Tuyển Tập Arsene Lupin

BỐN – LỄ KẾT HÔN CỦA ARSENE LUPIN



Ông Arsène Lupin xin hân hạnh báo tin cho ông: lễ kết hôn của ông ấy với cô Angelique De Sarjcau -Vendôme, công chúa Bourbon – Condé, và xin mời ông dự lễ cưới tại nhà thờ Saite-Clotilde”.
“Ngài công tước Sarjeau -Vendôme hân hạnh báo tin cho ông: lễ kết hôn của cô con gái ngài là Angelique, công chúa Bourbon – Condé với ông Arsène Lupin và xin mời ông…”
Công tước Jean Sarieau – Vendôme không thể đọc xong những chữ ông đang cầm trên tay run lẩy bẩy. Tái mặt vì giận giữ, thân hình cao gầy của ông run lên. Ông uất nghẹn.
– Đây! Ông đưa hai tấm thiếp cho con gái – Đây là những cái mà bạn bè của chúng ta đã nhận được! Đây là điều từ hôm qua đã chạy khắp các phố. Thế nào! Con nghĩ gì về điều sỉ nhục này, Angelique?
– Người mẹ đáng thương của con sẽ nghĩ như thế nào về việc này nếu bà ấy còn sống?
Angelique cao và mảnh dẻ như bố, xương xương và gầy gầy như ông. Với tuổi ba mươi ba như ông, cô vẫn ăn mặc quần áo len màu đen. Cô rụt rè, không muốn ai biết đến. Cái đầu của cô quá nhỏ, hơi dẹt bên phải và bên trái, từ đó cái mũ lộ ra như phản lại một sự chật hẹp như thế. Nhưng người ta không thể nói rằng cô xấu khi cặp mắt của cô đẹp, dịu dàng và nghiêm trang biết chừng nào! Cô xứng đáng được tự hào với đôi mắt đượm buồn và khêu gợi ấy. Người ta khó quên cặp mắt ấy dù mới nhìn thấy chúng một lần.
Trước tiên, cô đỏ mặt vì hổ thẹn khi nghe cha nói. Cô xót xa về lời xúc phạm của cha mà cô là nạn nhân. Nhưng vì cô rất yêu quý cha dù cha cô tỏ ra khắc nghiệt đối với cô, bất công và gia trưởng. Cô nói với ông:
– Ôi! Ba ơi, con nghĩ đó là một trò đùa, và ba không nên để ý làm gì.
– Trò đùa à? Nhưng thiên hạ chê bai. Sáng nay, mười tờ báo đăng lại mấy cái thư tồi tệ này, kèm theo đó là lời bình luận mỉa mai! Chúng ta nhớ lại gia hệ của chúng ta, tổ tiên của chúng ta, các bậc quá cố lừng danh của dòng họ chúng ta. Người ta bịa đặt ra, rồi cho câu chuvện là thực.
– Nhưng không ai có thể tin…
– Dĩ nhiên, không có ai. Tuy vậy, không vì thế mà chúng ta trở thành trò đùa của Paris.
– Ngày mai thôi, người ta không nghĩ đến chuyện này nữa, đâu ba ạ.
– Ngày mai, con gái ạ, người ta sẽ nhớ là cái tên Angelique De Sarjeau – Venđôme được nổi bật hơn là chính nó. Ôi! người ta có thể biết đứa nào là tên khốn nạn tự cho phép mình…
Trong lúc này, Hyacinthe người đầy tớ phục vụ phòng riêng của công tước bước vào và báo có người gọi điện thoại cho ông. Vẫn giận dữ, ông nhấc ống nghe lên và càu nhàu:
Người ta trả lời ông:
– Tôi có lời xin lỗi ngài, thưa ngài công tước cùng cô Angelique. Đấy là lỗi ở người thư kí của tôi…
– Thư ký của ông?
– Vâng, những bức thư báo tin chỉ là một dự định mà tôi muốn đệ trình ngài bản thảo. Chẳng may, người thư ký của tôi đã tưởng rằng là…
– Nhưng tóm lại, ông là ai?
– Sao ạ, thưa ngài công tước, ngài không nhận ra giọng nói của tôi à? Giọng nói của chàng rể tương lai của ngài?
– Cái gì?
– Arsène Lupin
Công tước ngồi sụp xuống một chiếc ghế. Ông tái mét mặt.
– Arsène Lupin… chính nó… Arsène Lupin… Angelique mỉm cười:
– Ba xem, ba ơi, đây chỉ là một trò đùa, một sự lừa phỉnh…
Nhưng công tước bất bình về một cơn giận dữ mới, vừa bước đi vừa khoát tay:
– Ta sẽ gửi đơn khiếu kiện!… Không thể chấp nhận để tên này chế giễu ta!… Nếu còn có công lý, còn phải kiện!…
Lần thứ hai. Hyacinthe bước vào. Anh ta mang hai cái thiếp.
– Chafois à? Lepetit à? Ta không biết!
– Đây là hai nhà báo, thưa ngài công tước.
– Họ muốn gì ở ta?
– Họ muốn nói chuyện với ngài công tước về vấn đề… đám cưới.
– Tống họ ra khỏi cửa! Ông công tước thốt lên – hãy nói với người gác cổng là quan nhà ta không mở cửa cho những kẻ thô lỗ loại đó!
– Con xin Ba, ba ơi… – Angelique đánh liều.
– Mày nữa, con gái ạ, hãy để cho ta yên, nếu trước kia, mày đồng ý lấy một thằng anh họ của mày, thì chúng ta không can thiệp làm gì.
Ngay buổi tối của sự việc xảy ra, một trong hai phóng viên đưa tin ở trang đầu tờ báo của mình một câu chuyện hơi phóng túng của cuộc tác nghiệp ở phố Vaernne trong ngôi nhà cũ của những người họ nhà Sarjeau -Vendôme. Người phóng viên đã thoả mái tán rộng ra về cơn giận lôi đình và sự phản đối của nhà quý tộc già.
Ngày hôm sau một tờ báo khác xen vào một cuộc phỏng vấn “ảo” đối với Arsène Lupin, xảy ra trong hành lang của nhà hát kịch. Arsène Lupin đập lại:
– Tôi hoàn toàn chia sẻ sự phẫn nộ của nhạc phụ tương lai của tôi. Việc gửi những bức thư ấy là một việc làm không đúng đắn mà tôi không chịu trách nhiệm, nhưng tôi công khai xin lỗi. Vậy các bạn nghĩ xem, thời gian đám cưới của chúng tôi chưa được ấn định. Nhạc phụ của tôi đề xuất đầu tháng năm. Vợ chưa cưới của tôi và tôi, chúng tôi thấy vậy là rất muộn. Sáu tuần chờ đợi.
Cái gì khiến cho sự việc có một vị đắng riêng biệt mà những người hay đi lại trong gia đình phải nếm chịu? Đó chính là tính tình của vị công tước, tính kiêu ngạo của ông, tính cố chấp của những ý nghĩ và những nguyên tắc của ông. Là hậu duệ cuối cùng của các nam tước họ Sarjeau, dòng họ cao quí nhất ở Bretagne; chắt của vị Sarjeau ấy đã lấy một người con gái thuộc dòng họ Vandôme, chỉ hòa hợp được sau mười năm ở Bastille, lấy hiệu mới mà Louis XV đặt cho. Vị công tước Jean không từ bỏ một tiền lệ cũ nào của chế độ cũ. Trong thời niên thiếu, ông đi theo bá tước De Chambord ở ẩn. Về già ông từ chối một chức vụ ở cung điện Bourbon với cái cớ là một người thuộc dòng họ Sarjeau không thể ngồi giữa những người ngang bậc của mình.
Biến cố làm cho ông quá xúc động. Ông không nguôi giận, chửi rủa Lupin bằng những lời lẽ hết sức thậm tệ, dọa anh bằng tất cả những nhục hình có thể, đồng thời buộc tội, đổ trách nhiệm cho con gái ông.
– Đấy, nếu mày cứ kết hôn!… Nhưng đó không phải những đám đã bỏ lỡ… Bốn đứa anh em họ của mày là Mussy, Emboise, Caorches đều thuộc dòng dõi cao quý và còn là bà con họ hàng đủ giàu có và chúng còn muốn xin cưới mày. Tại sao mày lại từ chối? A! Đúng cô là một đứa mơ mộng, một đứa can đảm, còn những thằng anh họ của cô là những quá mập, quá gầy, hay quá dung tục!..
Quả thế, đó là một cô gái mơ mộng. Tự phó mặc cho mình từ thời còn nhỏ, cô đã đọc tất cả những cuốn sách kiếm hiệp, những cuốn tiểu thuyết nhạt nhẽo ngày xưa mang theo trong những chiếc tủ của ông bà của cô và cô đã nhìn đời như một câu chuyện thần tiên mà những cô gái rất đẹp khi nào cũng may mắn, còn những cô gái khác thì chờ đợi người yêu cho đến lúc chết mà người yêu vẫn không đến. Tại sao cô phải lấy một trong ba người anh họ? Chỉ vì họ muốn lấy của hồi môn của cô hàng triệu đồng mà mẹ cô để lại cho cô phải không? Càng để thành cô gái già và mơ mộng bao nhiêu thì càng…
Cô dịu dàng trả lời công tước:
– Ba ơi, ba sẽ ốm đấy ba ạ. Ba hãy quên câu chuyện nực cười ấy đi.
Nhưng làm sao ông có thể quên được? Mỗi buổi sáng sự trêu chọc như mũi kim khêu vào vết thương của ông. Ba ngày liên tiếp, ngày nào Angelique cũng nhận được một bó hoa tuyệt vời trong đó có giấu một lá thiếp của Arsène Lupin. Ông không thể đến câu lạc bộ mà không có một người bạn bắt chuyện với ông:
– Thật buồn cười, câu chuyện ngày hôm nay ấy mà.
– Sao?
– Cái trò bá láp mới của người con rể của ngài đấy! Ồ! Ngài không biết à? Này, ngài đọc đi…
– Ông Arsène Lupin sẽ đệ trình lên Hội đồng nhà nước: xin phép thêm tên họ của ông và từ nay gọi là: Lupin de Sarjeau Vendôme.
Và ngày hôm sau người ta lại đọc được:
“Căn cứ vào một nghị định chưa thay đổi của Charles X, người vợ chưa cưới đang mang tước hiệu De Bour Condé là người thừa kế cuối cùng; người con trai trưởng của dòng họ Lupin de SarJeau Vendôme sẽ có họ là hoàng tử Arsène de Bourbon – Condé
Rồi ngày tiếp theo lại có một tờ yết thị ghi rằng:
– Ngôi nhà lớn để áo khăn trưng bày quần áo mang theo của cô SarJeau – Vendôme.
Coi như khởi đầu: L. S. V
Rồi lại một tờ minh hoạ công bố một cảnh bằng hình ảnh: ngài công tước cùng với người con rể và người con gái của ngài ngồi quanh một chiếc bàn, đang chơi bài Pi- kê…
Và thời gian cũng được thông báo ầm ĩ lên: ngày tháng năm…
Rồi những chi tiết được đưa ra trên bản hợp đồng. Lupin tỏ ra vô tư đến kỳ lạ. Dường như anh nhắm mắt ký mà không biết con số biểu thị của hồi môn là bao nhiêu.
Toàn bộ cái ấy làm cho ông già quý tộc phát khùng lên. Sự căm tức của ông đối với Lupin làm cho ông suy giảm. Dù di lại khó khăn, ông vẫn đến nhà viên tỉnh trưởng cảnh sát. Ông này khuyên ông phải dè chừng.
– Chúng ta biết thói quen của đại nhân vật, hắn dùng một trong những mánh khóe quen thuộc của hắn để chống lại ngài đấy. Xin ngài hãy bỏ quá lời của tôi, thưa ngài công tước, hắn có tra hỏi ngài, ngài đừng để rơi vào bẫy.
– Mánh khóe gì? Bậy nào?- Ông lo lắng hỏi.
– Hắn tìm cách làm cho ngài hốt hoảng và làm cho ngài phải thực hiện bởi sự hăm dọa, với một hành động nào đó, bằng sự bình tĩnh ngài có thể cứ từ chối.
– Nhưng ông Arsène Lupin không hi vọng là tôi sẽ gả con gái của tôi cho ông ấy!
– Không, nhưng ông ấy hi vọng là ngài sẽ phạm phải… nói như thế nào nhỉ? Một lời nói hớ hênh, vụng về…
– Điều gì?
– Điều mà ông ấy muốn ngài phạm phải.
– Vậy thì kết luận của ông ra sao, ông Tỉnh trưởng?
– Chỉ có nghĩ nên trở về nhà của ngài, ngài công tước ạ, hay là tất cả tai tiếng ấy làm cho ngài khó chịu thì ngài nên về nông thôn, tĩnh dưỡng ở đấy để tránh bị xúc động.
Cuộc nói chuyện này chỉ làm tăng thêm sự lo sợ của ông già quí tộc. Lupin tỏ ra là một nhân vật kinh khủng; hắn dùng những cách thức quỉ quái và tìm cách thuyết phục bọn tòng phạm ở nhiều nơi, cần phải dè chừng.
Ngay từ đó, cuộc sống trở nên không thể chịu được.
Ông trở nên ngày một càu nhàu và trầm mặc. Ông đóng cửa không tiếp các bạn cũ, ngay cả ba người cháu đang muốn cầu hôn Angelique là những người anh họ của cô: Mussy, Emboisti và Caorches. Họ tức tối, giận dữ nhau giữa người này với người khác; bởi sự tranh đua giữa họ với nhau. Tuần nào họ cũng đến xen kẻ ở nhà ông,
Ông đã đuổi người đầu bếp và người đánh xe ngựa của ông mà không có một lý do nào. Nhưng ông không dám lấy ai thay thế họ, sợ lại đưa vào nhà ông những tay chân, bộ hạ của Arsene Lupin. Còn người đầy tớ phục vụ phòng riêng của ông Hyacinthe đã trải qua bốn mươi năm phục vụ ông, được ông hoàn toàn tin cẩn đã buộc phải chăm lo chuồng ngựa và phụ bếp.
– Ba ơi, ba xem- Angelique cố gắng để làm cho ông nghe lẽ phải. – Thực ra con không thấy điều gì làm cho ba phải lo sợ. Không ai trên đời có thể bắt ép con làm đám cưới vô lý này.
– Tất nhiên! Không phải cái đó mà ta sợ…
– Vậy thì cái gì thưa ba?
– Sao ta biết được, một vụ bắt cóc! Một vụ cưỡng đoạt! Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta cũng đang bị gián điệp vây quanh.
Một buổi chiều, ông nhận được một tờ báo trong đó có mục gạch dưới bằng bút chì đỏ.
“Buổi tối giao ước được tiến hành ngày hôm nay tại tư thất Sarjeau – Vandôme. Nghi lễ hoàn toàn thân mật, ở đó vài người có đặc quyền mới được chấp nhận đến chúc mừng đôi tân hôn hạnh phúc. Về những người làm chứng của cô SarJoau – Vandôme sẽ là hoàng tử họ Rochèoucault -Limour và bá tước Chartres; Ông Arsène Lupin vinh dự giới thiệu các nhân vật quan trọng có vinh dự đảm bảo cuộc hôn nhân của họ là ông tỉnh trưởng cảnh sát và ông giám đốc nhà tù của sở y tế.
Như thế là quá lắm. Mười phút sau, công tước cử người đầy tớ Hyacinthe của mình mang đi ba lá thư. Đến bốn giờ, ông tiếp ba người anh họ của Angelique trước sự có mặt của cô. Đó là Paul de Mussy, mập, trì độn và cực kỳ xanh xao; Jacqué de Emboise, mảnh khảnh, đỏ mặt và rụt rè; Anatole de Caorches, nhỏ con, gầy và ốm yếu. Cả ba đều là những chàng trai quá lứa, không duyên dáng và không nhanh nhẹn.
Cuộc họp xảy ra ngắn gọn, ông công tước đã chuẩn bị một kế hoạch về nông thôn phòng vệ mà ông tiết lộ phần đầu bằng những lời lẽ dứt khoát:
– Tối nay, Angelique và ta rời khỏi Paris. Chúng ta sẽ rút về vùng đất của chúng ta ở Bretagne. Ta tin cậy vào ba cháu, các cháu của ta để hợp tác trong sự ra đi này. Cháu, Emboise, cháu sẽ đi chiếc xe hòm đến tìm chúng ta. Cháu Mussy, cháu dẫn chiếc xe hơi của cháu đến và cháu vui lòng coi sóc hành lý cùng với tên đầy tớ phục vụ phòng của ta là Hyacinthe. Cháu Caorches, cháu sẽ ở ga Orléans và bên toa giường nằm của chuyến tàu đi Vannes lúc mười giờ bốn mươi. Nhất trí chứ?
Phần cuối ngày trôi đi không có chuyện gì rắc rối xảy ra. Chỉ sau bữa cơm chiều, để tránh mọi khả năng lộ liễu, công tước đã báo cho Hyacinthe chất đầy đồ đạc vào một cái hòm và một cái va-li. Hyacinthe cũng như bà phục vụ phòng của Angelique đã từng có những chuyến đi xa như thế.
Đến chín giờ, theo lệnh của chủ, tất cả đầy tớ đã đi ngủ. Đến mười giờ kém mười phút, khi công tước đã chuẩn bị xong xuôi mọi thứ cho chuyến hành trình thì nghe có tiếng còi ô tô. Người gác cổng mở cửa sân chính. Từ cửa sổ trông xuống, công tước đã nhận ra chiếc ô tô nửa mui của Jacqué de Emboise.
– Hãy đến nói với cậu ấy là ta đang xuống – công tước ra lệnh cho Hyacinthe – và báo cho cô nhà biết.
Sau vài phút, vì Hyacinthe không trở lại, ông bước ra khỏi phòng của mình. Nhưng trên thềm nghỉ của cầu thang, ông bị hai tên đeo mặt nạ tấn công. Chúng nhét giẻ vào mồm ông và trói ông lại trước khi ông có thể kêu lên thành tiếng.
Rồi một trong hai tên đó nói nhỏ với ông:
– Lời cảnh cáo đầu tiên, ngài công tước ạ, – Nếu ngài cứ nhất định rời khỏi Paris và từ chối sự ưng thuận của ngài thì điều đó sẽ trở nên nghiêm trọng đấy, thưa ngài.
Và chính gã ra lệnh cho bạn của gã:
– Hãy canh giữ ông này. Tao trông coi cô ấy.
Cùng lúc này hai tên tòng phạm khác đã bắt cóc người đàn bà phục vụ phòng; còn Angelique cũng đã bị nhét giẻ vào mồm và ngất xỉu, nằm dài trên một chiếc đi văng của phòng khách.
Cô thức dậy hầu như ngay sau đấy dưới tác dụng của muối khi người ta cho cô ngửi. Mở mắt ra, cô nhìn thấy một người đàn ông đang cúi xuống phía trên cô, người đàn ông mặc quần áo dạ hội, khuôn mặt tươi cười, thiện cảm nói với cô:
– Thưa cô, tôi xin cô thứ lỗi cho. Tất cả sự việc này thật quá đột ngột và cách hành động này quá bất thường. Nhưng hoàn cảnh thường dẫn đến những hành động mà lương tâm chúng tôi không tán thành. Xin cô tha thứ cho.
Người ấy dịu dàng cầm lấy bàn tay cô và luồn một chiếc nhẫn rộng bằng vàng vào ngón tay của cô gái mà nói rằng:
– Đây, chúng ta đã là đôi vợ chồng chưa cưới của nhau. Nàng đừng bao giờ quên người tặng nàng chiếc nhẫn này… Anh ta van xin nàng đừng trốn chạy… Và xin nàng chờ những dấu hiệu của sự tận tụy của anh ta ở Paris – xin nàng hãy tin ở anh ta.
Anh nói những lời đó bằng một giọng hết sức nghiêm trang và kính cẩn với bao quyền uy và lòng tôn kính đến nỗi cô không đủ sức cưỡng lại.
Những cặp mắt của họ giao nhau. Anh thầm thì.
– Đôi mắt đẹp và trong sáng biết chừng nào! Sẽ hạnh phúc biết mấy khi sống dưới ánh nhìn của đôi mắt này. Bây giờ nàng hãy nhắm mắt lại…
Nói rồi anh lặng lẽ rút lui. Những tòng phạm của anh theo sau anh.
Chiếc xe hơi lại đi và toà nhà của phố Varenne lại im lìm cho đến khi Angelique hoàn toàn tỉnh lại và gọi các đầy tớ.
Họ đã tìm thấy công tước, Hyacinthe, người đàn bà phục vụ phòng, những người nội trợ và gác cổng; tất cả bị trói chặt. Vài đồ mỹ nghệ có giá trị lớn đã biến mất cùng ví tiền của ngài công tước và tất cả những đồ trang sức, ghim cài ca vát, các cúc áo bằng ngọc trai tinh tế, đồng hồ quả quít v.v…
Ngay lập tức, cảnh sát được báo tin. Từ sáng sớm, người ta biết rằng từ tối hôm trước, trong khi ra khỏi nhà bằng xe hơi, Emboise bị chính người lái xe của mình chém một nhát dao và bị đẩy xuống một đường phố vắng vẻ, sống dở chết dở. Còn về phần Mussy và Caorches, thì nhận được một thông điệp bằng điện thoại, nói là do công tước gửi đến và bảo cho họ biết là lệnh đã ban hành được huỷ bỏ.
Tuần lễ tiếp theo không còn phải bận tâm thêm gì nữa về việc điều tra; không trả lời những giấy triệu tập của quan dự thẩm, ngay cả không đọc những thông báo của Arsène Lupin trên báo trí về “Cuộc chạy trốn ở Varenne” về công tước; cô con gái của ông và người đầy tớ phục vụ phòng của ông, giả vờ đáp một chuyến tàu khách đi Vannes và xuống lâu đài cổ phong kiến nổi lên trên bán đảo Sarjeau vào một buổi tối. Ngay lập tức, một sự giúp đỡ của những người nông dân Bretagne, những bồi thần thực sự thời trung cổ, người ta tổ chức kháng cự. Ngày thứ tư Mussy đến; ngày thứ năm Caorches; ngày thứ bảy Emboise mà vết thương không đến nỗi trầm trọng như người ta lo cho anh.
Công tước còn chờ hai ngày nữa, trước khi thông báo cho những người thân cận của mình biết nửa phần cuối kế hoạch của mình, cái mà ông gọi là sự thoát ra của ông đã thành công mặc dù Lupin không muốn. Ông nói với người con gái trước mặt ba người anh họ của Angelique bằng một mệnh lệnh kiên quyết mà ông đọc cho Angelique viết mà ông muốn giải thích rõ.
“Tất cả những chuyện này gây cho ta một nỗi đau lớn nhất. Ta đã tiến hành chống lại tên đàn ông ấy mà chúng ta đã có thể cho là táo bạo; một cuộc đấu tranh làm cho ta kiệt sức. Ta muốn kết thúc nó bằng bất cứ giá nào. Để làm được việc này chỉ có một cách, Angelique ạ. Đó là con miễn cho ta toàn bộ trách nhiệm và nhận sự che chở của một trong ba người anh họ của con. Trước một tháng con phải là vợ của Mussy hay của Caorches hay của Emboise. Con được tự do lựa chọn. Con quyết định đi.
Angelique khóc suốt ba ngày liền, van xin cha. Nhưng ích gì? Dù sao cô cũng cảm thấy không gì lay chuyển được cha và chung qui là cô phải phục tùng ý muốn của ông. Cô chấp nhận!
– Ba ơi, người mà ba muốn con lấy, con không yêu một ai trong số họ. Vậy là vấn đề quan trọng với con là phải chịu bất hạnh với người này không kém gì với người khác!
Với cuộc bàn bạc mới, ông công tước bắt ép cô phải tự mình lựa chọn. Cô không hề lùi bước. Đã cố hết sức mà không thành công, thôi thì may rủi, cô chỉ tay vào Emboise.
Ngay khi ấy, việc kết hôn được công bố ở nhà thờ. Từ đây, quanh lâu đài, việc giám thị được tăng cường trong chừng mực mà Lupin giữ im lặng và sự dừng lại bất thình lình của việc đưa tin trên báo chí do y ban hành đã không làm cho công tước Sarjeau Vendôme lo lắng.
Rõ ràng là kẻ thù đã chuẩn bị một đòn hòng tìm cách chống lại đám cưới bằng những thủ đoạn quen thuộc của nó. Thế nhưng chẳng xảy ra gì cả. Ngay hôm trước và ngày trước nữa, buổi sáng của ngày nghi lễ chẳng có gì xảy ra. Lễ cưới được cử hành ở tòa đốc lý, rồi lễ cầu phúc được tiến hành ở nhà thờ thế là xong.
Lúc bấy giờ, ông công tước mới thở ra nhẹ nhõm. Mặc dù nỗi buồn của con gái ông, mặc dù sự im lặng, lúng túng của con rể mà tình thế hình như hơi khó chịu đôi chút, ông vẫn xoa tay với một vẻ mãn nguyện như sau một chiến thắng vang dội nhất.
– Bảo người ta hạ cầu rút xuống! – ông nói với Hyacinthe – để cho mọi người vào! Chúng ta không còn gì phải sợ tên khốn nạn đấy nữa.
Sau bữa cơm trưa, ông bảo rót rượu mời những người nông dân và chạm cốc với họ. Họ hát, họ nhảy, mừng cho ông và cô con gái của ông.
Đến ba giờ, ông trở về các phòng ở tầng trệt. Bấy giờ là giấc trưa của ông. Ông vào phòng cuối cùng, phòng của những người canh gác. Nhưng ông chưa bước qua ngưỡng cửa thì bất thình lình ông dừng lại và kêu lên:
– Anh làm cái trò gì thế, Emboise? Đùa đấy ư!
Emboise đứng đấy, mặc quần áo người đánh cá Bretagne, quần lửng, áo vét-tông bẩn thỉu, rách, vá và quá rộng, quá dài đối với anh.
Công tước dường như sửng sốt. Ông xem xét rất lâu bằng đôi mắt ngơ ngác khuôn mặt ấy mà ông biết, và cùng lúc đó nó gợi lên trong trí ông những kỉ niệm mơ hồ của một thời đã qua rất xa. Rồi, bất thình lình, ông bước đến một khung cửa sổ mở ra một bãi đất và gọi:
– Angelique!
– Có chuyện gì thế ba?- cô vừa bước đến vừa trả lời.
– Chồng con đâu?
– Anh ấy ở kia, ba ạ – Angelique nói và chỉ Emboise đang hút thuốc lá và đọc sách cách đó một ít.
Ông công tước ngã chuệnh choạng và ngã ngồi xuống một chiếc ghế bành với một cái rùng mình ghê sợ.
– Ôi! Ta điên mất rồi!
Nhưng người đàn ông mặc quần áo người đánh cá quì trước mặt ông và nói với ông:
– Cậu ơi, cậu nhìn cháu đây! Cậu nhận ra cháu rồi phải không, chính cháu là cháu của cậu đây mà, người mà ngày trước hay chơi ở đây, người mà cậu hay thường gọi là Jacques…cậu nhớ lại đi… này, cậu xem cái sẹo đây này…
– Ờ… ờ… Công tước ấp úng – cậu nhận ra rồi. Chính cháu, Jacques… nhưng người kia…
Ông ép đầu giữa hai lòng bàn tay.
– Ấy, không, không phải như thế… cháu nói đi… Cậu chẳng hiểu gì cả… cậu không muốn biết…
Một nỗi im lặng trong khi người mới đến khép cửa sổ và cửa ra vào thông với phòng bên. Rồi anh ta đến gần ông già quý tộc, nhẹ nhàng sờ vào vai ông để đánh thức ông ra khỏi sự đờ đẫn của ông, vì anh muốn chấm dứt mọi sự giải thích không cần thiết, nên bắt đầu nói mà không mào đầu:
– Cậu ơi cậu có nhớ là cháu rời nước Pháp đã mười lăm năm, sau khi Angerique từ chối lời cầu hôn của cháu. Vậy mà đã bốn năm rồi, có nghĩa là năm thứ mười một của thời gian lưu vong tự nguyện và tự lập của cháu ở cực nam Algierie. Trong một chuyến đi săn, do một quan lớn người Ả Rập tổ chức, cháu đã làm quen với một người tính tình vui vẻ, có duyên, một con người khéo léo với lòng dũng cảm không gì khuất phục nổi và với đầu óc vừa mỉa mai vừa sâu sắc, đã quyến rũ cháu đến cực điểm.
Bá tước Andrésy đã đến ở chỗ cháu sáu tuần lễ. Khi ông ấy đi rồi, chúng cháu vẫn thông tin trao đổi thư từ với nhau đều đặn. Vả lại cháu thường đọc được tên ông ấy trên báo chí trong các mục chuyện vui hay thể thao. Chắc là ông ấy phải trở về và cháu chuẩn bị tiếp đón ông ấy. Cách đây ba tháng, trong một buổi tối khi cháu đang cỡi ngựa dạo chơi thì hai tên đầy tớ người Ả Rập cùng đi với cháu đã lao vào cháu, trói cháu lại, bịt mắt cháu và dẫn cháu đi bảy ngày bảy đêm trên những con đường mòn vắng vẻ, đến một cái vịnh, ở đó có năm ngươi đàn ông đang chờ chúng. Ngay khi ấy cháu bị đẩy lên một con tàu nhỏ chạy bằng hơi nước nhanh chóng nhổ neo.
– Những tên đàn ông ấy là ai? Chúng bắt cóc cháu vì mục đích gì? Không một dấu hiệu nào có thể báo cho cháu biết. Chúng nhốt cháu trong một ca-bin chật hẹp có trổ một cửa sổ ở hông tàu chắn bằng hai thanh sắt bắt chéo chữ thập. Cứ mỗi buổi sáng qua một cửa ghi-sê nhỏ mở ra giữa ca-bin của cháu, người ta đặt lên ghế nằm của cháu hai hoặc ba li-vơ-rơ bánh mì, một ga-men thức ăn và một lọ rượu vang. Rồi hôm sau người ta thu lại thức ăn thừa của ngày hôm trước mà cháu để lại đấy.
Thỉnh thoảng, về đêm, con tàu dừng lại và cháu nghe tiếng máy tàu đến một cảng nào đó rồi quay lại. Có lẽ đã chất đầy đồ dự trữ, rồi người ta lại đi, không vội vàng như một chuyến du hành đường biển của nhiều người chơi rong chưa cần cập bến. Đôi khi cháu đứng lên một chiếc ghế nhòm qua cửa sổ hông tàu. Cháu nhận thấy đường viền bờ biển nhưng lờ mờ đến nỗi cháu không thể xác định được gì.
Và điều đó kéo dài nhiều tuần. Một buổi sáng của ngày thứ chín khi nhận thấy cửa ghi-sê thông giữa hai ca-bin không đóng, cháu đẩy ra. Lúc này trong ca-bin trống rỗng. Bằng một sự cố gắng cháu đã lấy được một cái giũa móng tay trên một bàn trang điểm.
Hai tuần sau, bằng sự kiên nhẫn mải miết, cháu đã giũa được thanh sắt ở cửa trổ con của ca-bin cháu và từ đó cháu có thể thoát ra được nếu cháu là người bơi giỏi, không thì cháu nhanh chóng bị mệt. Vậy cháu phải chọn một thời điểm khi con tàu không quá xa đất liền. Nhưng chính ngày hôm kia, khi cháu đang ở tại vị trí của cháu, cháu nhìn bờ biển và đến tối khi mặt trời lặn cháu sững sờ nhận ra đường nét của lâu đài SarJeau với những tháp nhọn và khối vọng lâu của nó. Vậy đây có phải là lúc kết thúc chuyến đi xa huyền bí của cháu không?
Suốt đêm chúng cháu dạt ra khơi. Và cả ngày hôm qua cũng vậy. Cuối cùng sáng nay, chúng cháu đến sát gần một khoảng cách mà cháu cho là thuận lợi, càng hơn thế, chúng cháu bơi giữa những tảng đá, sau những tảng đá đó cháu có thể bơi rất an toàn. Nhưng chính là phút mà cháu sẽ trốn được, một lần nữa cháu lại nhận thấy cánh cửa ghi-sê ăn thông hai ca-bin mở ra đập vào vách ngăn. Do sự tò mò cháu lại hé mở ra. Ở tầm với của cháu có một cái tủ nhỏ mà cháu có thể mở được và ở đó, cháu giơ bàn tay của cháu sờ soạng, tình cờ cháu cầm được một xấp giấy tờ.
Đấy là những lá thư, những lá thư chứa đựng những chỉ dẫn gửi cho bọn cướp mà cháu là tù binh của chúng. Một giờ sau khi cháu bước qua cửa trổ và chuồi xuống biển, cháu mới biết tất cả: những lý do của việc bắt cóc cháu, những phương pháp được áp dụng, mục đích theo đuổi và mưu đồ ghê tởm được sắp xếp từ ba tháng nay chống lại công tước SarJeau —Vadôme và con gái của ông. Chẳng may đã quá muộn. Để từ con tàu không nhìn thấy được, cháu buộc phải thu mình trong hõm cùa một mõm đá ngầm; cháu chỉ lên được bờ lúc giữa trưa. Phải mất thời gian ba giờ đồng hồ cháu mới đến được ngôi lều của người đánh cá, xin đổi quần áo của cháu lấy quần áo của ông và đến được tận đây. Vừa đến lúc, cháu biết được đám cưới mới cử hành ngay sáng nay.
Ông già quý tộc không nói lời nào, đôi mắt của ông dán chặt vào đôi mắt của người lạ, ông lắng nghe với một sự kinh hãi mỗi lúc một tăng.
Đôi khi, kí ức về những lời cảnh báo mà người tỉnh trưởng cảnh sát lại trở lại trong trí ông:
– “Người ta hỏi ngài, thưa ngài công tước… người ta tra hỏi ngài…”
Ông trầm giọng lại nói:
– Nói đi… nói hết đi… toàn bộ cái ấy đè nặng lên ta… ta chưa hiểu và ta sợ.
Người lạ lại nói:
– Than ôi! Câu chuyện dễ dàng lặp lại và thâu tóm bằng vài câu sau đây: khi cuộc viếng thăm của ông ấy đến nhà cháu và trong những câu chuyện tâm tình cháu đã có sai lầm là đã kể cho ông ấy, ngài bá tước Andrésy, khi nhận được nhiều vấn đề như: trước tiên cháu là cháu của cậu nhưng cậu biết cháu tương đối ít, bởi vì cháu đã rời SarJeau lúc còn nhỏ và từ đó những mối quan hệ của cậu cháu ta được giới hạn trong vài tuần lễ khi cháu ở đây; cách đây mười lăm năm và suốt thời gian đó, cháu đã cầu hôn người em họ của cháu là Angelique; sau đó đã đứt đoạn với quá khứ xa vắng của cháu, cháu không còn nhận được một sự liên lạc, thư từ nào nữa. Cháu đã kể cho ông ta nghe những điều như vậy. Cuối cùng là giữa ông ấy tức là Andrésy và cháu có một sự giống nhau nhất định về thể hình mà người ta có thể làm nổi bật để gây ấn tượng của sự giống nhau đó. Kế hoạch cùa ông ta được dựng nên trên ba điểm ấy.
Ông ấy thuê hai tên đầy tớ người Ả Rập của cháu theo dõi cháu để báo cho ông ấy biết khi nào cháu rời khỏi Algiéri. Rồi ông ấy trở lại Paris với cái tên của cháu với dáng vẻ bề ngoài y hệt như cháu, làm như thể cậu đã biết ông ấy, sống dưới cái tên của cháu trong nhà cậu; được cậu đón tiếp cứ mười lăm ngày một lần như tình cậu cháu mà không ai biết và như vậy đã trở thành một trong nhiều cái nhãn và dưới những cái nhãn ấy, ông đã giấu được cá tính, nhân cách thật của mình. Cách đây ba tháng, “đã đến lúc thuận lợi”, như ông đã nói trong các bức thư của ông, ông bắt đầu cuộc tấn công bằng một loạt những truyền thông trên báo chí và cũng lúc đó có thể là sợ một tờ báo ở Algérie tiết lộ vai trò mà người ta đóng dưới cái tên của cháu Paris, ông cho những tên đầy tớ của cháu đánh cháu và cho những tên tòng phạm của mình bắt cóc cháu. Cháu phải nói nhiều với cậu về những sự việc ấy có liên quan đến cậu phải không cậu?
Công tước Sarjeau Vendôme bồn chồn, run rẩy mạnh. Sự thật kinh khủng hoàn toàn hiện ra trước mặt ông và làm nổi rõ khuôn mặt của kẻ thù làm cho ông phải nhắm mắt lại. Ông nắm hai bàn tay của người đang nói chuyện với ông và nói chua chát bằng một giọng tuyệt vọng:
– Đấy là Lupin phải không?
– Vâng, thưa cậu, hắn là kẻ đã ăn cắp tên của cháu: Jacques de Emboise và đã cướp con gái của cậu. Angelique là vợ hợp pháp của Arsène Lupin và như vậy đúng theo lệnh của cậu. Ở đây một bức thư của hắn thực tế có giá trị. Hắn đã làm đảo lộn cuộc sống của cậu, làm rối loạn đầu óc của cậu, ám ảnh những ý nghĩ của những đêm thức và những giấc mơ đêm khuya của cậu; hắn đã cướp đi dinh thự của cậu cho đến khi vì sợ hãi, cậu đã phải lánh nạn ở đây và khi nghĩ rằng đã thoát được những thủ đoạn và những đe doạ của hắn, cậu đã nói với con gái của cậu là hãy chỉ định một trong ba người anh họ của mình là Mussy hoặc Emboise hoặc Caorches làm chồng.
– Nhưng tại sao con gái ta lại chọn hắn mà không chọn hai đứa kia?
– Chính cậu đấy cậu ạ, cậu đã chọn được hắn.
– Hú hoạ thôi… bởi vì nó giàu có hơn…
– Không, không phải hú hoạ, mà là do lời khuyên xảo trá, kiên trì và rất khéo của tên đầy tớ Hyacinthe của cậu.
Công tước giật nảy mình.
– Hả! Sao! Hyacinthe là tòng phạm à?
– Của Arsène Lupin, không, của người mà Hyacinthe tin là Emboise đã hứa cho anh ta một trăm nghìn phơ- răng sau đám cưới tám ngày.
– Ôi! Tên cướp!… Hắn đã trù tính tất cả, đã dự kiến tất cả.
– Dự kiến tất cả, cậu ạ, cho đến khi giả vờ một cuộc mưu hại chống lại chính mình để chuyển hướng nghi ngờ cho đến khi giả vờ tạo nên một vết thương do tên phục vụ của cậu gây ra.
– Nhưng vì mục đích gì? Tại sao có tất cả những điều ô nhục ấy?
– Thưa cậu, Angelique có mười một triệu. Tuần tới người công chứng viên của cậu ở Paris phải giao lại các chứng thư cho Emboise giả, hắn đổi ngay thành tiền rồi nhanh chóng biến ngay. Nhưng từ sáng nay cậu đã phải trao cho hắn năm trăm nghìn phơ-răng bắt buộc coi như quà biếu cá nhân cho người mang chứng thư mà tối nay lúc chín giờ hắn phải chuyển cho một số lớn tòng phạm gần cây sồi lớn bên ngoài lâu đài; tên này sẽ thương lượng với chúng vào sáng mai ở Paris.
Công tước SarJeau – Vendôme đứng dậy, ông bực tức bước mạnh lên gót xuống nền. Ông nói:
– Tối nay, chín giờ, chúng ta sẽ thấy… chúng ta sẽ thấy… Từ bây giờ đến đấy… ta sẽ báo cho sở sen đầm.
– Arsène Lupin rất xem thường lính sen đầm.
– Ta sẽ gửi điện cho Paris…
– Vâng, nhưng năm trăm nghìn phơ-răng… rồi, nhất là tai tiếng cậu ạ… cậu nghĩ về điều này: con gái Angelique -Vendôme của cậu lấy tên lừa đảo, tên cướp ấy… không, không; không một giá nào…
– Vậy thì làm sao?
– Thế nào ạ?
Đến lượt mình người cháu đứng lên và bước đến giá treo mọi thứ vũ khí. Anh lấy một khẩu súng đặt lên bàn gần ông già quý tộc.
– Cậu ơi, chỗ kia, nơi cùng kiệt của hoang mạc, khi chúng ta ở trước một con ác thú, chúng ta không báo cho sen đầm biết, chúng ta dùng các bin của chúng ta để bắn nó, nếu không thì con ác thú tiêu diệt chúng ta dưới vuốt của nó.
– Cháu nói cái gì?
– Cháu nói là cháu có thói quen khi ấy cháu không cần đến lính sen đầm. Đó là một cách thể hiện sự công bằng hơi sơ lược, nhưng đó là cách đúng, cậu cứ tin cháu đi, và hôm nay trong trường hợp làm cho chúng ta chú ý thì chỉ có mỗi một cách đó. Con vật chết, cậu và cháu sẽ chôn nó ở góc nào đấy… Không ai thấy, không ai biết.
– Thế, Angélique..
– Chúng ta sẽ báo cho cô ấy sau.
– Rồi nó sẽ ra sao?
– Cô ấy vẫn…, điều mà cô ấy là vợ hợp pháp, vợ của cháu, người vợ của chính Emboise đích thực. Ngày mai, cháu bỏ cô ấy lại, cháu quay trở lại Algérie. Trong hai tháng, việc ly hôn được công bố.
Công tước lắng nghe, tái mặt, đôi mắt chăm chú, quai hàm co rúm; ông thì thầm:
– Cháu có chắc rằng những tòng phạm của con tàu sẽ không báo về sự thoát ra của cháu không?
– Không trước ngày mai.
– Ta làm thế nào?
– Chín giờ tối nay, thế nào Arsène Lupin cũng theo con đường đi tuần dẫn đến thành luỹ cổ và vòng quanh những phế tích của nhà thờ để đến Cây sồi Lớn. Cháu sẽ có mặt trong phế tích.
– Cậu cũng vậy, sẽ có mặt ở đấy – công tước SarJeau- Vendôme nói và nhấc một khẩu súng săn lên.
Lúc này đã năm giờ chiều, công tước đang nói chuyện lâu với người cháu, cùng ông kiểm tra súng, nạp lại đạn. Khi bắt đầu tối, ông dẫn anh qua hành lang tối om, đến tận phòng của ông; giấu anh trong một góc chật hẹp.
Buổi xế chiều trôi qua không có một điều gì. Đã đến bữa cơm tối. Công tước cố bình tĩnh, thỉnh thoảng ông lại nhìn trộm người con rể của mình và ngạc nhiên về sự giống nhau mà ông so sánh giữa người con rể thật và giả, cũng chính nước da như thế, hình dáng, khuôn mặt, kiểu cắt tóc cũng như thế. Nhưng đôi mắt thì khác nhau; của người kia linh hoạt, sáng hơn; rốt cuộc, ông bá tước tìm ra những chi tiết nhỏ mà cho đến nay không ai nhận thấy, những chi tiết chứng tỏ được sự bịp bợm của nhân vật.
Sau bữa cơm tối, người ta chia tay nhau. Chiếc đồng hồ treo điểm tám giờ. Công tước đi về phòng của mình và để lại đó người cháu của ông. Mười phút sau, lợi dụng ban đêm, họ luồn vào giữa những đống đổ nát, súng cầm tay.
Nhưng Angelique cùng chồng đến căn hộ của cô chiếm giữ ở tầng trệt của một cái tháp xây vào bên sườn trái của lâu đài. Đến thềm cửa lâu đài, chồng cô nói với cô:
– Tôi sẽ đi dạo một lát, Angelique ạ, khi tôi quay lại, cô có đồng ý tiếp tôi không?
– Hẳn là có – cô nói.
Anh rời khỏi cô và leo lên lầu một, khóa cửa, nhẹ nhàng mở một cánh cửa sổ mở ra đồng quê rồi cúi nhìn xuống dưới. Ở chân ngọn tháp cách bốn mươi mét ở phía dưới anh, anh để ý đến một hình bóng. Anh huýt sáo. Một tiếng huýt nhỏ đáp lại anh.
Thế là anh rút ở ngăn tủ ra một chiếc cặp da nhét đầy chứng phiếu, bọc trong một mảnh vải đen và buộc chằng dây lại. Rồi anh ngồi trước bàn của mình và viết:
“Hãy vui lòng nhận sự uỷ nhiệm của tôi, vì tôi thấy nguy hiểm khi ra khỏi lâu đài với gói to đựng chứng phiếu. Tất cả ở trong này. Anh hãy dùng xe máy của anh đến Paris để đáp chuyến tàu sáng đi Bruxelles. Ở đấy, anh sẽ giao lại giá trị cho L… để anh ta sẽ chuyển dịch ngay.
L.
Tái bút. – Khi đến Cây sồi Lớn hãy nói với các chiến hữu là tôi sẽ gặp họ. Tôi có chỉ thị sau cho họ. Kể ra tất cả đều trôi chảy. Không ai ở đây nghi ngờ”.
Anh buộc lá thư lên trên gói rồi từ cửa sổ anh thả tất cả xuống bằng một sợi dây.
– Tốt, thế là xong – anh tự nhủ – ta rất bình tĩnh.
Anh kiên nhẫn trong vài phút nữa, dạo qua căn phòng, mỉm cười với hai bức chân dung của các ông già quý tộc treo trên tường:
– Horace de Sarjeau-Vendôme, thống chế nước Pháp…Le Grand Condé… Tôi có lời chào các ngài, các cụ tổ tiên của tôi. Lupin de SarJeau-Vendôme sẽ xứng danh với các ngài.
Cuối cùng, thời khắc đã đến, anh cầm mũ rồi đi xuống.
Nhưng ở tầng trệt, Angelique từ căn hộ của mình hiện ra và kêu lên, nhớn nhác:
– Này… tôi đề nghị anh… tốt nhất là…
Và ngay khi ấy, không nói gì hơn, cô trở về phòng của cô, để lại cho chồng một cái nhìn kinh hãi và điên loạn.
– “Cô ấy ốm” – anh nghĩ – Đám cưới, đối với cô, không thành công.
Anh châm một điếu thuốc lá và kết luận, không cho sự việc xảy ra là có tầm quan trọng đáng làm cho anh ngạc nhiên: “Tội nghiệp cho Angelique! Tất cả sẽ kết thúc bằng một sự ly hôn…
Bên ngoài, lờ mờ tối, bầu trời đầy mây.
Những tên đầy tớ đóng các cửa của lâu đài. Không có ánh sáng lọt ra ngoài cửa sổ. Công tước có thói quen ngủ sau bữa ăn.
Khi đi qua trước chỗ ở của người gác và bước lên cầu rút, anh nói:
– Cứ để cửa mở, tôi đi một vòng rồi trở lại. Con đường đi tuần ở bên phải, dọc theo những thành luỹ cũ ngày xưa. Vòng quanh lâu đài thành một khoảng vây quanh thứ hai rất rộng đến tận một cửa ngầm mà ngày nay hầu như đã hư hỏng.
Con đường ấy vòng qua một ngọn đồi và dẫn tiếp đến sườn của một thung lũng nhỏ, hiểm trở, bên trái viền bằng những bụi cây rậm.
– Nơi đây thật tuyệt vời cho một cuộc mai phục – anh nói – Đúng là một chỗ vắng vẻ thật nguy hiểm.
Anh dừng lại, ngỡ là mình nghe có tiếng động. Nhưng không; đó là tiếng xào xạc của lá cây. Một hòn đá lăn xuống sườn dốc, nẩy lên ở những chỗ gồ ghề của đất đá, Nhưng thật kỳ cục, không có gì làm cho anh lo lắng, anh lại bắt đầu bước. Gió mạnh từ biển thổi vào chỗ anh qua phía trên những bình nguyên của bán đảo, anh vui vẻ hít đầy phổi.
“Cuộc sống tốt biết mấy! Anh tự nhủ – còn rất trẻ, quý tộc già đời, triệu triệu phú, liệu người ta có thể mơ màng gì hơn, hỡi Lupin de Sarjeau – Vendôme?”
Ở một khoảng cách ngắn, anh thấy hình bóng đen của nhà thờ trong bóng tối mà những sự đổ nát cao hơn mặt đường vài ba mét. Những giọt nước mưa bắt đầu rơi xuống, anh nghe một chiếc đồng hồ treo điểm chín tiếng. Anh bước vội. Có một dốc xuống, lại một dốc lên. Và, bất thình lình anh dừng lại.
Một bàn tay nắm lấy bàn tay anh.
Anh lùi lại, định văng ra.
Nhưng có ai đó từ một lùm cây hiện ra khi anh lướt qua, và một giọng nói cất lên với anh:
– Anh im lặng… Đừng nói gì cả…
Anh nhận ra vợ anh Angelique.
– Chuyện gì thế?- Anh hỏi
Vợ anh thì thầm rất nhỏ đến mức các từ như không thành tiếng:
– Người ta rình anh… chúng ở kia, trong chỗ đổ nát, có cả súng…
– Ai?
– Im lặng… Hãy nghe…
Họ đứng im trong một lát, rồi cô nói:
– Chúng không động đậy… có thể chúng không nghe tiếng em… Chúng ta quay lại thôi…
– Nhưng…
– Đi theo em!
Giọng nói rất khẩn thiết đến mức anh nghe theo, mà không hỏi gì cả. Nhưng bỗng nhiên cô hốt hoảng.
– Chạy thôi… Chúng đến đấy… Em tin như vậy…
Thực tế, có tiếng chân bước.
Thế là, vội vàng, cô vẫn cầm tay anh, với một sức mạnh không gì cản nổi, cô kéo anh đi theo một đường tắt mà cô không do dự đi theo những khúc quanh co mặc dù trời tối và gai góc. Thế rồi, rất nhanh họ đến được cầu rút.
Cô luồn cánh tay của mình dưới cánh tay anh. Người gác chào họ. Họ đi qua khoảng sân rộng, bước vào lâu đài. Cô dắt anh đến tận ngôi tháp ở góc cả hai người ở đó.
– Anh vào đi – cô nói.
– Chỗ em à?
– Vâng.
Hai người đàn bà phục vụ phòng chờ họ. Với lệnh của cô chủ, họ rút về phòng của họ ở lầu ba.
Hầu như ngay lúc ấy có người gõ cửa tiền sảnh án ngữ căn hộ và có tiếng gọi:
– Angelique!
– Ba phải không ba? Cô nói và kìm chế cảm xúc của mình.
– Ừ, chồng con ở đây à?
– Chúng con vừa về.
– Nói với chồng con là ba cần nói chuyện với nó. Bảo chồng con là gặp ba ở chỗ… khẩn đấy.
– Vâng ba ạ, con sẽ bảo anh ấy đến.
Cô lắng tai nghe mấy giây rồi trở về phòng khách nơi chồng cô đang ngồi đấy và cô khẳng định:
– Em hoàn toàn có thể tin rằng ba em không thể đi xa.
Anh làm một cử chỉ rồi bước ra.
– Trong trường hợp này ba muốn nói với anh…
– Ba em không ngồi một mình – cô nói gay gắt và ngáng đường anh.
– Thế ai ngồi cùng ba?
– Người cháu của ba em, Jacques de Emboise.
Một lát im lặng. Anh ngạc nhiên nhìn cô ra sao. Nhưng nhanh chóng xem xét vấn đề này, anh cười khẩy:
– Ồ! Ông Emboise tuyệt vời ấy ở đó à? Thế là tất cả những điều bí mật đã khám phá được rồi hay sao? Trừ phi…
– Ba em biết tất cả – cô nói… Chiều nay em đã nghe được một cuộc nói chuyện giữa hai người. Người cháu của ba em đã đọc những lá thư… Trước tiên, em do dự không báo cho anh… Thế rồi em nghĩ là nhiệm vụ của em.,.
Anh lại quan sát cô, nhưng ngay khi nắm được điều lạ thường của tình thế, anh cười rộ lên:
– Thế nào? Các bạn trên tàu của anh không đốt những lá thư của anh đấy chứ? Và họ đã để xẩy mất tên tù binh của họ à? Những tên ngu xuẩn! Ôi! Khi người ta không tự mình làm được tất cả!… Không hề chi, thật buồn cười. Emboise chống lại Emboise… Này! Nhưng bây giờ nếu người ta không còn nhận ra anh nữa thì sao? Nếu chính Emboìse làm lẫn lộn anh với bản thân anh ta thì sao?
Anh quay sang phía một chiếc bàn trang điểm lấy một chiếc khăn mặt thấm ướt rồi xát xà phòng rồi nhanh như trở bàn tay, anh lau mặt, tự tẩy sạch phấn son và làm thay đổi sự sinh động của tóc.
– Xong rồi – anh nói và hiện ra trước Angelique như cô trông thấy anh trong buổi tối của vụ cướp ở Paris – xong rồi. Anh đã thoả mái để bàn luận với bố vợ của anh.
– Anh đi đâu? Cô nói và lao đến trước cửa
– Không sao! Gặp các ngài ấy.
– Anh không đi đâu cả!
– Tại sao?
– Nhưng nếu họ giết anh?
– Giết anh?
-Đấy là điều họ muốn, giết anh…, giấu xác của anh nơi nào đó… Ai mà biết được?
– Được thôi – anh nói — về phương điện của họ, họ có lý. Nhưng nếu anh không đến trước họ, thì chính họ sẽ đến. Không phải cái cửa này ngăn được họ dừng lại… Nếu không phải là em, anh nghĩ thế. Vì vậy tốt nhất là kết thúc.
– Anh đi theo em – Angelique ra lệnh.
Cồ giơ chiếc đèn lên chiếu sáng cho cả hai, bước vào phòng mình, đẩy chiếc tủ gương chuyển dịch trên những bánh xe được giấu kín, rẽ một tấm thảm cũ phủ tường và nói:
– Đây là một cái cửa lâu ngày không dùng đến. Ba em nghĩ là đã mất chìa khoá. Nó đây. Anh mở ra đi. Một cầu thang được xây áp vào tường, nó dẫn anh xuống dưới tận cùng của tháp. Anh chỉ rút những then cài của chiếc cửa thứ hai, anh sẽ được tự do.
Anh kinh ngạc và bỗng nhiên anh hiểu được toàn bộ cách cư xử của Angelique. Trước vẻ mặt đượm buồn đó, vô duyên đó, nhưng với một sự dịu dàng như thế, anh sững lại một lát, bối rối và hầu như ngượng ngùng. Anh không cười nữa. Một tình cảm kính trọng pha lẫn sự ăn năn và lòng nhân từ thấm đượm trong anh.
– Tại sao em cứu tôi? – anh thì thầm.
– Vì anh là chồng của em.
Anh phản đối:
– Không đâu… không đâu… Đó là một giấy đăng ký mà tôi đã ăn cắp. Luật pháp không công nhận sự kết hôn này.
– Cha em không muốn tai tiếng – cô nói.
– Chính xác – anh hoạt bát nói – chính xác, tôi đã dự kiến toàn bộ điều đó nên tôi đã dẫn người anh họ Emboise của em đến gần. Tôi phải biến đi, chính anh ấy mới là chồng của em. Chính anh ấy mà em đã thành hôn trước mọi người.
– Chính anh đấy, thành hôn với anh trước nhà thờ.
– Nhà thờ! Nhà thờ! Có sự xắp xếp của nhà thờ… Người ta sẽ cho huỷ cuộc hôn nhân của em.
– Bằng lý do gì là chính đáng?
Anh im lặng, suy nghĩ về tất cả những điều vô nghĩa ấy đối với anh là rất nực cười nhưng lại rât nghiêm trang đối với cô, rồi anh nhắc lại nhiều lần:
– Thật kinh khủng… thật kinh khủng… Đáng ra ta phải dự kiến…
Và bất thình lình một ý nghĩa thoáng đến với anh, anh vỗ tay thốt lên:
– Thế chứ! Ta đã tìm ra. Ta có quen với một nhân vật chủ yếu của Vatican. Đức giáo hoàng làm theo điều ta muốn… ta sẽ được chú ý và ta tin là cha Saint Perè cảm thông với những lời van xin của ta…
Kế hoạch của anh hết sức khôi hài, niềm vui của anh hết sức ngây thơ đến nỗi Angelique không thể không mỉm cười và cô nói với anh:
– Em là vợ của anh trước Chúa.
Cô nhìn anh bằng ánh mắt không có vẻ khinh miệt mà cũng không có vẻ gì là thù địch, và cô cũng không tức giận; anh cũng nhận thấy rằng cô không coi anh là một tên cướp, một tên gian ác, mà chỉ nghĩ đến một người đàn ông đã là chồng của cô mà linh mục đã ủng hộ anh cho đến giờ phút lâm chung.
Anh bước một bước đến phía cô và quan sát cô kỹ hơn. Thoạt đầu cô không cụp mắt xuống, nhưng mặt cô đỏ lên, và không bao giờ anh có thể thấy một nét mặt cảm động hơn mang dấu ấn của một phẩm cách như thế. Anh nói với cô như tối đầu tiên ở Paris:
– Ôi! Cặp mắt của cô… Cặp mắt của cô dịu dàng và đượm buồn… và đẹp đến tệ!
Cô cúi đầu và ấp úng:
– Anh đi đi!… Anh đi đi…!
Trước sự bối rối của mình, anh có trực cảm đột ngột, những tình cảm khó hiểu làm cho cô xúc động và làm cho cô không hiểu được chính mình nữa. Trong tâm hồn này của cô gái giá mà anh biết được sự tưởng tượng thơ mộng, những giấc mơ chưa đủ, những sách báo lỗi thời của nó và do những tình tiết khác thường của những cuộc gặp gỡ giữa họ, người anh hùng ở Byron, tên cướp lãng mạn và hào hiệp không đột nhiên biểu thị trong giây phút đặc biệt này hay sao? Một buổi tối, mặc dù có những trở ngại, con người phiêu lưu nổi tiếng đã được nâng cao phẩm giá bởi truyền thuyết, đã được phóng đại bởi sự táo tợn của mình, một buổi tối, người ấy đã vào nhà cô và luồn chiếc nhẫn cưới vào tay của cô. Lễ đính hôn thần bí và mê say như người ta thấy ở thời của Corsaire và của Hermani được bắt đầu.
Xúc động, mủi lòng, anh đang ở thời điểm phải rút khỏi sự hứng khởi, nhiệt tình, được tán dương, ca tụng và phải kêu lên:
– Chúng ta đi thôi!… Chúng ta phải trốn!… Em đã là vợ của tôi… bạn đời của tôi… Em hãy cùng chia sẻ những nguy nan của tôi, những niềm vui và những nỗi lo của tôi… đấy là một cuộc sống lạ thường, mạnh mẽ, tuyệt vời và tráng lệ.
Nhưng đôi mắt của Angelique ngước lên phía anh, và và chúng hết sức trong sáng và hết sức tự hào đến nỗi, đến lượt anh cũng đỏ mặt lên.
Ở đấy không phải là một người vợ mà người ta có thể nói về cô như vậy. Anh thì thầm:
– Tôi xin em thứ lỗi… Tôi đã phạm phải nhiều hành động không tốt nhưng không có một hành động nào mà kỷ niệm sẽ đắng cay hơn. Tôi là một tên khốn nạn…tôi đã đánh mất cuộc sống của em.
– Không — cô dịu dàng nói – trái lại, anh đã chỉ cho em con đường chân thực của em.
Anh sắp sửa hỏi cô. Nhưng cô đã mở cửa và chỉ đường cho anh. Không một lời nào còn có thể được nói lên giữa họ. Không nói một lời, anh bước ra và cúi mình rất thấp trước cô.
Một tháng sau, Angelique De Sarjeau-Vendôme, công chúa De Bourbon – Condé, vợ hợp pháp của Arsène Lupin đi tu và dưới cái tên là Xơ Marie – Auguste, lánh xa cõi tục ở tu viện những tu nữ dòng Đômi-nich-ca.
Cùng ngày của nghi lễ này, Mẹ bề trên của tu viện nhận được một phong bì dày gắn xi và một bức thư…
Bức thư chứa đựng những chữ sau đây: “Vì những người nghèo của Xơ Mario – Auguste.”
Trong phong bì có năm trăm tờ một trăm nghìn phơ- răng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.