Tuyển Tập Arsene Lupin

HAI – TÊN KẺ CẮP THÔNG MINH



Bốn ngày sau khi đến ở Paris, Hortense Daniel chấp nhận gặp hoàng tử Rénine ở Boa. Vào một buổi sáng rạng rỡ, bọn họ ngồi ăn cùng nhau ở sân hiên của nhà ăn Hoàng đế.
Người đàn bà trẻ sống vui vẻ, hồn nhiên, đầy duyên dáng và quyến rũ. Để tránh làm bà sợ, Rénine cố giữ để không ám chỉ đến thoả thuận mà ông đã đưa ra. Bà kể lại việc bà đi đến La Marèze và khẳng định bà không nghe nói về Rossigny.
– Còn tôi – Rénine nói – Tôi nghe nói về ông ta.
– Thế à!
– Vâng, ông ta đã gửi cho tôi những người làm chứng của ông. Có cuộc đấu kiếm sáng nay. Rossigny có vết đâm ở vai. Sự việc đã giải quyết xong.
– Chúng ta nói chuvện khác thôi.
Không còn vấn đề của Rossigny. Ngay tức thời, Rénine trình bày cho Hortense kế hoạch của hai cuộc viễn du mà ông dự định và ông mời bà tham gia nhưng không nhiệt tình.
– Cuộc phiêu lưu tuyệt vời – Ông nói – Đó là cuộc phiêu lưu mà người ta không định trước. Nó xuất hiện bất ngờ mà không có điều gì báo trước và cũng không có người nào, ngoại trừ người biết trước, chú ý đến thời cơ ấy để hành động và cố sức để nó không thoát ra khỏi tầm tay. Cần phải tức thời vồ lấy nó. Một phút do dự thì đã quá muộn. Một cảm giác đặc biệt báo trước cho chúng ta, một sự đánh hơi của chó săn phân biệt được mùi trong tất cả các mùi hỗn tạp.
Ở quanh bọn họ, sân hiên bắt đầu chứa đầy người. Bàn bên cạnh, một người đàn ông trẻ có hình dáng nhỏ bé và một chòm râu cằm màu hung đang đọc một tờ báo hàng ngày, còn phía sau, qua các cửa sổ của quán ăn, một tiếng ầm ì xa xôi của một đội nhạc vọng lại, một trong các phòng khách vài người đang khiêu vũ.
Tất cả những người ấy, Hortense quan sát họ từng người một như là bà hy vọng phát hiện trong người của họ cái dấu tích nhỏ vén lên các thảm kịch sâu kín, cái vận mệnh bất hạnh hoặc cái thiên hướng tội lỗi.
Khi Rénine thanh toán các món ăn, người đàn ông trẻ có bộ râu cằm dài gọi một trong những người hầu bàn với một giọng nghẹn ngào.
“Tôi phải trả cho anh bao nhiêu?… Anh có tiền lẻ không? Ôi! Chúa tôi, nhanh lên anh!…”.
Không do dự, Rénenie giành lấy tờ nhật trình. Sau một cái liếc mắt nhanh, ông đọc nhỏ:
“Thầy Dourdens, người bảo vệ cho Jacques Aubrieux được tiếp ở Elysée. Chúng tôi tin là Tổng thống nước cộng hoà đã từ chối ân huệ cho người tù và việc hành quyết sẽ được thực hiện vào sáng ngày mai”.
Khi ngươi trẻ tuổi vượt qua sân hiên, ông đến dưới cổng của một vườn cây, và bất chợt đối diện với ông là một người đàn ông và một người đàn bà xa lạ. Người đàn ông nói:
– Xin thứ lỗi cho tôi, thưa ông, tôi thấy được sự xúc cảm của ông. Nó liên quan đến Jacques Aubrieux phải không?
– Đúng… Đúng… Jacques Aubrieux… – Người trẻ tuổi nói lắp bắp – Đó là bạn thời trẻ của tôi, tôi chạy đến chỗ vợ anh ta… bà ta chắc hẳn phải điên lên vì đau đớn…
– Tôi có thể giúp ông được không? Tôi là hoàng tử Rénine. Bà đây và tôi, chúng tôi sẽ sung sướng được gặp bà Jacques Aubrieux và sẵn sàng giúp đỡ bà nếu bà ấy muốn.
Người trẻ tuổi bị chán ngán bởi cái tin mà ông đã đọc, hình như không hiểu. Ông tự giới thiệu một cách vụng về:
– Dutreuil… Gaston Dutreuil…
Hénine ra hiệu cho Clément, người tài xế của ông đang đợi ở gần đấy và đẩy Gaston Dutreuil vào trong ô tô và hỏi:
– Địa chỉ? Địa chỉ của bà Aubrieux ở đâu?
– Tại đại lộ Roule số 23 bis…
Ngay khi Hortense lên xe, ông nhắc lại địa chỉ cho lái xe và tức thời khi xe chạy ông hỏi Gaston Dutreuil.
– Tôi chỉ hơi biết sự việc – Ông nói – Hãy giải thích ngắn gọn cho tôi. Jacques Aubrieux đã giết một trong những người bà con thân cận của ông ta, phải thế không?
– Ông ta vô tội, thưa ông – Người trẻ tuổi đáp lại – Ông ta hình như không thể đưa ra một sự giải thích nhỏ nhoi nào. Vô tội, tôi thề điều đó… Thế là đã hai mươi năm tôi là bạn của Jacques… Ông ta vô tội… và đó là điều kỳ quái…
Người ta không thể lấy được từ ông điều gì. Hơn nữa, cuộc hành trình rất nhanh. Bọn họ đi vào trong theo cửa Sablons và sau hai phút, dừng lại trước một lối đi hẹp và dài, có tường bao hai bên. Con đường dẫn họ đến một căn nhà nhỏ một tầng.
Gaston Dutreuil bấm chuông.
– Bà đang ở trong phòng khách với mẹ bà – Người hầu gái nói khi mở cửa.
– Tôi đến thăm các bà ấy.
Ông ta nói trong khi dẫn Rénine và Hortense đi theo. Đó là một phòng khách khá lớn, được trang trí rất đẹp và lúc bình thường, được dùng làm phòng làm việc. Một trong hai người đàn bà đang khóc, một người luống tuổi, có mái tóc muối tiêu đến đón Gaston Dutreuil. Ông này trình bày lý do sự hiện diện của hoàng tử Rénine và ngay tức thời, bà nức nở kêu lên:
– Con rể của tôi vô tội, ông Jacques! Đó là một người tuyệt vời trong những người đàn ông, một tấm lòng vàng! Anh ta mà giết người bà con của mình sao!… Anh ta tôn thờ người bà con của mình! Và người ta sẽ phạm vào điều sỉ nhục khi giết anh ta? A! Thưa ông, đó là cái chết của con gái tôi.
Rénine hiểu là tất cả những người này, từ nhiều tháng nay, sống trong sự ám ảnh của sự vô tội ấy và trong lòng tin chắc là một người vô tội không thể bị hành quyết. Và cái tin về sự hành quyết không tránh khỏi hiện nay làm cho bọn họ trở thành điên loạn. Ông ta tiến đến gần một người khốn khổ đang cúi gập người xuống, mái tóc đẹp màu hoe vàng và một bộ mặt còn rất trẻ đang bị co giật bởi thất vọng. Hortense ngồi cạnh bà ta và nhẹ nhàng kéo bà áp vào vai mình. Rénine nói với bà:
– Thưa bà, tôi không biết tôi có thể làm cho bà điều gì. Nhưng tôi khẳng định trên danh dự là trên đời này, nếu có một ai đó có thể có ích cho bà thì người ấy là tôi. Vậy thì tôi khẩn cầu bà trả lời tôi. Sự sáng suốt và minh mẫn của những câu trả lời của bà có thể thay đổi được tình hình và cũng như bà muốn tôi chia sẻ quan điểm của bà về Jacques Aubrieux. Vì ông ta vô tội, phải thế không?
– Ôi! Thưa ông! – Bà trả lời và ngồi thẳng người lên.
– Thôi được, cái sự tin chắc ấy mà bà không thể thông báo cho luật pháp, bà cần phải nói rõ nó cho tôi. Tôi không đòi hỏi bà đi vào các chi tiết và sống lại nỗi đau kinh hoàng nhưng chỉ đơn giản là trả lời một số câu hỏi. Bà có muốn điều đó không?
– Hãy nói đi, thưa ông.
Bà đã bị thuyết phục. Hàng một số câu, Rénine đã thành công trong việc thuyết phục bà ta và thổi vào bà ý muốn vâng lời. Và, một lần nữa, Hortensi hiểu tất cả là Rénine có sức mạnh, quyền lực và khả năng thuyết phục.
– Chồng bà làm gì? – Ông hỏi sau khi đã cầu khẩn bà mẹ và Gaston Dutreuil giữ im lặng tuyệt đối.
– Người môi giới bảo hiểm.
– Ông thoả mãn trong công việc chứ?
– Cho đến năm vừa rồi thì có.
– Vậy thì từ một số tháng vừa rồi đã có những lúng túng về tiền bạc phải không?
– Đúng thế.
– Và án mạng đã xảy ra?
– Vào ngày chủ nhật của tháng ba vừa rồi.
– Nạn nhân là ai?
– Một người họ hàng xa, ông Guillaume sống ở Suresnes.
– Số tiền của vụ trộm là bao nhiêu?
– Sáu mươi tờ giấy bao một nghìn quan mà người họ hàng nhận được khi thanh toán món nợ cũ.
– Chồng bà có biết việc đó không?
– Có. Ngày chủ nhật, người họ hàng của anh ấy đã nói việc đó trong cuộc điện đàm và Jacques đã nhắc nhỏ người họ hàng của anh là đừng giữ ở nhà mình một số tiền như vậy và ngay ngày hôm sau ông ta đem gởi nó ở một ngân hàng.
– Đó là buổi sáng của vụ án mạng?
– Vào lúc một giờ chiều, Jacques phải đi đến chỗ ông Guillaume bằng xe máy của mình. Nhưng vì bị mệt, nên anh ấy báo là sẽ không ra khỏi nhà. Vậy là anh ấy ở lại đây suốt cả ngày.
– Một mình sao?
– Vâng, một mình. Hai người hầu gái đã nghỉ việc. Còn tôi thì đi đến một rạp chiếu bóng ở Ternes với mẹ và người bạn Dutreuil của chúng tôi. Buổi chiều, chúng tôi biết được vụ sát hại ông Guillaume. Sáng ngày hôm sau, Jacques bị bắt giam.
– Dựa vào lời buộc tội nào?
Người đàn bà bất hạnh do dự. Những lời buộc tội phải rất có sức nặng. Sau đó, dựa vào cử chỉ của Rénine, bà trả lời một mạch:
– Kẻ sát nhân đi đến Saint Cloud trên một xe máy và các dấu vết thu được là dấu vết từ chiếc xe máy của chồng tôi. Nguời ta ta tìm thấy một khăn lau mũi với các chữ cái tên của chồng tôi và khẩu súng đã dùng cũng thuộc về anh ấy. Cuối cùng, một trong những người láng giềng của chúng tôi xác nhạn là vào lúc ba giờ ông ta thấy chồng tôi đi ra khỏi nhà trên chiếc xe máy và một người khác đã thấy chồng tôi trở về lúc bốn giờ rưỡi và án mạng xảy ra lúc bốn giờ.
– Và Jacques Aubrieux đã tự bào chữa như thế nào?
– Anh ấy khẳng định là đã ngủ suốt buổi chiều.
Trong thời gian này, một ai đó đã đến và mở nhà để xe và lấy xe máy để đi đến Suresnes. Còn khăn lau mũi và súng lục thì nằm trong túi xà cột. Không có gì lạ khi tên sát nhân dùng chúng.
– Lời giải thích này là có thể chấp nhận được…
– Đúng vậy, nhưng luật pháp đã đưa ra lời bác bỏ. Đầu tiên, không có ai, tuyệt đối không có ai biết là chồng tôi phải ở lại nhà mình suốt cả ngày, bởi vì ngược lại, anh ấy đi ra bằng xe máy vào buổi chiều tất cả các ngày chủ nhật.
– Và sau đó thì sao?
Người đàn bà trẻ đỏ mặt và nói lẩm bẩm.
– Trong hãng của ông Guillaume, kẻ sát nhân đã uống gần nửa chai rượu. Trên chai đó, người ta đã tô nổi lên dấu các ngón tay của chồng tôi.
Hình như bà ta đã cố gắng hết mình và cùng lúc niềm hy vọng vô thức vào sự can thiệp mà Rénine đã khơi dậy ở bà tan biến đi đột ngột trước sự tích luỹ các chứng cớ. Bà đổ vật ra và mải mê trong một loại mộng mơ thầm lặng mà các sự săn sóc trìu mến của Hortense cũng không thể làm bà khuây khoả.
Bà mẹ nói bập bẹ:
– Anh ta vô tội, phải không thưa ông? Và người ta không trừng phạt một kẻ vô tội. Người ta không được phép làm việc đó. Người ta không được phép giết con gái tôi. Ôi! Chúa tôi, Chúa tôi, chúng tôi đã làm gì để người ta hành hạ chúng tôi như vậy? Con gái Madeleine bé bỏng khổ sở của tôi…
– Bà ta sẽ tự tử – Dutreuil nói với một giọng thảng thốt – Không bao giờ bà ấy chịu đựng nổi ý nghĩ là người ta đưa Jacques lên máy chém. Chốc nữa… Tối nay… bà ấy sẽ tự sát.
Rénine đi lại trong phòng.
– Ông không thế làm điều gì cho cô ta, phải không? – Hortense hỏi.
– Đã mười một giờ rưỡi – Ông ta trả lời với vẻ lo âu – và sáng ngày mai thì…
cô tin là anh ta phạm tội không?
– Tôi không biết… tôi không biết… Người ta không thể bỏ qua niềm tin của người đàn bà xấu số vì nó là một việc gây ấn tượng. Khi hai người đã sống bên cạnh nhau trong nhiều năm, bọn họ không thể lầm lẫn ở điểm đó… Tuy nhiên…
Ông nằm dài trên ghế ngựa và châm một điếu thuốc. Ông hút ba lần liên tiếp mà không có ai ngăn trở sự suy tư của ông. Thỉnh thoảng, ông nhìn đồng hồ của mình. Thời gian có tầm quan trọng đến thế!
Vào lúc cuối, ông quay lại gần Madeleine Aubrieux, vồ lấy bàn tay của bà và nói với bà rất dịu dàng:
– Bà không nên tự sát. Cho đến phút cuổi cùng, không có gì để mất và tôi hứa với bà, về phần tôi, cho đến phút cuối cùng tôi cũng không nản lòng. Nhưng tôi cần sự bình tĩnh và lòng tin của bà.
– Tôi sẽ bình tĩnh – Bà ta nói với một vẻ đáng thương.
– Và bà có lòng tin chứ?
– Tôi có lòng tin.
– Thế thì, bà hãy đợi tôi. Từ đây đến hai giờ tôi sẽ trở lại. Ông sẽ đến với chúng tôi, ông Dutreuil?
Vào lúc lên xe ô tô, ông hỏi Dutreuil:
– Ông có biết một quán ăn nhỏ ít khách, không cách xa Paris lắm không?
– Nhà máy bia Lutetia, ở tầng trệt của ngôi nhà mà tôi đang ở, tại Quảng trường Ternes.
– Tốt lắm, như vậy rất thuận lợi cho chúng ta.
Trên đường đi, bọn họ nói rất ít. Rénenie tuy vậy vẫn hỏi chuyện Gaston Dutreuil.
– Theo như tôi nhớ thì người ta có các con số của các tờ giấy bạc, phải thế không?
– Vâng, người họ hàng Guillaume đã ghi sáu mươi số vào sổ tay của ông ta.
Rénine thì thầm:
– Mọi vấn đề là ở đó. Các tờ giấy bạc ấy ở đâu? Mong rằng nguời ta lấy được chúng và người ta sẽ quyết định lại.
Ở nhà máy bia Lutetia, máy điện thoại đặt trong một phòng đặc biệt nơi Rénenie yêu cầu người ta phục vụ bọn họ ăn sáng. Khi chỉ có mình ông cùng với Hortense và Dutreuil, ông nhấc ống nghe với một cử chỉ dứt khoát.
– Alô… Sở Cảnh sát, cho tôi xin gặp, thưa cô… Alô… Alô phải Sở cảnh sát không? Tôi muốn nói chuyện với bên an ninh. Một cuộc nói chuyện quan trọng nhất. Cuộc nói chuyện của hoàng tử Rénine.
Ống nghe cầm ở bàn tay, ông ta quay về phía Gaston Dutreuil.
– Tôi có thể triệu tập một ai đó đến đây, phải thế không? Chúng ta sẽ hoàn toàn yên ổn ở đây chứ?
– Chắc chắn thế.
Ông lại nghe.
– Thư ký của ông thủ trưởng an ninh phải không?
A! Rất tốt, thưa cô thư ký, tôi có dịp liên hệ với ông Dudouis và cung cấp cho ông ta những tin tức rất có ích về rất nhiều vụ việc. Chắc rằng ông ta còn nhớ đến hoàng tử Rénine. Hôm nay, tôi có thể chỉ cho ông ta nơi để sáu mươi tờ giấy bạc một nghìn quan bị tên sát nhân Aubrieux lấy trộm của người họ hàng của hắn ta. Nếu lời đề nghị của tôi làm ông quan tâm, mong ông ta gửi cho tôi một thanh tra đến nhà máy bia Lutetia ở Quảng trường Ternes. Tôi sẽ có mặt ở đó với một bà và với ông Dutreuil, bạn của Aubrieux. Chào cô nhé.
Khi Rénine treo máy lên, ông thấy bên cạnh ông những bộ mặt sửng sốt của Hortense và của Gaston Dutreuil.
Hortense nói lầm bầm:
– Vậy là ông biết sao? Vậy là ông đã phát hiện ra?
– Không có gì hết – Ông nói trong khi cười.
– Thế rồi sao?
– Thế rồi tôi hành động như tôi biết. Đó là một cách cũng như mọi cách khác. Chúng ta ăn sáng đi, ông có muốn không?
Đồng hồ lúc đó chỉ mười hai giờ bốn mươi lăm phút.
– Trong nhiều nhất là hai mươi phút – Ông nói – Phái viên của sở An ninh sẽ đến đây.
– Và nếu không có ai đến thì sao? – Hortense phản ứng.
– Điều đó làm tôi kinh ngạc – A! Nếu tôi nói với ông Dudouis: “Aubrieux là vô tội” tôi sẽ làm hỏng mục đích của tôi. Trước một cuộc hành quyết, ông có thuyết phục những người của sở Cảnh sát hoặc của tư pháp rằng một tử tù là vô tội được không? Không được. Jacques Aubrieux đã thuộc về tên đao phủ. Nhưng triển vọng của sáu mươi tờ bạc, đó là một lợi thế bất ngờ có thế gây ra sự đảo lộn. Ông hãy nghĩ đó là điếm yếu của lời buộc tội, những tờ giấy bạc mà người ta không tìm thấy.
– Nhưng vì ông không biết gì cả…
– Bà bạn yêu quí, bà cho phép tôi gọi như vậy được không? Bà bạn yêu quí, khi không thể giải thích một hiện tượng vật lý như thế, người ta áp dụng một giả thiết nào đó mà tất cả các biểu hiện của hiện tượng ấy tìm ra lời giải thích của chúng và tất cả đã diễn ra như nó vốn có. Đó là điều tôi làm.
– Nói thế là ông giả định một điều gi đó sao?
Rénenie không trả lời. Chỉ sau rất lâu, vào cuối bữa ăn, ông lại nói:
– Rõ ràng là tôi giả định một điều gì đó. Nếu tôi còn có nhiều ngày tôi sẽ chịu khó kiểm tra lại giả thiet ấy, giả thiết dựa vào trực giác của tôi hơn là trên sự quan sát những sự việc rời rạc. Tôi chỉ có hai giờ và tôi dấn thân trên con đường xa lạ nhưng tôi tin chắc nó sẽ đưa tôi đến sự thật.
– Và nếu ông lầm lẫn thì sao?
– Tôi không có sự lựa chọn. Hơn nữa, đã quá muộn. Người ta đang gõ cửa. À! Nói thêm một chút. Dù lời nói của tôi thế nào, bà đừng phủ nhận nó. Ông cũng vậy, ông Dutreuil.
Ông đi ra mở cửa. Một người đàn ông gầy gò có râu cằm màu hung đi vào.
– Ai là hoàng tử Rénine?
– Tôi đây, thưa ông. Chắc là ông Dudouis cử ông đến?
– Vâng.
Và người mới đến tự giới thiệu:
– Tôi là Chánh thanh tra Morisseau.
– Tôi cảm ơn ông về sự mẫn cán của ông, thưa ông Chánh thanh tra – Hoàng tử Rénenie nói – Tôi rất đỗi sung sướng là ông Dudouis đã cử ông đến. Tôi biết khả năng làm việc của ông và tôi khâm phục một số chiến dịch của ông.
Người thanh tra cúi xuống trong trạng thái rất thoả mãn.
– Ông Dudouis đặt tôi dưới sự bố trí hoàn toàn của ông cùng với hai thanh tra mà tôi đã để tại chỗ và cả hai đều làm công việc cùng tôi ngay từ đầu.
– Điều này sẽ không dài, Rénine tuyên bố và tôi cũng không đề nghị ông ngồi. Nó cần được giải quyết trong một số phút. Ông có biết đó là việc gì không?
– Đó là sáu mươi tờ giấy bạc một nghìn quan bị mất trộm của ông Guillaume mà số của chúng là đây.
Rénine xem danh sách và khẳng định:
– Chính là nó. Chúng tôi đồng ý.
Thanh tra Morisseau tỏ ra rất xúc động.
– Thủ trưởng đặt một tầm quan trọng rất lớn vào sự khám phá của ông. Vì vậy, ông có thể làm ơn chỉ cho tôi không?…
Rénine giữ im lặng một lúc, sau đó tuyên bố:
– Thưa ông Chánh thanh tra, cuộc điều tra cá nhân của tôi, một cuộc điều tra kỹ lưỡng mà tôi sẽ cho ông biết rõ sắp tới, đã gợi ra cho tôi là khi từ Suresnes trở về, kẻ sát nhân, sau khi đã mang xe máy vào nhà để xe ở đại lộ Roule, đã chạy đến Ternes và vào trong nhà này.
– Trong nhà này ư?
– Đúng.
– Nhưng hắn đến đấy làm gì?
– Cất giấu ở đây sản phẩm ăn trộm của nó, sáu mươi tờ giấy bạc một nghìn.
– Làm sao? Ở nơi nào?
– Trong một căn phòng mà hắn ta có chìa khoá, ở tầng năm.
Gaston Dutreuil kêu lên vì kinh ngạc:
– Nhưng ở tầng năm chỉ có một căn phòng và chính tôi ở đó.
– Chính thế, vì ông đang đi xem phim với bà Aubrieux cùng với mẹ bà ta và người ta đã lợi dụng sự vắng mặt của ông…
– Không thể được, chỉ có mình tôi có chìa khóa.
– Người ta vào không cần chìa khoá.
– Nhưng tôi không tìm ra một dấu vết nào.
Morisseau can thiệp vào:
– Này, chúng tôi sẽ giải thích. Ông nói là giấy bạc bị giấu ở nhà ông Dutreuil sao?
– Nhưng vì Jaeques Aubrieux đã bị bắt sáng hôm qua, các giấy bạc còn ở đó không?
– Đó là ý kiến của tôi.
Gaston Dutreuil không thể nhịn cười.
– Nhưng đó là điều vô lý, tôi sẽ tìm thấy chúng.
– Ông tìm chúng sao?
– Không. Nhưng tôi biết rất rõ nơi ở của mình. Chỗ ấy chỉ lớn như cái bàn tay. Ông có muốn xem nó không?
– Dù nhỏ như thế, nó cũng đủ chứa sáu mươi tờ giấy.
– Cố nhiên là thế – Dutreuil nói – Cố nhiên, tất cả đều có thể. Tuy nhiên, tôi cần nhắc lại với ông là không có ai, theo tôi, đã vào chỗ tôi, vì chỉ có một chìa khoá, tự tôi làm lấy công việc nội trợ và tôi hiểu rất rõ…
Hortense cũng không hiểu. Mắt của bà hướng vào mắt của Rénine, bà thử tìm cách đi sâu đến tận cùng suy tư của ông. Ông ta chơi trò gì đây? Bà có phải dựa vào các lời khẳng định của ông không? Cuối cùng bà nói:
– Thưa ông Chánh thanh tra, vì hoàng tử Rénine cho rằng các tờ giấy bạc được để trên cao, điều đơn giản nhất có phải là đi tìm không? Ông Dutreuil dẫn chúng tôi, phải không nào?
– Ngay tức thời – Người trẻ tuổi nói – Thực sự không có gì đơn giản hơn.
Tất cả bốn người leo cầu thang lên tầng năm và sau khi Dutreuil mở cửa, bọn họ vào trong một chỗ ở nhỏ hẹp gồm có hai phòng và hai buồng làm việc, tất cả mọi vật dụng ở đó được sắp xếp theo một trật tự tỉ mỉ. Người ta đoán là mỗi cái ghế tựa và mỗi một cái ghế ngồi của phòng được dùng làm phòng khách vẫn ở vị trí cố định của chúng. Các tẩu hút thuốc đặt ở giá đỡ của chúng, các hộp diêm cũng vậy. Treo ở ba cái đinh là ba cái gậy chống gióng hàng theo chiều dài của thân gậy. Trên cái bàn một chân ở trước cửa sổ, một tấm các-tông theo hình cái nón, chứa đầy giấy lụa che cái mũ phớt mà Dutreuil sẽ đặt cẩn thận vào đó… Bên cạnh, trên nắp, ông ta trải các tất tay. Ông ta hành động ung dung và máy móc như một người thích bày các sự vật trong vị trí mà ông đã chọn cho chúng. Vì vậy, khi Rénine di chuyển một đồ vật, ông phác ra một cử chỉ chống đối, lấy lại cái mũ của ông, đội nó lên đầu, mở cửa sổ ra và tựa cùi tay vào mép cửa, lưng quay lại như là ông không thể chịu nổi cảnh tượng phạm thượng như vậy.
– Ông khẳng định, phải thế không?… – Thanh tra hỏi Rénine.
– Vâng, vâng, tôi khẳng định là sau án mạng thì sáu mươi tờ giấy bạc được mang đến đấy.
– Chúng ta hãy đi tìm.
Thật là dễ và điều đó được nhanh chóng thực hiện.
Sau nửa giờ, không còn một góc nào mà không được lục soát, không một đồ mỹ nghệ nào mà không được cân lại.
– Không thấy gì – Thanh tra Morisseau nói – Chúng ta có phải tiếp tục nữa không?
– Không – Rénine đáp lại – Những tờ giấy bạc không ở đây nữa.
– Ông muốn nói gì?
– Tôi muốn nói là người ta đã cất nó đi.
– Ai? Hãy làm rõ sự buộc tội của ông.
Rénine không đáp lại. Nhưng Gaston Dutreuil thay đổi hẳn ý kiến – Ông ta thở dốc ra.
– Thưa ông thanh tra, ông muốn tôi làm rõ lời tố cáo như là nó đã xuất hiện trong câu chuyện của ông sao? Tất cả cái đó có nghĩa là có một người bất lương ở đây, giấy bạc mà kẻ sát nhân cất giấu đã bị khám phá, bị kẻ bất lương lấy trộm đi và đặt vào một chỗ khác chắc chắn hơn. Đó chính là ý kiến của ông, phải không thưa ông? Và chính tôi là người bị ông tố cáo về vụ trộm đó phải không?
Ông ta tiến lên và đập mạnh vào ngực mình
– Tôi à? Tôi đã tìm thấy những tờ giấy bạc? Và tôi giữ chúng lại cho tôi? Ông có dám cho là thế…?
Rénine không trả lời. Dutreuil nổi nóng và kéo Morisseau vào phe mình, ông ta kêu lên:
– Thưa ông thanh tra, tôi cương quyết phản đối toàn bộ màn hài kịch đó, phản đối vai trò mà ông đã giữ ở đây ngoài sự hiểu biết của ông. Trước lúc ông đến, Rénine đã nói với chúng tôi, với bà đây và tôi, là ông ta không biết một tí gì, là ông ta phiêu lưu trong việc này theo may rủi và ông ta đi theo con đường đi đến đầu tiên bằng việc phó thác mình cho vận may. Có thực thế không, thưa ông?
Rénine không động đậy.
– Nhưng hãy nói đi, thưa ông! Ông hãy giải thích đi vì rằng, cuối cùng ông sẽ viện dẫn các sự việc huyền hoặc nhất mà không đưa ra một chứng cớ nào! Thật là quá thuận tiện để nói là tôi đã ăn trộm những tờ giấy bạc ấy. Nhưng còn cần biết là nó còn ở đấy không? Ai đã mang chúng? Tại sao kẻ sát nhân lại chọn chỗ ở của tôi để giấu chúng? Tất cả cái đó là vô lý, không lô-gíc và bỉ ổi… cần có các chứng cứ, thưa ông!… Một chứng cứ độc nhất!
Thanh tra Morisseau tỏ ra lúng túng. Ông ta đưa mắt hỏi Rénine. Ông này nói ở trạng thái vô cảm:
– Bởi vì ông muốn các điều cụ thể thì chính bà Aubrieux sẽ cung cấp chúng. Bà ta có điện thoại. Chúng ta đi xuống đi. Trong vòng một phút, chúng ta sẽ thấy rõ.
Dutreuil nhún vai.
– Theo như ông muốn nhưng bao nhiêu thời gian đã bị lãng phí!
Ông ta hình như rất nóng giận. Đứng lâu ở cửa sổ, dưới ánh mặt trời nóng bỏng làm ông ta toát mồ hôi. Ông ta đi vào trong buồng mình và quay trở lại với một bình nước, ông ta uống một vài ngụm rồi để nó lên thành cửa sổ.
– Nào – Ông nói.
– Hoàng tử cười nhạt:
– Người ta có thể nói là ông vội rời căn hộ này?
– Tôi vội vàng làm ông bối rối – Dutreuil đáp lại khi vỗ đôm đốp vào cửa.
Bọn họ đi xuống và đến phòng làm việc đặc biệt nơi đặt máy điện thoại. Phòng trống trơn. Rénine hỏi Gaston Dutreuil số điện thoại của Aubrieux, nhấc máy và bắt được liên lạc.
Người hầu gái nhấc máy và trả lời là bà Aubrieux, sau một sự khủng hoảng vì thất vọng, vừa mới lịm đi và bây giờ bà đang ngủ.
– Nhờ cô gọi mẹ bà ta theo yêu cầu của hoàng tử Rénine. Có việc khẩn cấp.
Ông đưa một ống nghe cho Morisseau. Hơn nữa, tiếng nói rõ đến nỗi Dutreuil và Horteiisè củng có thể nghe cuộc trao đổi.
– Là bà, thưa bà?
– Vâng. Hoàng tử Rénine phải không? A! Là ông, ông có điều gì nói cho tôi? Có tia hy vọng nào không? – Bà già khẩn cầu.
– Cuộc điều tra được tiếp tục một cách như ý và bà có quyền hy vọng. Ngay bây giờ, tôi yêu cầu bà một tin tức rất nghiêm trọng. Ngày của án mạng, Gaston Dutreuil có đến chỗ bà không?
– Có, sau bữa ăn trưa, ông ta đến tìm chúng tôi, con gái tôi và tôi.
– Vào lúc đó ông ta có biết là ngài họ hàng Guillaume có sáu mươi nghìn quan ở nhà ông ta không?
– Có, tôi nói điều đó cho ông ta.
– Và Jacques Aubrieux, hơi bị đau, không đi dạo chơi bằng xe máy như thường ngày và ở lại nhà ngủ phải không?
– Vâng.
– Bà tin chắc vào điều đó phải không thưa bà?…
– Tuyệt đối chắc chắn.
– Và các ông bà đều cùng nhau xem phim cả ba người?
– Vâng.
– Và các ông bà đã ngồi bên cạnh nhau xem phim?
– A! Không, không có chỗ trống. Ông ta ngồi xa hơn.
– Ở một chỗ ngồi mà bà có thể nhìn thấy ông ta?
– Không.
– Nhưng trong lúc nghỉ giữa buổi chiếu phim, ông ta đến với hai bà?
– Không, chúng tôi chỉ thấy lại ông ta lúc tan buổi chiếu.
– Không có một chút nghi ngờ gì về chuyện đó chứ?
– Không một chút nghi ngờ.
– Thôi được, thưa bà, trong một giờ nữa, tôi sẽ báo cho bà biết nỗ lực của tôi. Nhưng bà đừng đánh thức bà Aubrieux dậy.
– Nếu bà ta tỉnh dậy thì sao?
– Bà hãy làm bà ta yên tâm và tin tưởng. Tất cả sẽ cải thiện dần, tốt hơn nhiều điều mà tôi mong mỏi.
Ông gác máy và quay về phía Dutreuil miệng mỉm cười và nói:
– Ê! Ê! Người trẻ tuổi, việc này đã bắt đầu xoay chuyển. Ông nói gì về nó?
Lời nói đó có ý nghĩa gì? Và những kết luận nào đã được Rénine rút ra từ buổi điện đàm của ông? Một sự im lặng nặng nề và khó khăn.
– Thưa ông chánh thanh tra, ông có người ở đó phải không?
– Hai hạ sĩ.
– Sẽ có ích khi bọn họ ở đó. Mong ông khẩn cầu người chủ đừng quấy rầy chúng tôi vì bất cứ lý do nào.
Và khi ông Morisseau quay lại, Rénine đóng cửa lại, đứng thẳng trước Dutreuil và gằn từng tiếng với giọng nói vui vẻ:
– Cuối cùng, ông bạn trẻ, từ ba giờ đến năm giờ vào ngày chủ nhật ấy, các bà đó không nhìn thấy ông. Đó là một sự việc khá kỳ lạ.
– Đó là một việc hoàn toàn tự nhiên – Dutreuil phản ứng lại – và hơn nữa cũng chẳng chứng tỏ điều gì cả.
– Ai chứng nhận, thưa ông bạn trẻ, ông có hai giờ được sử dụng tuỳ ý.
– Cố nhiên, hai giờ đó tôi xem phim.
– Hay là đi đâu?
Dutreuil quan sát ông ta.
– Hay là đi đâu?
– Vâng, bởi vì ông được tự do, ông có mọi thú vui để đi dạo chơi theo ý ông… Đi về phía Suresnes chẳng hạn.
– Ôi! Ôi! – Người trẻ tuổi đến lượt mình lại đùa khi trả lời – Suresnes thì khá xa.
– Rất gần! Ông không có xe máy của ông bạn Jacques Aubrieux sao?
Một sự im lặng mới tiếp sau những lời nói ấy. Dutreuil nhíu lông mày. Cuối cùng người ta nghe ông ta thì thầm:
– Đó là điều mà ông muốn đạt được… A! Tên khốn nạn…
Bàn tay của Rénine đập lên vai của ông ta.
– Đừng nói huyên thuyên nữa. Nói về các sự việc! Gaston Dutreuil, ông là người độc nhất biết là ngày đó xảy ra hai việc thiết yếu: Một là người bà con của Guillaume có sáu mươi nghìn quan ở tại nhà ông ta. Hai là Jacques Aubrieux không đi dạo chơi. Ngay tức thời một việc cần làm xuất hiện ở ông. Xe máy thuộc quyền sử dụng của ông. Ông đã chuồn đi khi đang chiếu phim. Ông đi đến Suresnes, ông đã giết người bà con của Guillaume, ông lấy đi sáu mươi tờ giấy bạc và mang về nhà ông. Và, vào lúc năm giờ, ông tìm gặp các bà ấy.
Dutreuil nghe với một vẻ vừa giễu cợt vừa bối rối. Thỉnh thoảng ông ta lại nhìn thanh tra Morisseau như muốn ông này làm chứng.
– Đó là một tên điên, không nên gây khó khăn cho hắn ta.
Khi Rénine thôi nói, ông ta cười.
– Thật là kỳ cục… một vở hài kịch hay… Thế là những người láng giềng nhìn thấy chính tôi đi ra và quay về bằng xe máy sao?
– Chính là ông ẩn giấu dưới bộ quần áo của Aubrieux.
– Vậy dấu vân tay trên chai rượu trong phòng của người bà con của Guillaume là của ai?
– Chai đó do Jacques Aubrirux mở nút lúc ăn trưa ở nhà ông ta và chính ông đã mang nó đến đó như là một vật làm tin.
– Càng lúc càng kỳ cục – Dutreuil kêu lên và ông có vẻ như vui đùa thực sự – Thế là tôi đã biến báo công việc để Jaeques Aubrieux bị buộc tội sát nhân?
– Đó là phương pháp chắc chắn nhất để ông không bị tố cáo.
– Vâng, nhưng Jacques là bạn tôi thời thơ ấu.
– Ông yêu vợ ông ta.
Người trẻ tuổi tức thời nổi giận.
– Ông thật táo bạo!… Sao ông lại dám nói một điều sỉ nhục như vậy?
– Tôi có chứng cứ về việc đó.
– Dối trá, tôi luôn kính trọng bà Aubrieux, một sự tôn thờ…
– Đó là bề ngoài. Nhưng ông yêu bà ta. Ông muốn bà ta. Ông đừng nói là không. Tôi có tất cả chứng cứ.
– Dối trá! Ông chỉ mới biết tôi gần đây.
– Nghe đây, tôi đã theo dõi ông nhiều ngày trong bóng tối và tìm dịp để bắt quả tang ông.
Ông ta chộp lấy vai người trẻ tuổi và lay mạnh mẽ:
– Này, ông Dutreuil, ông hãy tự thú đi. Tôi có tất cả các chứng cớ. Tôi có những người làm chứng, sắp tới chúng ta sẽ gặp họ trước ông cảnh sát trưởng. Ông hãy tự thú đi! Dù thế nào thì ông cũng dằn vặt bởi sự ân hận. Ông hãy nhớ lại nỗi kinh hoàng của ông ở quán ăn khi ông đọc tờ nhật báo. Thế nào! Jaeques Aubrieux bị kết án tử hình!… Ông không đòi hỏi đến thế! Nhà tù cho ông ta, điều đó là đủ cho ông rồi. Nhưng đoạn đầu đài… Jaeques Aubrieux bị hành quyết ngày mai, anh ta là người vô tội! Hãy thú nhận đi để cứu lấy cái đầu của ông. Hãy thú nhận đi!
Gục người xuống và bằng mọi sức lực của mình, ông tìm cách làm ông ta nói ra lời thú tội. Nhưng ông ta đứng lên lạnh lùng cùng với một giọng coi thường:
– Ông điên, thưa ông. Không một chữ nào mà ông nói không có một ý nghĩa chung. Đó là tất cả lời buộc tội của ông đều không đúng. Và những tờ giấy bạc, tôi có tìm thấy chúng ở chỗ tôi như ông đã khẳng định không?
Bực tức, Rénine chìa nắm đấm ra.
– A! Đồ vô lại, tao nắm mạng mày, đi.
Ông ta kéo thanh tra theo.
– Ôi này, ông nói gì về chuyện đó? Một tên ranh mãnh cực điểm phải không?
Ông thanh tra nhún vai.
– Có thể… nhưng không sao… cho đến bây giờ… chưa có một trách nhiệm thực sự nào…
– Ông hãy đợi, thưa ông Morisseau – Rénine nói – Ông hãy chờ cuộc gặp của chúng tôi với ông Dudouis. Chúng tôi sẽ gặp ông Dudouis ở sở Cảnh sát, phải thế không?
– Vâng, ông ta sẽ ở đó vào lúc ba giờ.
– Thôi được, ông sẽ được sáng tỏ, thưa ông chánh thanh tra! Tôi nói trước với ông là ông sẽ được sáng tỏ.
Rénine cười nhạt với tư cách là một người nắm vững các diễn biến – Hortense ở bên cạnh ông và khi có thể nói với ông mà những người khác không nghe được. Bà nói nhỏ:
– Ông bắt anh ta, phải không?
Ông gật đầu đồng ý.
– Nếu tôi bắt anh ta thế có nghĩa là tôi không tiến xa hơn ở phút ban đầu.
– Nhưng thật là kinh khủng! Và các chứng cớ của ông?
– Không có bóng dáng của một chứng cớ… Tôi hy vọng làm anh ta bị khuất phục. Ông ta đã lấy lại sự bình tĩnh, tên vô lại.
– Tuy nhiên, ông tin chắc là chính ông ta?
– Chỉ có thể là ông ta. Tôi đã có trực giác về việc đó ngay từ đầu và từ đó tôi không rời con mắt khỏi ông ta. Khi tôi điều tra về ông ta tôi thấy mối lo âu của ông ta cứ lớn dần. Bây giờ thì tôi biết.
– Và ông ta yêu bà Aubrieux?
– Hợp lô gíc, đúng vậy. Nhưng tất cả cái đó, chỉ là những giả định lý thuyết hoặc là những sự tin chắc của riêng tôi. Không phải với cái đó mà người ta giữ lại lưỡi dao của máy chém. Ôi! Nếu người ta tìm thấy những tờ giấy bạc, ông Dudouis sẽ ra tay. Nếu không, ông ta sẽ cười vào mũi tôi.
– Rồi sao nữa? – Hortense nói lẩm bẩm, trái tim thắt chặt vì hồi hộp. Rénine không trả lời. Ông đi từng bước dài trong phòng, làm ra vẻ thoải mái và xoa hai bàn tay vào nhau. Mọi việc sẽ tuyệt vời. Thực sự là thú vị khi lao mình vào công việc có thể nói là tự nó thu xếp lấy.
– Nếu người ta đi đến sở cảnh sát thì sao, thưa ông Morisseau? Giám đốc sở chắc đã ở đó. Và, ở điểm mà chúng tôi có được thì cũng kết thúc tại đó thôi. Ông Dutreuil có muốn đi cùng chúng tôi không?
– Tại sao không? – Ông nói với một vẻ mặt kiêu căng.
Nhưng ở ngay lúc mà Rénine mở cửa, thì có một tiếng động trong hành lang, người chủ nhà chạy đến và khoa chân múa tay:
– Ông Dutreuil còn đó không? Ông Dutreuil, có lửa trong căn hộ của ông! Một người đi đường báo tin cho chúng tôi… Ông ta nhìn thấy việc đó từ quảng trường.
Đôi mắt của người trẻ tuổi sáng lên. Có lẽ sau nửa giây đồng hồ, miệng của ông ta gượng gạo một nụ cười mà Rénine đã nghĩ đến.
– A! Kẻ cướp – Rénine kêu lên – Mày đã bị lộ! Chính mày đã bỏ lửa ở đó và bây giờ các giấy bạc cháy.
Ông ngăn lối đi qua của ông ta.
– Hãy để tôi đi – Dutreuil gào lên – Có cháy ở đó và không ai có thể vào, bởi vì không ai có chìa khoá. Đây, chìa khoá đây. Để tôi đi qua, trời đất ơi!”.
Rénine giật lấy chìa khoá từ bàn tay ông ta và nắm lấy cổ áo của ông:
– Mày không được động đậy, chàng trai. Bây giờ thế cờ đã thắng. Ôi! Tên vô lại… Ông Morisseau, mong ông ra lệnh cho các hạ sĩ không được rời con mắt khỏi hắn ta và bắn vỡ sọ hắn nếu hắn tìm cách trốn. Có phải thế không, hạ sĩ. Chúng tôi có thể tin vào các ông không? Một vịên đạn vào đầu…
Ông vội vàng leo cầu thang, cô Hortense và chánh thanh tra đi theo. Ông thanh tra có vẻ khó chịu và phản đối:
– Thế này nhé, không phải hắn ta châm lửa vì hắn không rời chúng ta.
– Ôi! Trời ơi, hắn đã đặt lửa từ trước.
– Bằng cách nào, tôi nhắc lại với ông điều đó. Bằng cách nào?
– Tôi biết thế nào đây! Nhưng một cuộc hỏa hoạn không thể xảy ra như vậy, không có lý ngay cả khi người ta muốn đốt cháy các tờ giấy gây liên lụy.
Người ta nghe tiếng động ở trên đó. Đó là những chàng trai của nhà máy bia đang tìm cách phá cửa. Một mùi hăng hắc lan toả buồng cầu thang.
Rénine lên đến tầng cuối cùng.
– Các bạn dịch ra! Tôi có chìa khoá.
Ông tra chìa khoá vào ổ khoá và mở ra.
Một làn sóng khói ùa vào ông, mạnh đến mức người ta tưởng là cả tầng nhà cháy. Nhưng Rénine ngay tức thời thấy là đám cháy tự nó tắt đi do thiếu dưỡng khí và đã không còn ngọn lửa nữa.
– Thưa ông Morisseau, không cho ai vào đấy cùng chúng tôi, phải thế không? Một sự rắc rối nhỏ nhoi có thể làm phiền lòng tất cả. Ông hãy khoá cửa lại, như vậy sẽ tốt hơn.
Ông ta đi vào trong phòng phía trước, phía mà ở đó ông thấy hoả hoạn xảy ra. Các đồ đạc, tường và trần nhà bị khói bám đen nhưng chưa bị lửa bén. Thực sự, tất cả chỉ còn một ngọn lửa của giấy còn đang cháy ở giữa phòng trước cửa sổ.
Rénine vỗ trán mình.
– Thằng đểu quá thể! Tôi có cần ngốc đến thế không!
– Cái gì! – Thanh tra nói.
– Miếng các-tông hình mũ ở trên giá là nơi hắn ta giấu giấy tờ. Chính giấy tờ nằm tại đó suốt quá trình lục soát của chúng ta.
– Không thể được.
– Ôi chà, người ta luôn quên chỗ giấu ấy, chỗ rất dễ thấy và ở đúng tầm tay! Làm sao nghĩ tên ăn trộm để sáu mươi nghìn quan trong một miếng các-tông hở, nơi mà hắn ta đặt cái mũ khi đi vào với một cử chỉ hờ hững. Ngrười ta không tìm ở trong đó… Rất tinh ranh, ông Dutreuil!
Ông thanh tra nhắc lại với thái độ hoài nghi.
– Không, không, không thể được. Chúng tôi đi cùng ông ta và ông ta không thể tự mình châm lửa.
– Tất cả đã được chuẩn bị trước trong giả thiết của một cuộc báo động… Các-tông… giấy lụa… các tờ giấy bạc, tất cả thứ đó đều được tẩm một chất dễ cháy. Ông ta đã vứt vào đó, lúc sắp đi ra, một que diêm, một điếu thuốc, tôi biết gì hơn?
– Nhưng giả thử chúng ta thấy được, trời ơi! Và có thế chấp nhận một người đã giết người để cướp sáu mươi nghìn quan rồi lại thủ tiêu chúng như thế sao? Nếu chỗ giấu là kín đáo – và thực ra nó đã như vậy vì chúng ta đã không phát hiện ra nó – tại sao có việc thiêu huỷ vô ích này?
– Ông ta sợ, thưa ông Morisseau – Chúng ta đừng quên là ông ta thí đầu mình. Chắc là máy chém và các tờ giấy bạc ấy là chứng cớ độc nhất mà người ta có thể buộc tội ông ta. Làm sao mà ông ta để nó lại?
Morisseau hài lòng.
– Làm sao! Chứng cớ độc nhất…
– Cố nhiên rồi!
– Nhưng những người làm chứng của ông, trách nhiệm của ông? ở đâu? Tất cả những gì mà ông phải kể lại cho thủ trưởng là gì?
– Trò bịp.
– Thôi được, đúng thế – Thanh tra choáng váng và càu nhàu – Ông tin chắc vào mình!
– Nếu không có cái đó thì ông có thể tiến lên được không?
– Không.
– Vậy thì, ông đòi hỏi cái gì?
Rénine cúi xuống để đảo than. Nhưng không còn kể cả những tàn giấy khô cứng giữ nguyên hình dáng cũ.
– Không còn gì – Ông nói – Thật là kỳ lạ!
Làm sao con quỷ đã tham gia vào đây để nhóm lửa?
Ông đứng dậy và suy nghĩ với con mắt chăm chú. Hortense có cảm giác là ông ta cố gắng hết sức và sau trận chiến đấu cuối cùng này trong bóng tối, ông ta đã có kế hoạch chiến thắng của mình hoặc tự nhìn thấy mình thất bại.
Kiệt sức, bà hỏi với sự lo âu:
– Tất cả đã thất bại, phải thế không?
– Không… không… Ông nói một cách trầm ngâm – tất cả chưa thất bại. Chỉ có một số giây đồng hồ, tất cả đã thất bại. Nhưng đấy là một tia sáng nẩy ra và đưa đến cho tôi hy vọng.
– Ôi! Chúa tôi, nếu điều ấy có thể là sự thật!
– Chúng ta đừng đi quá nhanh – Ông nói – Đấy chỉ là một toan tính… nhưng là một toan tính hay… và có thể đạt kết quả.
Ông giữ im lặng một lúc, sau đó cười vui đùa và nói với một tiếng chép miệng:
– Rất vững vàng, lão Dutreuil – Cái cách thức đốt giấy bạc… sáng kiến làm sao!… Và can đảm làm sao! A! Ông ta gây rắc rối cho ta, đồ súc vật! Đó là một người thầy!
Ông tìm một cái chổi và đẩy một phần tro sang phòng bên. Từ phòng này, ông mang một tấm các-tông hình cái mũ cùng kích thước và cũng hình dạng bên ngoài như cái đã bị đốt cháy và để nó lên giá sau khi đã đảo những giấy bạc bằng lụa chứa trong nó, rồi châm lửa đốt.
Các ngọn lửa toả ra và ông dập tắt khi chúng cháy hết một nửa tấm các-tông và hầu như tất cả giấy. Từ một túi trong của áo gi lê, ông kéo ra một bó giấy bạc và lấy sáu tờ, ông đốt hầu như hoàn toàn rồi sắp sếp các tàn tro lại và sau đó ông giấu phần còn lại ở đáy các-tông ở giữa tro và các giấy tờ đã bị khói ám đen.
– Thưa ông Morisseau – Cuôi cùng ông nói – Tôi yêu cầu sự giúp đỡ của ông một lần cuối. Nhờ ông đi tìm Dutreuil – Ông hãy nói đơn giản với ông ta như sau: “Ông đã bị lột mặt nạ, các tờ giấy bạc chưa cháy. Ông hãy đi theo tôi” và ông dẫn ông ta đến đây.
Dù có do dự và sợ hãi làm quá chức năng mà cảnh sát trưởng giao cho, chánh thanh tra cũng không thể không chấp hành chỉ thị mà Rénine đã giao cho ông. Ông ta đi ra.
– Bà biết kế hoạch của tôi chứ?
– Vâng – Bà ta nói – Nhưng sự thử thách thì nguy hiểm. Ông tin là Dutreuil sập bẫy chăng?
– Tất cả phụ thuộc vào trạng thái gân cốt và mức độ mất tinh thần của ông ta; một cuộc tấn công bất ngờ có thể hoàn toàn làm ông ta sụp đổ.
– Tuy nhiên, nếu ông ta nhận biết sự biến đổi của miếng các-tông ở một vài dấu hiệu thì sao?
– A! Đương nhiên, tất cả sự may rủi không chống lại ông ta. Tên phóng túng còn láu cá hơn là điều tôi tưởng và rất có khả năng thoát tội. Nhưng mặt khác, ông ta cũng phải lo lắng! Như là máu phải làm ông ta ù tai và mờ mắt! Không, không, tôi không nghĩ là ông ta trụ vững… Ông ta sẽ đổ xuống.
Bọn họ không trao đổi thêm một lời. Rénine không động đậy nữa. Hortense bị xúc động đến tâm can của mình. Nó liên quan đến cuộc sống của một người vô tội. Một sai lầm về chiến thuật, một vài điều không may và mười hai giờ sau, Jacques Aubrieux sẽ bị hành quyết. Và cùng với một sự lo âu khủng khiếp, bà cảm thấy, ngoài ý muốn của mình, một cảm giác tò mò mãnh liệt. Hoàng tử Rénine sẽ làm gì đây? Thí nghiệm dự tính sẽ đưa đến cái gì đây? Gaston Dutreuil sẽ chống đỡ ra sao? Bà cảm thấy những giây phút này thật căng thẳng.
Người ta nhận ra bước chân trên cầu thang. Đó là bước chân của những người đang vội. Tiêng động đến gần. Bọn họ đi đến tầng cuối.
Hortense nhìn bạn mình. Rénine đã đứng dậy. Ông lắng nghe, bộ mặt đã biến đổi đi vì hành động. Trong hành lang, các bước đi vang lên. Rồi thì, đột nhiên, ông bớt căng thẳng và như một cái lò xo, ông chạy đến cửa và kêu lên:
– Nhanh lên!… Chúng ta hãy kết thúc sự việc!
Các viên thanh tra và hai chàng trai của nhà máy bia đi vào. Trong nhóm các ông thanh tra, ông nắm lấy Dutreuil và cầm tay kéo ông ta trong khi nói một cách vui vẻ:
– Hoan hô! Bạn già của tôi. Cái mẹo của giá đỡ và của bình nước thật đáng phục! Đó là một công trình! Duy chỉ nó đã hỏng.
– Cái gì! Cái gì đã xảy ra? – Người trẻ tuổi nói lầm bầm khi đang lảo đảo.
– Chúa tôi, vâng, lửa chỉ thiêu một nửa giấy lụa và các-tông và nếu có giấy bạc bị cháy như là giấy lụa… các cái khác còn ở đó, ở tại đây… anh nghe chứ? Những tập giấy bạc… các chứng cớ lớn của vụ án mạng… chúng còn đó ở chỗ mà anh giấu chúng… Do tình cờ, chúng không bị cháy… Thôi, anh hãy xem đây… đây là các con số anh có thể nhận biết chúng… A! Anh đã thất bại, người phóng túng của tôi.
Người trẻ tuổi đứng sững lại. Đôi mắt ông ta nhấp nháy. Như là Rénine mời ông đó, ông không nhìn, ông cũng không xem xét cả các-tông lẫn những tờ giấy bạc. Ngay từ đầu, cũng chẳng cần phải suy nghĩ và cũng không lường trước, ông tin tưởng và đột nhiên, ông đổ gục xuống và bật khóc.
Sự tấn công bất ngờ, theo cách nói của Rénine, đã thắng lợi. Khi thấy kế hoạch của mình bị lộ và đối thủ nắm được tất cả các bí mật của mình, kẻ khốn khổ không còn sức cũng như sự sáng suốt cần thiết để tự bảo vệ mình. Ông chịu thua cuộc.
Rénine không để ông thở.
– May mắn quá! Anh cứu mình, đơn giản thế thôi, bạn nhỏ của tôi. Anh hãy viết lời thú tội của mình để tự giải thoát cho mình, cầm lấy, đây là cái bút máy…
– A! Việc này anh vẫn chưa sẵn sàng, tôi biết điều đó. Tuy nhiên, thật là khó khăn để mưu đồ mánh khoé vào lúc cuối cùng. Phải thế không? Anh có những tờ giấy bạc gây trở ngại mà anh muốn thủ tiêu chúng đi, phải thế không? Không có gì dễ hơn. Anh đặt trên cửa sổ một bình có bụng phình to. Thủy tinh hình thành một thấu kính và phản chiếu các tia mặt trời lên tấm các- tông và lên những miếng giẻ lụa đã được chuẩn bị thích ứng. Mười phút sau, cái đó cháy. Phát minh tuyệt vời! Và cũng như tất cả các khám phá lớn, cái khám phá này cũng đến từ may rủi, phải thế không? Những quả táo của Niu-tơn, phải thế không?… Một ngày nào đó, mặt trời khi chiếu qua nước của bình ấy sẽ làm cháy các cọng rêu hoặc lưu huỳnh của một que diêm và vì anh có mặt trời, mà anh sử dụng tùy ý, anh tự nói: “Tiếp tục đi”, anh đã đặt bình ở đúng chỗ. Lời khen ngợi của tôi, anh Gaston. Anh hãy cầm lấy, đây là một tờ giấy. Anh hãy viết: “Chính tôi là sát nhân của ông Guillaume” anh viết đi, mẹ kiếp!
Cúi người lên người trẻ tuổi, với một ý muốn kkhắt khe, ông ta buộc anh ta viết, điều khiển bàn tay và đặt lời cho anh. Cố gắng hết sức và kiệt sức. Dutreuil viết.
– Thưa ông chánh thanh tra, đây là lời thú tội – Rénine nói – Mong ông mang nó đến cho ông Dudouis – Tôi tin chắc là nếu ông ta yêu cầu chàng trai trẻ của nhà máy bia, thì những người này sẽ vui lòng làm chứng.
Vì Dutreuil bị dồn nén không động đậy nên ông ta xô đẩy hắn.
– Ôi! Ông bạn, cần phải mạnh dạn lên. Bây giờ khi mà anh đã khá ngốc để thú nhận, anh hãy đi đến tận cùng trách nhiệm của anh, tên ngu.
Người khác đứng trước anh ta và quan sát.
– Cố nhiên – Rénine lại nói – Anh chỉ là một kẻ ngốc nghếch. Giấy các-tông đã cháy hết, giấy bạc cũng vậy. Miếng các-tông ấy là một miếng khác, ông bạn thân của tôi và tập giấy bạc ấy là của tôi. Tôi đã đốt sáu tờ để làm anh tin sự việc. Và anh chỉ thấy có lửa. Có cần tôi phải u mê không! Vào lúc chót, tôi có một chứng cớ trong khi tôi không có một chứng cớ nào! Và chứng cớ gì? Lời thú tội viết của anh! Lời thú tội viết của anh trước những người làm chứng! Nghe đây, anh bạn trẻ của tôi, nếu người ta chặt đầu anh như tôi rất muốn điều đó, thực sự anh đáng phải như vậy. Từ biệt! Dutreuil.
Trên đường phô, hoàng tử Rénine khẩn cầu Hortense đi xe ô tô đến Madeleine Aubrieux và báo tin cho bà ta.
– Còn ông thì sao? – Hortense hỏi.
– Tôi còn nhiều việc phải làm… Những cuộc hẹn gặp khẩn cấp.
– Làm sao ông lại từ chối niềm vui báo tin?…
– Đó là một niềm vui mà người ta đã chán. Niềm vui độc nhất được đổi mới luôn, đó là niềm vui của cuộc chiến đấu. Sau đó, điều đó không còn lợi ích nữa.
Bà ta nắm lấy bàn tay của ông và giữ nó một lúc trong bàn tay của mình. Bà muốn nói tất cả sự thán phục với con người lạ lùng, con người hình như làm việc thiện như tập thể dục và làm nó với một sự tài tình. Nhưng bà không thể nói. Tất cả những diễn biến ấy làm bà quay cuồng. Niềm xúc cảm làm nghẹn họng bà và làm con mắt bà đẫm lệ. Ông ta nghiêng mình và nói:
– Tôi cảm ơn bà. Tôi có phần thưởng của tôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.