động. Trong nửa giờ nữa, quan toà và dự thẩm sẽ đến đây. Ở vào phút ấy, sự đồng ý phải được thực hiện.
Cả hai người đàn bà nhảy chồm lên như vấp phải chữ đó.
– Vâng, sự đồng ý – Ông nhắc lại một cách trịnh trọng hơn – Tự nguyện hay không, nó vẫn được thực hiện.
Các bà không phải là người có liên can độc nhất. Còn có hai bé gái của bà, bà Imbreval ạ. Vì rằng hoàn cảnh đặt tôi trên đường của chúng và chính là để che chở chúng, để cứu chúng mà tôi phải can thiệp. Một sai lầm, một chữ thừa ra thì bọn chúng sẽ bị thất bại. Điều đó sẽ không xảy ra.
Khi nhắc đến các con của mình, bà Imbreval bị suy sụp và khóc nức nở. Germaine Astaing nhún vai và đi về phía cửa. Rénine một lần nữa ngăn bà ta lại.
– Bà đi đâu?
– Tôi bị quan toà dự thẩm triệu tập.
– Không.
– Có, cũng như tất cả những ai làm chứng.
– Bà không đến đó. Bà không biết gì về điều đã xảy ra. Không ai biết gì về án mạng này.
– Tôi, tôi biết ai đã gây ra.
– Không thể nào!
– Thérèse Imbreval.
Lời tố cáo được thốt ra giận dữ và với một cử chỉ đe doạ đáng sợ.
– Đồ khốn nạn! – Bà Imbreval kêu lên khi lao vào bà ta.
– Mày cút đi! Mày cút đi. A! Khốn khổ biết bao người đàn bà này!
Hortense tìm cách giữ người đàn bà này nhưng Rénine nói nhỏ với bà:
– Bà hãy mặc kệ họ, đó là điều tôi muốn… đẩy người này chống lại người khác và như vậy làm cho sự việc sáng tỏ hơn.
Bằng lời chửi bới, bà Astaing đã thực hiện một sự cố gắng làm co giật môi của bà để vui đùa và bà cười nhạt:
– Khôn khổ? Tại sao ư? Bởi vì tao buộc tội mày chăng?
– Cho tất cả! Cho tất cả! Mày là một con khốn nạn! Mày nghe chưa Germaine, mày là một con khốn nạn!
Thérèse Imbreval nhắc lại lời chửi như là nhờ nó mà bà ta cảm thấy nhẹ người. Sự hờn giận của bà dịu đi. Có thể, bà không có nhiều sức hơn nữa để duy trì cuộc chiến đấu và chính bà Astaing lại tiếp tục tấn công với nắm đấm giơ ra, bộ mặt nhăn nhó và già đi hai mươi năm.
– Mày! Mày dám chửi tao, mày! Mày! Sau cuộc sát nhân của mày! Mày dám giơ cao đầu khi người đàn ông mà mày giết còn nằm đó! A! Nếu một trong hai chúng ta là một kẻ khốn nạn, mày biết rõ đó là mày, Thérèse ạ! Mày đã giết chồng mày! Mày đã giết chồng mày!
Bà ta nhảy lên vì bị kích động bởi các từ khủng khiếp mà bà nói ra và các móng tay của bà gần như đụng vào mặt của bạn bà.
– A! Đừng nói là mày không giết ông ta – Bà kêu lên – Đừng nói điều đó, tao cấm mày. Đừng nói điều đó! Dao găm còn ở kia trong túi của mày. Anh của tao đã sờ vào nó khi anh nói với mày và bàn tay anh khi rút ra với những vết máu. Máu của chồng mày, Thérèse ạ. Và sau đó, dù tao không phát hiện cái gì, mày hãy nghĩ là ngay từ những phút ban đầu, tao đã không đoán ra sao? Ngay tức thời, Thérèse, tao đã biết sự thật. Khi một người lính thuỷ trả lời tao ở dưới nhà: “ông Imbreval đã bị ám hại”. Ngay sau đó, tao tự nói: “Chính là nó, là Thérèse, nó đã giết ông ta”.
Thérèse không trả lời. Bà ta cũng không còn một hành dộng phản đối nào. Hortense quan sát bà với sự lo âu, đoán là bà đang bị mệt mỏi. Má hõm vào, bộ mặt thể hiện sự thất vọng đến mức mà Hortense động lòng thương cảm, khuyến khích bà tự bào chữa cho mình.
– Bà hãy trình bày đi, tôi yêu cầu bà. Suốt trong án mạng, bà ở đây, tại ban công… Còn con dao găm này, làm sao mà bà có được?… Làm sao giải thích đây?…
– Những lời giải thích! – Germaine Astaing cười nhạt – Liệu bà ta có thể đưa ra lời giải thích không? Bề ngoài của án mạng thì quan trọng gì Điều người ta thấy hoặc không thấy thì cần gì? Điều chủ yếu, đó là chứng cớ… Đó là sự việc của dao găm còn nơi kia, trong túi của mày, Thérèse ạ. Đúng, đúng, chính là mày!… Mày đã giết ông ta. Cuối cùng mày đã giết ông ta! A! Đã bao lần, tao đã nói điều đó cho anh tao: Nó sẽ giết anh ấy! Frédéric tìm cách bào chữa cho mày, Frédéric luôn có một điểm yếu đó với mày. Nhưng, thực ra, ông ta dự đoán sự kiện… Và thế là sự việc tàn bạo đã được thực hiện! Một nhát dao găm vào lưng. Đồ hèn! Đồ hèn!… Và tao không nói gi cả sao? Tao không do dự một giây!… Frédéric cũng vậy! Ngay tức thời, chúng tao tìm những chứng cớ… Và với tất cả lý trí và lòng mong muốn, tao sẽ tố cáo mày… Và thế là hết, Thérèse ạ. Mày đã thất bại. Không có gì có thế cứu mày. Con dao găm còn trong cái túi mà bàn tay mày đang quặp lấy. Quan toà sẽ đến và người ta sẽ tìm thấy nó ở đó, dính máu của chồng mày… Và người ta cũng tìm thấy ở đó ví đựng tiền của ông ấy. Chúng còn ở đó. Người ta sẽ tìm thấy…
Một cơn giận như vậy làm bà bực tức đến nỗi bà không thể nói tiếp, đôi cánh tay bà giơ thẳng và cằm rung động bởi những cơn co giật thần kinh.
Rénine nhẹ nhàng giành lấy túi của Thérèse Imbreval. Người đàn bà trẻ bám chặt vào túi. Nhưng ông ta giật mạnh và nói với bà:
– Để tôi làm, thưa bà. Bạn Germaine của bà đã có lý. Quan toà dự thẩm sắp đến và việc con dao găm còn ở trong tay bà, bà sẽ bị bắt ngay lập tức. Không nên để sự việc xảy ra như vậv. Bà hãy để tôi làm.
Tiếng nói khéo léo làm mềm yếu sự chống đối của Thérèse. Ngón tay này tiếp các ngón tay khác rời ra. Rénine cầm lấy túi, mở nó ra, lấy ra một con dao găm nhỏ có cán bằng gỗ mun và một ví tiền da màu xám, ông nhẹ nhàng bỏ hai vật vào túi trong của áo khoác ngoài của mình.
Germaine nhìn ông sững sờ.
– Ông điên sao, thưa ông! Lấy quyền gì?…
– Đó là những đồ vật không đưọc để rơi ra. Như vậy tôi đã yên tâm. Quan toà sẽ không tìm chúng trong túi áo của tôi.
– Nhưng tôi sẽ tố cáo ông, thưa ông – Bà ta nói với vẻ giận dữ – Công lý sẽ được báo trước.
– Nhưng không, nhưng không – Ông nói khi đang cười – Bà sẽ không nói gì cả! Công lý sẽ không thấy gì ở đó cả. Sự lục đục chia rẽ các bà phải được giải quyết giữa hai người. Ý kiến nào muốn đưa công lý vào tất cả các sự cố của cuộc sống?
Bà Astaing bị uất lên.
– Nhưng ông không có một chức danh nào để nói như vậy, thưa ông! Ông là ai vậy? Một người bạn của người đàn bà này sao?
– Kể từ khi bà tấn công bà ta, đúng.
– Nhưng nếu tôi tấn công bà ta, đó là vì bà ta phạm tội. Vì ông không thể chổi bỏ… là bà ta đã giết chồng mình…
– Tôi không chối điều đó – Rénine tuyên bố với một vẻ mặt bình tĩnh – Tất cả chúng ta đều đồng ý về điểm đó. Jacques Imbreval đã bị vợ ông ta giết chết. Nhưng, tôi nhắc lại là công lý không nên biết sự thật.
– Nó sẽ biết sự thật do tôi, thưa ông, tôi thề với ông điều đó. Người đàn bà đó cần phải bị trừng trị… Bà ta đã giết.
Rénine đi đến gần bà ta và sờ vào vai bà:
– Lúc nãy bà hỏi tôi là với chức danh nào mà tôi can thiệp. Còn bà thì sao?
– Tôi là bạn gái của Jacques Imbreval.
– Chỉ là bạn gái thôi sao?
Bà ta hơi lúng túng một chút nhưng ngay sau đó bình tĩnh lại và nói:
– Tôi là bạn gái của ông ấy và trách nhiệm của tôi là báo thù cho ông.
– Bà sẽ giữ im lặng, như là ông ấy đã giữ.
– Ông ấy không biết trước khi chết.
– Đó là điều làm bà lầm lẫn. Ông ấy đã có thể tố cáo vợ mình và có đủ thì giờ đế tố cáo nhưng ông đã không nói gì.
– Tại sao vậy?
– Vì các con của ông.
Ba Astaing không chịu lùi bước và thái độ của bà thể hiện lòng quyết tâm trả thù và ngay cả sự ghê tởm. Nhưng, dù thế nào, bà vẫn chịu ảnh hưởng của Rénine. Trong cái buồng nhỏ đóng kín mà bao nhiêu hận thù đụng vào nhau, ông dần dần trở thành người chủ và Germaine Astaing hiểu rằng bà Imbreval cảm thấy tất cả sự trợ lực, chỗ dựa không mong đợi hiện ra bên bờ vực thẳm.
– Tôi cảm ơn ông, thưa ông – Thérèse nói – Vì ông thấy rõ trong tất cả việc đó, ông cũng biết là vì các con tôi mà tôi không dấn thân vào công lý. Không có cái đó, tôi mệt mỏi biết bao…
Như vậy màn kịch đã thay đổi và các sự vật có một giá khác. Nhờ vào một số từ đưa ra trong việc tranh luận, nó làm cho kẻ phạm tội ngẩng đầu lên và bình tĩnh lại trong khi kẻ tố cáo do dự và hình như lo lắng. Và xảy ra điều là bà này không dám nói nữa và bà kia đạt đến thời điểm mà người ta cảm thấy sự cần thiết phải thoát ra khỏi sự im lặng để nói một cách rất tự nhiên những lời nói thú tội và có tác dụng an ủi.
– Bây giờ – Rénine nói với bà cũng dịu dàng như vậy – tôi tin rằng bà có thể và bà phải tự giãi bày.
– Vâng… vâng… Tôi cũng tin vào điều đó – Bà ta nói.
Tôi phải trả lời cho người đàn bà ấy… Sự thật thật đơn giản phải thế không?…
Bà ta lại khóc, bà bị lả đi trong chiêc ghế bành, bộ mặt già đi và khắc khổ vì đau đớn. Trong trạng thái không còn giận dữ và bằng giọng nhỏ nhẹ, bà gằn từng câu ngắn rời rạc:
– Thế là đã bốn năm bà ta là bạn gái của chồng tôi… Điều đó làm tôi đau khổ… Chính bà đã cho tôi thấy mối liên hệ của bọn họ… bởi sự độc ác… Bà ta ghét tôi hơn là yêu Jacques… và mỗi ngày, lại là cái vết thương mới… những cú điện thoại mà bà cho tôi biết các cuộc hẹn hò của bà… Tìm mọi cách làm tôi đau khổ, bà hy vọng tôi sẽ tự sát… Tôi đã nghĩ đến việc đó một đôi lần nhưng tôi đã vượt qua vì các con của tôi… Jacques cũng yếu đi. Bà đòi hỏi anh ấy ly dị… và anh ấy đã từng bước dấn thân vào… vì bị bà ta và anh của bà ấy không chế, một người anh còn xảo trá và nguy hiểm hơn bà. Tôi cảm thấy tất cả điều đó… Jacques trở nên cứng rắn với tôi… anh ta không đủ can đảm để bỏ đi vì tôi là trở lực và anh ấy muốn hại tôi… Chúa tôi, sự tra tấn nào đây?
– Cần trả lại tự do cho anh ta – Germaine kêu lên – Người ta không giết một người vì anh ta muốn ly dị.
Thérèse lắc đầu và trả lời:
– Không phải vì anh ấy muốn ly dị mà tôi giết anh. Nếu thực tình anh ấy muốn thì anh ấy bỏ đi thì tôi có thể làm gì nào? Nhưng tất cả kế hoạch của mày đã thay đổi, Germaine ạ, việc ly dị không đủ cho mày mà một việc khác mà mày lấy được từ anh ta, một việc khác nghiêm trọng hơn mà anh mày và mày đã đòi hỏi… và anh ấy đã đồng ý… do sự ươn hèn… ngoài ý muốn của anh ta…
– Mày muốn nói gì? – Germaine bập bẹ – Việc khác ấy là gì?
– Cái chết của tao.
– Mày nói dối! – Bà Astaing kêu lên.
Thérèse không cất cao giọng. Bà ta không có bất cứ một cử chỉ thù hận hoặc bực tức nào và nhắc lại một cách giản đơn:
– Cái chết của tao. Germaine. Tao đã đọc những lá thư sau cùng của mày, sáu bức thư của mày mà anh ấy đã liều lĩnh bỏ quên trong ví, sáu bức thư mà cái từ khủng khiếp không được viết nhưng mỗi dòng cho thấy điều đó. Tao đọc cái đó trong run rẩy. Jacques đi đến đó!… Tuy nhiên, không có một giây nào tao nghĩ đến chuyện đánh anh ấy. Một người đàn bà như tao, Germaine ạ, không giết người một cách tự nguyện… Nếu tao mất đầu, đó là lỗi của mày sau này…
Bà quay đầu về phía Rénine như là để hỏi ông có hiểm họa không nếu bà nói và phổ biến sự thật.
– Bà đừng sợ – Ông nói – tôi đáp ứng mọi việc.
Bà đưa bàn tay lên trán mình, cảnh tượng kinh hoàng sống lại ở bà và tra tấn bà… Germaine Astaing không động đậy, hai cánh tay bắt chéo, con mắt mờ đục trong khi Hortense Daniel cuống cuồng chờ lời thú tội và sự giải thích của bí mật không thể dò ra được.
– Chính là sau này và tại lỗi của mày, Gérmaine ạ. Tao đã để lại ví tiền trong ô ngăn kéo mà nó được giấu và buổi sáng ấy, tao không nói gì cho Jacques… Tao không muốn nói cho anh ấy là tao biết… Thật là khủng khiếp!… Tuy nhiên, cần phải nhanh lên… các bức thư của mày làm lộ việc đi đến bí mật của mày, đối với ngày hôm nay… Trước hết tao nghĩ là chạy trốn, nhảy vào trong tàu hoả… Một cách máy móc, tao cầm lấy con dao găm này để tự vệ… Nhưng khi Jacques và tao cùng đến bãi tắm, tao cam chịu… Đúng, tao chấp nhận chết… cầu mong tao chết, tao nghĩ thế và mong toàn bộ cơn ác mộng ấy sẽ chấm dứt! Duy chỉ với các con của tao thì tao muốn cái chết của tao là do biến cố và Jacques không bị tố cáo vì nó. Chính vì điều đó mà kế họach đi dạo chơi của mày trên dốc đá không thích ứng với tao… Một cái rơi từ trên cao của một dốc đá hình như rất tự nhiên… Vậy là Jacques từ bỏ tao để đi vào trong buồng của anh ấy để từ đó sau này anh ấy phải đến gặp mày ở Mathindes. Trên đường đi ở dưới thềm hiên, anh ấy để rơi chìa khoá cửa buồng. Tao đi xuống và cùng tìm với anh ta. Và chính ở đó… tại lỗi của mày… Vâng, Germaine ạ, tại lỗi của mày. Ví của Jacques tuột khỏi túi áo khoác của anh mà anh không nhận thấy và cùng rơi với ví ấy là một tấm ảnh mà ngay sau đó tao nhận ra… một bức ảnh chụp trong năm ấy của tao và hai đứa con của tao. Tao lượm bức ảnh… và tao thấy… Mày biết rõ cái mà tao thấy, Germaine ạ. Thay cho tao, trên ảnh là mày… Mày đã xoá tao đi và thay mày vào, Germaine ạ! Đó là bộ mặt của mày! Một cánh tay của mày quàng cô con gái lớn của tao, còn cánh tay kia đặt trên đầu gối mày… Đó là mày, Germaine ạ, người vợ của chồng tao… mày là mẹ tương lai của con tao… mày sẽ nuôi dạy chúng… mày… mày!… Thế là tao mất trí. Tao có sẵn dao găm… Jacques cúi xuống… Tao đâm…
Không có một chữ nào trong lời thú tội của bà là không cực kỳ đúng sự thật. Những ai nghe bà đều có một cảm giác sâu sắc và đối với Hortense và Rénine thì không có gì xót xa và bi thảm hơn.
Bà lại ngồi xuống, người kiệt sức. Tuy nhiên, bà tiếp tục nói những chữ không hiểu được và chỉ khi từ từ cúi xuống bà thì người ta có thể nghe:
– Tôi tưởng rằng người ta sẽ kêu lên quanh chúng tôi và bắt giam tôi… Không có gì hết. Điều này đã diễn ra trong cách thức và điều kiện mà không một ai thấy gì. Hơn nữa, Jacques đã đứng dậy cùng lúc với tôi và anh ấy không đổ xuống! Không, anh ấy không đổ xuống! Anh, người tôi đâm, anh vẫn đứng thẳng! Từ thềm hiên nơi mà tôi đi lên, tôi thấy anh. Anh đã khoác lại áo ngoài lên vai mình, cố nhiên là để che vết thương và anh đi ra không hề lảo đảo… hoặc quá ít mà chỉ mình tôi nhận thấy. Anh còn nói chuyện với các bạn đang chơi bài sau đó anh đi về buồng mình và biến mất. Tôi, sau một lúc, tôi trở về. Tôi tin rằng đó chỉ là một giấc mộng xấu… mà tôi đã không giết… hoặc chí ít thì vết thương là nhẹ. Jacques sẽ đi ra… Tôi tin chắc điều đó. Từ ban công của mình, tôi theo dõi… Nếu tôi có thể tin là anh ta cần cấp cứu, tôi đã chạy đến đó… Nhưng, thực sự tôi không biết… tôi không đoán được… Người ta nói về linh tính… đó là không đúng. Tôi hoàn toàn bình tĩnh như người ta thực sự cảm thấy sau một cơn ác mộng mà ký ức bị xoá đi. Không, tôi thề với ông điều đó, tôi không biết gì hết… cho đến lúc…
Bà ta dừng lại, những tiếng nấc làm bà nghẹt thở.
Rénine bổ sung:
– Cho đến lúc mà người ta đến báo cho bà, phải thế không?
Thérèse bập bẹ:
– Vâng… Chính lúc đó thì tôi nhận thức được hành động của mình. Và tôi cảm thấy là tôi trở nên điên loạn, là tôi sẽ kêu với tấtt cả mọi người: ‘Chính tôi là thủ phạm, ông đừng tìm. Đây là dao găm.. Chính tôi là thủ phạm”. Tôi sẽ kêu như thế, khi tôi đột nhiên thấy anh, anh Jacques xấu số của tôi… Người ta mang anh đi… Anh có một bộ mặt rất thanh thản… rất dịu dàng…Và đứng trước mặt anh, tôi hiểu trách nhiệm của tôi, cũng như anh đối với trách nhiệm của anh… Đối với các con, anh giữ im lặng. Tôi cũng sẽ giữ im lặng. Cả hai đều là tội phạm của án mạng nhưng anh là nạn nhân, người này cũng như người kia, chúng tôi phải làm tất cả để án mạng này không đổ xuống đầu chúng… Trong lúc hấp hối, anh thấy rõ điều đó… anh có sự can đảm phi thường để bước đi, để trả lời cho những ai hỏi anh và để tự giam mình lại mà chết. Anh đã làm như thế, để xoá bỏ tất cả mọi tội lỗi của mình và cũng bằng việc đó, tha thứ cho tôi vì anh không tố cáo tôi… và anh ra lệnh cho tôi không được nói… cho tôi tự bảo vệ mình… chống lại tất cả mọi người, nhất là chống lại mày Gernaine ạ.
Bà ta nói những lời sau cùng này với sự quả quyết hơn. Trước tiên bị ngao ngán bởi hành động vô thức mà bà đã phạm khi giết chết chồng mình, bà lấy lại một ít sức lực khi nghĩ đến điều mà chồng mình đã làm để trang bị cho bản thân bà một nghị lực như vậy. Đối diện với mánh khoé mà sự hận thù đã đưa bọn họ, cả hai người, đến tận cái chết và đến tận án mạng, bà đã dùng dao nhọn, sẵn sàng chiến đấu với một quyết tâm run rẩy.
Bà ta không dao động, Germaine Astaing. Bà đã nghe không sót một chữ với một bộ mặt khắt khe mà sự biểu hiện trở nên cứng rắn hơn theo mức độ cụ thể từ các lời thú tội của Thérèse. Không có bất cứ một cảm xúc nào làm bà nhẹ nhõm và cũng không có bất cứ một sự hối hận nào có thể lay chuyển bà. Hơn nữa, vào lúc cuối, làn môi mỏng của bà có một nụ cười nhẹ như là bà ta được hoan hỉ về cách thức mà các diễn biến đã xoay chuyển. Bà giữ lấy con mồi của mình.
Một cách từ từ, con mắt hướng lên một cái gương, bà chấn chỉnh lại mũ của mình và thoa phấn. Sau đó bà đi về phía cửa ra vào. Thérèse nhảy xổ đến.
– Mày đi đâu?
– Đến nơi mà tao thích.
– Đến gặp quan toà dự thẩm chăng?
– Cũng có thể!
– Mày không đươc đi khỏi đây!
– Thôi được. Tao đợi ông ta ở đây.
– Và mày sẽ nói cho ông ta?…
– Tất nhiên! Tất cả những gì mày đã nói, tất cả những điều mà mày đã ngớ ngẩn nói cho tao. Làm sao ông ta nghi ngờ được? Mày đã cho tao tất cả những lời giải thích.
Thérèse vồ lấy vai của bà ta.
– Nhưng tao sẽ cho ông ta những lời giải thích khác trong cùng thời gian đó liên quan đến mày, Germaine ạ. Nếu tao bị chết thì mày cũng vậy.
– Mày chẳng có gì để chống lại tao.
– Tao có thể tố cáo mày, tao đưa ra những bức thư.
– Bức thư nào?
– Bức thư định đoạt cái chết của tao.
– Dối trá. Thérèse. Mày biết rõ là cái âm mưu xảo quyệt chống lại mày chỉ có trong tưởng tượng của mày. Cả Jacques cũng như tao không muốn cái chết của mày.
– Mày muốn nó, chính mày. Các bức thư của mày buộc tội mày.
– Dối trá! Đó là những bức thư của một bạn gái cho một bạn trai.
– Những bức thư của người tình và của đồng loã.
– Mày hãy chứng minh điều đó.
– Thư còn đó, trong ví của Jacques.
– Không có.
– Mày nói cái gì?
– Tao nói là những thứ ấy thuộc về tao. Tao đã lấy lại chúng… Hoặc đúng hơn là anh tao đã lấy lại chúng.
– Màv đã trộm những bức thư ấy, đồ khốn nạn! Và mày sẽ trả chúng cho tao – Thérèse kêu lên và xô đẩy Germaine.
– Tao không còn chúng nữa – Anh tao đà giữ lấy chúng – Anh đã mang nó đi.
– Ông ấy sẽ trả chúng cho tao.
– Ông đã đi rồi.
– Người ta sẽ tìm lại ông.
– Người ta chắc chắn sẽ tìm thấy ông ấy nhưng không phải là những bức thư. Những bức thư như thế sẽ bị xé nát.
Thérèse lảo đảo và giơ bàn tay về phía Rénine với một vẻ thất vọng.
Rénine nói:
– Điều mà bà ta nói là sự thật. Tôi theo dõi thủ đoạn của người anh, còn anh ta thì lục lọi trong túi của bà. Ông ta đã lấy ví của bà, ông đã lục túi trước mặt chị ông, ông ta lại để nó vào chỗ cũ và ra đi với các bức thư.
Rénine nghỉ một lúc và nói thêm:
– Hoặc ít ra là với năm lá thư.
Câu nói được phát ra một cách hờ hững nhưng mọi người nhận thấy tầm quan trọng lớn lao của nó. Hai người đàn bà tiến lại bên ông. Ông ta muốn nói điều gì đấy? Nếu Frédéric Astaing chỉ mang theo năm lá thư vậy thì lá thư thứ sáu nằm ở đâu?
– Tôi cho rằng – Rénine nói – khi cái ví trượt lên con lán, lá thư ấy cũng thoát ra cùng lúc với tấm ảnh mà ông Imbreval phải thu nhặt.
– Ông biết gì về việc đó? Ông biết gì về việc đó? – Bà Astaing hỏi với một giọng đứt khúc.
– Tôi đã thấy lại nó trong túi áo khoác phờ-la-men mà người ta treo gần giường. Thư đây. Nó được Germaine ký tên và nó quá đầy đủ để thiết lập các ý muốn của người viết nó và các lời khuyên mà bà đưa đến cho người tình của mình. Tôi cũng bối rối khi một người đàn bà khôn khéo như bà lại có thể phạm phải một điều thiếu khôn ngoan đến thế.
Bà Astaing tái mặt và lúng túng đến mức, bà không tìm cách để bảo vệ mình. Rénenie tiếp tục nói và hỏi bà:
– Đối với tôi, thưa bà, bà chịu trách nhiệm về tất cả nhũng gì đã xảy ra. Chắc hẳn là bị phá sản và hết nguồn của cải, bà muốn lợi dụng tình yêu say đắm mà bà gợi ra cho ông Imbreval để bà kết hôn với ông ta dù có nhiều trở lực, để đặt tay lên tài sản của ông ta. Đầu óc vụ lợi ấy, những tính toán tồi tệ ấy tôi đều có chứng cớ và tôi có thể cung cấp nó. Sau tôi ít phút, bà đã lục soát trong túi áo khoác phờ-la-nen-lờ ấy. Tôi đã lấy đi bức thư thứ sáu, nhưng tôi để lại ở đó một mẩu giấy mà mà bà đã hăng hái tìm kiếm và mẩu giấy đó cũng đã rơi ra khỏi ví. Đó là một tấm séc một trăm nghìn quan mà ông Imbreval ký có lợi cho anh bà… Món quà khiêm tốn của hôn lễ… điều mà người ta gọi là một cái kẹp của ca-vát. Theo lời chỉ dẫn của bà, anh bà lướt bằng ô tô đến Havre và không nghi ngờ gì nữa, ông ta sẽ có mặt trước bốn giờ ở ngân hàng nơi mà số tiền đó được ký gửi. Tôi phải báo trước cho bà là ông ta không nhận được số tiền đó vì tôi đã điện thoại tới ngân hàng đó để báo tin về án mạng của ông Imbreval và họ đã đình chỉ tất cả việc trả lại tiền. Kết quả là Sở tư pháp có trong tay tất cả chứng cứ cần thiết chống lại bà và anh bà nếu như bà cứ kiên trì trong dự án trả thù của bà. Tôi có thể kể thêm như là chứng cớ làm sáng tỏ câu chuyện nói trên điện thoại mà người ta đã bắt quả tang giữa bà và anh bà trong tuần vừa qua, câu chuyện mà bà nói bằng tiếng Espagnol xen lẫn tiếng Ja-ve. Nhưng tôi chắc rằng bà không buộc tôi phải dùng đến các biện pháp cực đoan ấy và chúng ta rất đồng ý với nhau, phải thế không?
Rénine trình bày với một sự bình tĩnh ấn tượng và với điệu bộ thong dong của một người biết là không ai nêu ra một sự phản đối nhỏ nhoi nào chống lại lời nói của ông. Ông thực sự tỏ ra không thể nhầm lẫn. Ông gọi ra các diễn biến như chúng đã xảy ra và rút từ đó ra những kết luận đương nhiên mà các diễn biến đó bao hàm theo đúng lô gíc. Chỉ có việc chịu khuất phục.
Bà Astaing hiểu điều đó. Nhưng bản tính như của bà, dữ dội và hăng say chừng nào cuộc chiến đấu còn có khả năng, còn một tia hy vọng thì không dễ dàng chịu khuất phục trong thất bại. Germaine thì quá thông minh để cảm thấy mưu đồ chống đối nhỏ nhất sẽ bị bóp nát bởi một đối thủ như vậy. Bà nằm trong bàn tay của ông. Trong trường họp đó, bà chịu khuất phục. Bà không chơi bất cứ một hài kịch nào, không tham gia vào bất cứ một chiến dịch dương đông kích tây nào như đe doạ, thù hận, nóng giận v.v. Bà chịu khuất phục.
– Chúng tôi đồng tình – Bà nói – Ông còn đòi hỏi gì nữa?
– Bà đi đi.
– Nếu khi người ta cần đến sự làm chứng của tôi thì sao?
– Người ta không cần đến nó.
– Tuy nhiên…
– Bà hãy trả lời là bà không biết gì hết.
Bà ta đi ra. Đến ngưỡng cửa, bà do dự, sau đó rít qua kẽ răng:
– Còn tấm séc? – Bà nói.
Rénine nhìn bà Imbreval khi bà tuyên bố:
– Mong bà ta giữ lấy séc. Tôi không muốn loại bạc đó.
Khi Rénine đã cho Thérèse Imbreval các chỉ dẫn cụ thể về cách thức mà bà phải xử sự và trả lời các câu hỏi có thể được đặt ra cho bà, ông rời bỏ nhà gỗ có Hortense Daniel đi theo.
Ở chỗ kia, trên bãi biển, quan toà và chưởng lý tiếp tục cuộc điều tra của họ, dùng các biện pháp, hỏi người làm chứng và bàn tính với nhau.
– Tôi đang nghĩ – Hortense nói – là ông có dao găm và ví của ông Imbreval trên người ông!
– Và điều đó hình như đối với bà là vô cùng nguy hiểm phải không? – Ông nói khi đang cười – Còn tôi, điều đó hình như vô cùng hài hước.
– Ông không sợ sao?
– Sợ cái gì?
– Sợ người ta nghi ngờ một cái gì đó?
– Chúa trời, người ta không nghi ngờ gì cả.
Chúng ta sẽ kể cho những người dũng cảm điều mà chúng ta đã thấy. Chứng cớ chỉ làm tăng thêm sự lúng túng của họ, vì chúng ta không thấy gì cả. Do khôn ngoan, chúng ta sẽ ở lại một hoặc hai ngày để coi chừng. Nhưng sự việc đã được giải quyết. Bọn chúng chỉ thấy lửa ở đó.
– Tuy nhiên, ông đã đoán ngay từ phút đầu tiên. Tại sao vậy?
– Bởi vì thay cho việc tìm kiếm từ trưa đến chiều, như người ta thường làm việc đó, tôi luôn đặt câu hỏi như nó phải đặt và lời giải tự nó sẽ đến. Một người đàn ông vào trong buồng và tự nhốt mình trong đó. Người ta thấy ở đó một xác chết, sau nửa giờ. Không có ai đi vào đó. Chuyện gì đã xảy ra? Theo tôi, câu trả lời có ngay tức thời. Cũng không cần suy nghĩ nữa. Bởi vì án mạng không xảy ra trong buồng, vậy nó xảy ra trước đó và người đàn ông khi vào trong buồng của ông ta đã bị đánh tới chết. Và ngay tức thời, trường hợp đặc biệt, sự thật đã hiện rõ cho tôi. Bà Imbreval đáng lẽ phải bị giết chiều ấy, đã dùng biện pháp tay trên khi chồng bà cúi xuống, trong một phút lơ là, đã giết ông ta. Chỉ còn tìm lý do hành động của bà. Tôi biết bọn họ, tôi đã tìm hiểu bản chất của bà ta. Đó là tất cả câu chuyện.
Buổi tối bắt đầu đổ xuống. Màu xanh của trời trở nên tối hơn, biển còn yên lặng hơn nữa.
– Bà nghĩ về điều gì đó? – Rénenie hỏi sau một lúc.
– Tôi nghĩ – Bà nói – nếu tôi là nạn nhân cua một vài âm mưu, tôi giữ lòng tin ở ông, dù thế nào đi nữa thì tôi vẫn tin vào tất cả và chống lại tất cả. Tôi biết, cũng như tôi biết tôi tồn tại, là ông sẽ cứu tôi, dù gặp trở ngại ra sao. Không có giới hạn cho quyết tâm của ông.
Ông nói rất nhỏ:
– Không có giới hạn nào cho ý muốn của tôi làm vui lòng bà.