Tuyển Tập Arsene Lupin

TÁM VỤ PHÁ ÁN CỦA ARSÈN LUPIN – MỘT – VỤ GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỈNH THÁP



Hortense Daniel hé mở cửa sổ và nói thì thầm:
– Ông ở đấy phải không, Rossigny?
– Tôi ở đây – Một giọng nói vang lên từ cái khối chất đống ở chân lâu đài. Hơi cúi xuống, bà nhìn thấy một người đàn ông khá cao lớn đang hướng về phía bà với một bộ mặt thô kệch, đỏ và được viền quanh bởi một vòng râu màu hung sậm.
– Thế nào? Ông ta nói.
– Vậy là chiều hôm qua đã xảy ra một cuộc tranh cãi gay gắt với dượng và dì tôi. Bọn họ cương quyết từ chối ký vào bản dàn xếp mà người biện lý của tôi đã gửi cho họ và từ chối trả lại cho tôi của hồi môn mà chồng tôi đã phân tán trước khi ông ta bị giam giữ.
– Dượng bà, người đã mong muốn cuộc hôn nhân ấy và do đó là người chịu trách nhiệm theo văn bản của thỏa ước.
– Không quan trọng. Tôi nói với ông là dượng ấy từ chối…
– Rồi sao nữa?
– Thế là ông vẫn luôn quyết tâm chiếm cảm tình của tôi sao? – Bà cười và hỏi.
– Hơn bao giờ hết.
– Tất cả đều tốt đẹp, đều hạnh phúc, ông đừng quên điều đó!
– Bà biết rõ là tôi yêu bà như điên.
– Bất hạnh thay, tôi lại không điên lên với ông.
– Tôi không yêu cầu bà điên lên với tôi mà đơn giản là chỉ yêu tôi một ít.
– Một ít sao? Ông đòi hỏi quá đấy.
– Trong trường hợp đó, tại sao bà lại chọn tôi?
– Đó là tình cờ. Tôi buồn bã… Cuộc sống của tôi vô định… Thế là tôi có nguy cơ… Ông xem, đây là hành lý của tôi.
Bà để tuột cái túi da đồ sộ mà Rossigny hứng vào trong cánh tay của ông.
– Ván đã đóng thuyền – Bà nói lẩm bẩm – Ông hãy ngồi ô tô của ông đợi tôi ở ngã tư Íp. Tôi sẽ đi ngựa.
– Ái chà! Tôi lại không thể bắt cóc ngựa của bà!
– Nó sẽ quay trở lại một mình.
– Tuyệt quá!… A! Nhân dịp…
– Có điều gì vậy?
– Cái ông hoàng tử Rénine ấy là ai mà đã ở đó từ ba ngày nay và không một ai biết ông ta?
– Tôi không biết. Dượng tôi đã gặp ông ta lúc đi ăn ở nhà các bạn bè và đã mời ông ta đến.
– Bà làm ông ta rất hài lòng – Hôm qua bà đã có một cuộc dạo chơi với ông ta. Đó là một người đàn ông làm tôi hết sức ngạc nhiên.
– Trong hai giờ nữa, tôi sẽ rời lâu đài để đi cùng ông. Đó là một điều sỉ nhục có khả năng làm nguội nhiệt tình của Seree Rénine. Này, chúng ta đã nói khá nhiều rồi đấy, chúng ta không được phí thời giờ.
Trong một vài phút, bà nhìn ông Rossigny to lớn đang gập lưng dưới sức nặng của chiếc túi bằng da và đi xa dần dưới tán cây của một lối đi hoang vắng, sau đó bà đóng cửa sổ lại.
Ở bên ngoài, nơi cách xa công viên, một đội kèn thổi vang báo giờ thức dậy. Tiếng sủa dữ tợn của bầy chó nổi lên. Đó là sự mở đầu buổi sáng ở lâu đài La Marèze mà hằng năm vào đầu tháng chín, Bá tước Aigleroehe triệu tập một số bạn bè và các chủ lâu đài quanh vùng.
Hortense hoàn thành một cách tỉ mỉ việc trang điểm của mình, mặc một váy cưỡi ngựa bó sát thân hình mềm mại, đội lên đầu một mũ phớt mà vành rộng của nó chụp lên bộ mặt đẹp có bộ tóc màu hung của bà, rồi bà ngồi vào bàn và viết cho chú, ông Aigleroche, một bức thư từ biệt mà ông sẽ nhận được vào buổi chiều. Bức thư được viết đi viết lại rất nhiều lần và cuối cùng bà quyết định loại bỏ nó.
“Mình sẽ viết thư cho chú sau”, bà tự nói với mình khi mà cơn giận đã qua đi.
Và bà đi vào trong phòng ăn.
Các thanh củi lớn cháy dở trong lò sưởi. Các bảng đồ chơi súng dài và súng cạc-bin trang trí trên bức tường. Từ khắp nơi, khách mời đổ về và đến bắt tay Bá tước Aigleroche, một trong những kiểu người nông thôn hào hoa, bộ dạng nặng nề, cổ to khoẻ và chỉ sống để đi săn.. đang đứng thẳng trước lò sưởi với một cốc lớn rượu vang hảo hạng ở trong tay.
Hortense hờ hững ôm hôn ông.
– Thế nào! Dượng của tôi, con người thường ngày rất giản dị…
– Kệ nó! Một lần cho cả năm… người ta có thể cho phép mình có một số hành động thái quá…
– Dì cháu sẽ quở trách dượng.
– Dì cháu đau đầu và không xuống đây. Hơn nữa – Ông nói thêm với một giọng cục cằn – Điều đó không liên quan đến bà ta… và với cháu thì càng ít hơn nữa, cháu bé của dượng.
Hoàng tử Rénine tiến đến bên Hortense. Đó là một thanh niên rất thanh lịch, có bộ mặt nhẹ nhõm và hơi xanh. Mắt anh ta lần lượt có biểu hiện dịu dàng và cứng rắn, dễ mến và hóm hỉnh nhất.
Anh ta nghiêng người trước người đàn bà trẻ, hôn bàn tay và nói với bà:
– Tôi nhắc lại lời hứa tốt đẹp của bà, thưa bà thân mến.
– Lời hứa của tôi?
– Vâng, điều thỏa thuận giữa chúng ta là lại tiếp tục cuộc dạo chơi thích thú của mình ngày hôm qua. Chúng ta sẽ đi thăm nơi ở cũ kỹ được rào chắn mà dáng vẻ của nó đã kích thích sự tò mò của mọi người…, nơi mà người ta gọi, hình như là lãnh địa của Halingre.
Bà đáp lại bằng một giọng khô khốc:
– Thưa ông, tôi rất tiếc nhưng cuộc dạo chơi sẽ lâu mà tôi thì còn hơi mệt. Tôi sẽ dạo một vòng trong công viên và tôi trở về.
Giữa bọn họ có một lúc im lặng và Sorgo Rénine cười, con mắt nhìn chằm chặp vào mắt của bà và nói nhỏ để chỉ bà nghe:
– Tôi tin chắc là bà sẽ giữ lời hứa và bà sẽ nhận tôi làm người bạn đường. Thật là thú vị.
– Thú vị cho ai? Cho ông, phải thế không?
– Với bà cũng vậy, tôi khẳng định điều đó với bà.
Bà hơi ngượng và đáp lại:
– Tôi không hiểu, thưa ông.
– Tôi không đặt cho bà một câu đố nào. Đường đi thì đẹp và lãnh địa của Halingre thì thú vị. Không một cuộc dạo chơi nào có thể đưa đến cho bà sự thích thú như vậy.
– Ông nói huênh hoang, thưa ông.
– Không một ngoan cố nào, thưa bà.
Bà có một cử chỉ hờn giận va không thèm trả lời. Quay lưng lại phía ông, bà giận dữ nắm chặt tay và ra khỏi phòng.
Ở dưới bậc thềm, một người dắt ngựa cho bà.
Bà ngồi lên yên và đi tới rừng cây nối tiếp với công viên. Thời tiết mát và tĩnh lặng. Giữa các lá cây hơi rung rinh lộ rõ một bầu trời trong xanh. Hortense theo các lối đi ngoằn nghèo. Sau chừng nửa giờ đến một vùng hồ và mô đất nằm hai bên một con đường lớn.
Bà dừng lại. Không một tiếng động. Rossigny đã phải tắt máy và giấu xe ô tô con của mình trong các lùm cây bao quanh ngã tư Íp.
Hơn năm trăm mét là khoảng cách của bà và điểm quay đó. Sau một lúc do dự bà đi bộ, buộc một cách cẩu thả con ngựa của mình để nó dễ dàng thoát ra và trở về lâu đài. Bà trùm lên mặt mình một cái mạng dài màu hạt dẻ, nó dập dờn trên vai bà và bà tiến lên phía trước.
Bà đã không nhầm. Ở điểm quay thứ nhất, bà thấy Rossigny. Ông chạy đến bà và kéo bà vào trong bãi cây nhô.
– Nhanh lên, nhanh lên – Ôi! Tôi sợ chậm biết bao!… ngay cả một sự thay đổi quyết định!.. Và bà đã ở đấy! Có thể thế chăng?
Bà mỉm cười.
– Ông đã sung sướng khi làm một điều bậy bạ!
– Tôi sung sướng biết bao! Và bà cũng vậy, tôi thề là như vậy!
– Cũng có thể, nhưng tôi sẽ không làm điều gì bậy bạ đâu!
– Bà sẽ hành động theo ý bà, Hortense ạ – Cuộc đời của bà sẽ là một chuyện thần tiên.
– Và ông là một hoàng tử duyên dáng!
– Bà sẽ có tất cả mọi sự xa hoa, tất cả sự giàu có…
– Tôi không muốn cả xa hoa lẫn giàu có.
– Vậy bà cần gì?
– Hạnh phúc.
– Hạnh phúc của bà, tôi sẽ đáp ứng.
Bà đủa giỡn:
– Tôi hơi nghi ngờ vế chất lượng hạnh phúc mà tôi mang đến cho ông.
– Bà sẽ thấy… Bà sẽ thấy…
Bọn họ đi đến gần ô tô – Rossigny khỏi động máy trong khi lắp bắp những lời vui mừng. Hortense lên xe và mặc áo măng tô rộng vào. Xe lăn bánh trên con đường nhỏ, đưa bà đến ngã tư và Rossigny tăng tốc rồi đột nhiên ông phải hãm xe lại.
Một mồi lửa đã nổ đôm đốp trong rừng bên cạnh về phía phải. Ô tô nghiêng khi ở bên này khi thì ở bên kia.
– Đó là do nổ lốp trước – Rossigny thốt ra khi nhảy xuống đất.
– Nhưng không phải thế – Hortense kêu lên. Người ta đã bắn.
– Không thể nào, bà bạn yêu quí – Này bà nói gì?
Vào lúc đó, đã xảy ra hai cú chạm nhẹ và hai tiếng nổ khác vang lên, tiếng này sau tiếng kia khá xa và luôn ở trong rừng cây.
Rossigny nghiến răng:
– Các lốp sau… bị vỡ… Nhưng, số phận thật đen đủi, toán cướp nào đây?… Nếu tôi tóm cổ được nó, toán cướp ấy.
Ông ta trèo lên mái dốc của con đường – Không có ai. Hơn nữa lá của lùm cây che khuất tầm nhìn.
– Trời đất ơi! – Ông nguyền rủa – Bà đã có lý… người ta bắn vào ô tô! Ôi! Thật là căng thẳng! Thế là chúng ta bị mắc kẹt hàng giờ! Ba chiếc lốp phải sửa chữa!… Nhưng, vậy thì bà làm gì, bà bạn thân yêu?
Đến lượt mình, người đàn bà trẻ xuống xe. Bà chạy đến ông và rất xúc động:
– Tôi đi khỏi đây…
– Nhưng làm sao vậy?
– Tôi muốn biết người đã bắn là ai? Tôi muốn biết…
– Chúng ta đừng xa nhau, tôi van bà…
– Ông tin rằng tôi sẽ chờ ông trong nhiều giờ sao?
– Nhưng chuyến đi của chúng ta?… Dự án của chúng ta?
– Ngày mai… chúng ta sẽ hẹn lại… Ông hãy quay về lâu đài… Ông hãy mang theo các va-li…
– Tôi xin bà, tôi xin bà… Đó không phải là lỗi tại tôi. Bà có vẻ không bằng lòng với tôi.
– Tôi muốn đợi ông. Nhưng, đồ chết tiệt, khi người ta bắt cóc một phụ nữ, người ta không mệt đâu, ông bạn thân của tôi. Hẹn gặp nhau một lúc nữa. Bà vội vã đi ra và may mắn tìm lại được con ngựa của bà và phi nước kiệu theo hướng ngược lại với La Marèze.
Đối với bà, không có một chút nghi ngờ nhỏ nhoi nào: ba phát súng đều do hoàng tử Rénine bắn…
“Chính là ông ta, bà lẩm bẩm với cơn thịnh nộ, chính là ông ta… Chỉ có ông ta mới có thể hành động như vậy…”.
Phải chăng ông ta đã báo trước việc đó với một nhà chức trách nào đó?
“Bà sẽ đến, tôi tin chắc vào điều đó… Tôi đợi bà”.
Bà khóc vì tức giận và tủi nhục. Bà thúc ngựa chạy thật nhanh.
Trước mặt bà trải rộng một miếng đất gồ ghề và xinh đẹp. Nó vây quanh khu hành chính Sarthe mà người ta gọi là Thuỵ Sĩ nhỏ ở phía Bắc. Những bãi dốc khó leo luôn buộc bà dừng lại, hơn nữa bà phải đi qua một chục cây số để đến được đích mà bà đã định. Nhưng, nếu đà vươn tới của bà kém lôi cuốn, nếu sự cố gắng thể lực từ từ giảm đi thì bà vẫn không giảm đi sự nổi dậy chống lại hoàng tử Renine.
Bà ghét ông ta không chỉ trong hành động vô nghĩa mà ông đã phạm phải, mà cả trong cách đối xử của ông với bà từ ba ngày nay, trong sự cần mẫn, sự cam đoan và bộ dạng lịch sự thái quá của ông.
Bà tiến đến, ở đáy của một thung lũng, một bức tường cũ bị các vết nứt ngoằn ngoèo, bị rêu và cỏ dại che phủ, cho thấy cái gác chuông nhỏ của một lâu đài và một số cửa sổ có cánh cửa đóng kín. Đó là lãnh địa của Halingre.
Bà đi theo tường và quay lại. Ở giữa một hình bán nguyệt uốn cong trước cửa ra vào, Serge Rénine đang chờ và đứng cạnh con ngựa của ông.
Bà nhảy xuống đất và ông ta tiến đến trước bà, mũ cầm ở tay và cảm ơn bà đã đến, bà kêu lên:
– Trước hết, thưa ông, cho tôi nói một câu. Lúc vừa rồi đã xảy ra một sự việc không thế giải thích được. Người ta đã bắn ba phát đạn vào một ô tô mà tôi ở trong đó. Những phát đạn này có phải ông bắn không?
– Chính tôi.
Bà tỏ ra sững sờ.
– Thế là ông tự thú?
– Bà đặt cho tôi một câu hỏi, thưa bà, tôi trả lời câu hỏi.
– Nhưng, làm sao ông lại dám? Từ quyền hạn nào?…
– Tôi đã thực hiện một quyền hạn, thưa bà, tôi tuân theo một nghĩa vụ.
– Nghĩa vụ nào?
– Nghĩa vụ bảo vệ bà chống lại một người đang tìm cách khai thác sự bất hạnh của đời bà.
– Thưa ông, tôi cấm ông nói như vậy. Tôi chịu trách nhiệm về hành động của tôi và tôi hoàn toàn tự do để quyết định…
– Thưa bà, sáng hôm nay tôi có nghe câu chuyện mà bà nói qua cửa sổ với ông Rossigny và hình như bà theo đuổi ông ta bằng niềm tin của con tim. Tôi nhận biết tất cả sự tàn bạo và ý đồ xấu khi tôi can thiệp vào việc này và tôi kính cẩn xin lỗi bà về điều đó, nhưng tôi muốn dành cho bà một vài giờ suy nghĩ để tôi không có nguy cơ trở thành một tên đểu cáng.
– Đã nghĩ đầy đủ cả rồi, thưa ông. Khi tôi quyết định một việc, tôi không thay đổi ý kiến.
– Có, thưa bà, đôi khi. Bởi vì bà đang ở đây chứ không phải ở nơi kia.
Người đàn bà trẻ có một chút ngượng ngùng làm tất cả sự hờn giận của bà tan biến. Bà nhìn Rénine với sự ngạc nhiên mà người ta cảm thấy khi đối mặt với những người khác biệt, những người có hành động khác thường, độ lượng và vô tư hơn. Bà hoàn toàn biết ông ta hành động không có ẩn ý cũng như không có tính toán mà đơn giản, như ông ta nói, là do nhiệm vụ của một người đàn ông hào hoa đối với một người đàn bà đang đi nhầm đường.
Rất dịu dàng, ông nói với bà:
– Tôi biết rất ít về bà, thưa bà, tuy nhiên đủ để tôi có ý định trở nên có ích cho bà. Bà đã hai mươi sáu tuổi và là cô gái mồ côi. Cách đầy bảy năm, bà đã kết hôn với người cháu trai bằng quan hệ thông gia với Bá tước Aigleroche, một đứa cháu trai có đầu óc khá kỳ cục, nửa điên nửa khùng và bị nhốt lại. Bà không có khả năng ly dị và do bắt buộc, vì của hồi môn của bà bị phân tán, bà phải sống dựa vào ông dượng và ở bên cạnh ông. Môi trường sống thì buồn vì Bá tước và vợ ông ta không hoà hợp với nhau. Trước đây Bá tước đã bị bà vợ đầu ruồng bỏ, bà ta đã trốn đi với người chồng đầu tiên của bà Bá tước. Hai vị hôn thê bị bỏ rơi, do bực bội, đã liên kết số phận của mình lại, nhưng chỉ tìm thấy trong cuộc hôn nhân ấy thất vọng và oán giận. Bà chịu hậu quả của cuộc hôn nhân đó. Cuộc sống buồn tẻ, bị bó hẹp, cô đơn trong hơn mười một tháng trên một năm. Một ngày bà đã gặp Rossigny, ông ta đã phải lòng bà và đề nghị bà đi trốn. Bà không yêu ông ta. Nhưng sự buồn bã, tuổi thanh xuân của bà mất đi, nhu cầu về điều bất ngờ, ý muốn phiêu lưu… Tóm lại, bà đã chấp nhận với nguyện vọng rất rõ ràng từ chối người tình của mình nhưng với hy vọng hơi ngây thơ là việc gây tai tiếng đó buộc dượng của bà phải chú ý đến bà và đảm bảo cho bà một cuộc sống độc lập. Đó là tình trạng hiện nay của bà. Ở giờ khắc này, cần có sự lựa chọn: hoặc là bà rơi vào bàn tay của ông Rossigny… hay là bà tin vào tôi?
Bà ngước nhìn ông ta. Ông ta muốn nói gì?
Sự hiến dâng ấy có nghĩa gì khi ông ta làm nghĩa vụ như là một người bạn chỉ đòi hỏi được hy sinh?
Sau một lúc im lặng, ông ta cầm dây cương của hai con ngựa và buộc chúng lại. Sau đó ông ngắm nhìn cái cửa nặng nề mà mỗi cánh được củng cố bằng hai tấm ván được đóng đinh theo hình chữ thập. Một tấm quảng cáo bầu cử có niên đại hai mươi năm cho thấy là từ ngày ấy đã không có một ai bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà.
Rénine nhổ một trong các cọc sắt làm trụ cho lưới căng quanh hình bán nguyệt và dùng nó làm đòn bẩy. Các tấm gỗ mục bung ra. Một trong các tấm ván để lộ ra ổ khoá. Ông ta dùng một con dao to, có nhiều lưỡi và dụng cụ để phá nó. Sau một phút, cửa mở ra trước một đám dương xỉ trải rộng đến tận một ngôi nhà dài đã bị rệu rã nằm giữa bốn gác chuông mà ở các góc là một chòi vọng lâu được xây dựng trên một chiếc tháp con.
Hoàng tử quay người về phía Hortense.
– Không có gì thúc ép bà – Ông nói – Chiều nay, bà đưa ra quyết định của mình và nếu ông Rossigny một lần nữa thuyết phục được bà thì tôi thề bằng danh dự là bà sẽ không thấy tôi cản trở con đường đi của bà. Đến đây, bà hãy cho tôi tranh thủ sự có mặt của bà. Hôm qua chúng ta đã quyết định đi thăm lâu đài, chúng ta hãy đi thăm nó, bà muốn không? Đó là một cách để vượt qua thời gian và tôi cho rằng cách này cũng không thiếu gì điều có ích.
Ông ta có một cách nói thuyết phục. Nó hình như vừa ra lệnh vừa van xin. Hortense không tìm cách lay chuyển sự đờ đẫn làm ý chí của bà tiêu tan dần. Bà theo ông ta đến một bậc thềm đã hư hỏng một nửa. Ở phía trên bậc thềm người ta thấy một cái cửa cũng được gia cố bằng các miếng ván hình chữ thập.
Rénenie vẫn tiến hành mở cửa bằng cung cách ấy. Hai người vào trong một tiền sảnh lớn, lát đá màu đen và trắng, được trang bị những tủ bày bát đĩa cổ, những chiếc ghế của nhà thờ và được trang điểm các khiên gỗ mà ở đó hiện lên vết tích của một chiếc huy hiệu hình một con đại bàng bám vào một khối đá. Tất cả những cái đó đều bị phủ dưới một lớp mạng nhện.
“Cửa của một phòng khách, chắc thế” Rénine khẳng định. Việc mở cửa khó khăn hơn và chỉ bằng những cái ẩy bằng vai mới có thể đẩy bật một trong các cánh cửa.
Hortense không nói một lời. Bà tham dự với sự ngạc nhiên vào một loạt hành động bẻ khoá được thực hiện với sự chủ động thực sự. Ông ta đoán ý nghĩ của bà và quay người lại, ông nói với bà một cách nghiêm chỉnh:
– Đó là một trò chơi trẻ con đối với tôi. Tôi đã là thợ khoá.
Bà vồ lấy cánh tay ông trong khi nói lẩm bẩm:
– Ông hãy nghe đây.
– Cái gì? – Ông nói.
Bà ghì chặt hơn để buộc ông im lặng. Hầu như ngay sau đó, ông nói thì thầm:
– Thực lạ lùng.
– Ông hãy nghe đây… ông hãy nghe đây- Hortense sửng sốt nhắc lại. Ôi! Có thế thế chăng?
Bọn họ nghe thấy một tiếng khô khốc không xa họ, tiếng động của một sự va chạm nhẹ theo khoảng thời gian đều nhau và bọn họ chỉ cần chú ý lắng nghe để nhận ra tiếng tích tắc của một chiếc đồng hồ. Chính tiếng động đó chia cắt sự im lặng hoàn toàn của phòng khách tối tăm, đúng là tiếng tích tắc rất chậm, đúng như nhịp đập của một máy đo nhịp mà một con lắc nặng bằng đồng tạo ra. Chính là cái đó. Và không có gì có thể tỏ ra có ấn tượng hơn với họ bằng nhịp đập được đo đếm của bộ máy nhỏ ấy khi nó tiếp tục sống trong cái chết của lâu đài… và bằng phép lạ nào? Bằng hiện tượng không thể giải thích được nào?
Hortense không dám cất cao giọng nói và lẩm bẩm là không có ai vào chăng?…
– Không có ai.
– Và điều không thể chấp nhận được là cái đồng hồ đó đã có thể chạy trong hai mươi năm mà không được lên dây cót?
– Không thể chấp nhận được
– Vậy thì sao?
Serge Rénenie mở cửa sổ ra và đẩy mạnh những cánh cửa.
Cả hai đã ở đàng hoàng trong một phòng khách và phòng khách đó không lộ ra một vết nhỏ của sự mất trật tự. Các ghế ngồi đều ở chỗ của chúng. Không có một vật dụng nào thiếu. Những người ở trong phòng đã rời đi mà không mang theo gì, nào sách mà bọn họ đọc, nào các đồ mỹ nghệ xếp hàng trên bàn hoặc trên những cái bàn thấp.
Rénine ngắm nhìn chiếc đồng hồ cũ của nông thôn, nằm trong một hộp đựng được chạm trổ. Nhìn qua một miếng kính hình bầu dục, ông thấy cái đĩa của quả lắc, ông mở ra: quả cân được treo ở sợi dây đã ở tột đỉnh của đường quay.
Vào lúc đó có một tiếng “cạch” chặn máy. Đồng hồ đánh tám lần với một âm thanh trang trọng mà người đàn bà trẻ không bao giờ quên được.
– Kỳ diệu làm sao! Bà nói lẩm bẩm.
– Một sự kỳ diệu thực sự – Ông ta tuyên bố – vì bộ máy rất giản dị chỉ cho phép một chuyển động trong một tuần.
– Và ông không thấy điều gì đó đặc biệt sao?
– Không, không có gì… hoặc ít ra là vậy…
Ông ta cúi xuống và từ dưới đáy của vỏ hộp, ông kéo ra một ống kim loại mà quả tạ che khuất và ông quay nó về phía ánh sáng. “Một ống nhòm- Ông nói một cách suy tư… Tại sao người ta lại giấu nó ở chỗ đó?… Và người ta để nó dọc theo chiều dài của chiếc đồng hồ… Thật là lạ lùng… Điều này có ý nghĩa gì?…”.
Một lần nữa, theo thói quen, đồng hồ lại đổ chuông. Tám tiếng vang lên. Rénine đóng hộp lại và không gỡ ống nhòm ra, ông tiếp tục công việc thám sát của mình. Một cửa lớn thông phòng khách với một phòng nhỏ hơn, một loại phòng hút thuốc lá, cũng được trang bị đồ đạc nhưng ở đây có một tủ kính đựng súng mà giá đựng thì trống rỗng. Móc vào một tấm pa-nô bên cạnh, một quyển lịch cho thấy mốc thời gian: ngày 5 tháng chín.
– A! – Hortense bối rối kêu lên – Cùng một ngày tháng của hôm nay!… Bọn chúng đã bóc các tờ lịch cho đến ngày 5 tháng chín… Và hôm nay là lễ kỷ niệm của ngày ấy! Sự tình cờ lạ thường!
– Lạ thường – Ông ta nói… – đó là ngày kỷ niệm cuộc ra đi của chúng… cách đây hai mươi năm…
– Ông hãy thú nhận – Bà nói – tất cả điều đó là không thể hiểu.
– Vâng… thực sự là thế… nhưng dù sao…
– Ông có ý kiến gì?…
Sau một vài giây đồng hồ, ông ta trả lời
– Điều làm tôi phải suy nghĩ, đó là cái ống nhòm bị che giấu… vứt ở chỗ ấy vào lúc cuối cùng… Nó dùng làm gì? Từ cửa sổ của tầng trệt, người ta chỉ nhìn thấy cây trong vườn… và chắc chắn là ở tất cả các cửa sổ cũng vậy… Chúng đang ở trong một thung lũng, không thấy một chút chân trời nhỏ nhoi nào… Để dùng dụng cụ ấy thì cần phải trèo lên rất cao… Bà có muốn chúng ta trèo lên không?
Bà không do dự. Điều bí ẩn khai thông toàn bộ cuộc phiêu lưu kích thích mạnh tính tò mò của bà đến mức bà chỉ nghĩ đến việc đi theo Rénine và phụ giúp ông khám phá bí mật.
Hai người đi lên cầu thang chính và đến được tầng hai, trên một mái bằng và ở đó bắt đầu một cầu thang xoắn ốc của vọng lâu.
Ở chỗ cao đó là một sân thượng không mái che nhưng bao quanh nó là một lan can cao hớn hai mét.
– Cái này trước đây phải là các lỗ châu mai mà người ta đã bịt lại – Hoàng tử Rénine nhận xét- Này! đã có một thời gian ở đây có các lỗ châu mai. Chúng đã bị bịt kín.
– Trong mọi trường hợp – Hortense nói – ở đây ống nhòm cũng vô ích và chúng ta chỉ có việc đi xuống
– Tôi không đồng ý với bà – Ông nói – Hợp lô-gích thì ở đây phải có lối nhìn đến nông thôn và chính tại đây ông nhòm đã được dùng.
Với sức mạnh của cổ tay, ông ta leo lên đến đỉnh của lan can và từ đó, người ta có thể thấy toàn bộ thung lũng, công viên mà các cây lớn giới hạn chân trời và xa hơn nữa, ở cuối một ngọn đồi có cây thấp thoáng, một cái tháp hoang tàn khác, rất thấp, bị dây thường xuân quấn kín. Tháp có thể ở cách xa từ bảy đến tám trăm mét.
Rénine lại tiếp tục quan sát. Ông nghiên cứu từng lỗ châu mai một. Có một lỗ châu mai, hay đúng hơn là vị trí của nó đặc biệt làm ông chú ý.
Ở giữa lớp thạch cao dùng để bịt lỗ, có một lỗ trống chứa đầy đất và trên đó cây đã mọc lên.
Ông ta nhổ các cây ấy lên và vứt đất ấy đi thì lộ ra một lỗ có đường kính hai mươi centimét xuyên qua bức tường. Cúi người xuống, Rénine nhận thấy có một vết nứt, hẹp và sâu, hướng con mắt nhìn qua đỉnh núi mọc đầy cây và dọc theo vết đứt của đồi, đến tận cái tháp có cây thường xuân.
Ở cuối đường ống dẫn ấy, trong một loại rãnh giống rãnh nước, ống nhòm đã có tác dụng của nó và chính xác đến mức mà không thể làm nó động đậy, dù ít đến mấy, về phía phải cũng như phía trái…
Rénine đã lau phần ngoài cửa kính và giữ cẩn thận để không làm xáo trộn đường ngắm. Ông ta áp con mắt mình vào đầu nhỏ của nó.
Ông chăm chú và lặng lẽ ba mươi hoặc bốn mươi giây đồng hồ. Sau đó ông đứng dậy với một giọng biến đổi:
– Thật kinh khủng… Thật kinh khủng…
– Có cái gì đấy? – Bà lo lắng hỏii.
– Bà hãy nhìn đây…
Bà cúi xuống, nhưng với bà, hình ảnh không rõ được, cần có ống nhòm cho bà. Hầu như ngay sau đó, bà nói trong run rẩy:
– Đó là hai bù nhìn, phải không? Cả hai đứng trên cao đó phải không? Nhưng vì sao?
– Bà hãy nhìn đi – Ông ta nhắc lại – bà hãy nhìn kỹ – Dưới những cái nón… những bộ mặt.
– Ôi! – Bà kêu lên trong khi nói một cách yếu ớt – Kinh khủng làm sao!
Tầm nhìn của ống nhòm qua vòng tròn chiếu sáng cho thấy một cảnh tượng: mái bằng của một ngọn tháp bị cụt mà bức tường cao nhất ở phần xa nhất, tạo ra một cảnh phông mà từ đó nổi lên những sóng tầm xuân. Đằng trước, ở giữa một đám cây nhỏ, hai sinh vật, một đàn ông và một người phụ nữ dựa vào nhau, đổ nhào lên một đống đá.
Hai hình dạng ấy, hai bù nhìn đáng thương ấy còn mặc quần áo và đội các vết tích của nón nhưng không còn mắt, má, cằm, một mẩu thịt nhỏ nào và chỉ đúng là hai bộ xương…
– Hai bộ xương – Hortense lẩm bẩm… – Hai bộ xương mặc quần áo… Ai đã mang chúng đến đó?
– Không ai cả. Tuy nhiên… – Người đàn ông và người đàn bà này đã chết trên cao của toà tháp này cách đây nhiều năm… và dưới những bộ quần áo, thịt đã thối rữa, những con quạ đã xâu xé họ…
– Nhưng thật kinh khủng! Thật kinh khủng!- Hortense nói khi toàn thân bà xanh xao và bộ mặt thì nhăn nhúm lại vì tởm lợm.
Một nửa giờ sau, Hortense Daniel và Serge Rénine rời bỏ lâu đài Halingre. Trước khi đi khỏi, bọn họ còn đi đến tháp có cây tầm xuân, phần còn lại của một vọng lâu cũ đã bị huỷ hoại đến ba phần tư. Bên trong thì trống rỗng. Người ta phải leo lên đó, vào giai đoạn tương đối gần đây, bằng những cái thang và những cầu thang bằng gỗ mảnh vụn còn nằm rải rác trên nền đất. Tháp dựa lưng vào tường chắn ở cuối công viên.
Điều lạ lùng làm Hortense ngạc nhiên là Hoàng tử Rénine đã sao nhãng việc tiếp tục một cuộc điều tra tỉ mỉ hơn như là sự việc đã mất hết ý nghĩa với ông ta. Ông cũng không còn nói đến nó nữa và trong quán ăn của một ngôi làng gần nhất, nơi mà người ta phục vụ họ một số thức ăn thì chính bà đã hỏi chủ quán về lâu đài bị bỏ đi. Tuy nhiên, vô ích vì người đàn ông ấy mới đến trong vùng, không thể cung cấp bất cứ chỉ dẫn nào. Ông ta còn không biết cả tên của người chủ sở hữu.
Bọn họ lại đi đến La Marèze. Nhiều lần Hortense nhắc lại việc nhìn ngắm ghê tơm nhưng Rénine rất vui, hết sức ân cần với người bạn đường của mình, hình như hoàn toàn thờ ơ với các câu hỏi ấy.
– Rốt cuộc, cái gì đây! – Bà mất kiên nhẫn kêu lên, không thể dừng lại ở đó! Một câu hỏi được đặt ra.
– Thực sự – Ông nói – Một lời giải là bắt buộc Rossigny biết rõ điều đó và bà phải có một quyết định đối với ông ta.
Bà ta nhún vai.
– Ôi! Chính là như thế. Đối với hôm nay…
– Đối với hôm nay?
– Cần biết hai xác chết ấy là thế nào.
– Tuy nhiên, Rossigny…
– Rossigny chờ – Nhưng tôi, tôi không thể chờ.
– Thôi được. Hơn nữa, ông ta chưa sửa xong các lốp xe của ông ấy. Nhưng bà sẽ nói gì với ông ta? Đó là điều chủ yếu.
– Điều chủ yếu, đó là thứ chúng ta đã thấy. Ông đã đặt trước mặt tôi một bí mật mà ngoài nó ra không có gì đáng giá nữa. Này, ý muốn của ông là gì?
– Ý muốn của tôi?
– Vâng, đây là hai xác chết… Ông sẽ đi báo tin cho tư pháp, phải không?
– Lòng tốt thánh thiện! – Ông nói trong lúc cười – Để làm gì chứ?
– Nhưng ở đó có một câu đố mà người ta phải bằng mọi giá làm sáng tỏ… một thảm kịch hãi hùng…
– Chúng ta không cần bất cứ ai để làm việc đó.
– Thế nào? Ông nói gì? Ông biết một điều gì ở đó sao?
– Chúa tôi, gần sáng tỏ như tôi đọc trong quyển sách một câu chuyện được kể dông dài với hình ảnh làm chỗ dựa.
Tất cả cái đó rất đơn giản!
Bà nhìn xéo ông và tự hỏi có phải ông ta chế nhạo mình không. Nhưng ông ta tỏ ra rất nghiêm túc.
– Và sao nữa? – Bà run rẩy nói.
Ngày bắt đầu tối dần. Hai người đã đi rất nhanh và khi họ đến gần La Marèze thì thợ săn đã trở về đó.
– Vậy thì chúng ta đi thu thập tin tức ở những người trong vùng… Bà có biết một ai đó hiểu biết về vùng này không?…
– Dượng của tôi. Ông ta không rời vùng này bao giờ.
– Tuyệt quá. Chúng ta sẽ hỏi ông Aigleroche và bà sẽ thấy tất cả sự việc ấy móc xích vào nhau với tính lô gích chặt chẽ. Khi người ta nắm được vòng đầu, người ta bắt buộc phải đạt đến vòng cuối, dù muốn hay không.
– Tôi không biết có gì thú vị hơn thế.
Ở lâu đài, họ chia tay nhau. Hortense tìm lại hành lý của mình và thấy một bức thư giận dữ của Rossigny trong đó ông từ biệt bà và báo tin cho bà sự ra đi của ông.
“Trời phù hộ ông, Hortense tự nói, con người lố bịch đó đã tìm ra cách giải quyết tuyệt hảo”.
Sự tán tỉnh của ông ta với bà, sự lẩn trốn và các dự án của ông, bà đã quên hết. Rossigny hình như rất xa lạ cho cuộc sống của bà hơn là ông Rénine chưng hửng đã gợi ra cho bà rất thiện cảm trước đó một số giờ.
Rénine đến đập cửa phòng bà.
– Dượng của bà đang ở trong thư vịện của ông ta – Ông nói – Bà có muốn đi cùng tôi không? Tôi đã báo tin cho ông ta về cuộc đến thăm của tôi.
Bà đi theo ông.
Ông nói thêm:
– Một lời nữa, sáng ấy, khi chống lại kế hoạch của bà và khi tôi cầu xin bà tin vào tôi, tôi đã hứa với bà và tôi muốn thực hiện lời hứa đó không chậm trễ, bà sẽ có chứng cớ dứt khoát về điều đó.
Ông chỉ có một lời hứa – Bà nói khi cười – Đó là thỏa mãn sự tò mò của tôi.
– Sư tò mò sẽ được thỏa mãn – Ông ta trang trọng khẳng định – Và vượt khỏi tất cả những điều mà bà có thể chấp nhận nếu ông Aigleroche khẳng định sự lý giải của tôi.
Ông Aigleroche ở một mình. Ông ta hút thuốc bằng tẩu và uống rượu ke-ri. Ông mời Renine một chén nhưng ông này từ chối.
– Còn cháu, Hortense, cháu thế nào rồi? – Ông nói với giọng hơi nặng nề – Cháu biết là ở đây người ta chỉ chơi bời trong các ngày của tháng chín. Cháu hãy tranh thủ chúng. Cháu có một cuộc dạo chơi thú vị với Rérnine phải không?
– Chính đó là đề tài mà tôi muốn nói với ông, thưa ông thân mên – Hoàng tử ngắt lời.
– Ông thứ lỗi cho tôi vì trong mười phút nữa tôi phải đi đến nhà ga tìm một người bạn gái của vợ tôi.
– Ôi! Mười phút thì thừa thãi cho tôi.
– Đúng là thời gian để hút một điếu thuốc, thế rồi sao nữa?
– Không nhiều hơn.
Ông lấy một điếu thuốc trong hộp mà ông Aigleroche mời ông, châm lửa và nói:
– Ông hãy hình dung là sự tình cờ của cuộc dạo chơi đó đã đưa chúng tôi đến một nhà cũ mà chắc chắn ông biết, nhà của Halingre.
– Đúng vậy. Nhưng nhà bị đóng cửa, rào chắn từ một phần tư thế kỷ, tôi nghĩ là thế. Ông không thể vào nhà phải không?
– Có.
– Ông nói tiếp đi! Cuộc dạo chơi thú vị chứ?
– Cực kỳ thú vị. Chúng tôi đã khám phá ra những sự việc lạ lùng nhất.
– Sự việc gì vậy? – Bá tước hỏi và nhìn đồng hồ bỏ túi.
Rénine kể câu chuyện:
– Những phòng bị rào chắn, một phòng tiếp khách mà người ta để nguyên trong sự sắp xếp hằng ngày, một đồng hồ treo tường như bằng phép lạ, đánh chuông vào đúng lúc chúng tôi đi đến…
– Những chi tiết nhỏ thú vị – Ông Aigleroche nói lẩm bẩm.
– Có điều tốt đẹp hơn, chắc thế. Chúng tôi trèo lên chỗ cao của vọng lâu và từ đó, chúng tôi thấy trên một cái tháp, khá xa lâu đài… chúng tôi thấy hai xác chết, đúng hơn là hai bộ xương… một nam một nữ còn có bộ quần áo mà bọn họ mặc khi bị ám sát che phủ.
– Ô! Ô! Bị ám sát? Đó là một sự giả dụ đơn giản…
– Chắc chắn thế, và chính vì việc đó mà chúng tôi đến quấy rầy ông. Thảm cảnh đó đúng ra phải đi ngược lên hai chục năm, vào thời kỳ đó nó có được biết không?
– Thực sự không – Bá tước Aigleroche tuyên bố – Tôi không bao giờ nghe nói về bất cứ một vụ án nào, một vụ mất tích nào.
– A! – Rénine hình như hơi lúng túng và nói – Tôi mong có một số tin tức.
– Tôi lấy làm tiếc.
– Trong trường hợp đó, xin thứ lỗi cho tôi.
Ông đưa mắt hỏi Hortense và đi ra phía cửa.
Nhưng ông thay đổi ý kiến:
– Thưa ông thân mến, ông không thể, ít ra cũng cho tôi liên hệ với những người thân cận của ông, của gia đình ông… những người biết sự việc ra sao?
– Của gia đình tôi? Vì sao?
– Bởi vì tài sản của Halingre đã thuộc về và chắc chắn hiện còn thuộc về Aigleroche. Các huy hiệu cho thấy con đại bàng đậu trên khối đá… trên một hòn đá. Và ngay tức thời mối liên hệ đè nặng lên tôi.
Lần này thì Bá tước tỏ ra ngạc nhiên. Ông lấy chai rượu và cái cốc rồi nói:
– Ông cho tôi biết điều gì nào? Tôi không biết quan hệ láng giềng đó.
Rénine nhún vai và mỉm cười:
– Tôi tin rằng, ông không quá bị thúc ép chấp nhận một mức độ họ hàng nào đó giữa các ông… và người chủ sở hữu không quen thuộc này.
– Vậy đó là một con người ít được hoan nghênh chăng?
– Rất đơn giản, đó là một người đàn ông bị giết.
– Ông nói gì vậy?
Bá tước đứng dậy. Hortense rất cảm động nói lắp bắp:
– Ông có tin chắc là có án mạng và án mạng đó do một ai đó trong lâu đài phạm phải không?
– Hoàn toàn tin chắc.
– Nhưng tại sao lại có sự tin chắc như vậy?
– Bỏi vì tôi biết hai xác chết là ai và nguyên nhân của án mạng.
Hoàng tử Rénine chỉ khẳng định và khi nghe ông nói, người ta tin rằng ông ta dựa vào các chứng cớ chắc chắn nhất.
Ông Aigleroche đi lại trong phòng, hai bàn tay để sau lưng. Cuối cùng ông nói:
– Tôi luôn có trực giác là đã xảy ra một điều gì đó, nhưng tôi không tìm cách biết… Vậy là, đã hai mươi năm, một người bà con của tôi, một người họ hàng xa, đến ở nhà của Halingre. Tôi mong rằng, do tên mà tôi mang, chuyện này tôi không biết, tôi xin nhắc lại, nhưng tôi nghi ngờ, luôn ở trong bóng tối.
– Vậy thì người bà con đó đã giết?…
– Đúng, ông ta buộc phải giết.
Rénine lắc đầu.
– Tôi rất lấy làm tiếc phải chỉnh lại câu đó thưa ông. Sự thật là người bà con của ông đã giết người một cách lạnh lùng và hèn nhát. Tôi không biết có án mạng nào được thực hiện với sự bình tĩnh và xảo trá hơn.
– Ông biết gì về chuyện đó?
Thời điểm đã đến để Rénine trình bày, đây là thời điểm nghiêm trọng, rất hồi hộp mà Hortense cảm thấy dù còn chưa đoán biết gì về thảm cảnh mà hoàng tử từng bước đề cập đến.
– Cuộc phiêu lưu rất giản dị – Ông nói – Tất cả cho phép tin rằng ông Aigleroche đã kết hôn và ở quanh vùng của nhà Halingre có một cặp vợ chồng khác ở mà hai người chủ của hai toà lâu đài có quan hệ hữu nghị. Chuyện gì đã xảy ra? Ai trong bốn người là ngưòi đầu tiên đưa đến sự rắc rối trong quan hệ của hai tổ ấm? Tôi không thể nói điều đó. Nhưng có một cách giải thích tức thời hiện ra trong trí óc tôi, đó là bà vợ của người bà con của ông, bà Aigleroche đã đưa ra một cuộc gặp với người chồng khác trong tháp có cây tầm xuân, tháp này có một lối ra trực tiếp trên cánh đồng. Biết được thủ đoạn, người họ hàng Aigleroche của ông quyết định trả thù nhưng với cách thức thế nào để không xảy ra tai tiếng và để không một ai biết là những người phạm tội đã bị giết. Tuy nhiên, ông ta đã nhận thấy – điều mà tôi cũng đôi lúc nhận thấy – là có một nơi của lâu đài, ở vọng lâu người ta có thể thấy, qua đỉnh các ngọn cây và qua các thung lũng của công viên, cái tháp ở cách đó tám trăm mét và chỉ riêng có chỗ đó người ta nhìn thấy đỉnh của tháp. Vậy là ông ta khoét một lỗ qua ụ, ở tại chỗ của một lỗ châu mai cũ đã bỏ đi và từ đó, nhờ vào một ống nhòm nằm chính xác ở đáy của một rãnh đào, ông ta tham dự vào cuộc gặp gỡ của hai người phạm tội. Và cũng chính tại đó sau khi đã dùng tất cả các biện pháp, khi đã tính toán tất cả các khoảng cách, cũng tại đó chiều chủ nhật ngày 5 tháng chín, khi lâu đài vắng vẻ, ông ta đã giết cặp tình nhân bằng hai phát súng.
Sự thật hiện ra. Ánh sáng ban ngày chống lại bóng tối. Bá tước nói lẩm bẩm:
– Đúng… đúng là điều đó đã xảy ra… Sự việc đã diễn ra như vậy với người bà con họ hàng Aigleroche của tôi…
– Tên sát nhân – Rénine tiếp tục – Ông ta cẩn thận bịt kín lỗ châu mai với một hòn đất. Không bao giờ người ta biết được hai xác chết thối rữa ở trên cao của cái tháp ấy, nơi mà không ai đi đến bao giờ và ông ta đã phá cầu thang bằng gỗ. Việc còn lại của ông ta là giải thích sự mất tích của vợ ông và bạn ông. Sự giải thích dễ dàng. Ông ta tố cáo bọn họ đã trốn đi cùng nhau.
Hortense đứng bật dậy. Ngay tức thời như câu nói đó là một sự phát hiện đầy đủ và đối với cô là tuyệt đối bất ngờ, cô hiểu Rénine muốn đi đến đâu.
– Ông nói cái gì?
– Tôi nói là ông Aigleroche tố cáo vợ mình và bạn của ông ta là đã chạy trốn cùng nhau.
– Không, không – Bà ta kêu lên – Không, tôi không thể chấp nhận…Nó liên quan đến một người họ hàng của dượng tôi… Vậy thì tại sao xen lẫn hai câu chuyện?…
– Tại sao xen lẫn chuyện này với một chuyện khác đã là một vấn đề của thời kỳ ấy? – Hoàng tử trả lời – Nhưng tôi không xen lẫn chúng, thưa bà thân mến, chỉ có một câu chuyện và tôi kể lại nó như nó đã xảy ra.
Hortense quay về phía dượng mình. Ông ta ngồi im, hai cánh tay bắt chéo và đầu ông nằm trong bóng tối do bóng của chiếc chụp đèn tạo thành. Tại sao ông ta không phản đối?..
Rénine lặp lại một cách cương quyết:
– Chỉ có một câu chuyện. Ngay trong buổi chiều của ngày 5 tháng chín ấy, lúc tám giờ, ông Aigleroehe, chắc chắn đã đưa ra lý do là ông ta đi tìm những kẻ chạy trốn đã rời bỏ lâu đài của mình sau khi đã rào chắn nó. Ông đi ra khỏi lâu đài và để tất cả các căn phòng như cũ và chỉ mang theo khẩu súng bày trong tủ kính của ông. Ở phút cuối cùng, ông có một linh cảm, nay đã được chứng thực là việc phát hiện cái ống nhòm này đã giữ một vai trò như vậy trong việc chuẩn bị vụ án mạng của ông, có thể dùng làm khởi điểm cho một cuộc điều tra và ông ta đã vứt nó vào trong vỏ hộp đồng hồ với mong muốn chấm dứt việc đu đưa của quả lắc. Hành động máy móc mà mà tất cả các tên sát nhân đương nhiên phạm phải, đã phản lại ông ta hai mươi năm sau. Đồng hồ tiếp tục chạy, tám giờ thì đánh chuông, và… tôi có sợi dây thần Ariane đưa tôi đi vào trong mê cung.
Hortense nói bập bẹ:
– Cần chứng cớ!… Cần chứng cớ!…
– Chứng cớ ư? – Rénine mạnh mẽ đáp lại.
Nó đầy rẫy và bà cũng biết chúng như tôi. Ai lại có thế giết người ở một khoảng cách tám trăm mét nếu không phải là một xạ thủ thiện nghệ, một người thợ săn nhiệt tình, có phải là ông Aigleroche không? Những chứng cớ? Tại sao không có gì bị lấy đi ở lâu đài ngoài cây súng, những cây súng mà một người thợ săn nhiệt tình không thể bỏ qua, nếu không phải là ông Aigleroche… thì tại sao chúng ta lại tìm thấy các khẩu súng ấy được bố trí theo bảng sưu tập vũ khí? Các chứng cớ ư? Và cái ngày 5 tháng chín, ngày tháng của án mạng đã để lại trong tâm hồn của tên sát nhân một kỷ niệm kinh hoàng mà hàng năm, vào thời kỳ ấy và chỉ vào thời kỳ ấy, ông ta tập hợp quanh mình các trò giải trí vào ngày 5 tháng chín, ông quên đi nếp sống điều độ của mình chăng? Nhưng chúng ta đang ở ngày 5 tháng chín năm nay. Các chứng cớ ư? Những chứng cứ này không đủ cho bà sao?
Và Rénine giơ cánh tay ra và chỉ Bá tước Aigleroche, người đang gục xuống trên ghê tựa, giấu đầu mình giữa hai bàn tay trước sự gợi lại kinh hoàng của quá khứ.
Hortense không có một sự phản ứng nhỏ nhoi nào. Bà chưa bao giờ yêu dượng mình hay đúng hơn là chú của chồng bà. Bà chấp nhận ngay sự buộc tội chống lại ông.
Một phút trôi qua, hết cốc này đến cốc khác, ông Aigleroche rót rượu keri và hai lần uống cạn cốc của mình. Sau đó ông đứng dậy và tiến lại gần Rénine.
– Dù câu chuyện có xác thực hay không, thưa ông, người ta không thể gọi là sát nhân khi người chồng trả thù danh dự của mình và loại bỏ người hôn phu không trung thành.
– Không – Rénine đáp lại – Tôi chỉ đưa ra lời giải thích đầu tiên của câu chuyện. Còn có những sự việc khác cực kỳ nghiêm trọng hơn… và có thể thực hơn… sự giải thích khác mà một cuộc điều tra tỉ mỉ chắc chắn sẽ đưa đến đích.
– Ông muốn nói điều gì vậy?
– Điều này đây – Có lẽ nó không liên quan đến một ông chồng theo công lý như tôi đã giả dụ một cách độ lượng. Có thể nó liên quan đến một người bị phá sản đang nhòm ngó của cải và người vợ của bạn mình và để đạt mục đích đó hắn tìm cách loại bỏ chồng của bà ta và vợ của chính mình bằng việc lôi kéo bọn họ vào trong một cạm bẫy, khuyên bọn họ đi thăm cái tháp bỏ hoang ấy và từ xa, được che giấu kỹ, giết bọn họ bằng súng.
– Không, không – Bá tước chống lại – Không, tất cả cái đó là không đúng.
– Tôi không nói không. Tôi dựa vào lời tố cáo của tôi trên các chứng cứ, nhưng cũng trên trực giác và các lý lẽ mà cho đến nay là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, tôi rất muốn cách giải thích thứ hai này là không đúng. Nhưng trong trường hợp đó, tại sao lại có sự hối hận? Người ta không hối hận khi người ta trừng phạt người có tội.
Người ta có hối hận khi người ta giết. Đó là một gánh nặng phải mang. Có phải bỏ ra nhiều trăn trở khi ông Aigleroche sau này cưới vợ goá của nạn nhân ông ta không? Tất cả là ở đó, thưa ông. Tại sao có cuộc hôn nhân đó? Ông Aigleroche bị bại sản ra sao? Người đàn bà mà ông cưới lần thứ hai có giàu không? Hoặc là bọn họ yêu nhau và được sự đồng ý của bà ta mà Aigleroche đã giết người vợ đầu tiên của mình và chồng của vợ thứ hai của ông? Có nhiều vấn đề mà tôi không biết và tại thời điểm này chẳng có ích gì, nhưng luật pháp với tất cả các biện pháp mà nó có thì sẽ không có khó khăn để làm sáng tỏ chúng.
Ông Aigleroche lảo đảo. Ông phải dựa lưng vào một ghế tựa, với bộ mặt lờ đờ ông nói lắp bắp: ‘
– Ông sẽ đi báo cho nhà chức trách sao? I
– Không, không – Rénine tuyên bố – Trưóc tiên là có điều quy định. Và sau đó là hai mươi năm hối hận và lo sợ, một kỷ niệm theo đuổi người phạm tội đến giờ cuối cùng của ông ta, cố nhiên là sự bất hoà trong cuộc sống gia đình, sự căm thù, địa ngục của mỗi ngày… và để kết thúc thì buộc phải quay lại chỗ đó để xoá bỏ các dấu vết của vụ án mạng đôi, sự trừng phạt kinh hoàng khi đi lên tháp đó, khi sờ vào các bộ xương ấy, khi lột bỏ quần áo cho chúng và chôn bọn chúng… thế là đủ.
Chúng ta đừng đòi hỏi nhiều hơn và chúng ta đừng vứt tất cả cái đó làm mồi cho công chúng và gây ra một tai tiếng cho cháu gái của ông Aigleroche. Không. Chúng ta hãy bỏ lại tất cả sự ô nhục ấy.
Bá tước lấy lại tư thế của mình trước bàn, bàn tay ông quặp vào quanh trán – Ông nói thì thầm: “Thế rồi, tại sao?…”.
– Tại sao có sự can thiệp của tôi? – Rénine nói – Nếu tôi nói, đó là để đạt được một mục đích nào đó, phải thế không? Thực ra, dù sự can thiệp nhỏ đến đâu thì cũng cần một sự trừng phạt và rất cần cho cuộc trao đổi của chúng ta để đến một chung cuộc thực tế. Nhưng bà đừng sợ gì hết. Ông Aigleroche sẽ được thoát hiểm với giá rẻ.
Cuộc chiến đấu đã kết thúc. Bá tước cảm thấy chỉ còn một thể thức nhỏ cần làm tròn, một sự hy sinh cần chấp nhận và lấy lại một ít bình tĩnh, ông ta nói với một sự mỉa mai nào đó:
– Bao nhiêu?
Rénine phá lên cười.
– Tuyệt vời. Ông hiểu tình hình. Duy ông sai lầm khi cáo giác tôi. Tôi, tôi làm việc vì đanh dự.
– Trong trường hợp đó thì sao?…
– Cùng lắm thì cần một sự bồi hoàn lại.
– Một sự bồi hoàn?
Rénine cúi người xuống bàn giấy và nói:
– Có ở chỗ kia, trong một ô tủ có các ngăn kéo, một biên bản đang chờ chữ ký của ông. Đó là một dự án của sự thoả hiệp giữa ông và cháu gái ông, bà Hortense Daniel, liên quan đến tài sản của bà, tài sản đã bị phân tán mà ông là người chịu trách nhiệm. Ông hãy ký bản thoả hiệp ấy đi.
Ông Aigleroche nhún vai.
– Ông có biết số tiền đó là bao nhiêu không..
– Tôi không muốn biết nó.
– Và nếu tôi từ chối thì sao?
– Tôi yêu cầu một cuộc gặp với nữ Bá tước Aigleroche.
Không còn do dự nữa, Bá tước mở ngăn kéo của mình, lấy ra một văn kiện giấy có dán tem và nhiệt tình ký tên.
– Đây này – Ồng nói – và tôi mong rằng…
– Ông mong cũng như tôi là không còn gì liên quan giữa chúng ta phải không? Tôi tin chắc là thế. Chiều nay tôi đi khỏi đây và cháu gái ông thì ngày mai, chắc thế. Từ biệt, thưa ông.
Trong phòng khách, khi chưa có một người khách nào xuống, Rénine giao giấy chứng thư cho Hortonse. Bà tỏ ra rất mãn nguyện về tất cả những điều mà bà đã nghe và một việc gì đó làm bà áy náy còn hơn là ánh sáng khắt khe này chiếu sáng lên quá khứ của dượng bà, đó là sự sáng suốt cực kỳ và sự tỉnh táo phi thường của người đàn ông mà, từ một vài giờ qua, điều hành các diễn biến và làm nổi lên trước con mắt của ông hình ảnh của thảm kịch không có ai tham dự.
– Bà có bằng lòng về tôi không? – Ông hỏi.
Bà giơ hai bàn tay cho ông.
– Ông đã cứu tôi khỏi Rossigny. Ông đã cho tôi tự do và độc lập. Từ trái tim tôi cảm ơn ông.
– Ôi! Tôi không đòi hỏi bà điều đó – Ông nói – Điều trước tiên mà tôi muốn, đó là làm bà giải trí. Cuộc sống của bà đơn điệu và thiếu chủ định. Và hôm nay có như thế nữa không?
– Làm sao ông có thế đặt cho tôi một câu hỏi như vậy? Tôi đã sống những phút mạnh mẽ và khác lạ nhất.
– Chính đó là cuộc sống – ông nói – Khi người ta biết nhìn và tìm tòi. Sự phiêu lưu có ở mọi nơi, ở cuối một túp lều tranh tồi tệ nhất, dưới cái mặt nạ của con người thông thái nhất. Khắp mọi nơi, nếu người ta muốn như thế, người ta có lý do để rung cảm, để làm điều thiện, để cứu một nạn nhân, để chấm dứt một sự bất công.
Bà nói thì thầm vì bị kinh ngạc bởi uy thế và quyền lực của ông ta:
– Ông là ai vậy?
– Một người phiêu lưu, không có gì khác. Một người thích sự phiêu lưu. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa ở những giờ phiêu lưu, những cuộc phiêu lưu của người khác hay của bản thân. Cuộc phiêu lưu hôm nay đã làm bà choáng váng bởi vì nó đã đụng vào chỗ sâu thẳm nhất của con người bà. Nhưng các cuộc phiêu lưu của người khác cũng không kém phần say mê. Bà có muốn thử không?
– Làm sao?
– Mong bà trở thành bạn đường phiêu lưu của tôi. Nếu một ai đó kêu gọi tôi giúp đỡ, hãy cùng tôi giúp họ. Nếu sự tình cờ hay nếu bản năng của tôi đưa tôi tìm ra một tội phạm hoặc khám phá ra một nỗi đau thì chúng ta cùng cộng tác. Bà có muốn không?
– Đồng ý – Bà nói – Nhưng…
Bà do dự. Bà tìm hiểu dự án bí mật của Rénine.
– Nhưng – Ông kết thúc trong tiếng cười – Bà hơi nghi ngờ một tí: Vậy thì người thích phiêu lưu đó muốn dẫn tôi đến đâu? Rõ ràng là “tôi làm vui lòng ông ta và chỉ ngày này hoặc ngày khác ông ta sẽ nổi giận vì đụng đến danh dự của ông”. Bà đã có lý. Giữa chúng ta cần có một hợp đồng cụ thể.
Rất cụ thể – Hortense nói. Bà thích đặt câu chuyện vào một giọng đùa cợt – Tôi nghe các đề nghị của ông.
Ông suy nghĩ một lúc rồi tiếp tục:
– Thôi được, thế này nhé. Hôm nay là ngày của cuộc phiêu lưu đầu tiên, đồng hồ của Halingre đã đánh tám tiếng. Bà có muốn là chúng ta chấp nhận sự dừng lại của nó và bảy lần đánh nữa, trong thời hạn ba tháng, thí dụ thế, chúng ta sẽ cùng theo đuổi những sự phiêu lưu thích thú? Và bà có muốn là ở lần thứ tám bà sẽ nhất trí với tôi không?…
– Cái gì?…
– Bà hãy ghi nhận là sẽ luôn luôn tự do để rời bỏ tôi giữa đường nếu tôi không làm cho bà được thích thú. Nhưng nếu bà đi theo tôi đến cùng và nếu bà cho phép tôi bắt đầu và hoàn thành cùng bà lần phiêu lưu thứ tám trong ba tháng nữa, vào ngày 5 tháng chạp, ở vào ngay thời điểm mà lần đánh chuông thứ tám của đồng hồ, và nó sẽ đánh, bà hãy tin chắc điều đó vì quả lắc cũ bằng đồng sẽ không dừng lại trên vòng lắc của nó – bà sẽ nhất trí với tôi…
– Cái gì? – Bà nhắc lại trong tư thế hơi có nhúm do phải chờ đợi.
Ông giữ im lặng. Ông nhìn những làn môi đẹp mà ông muốn đòi hỏi như là một phần thưởng và ông tin chắc là người phụ nữ trẻ đã hiểu và ông cho rằng không cần thiết phải nói một cách rõ ràng hơn. 1
– Chỉ riêng niềm vui thấy bà là đủ cho tôi.. Không phải cho tôi mà cho bà đạt các điều kiện. Các điều kiện ấy là gì? Bà đòi hỏi gì nào?
Bà biết ơn ông về sự kính trọng của ông và trả lời trong khi cười:
– Điều tôi đòi hỏi?…
– Vâng.
– Tôi có thể đòi hỏi bất cứ điều gì khó khăn không?
– Mọi thứ đều dễ dàng cho người nào muốn có bà.
– Và nếu sự đòi hỏi của tôi là không thể được thì sao?
– Chỉ có điều không thể được làm tôi thích thú.
Bà nói:
– Tôi đòi ông trả lại cho tôi một cái kẹp móc cũ của áo chẽn gồm có hạt lông não dát trong một cái đế bện sợi vàng. Nó là của riêng mẹ tôi cho tôi và mọi người đều biết là nó đưa lại vinh dự cho mẹ tôi và cả tôi. Từ ngày cái cặp móc bị trộm mất, tôi rất đau khổ. Ông hãy hoàn nó lại cho tôi, thưa quí ông tài giỏi.
– Cái cặp móc của bà đã bị trộm mất lúc nào?
Bà ta quá đỗi vui vẻ:
– Đã bảy năm… hoặc tám năm… hoặc chín năm, tôi không biết gì đâuu… tôi không biết ở đâu… tôi không biết tại sao… tôi không biết …
– Tôi sẽ tìm thấy nó – Rénine khẳng định – và bà sẽ được sung sướng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.