Tuyển Tập Arsene Lupin

TÁM – KÍNH DÂNG THẦN MERCURE



Gửi bà Daniel ở Roncière, từ Bassicourt, ngày 30 tháng 11.
Bạn rất thân yêu!
Đã thêm hai tuần nữa không nhận được thư của bạn. Tôi không hy vọng nhận được thư trước ngày 5 tháng chạp đáng buồn ấy, ngày mà chúng ta đã định kết thúc sự hợp tác của chúng ta và tôi vội đi đến đó vì lúc ấy bạn sẽ được giải phóng khỏi một hợp đồng mà bạn không thích thú nữa. Đối với tôi, bảy trận đánh mà chúng ta cùng tham gia, cùng giành thắng lợi, là một thời kỳ vô cùng vui vẻ và phấn khởi. Tôi đã sống bên cạnh bạn. Tôi cảm nhận tất cả điều tốt đẹp mà cuộc sống rất năng động và rất gây cảm xúc ấy mang đến cho bạn. Hạnh phúc của tôi đến mức tôi không dám thổ lộ nó cùng bạn và để bạn thấy từ tình cảm sâu kín của tôi một việc khác ngoài ý muốn của tôi làm vui lòng bạn là lòng tận tuy say đắm của tôi. Hôm nay, bạn thân mến, bạn không còn thích người bạn chiến đấu của bạn nữa. Mong rằng nguyện vọng của bạn được thoả mãn!
Nhưng nếu tôi chịu khuất phục trước sự dừng lại ấy, thì bạn hãy cho phép tôi nhắc lại bạn điều mà tôi đã luôn luôn suy nghĩ về cuộc phiêu lưu cuối cùng của chúng ta và vì mục đích nào mà sự cố gắng tột cùng của chúng ta dự định không? Bạn có cho phép tôi nhắc lại những lời nói của bạn mà không một lời nào bị xoá nhoà trong trí nhớ của tôi không?
Tôi đòi hỏi, như ông đã nói, là ông trả lại cho tôi cái kẹp móc áo chẽn cũ, gồm có một mã não dát trong một cái đế bện sợi. Tôi đã lấy nó từ mẹ tôi và ai cũng biết là nó đã mang đến hạnh phúc cho bà và cả cho tôi. Từ ngày cái kẹp móc biến khỏi hộp đựng nó, tôi rất đau buồn. Ông hãy trả nó lại cho tôi, người hảo tâm của tôi.
Và vì tôi hỏi bạn về thời kỳ mà cái kẹp móc ấy biến mất bạn đã đáp lại trong khi cười:
Đã sáu hoặc bảy năm hoặc tám… tôi không hiết hơn… tôi cũng không biết tại sao… tôi không biết gì hết..,
Phải chăng đó đúng là một sự thách đố mà bạn đưa ra cho tôi và bạn đặt cho tôi điều kiện ấy để tôi không thể thoả mãn nó. Tuy nhiên, tôi hứa và tôi muốn giữ lời hứa của mình. Điều mà tôi dự tính để chỉ cho bạn rõ cuộc đời dưới một ngày thuận lợi hơn hình như với tôi là vô ích nếu như nó thiếu cho sự an toàn của bạn cái bùa mà bạn quan tâm đến. Chúng ta đừng cười những sự mê chuộng nhỏ nhặt ấy. Chúng thường là nguyên tắc của hành động tuyệt vời nhất của chúng ta.
Bạn thân yêu, nếu bạn giúp đỡ tôi, thì một lần nữa lại là thắng lợi. Đơn độc và bị thúc ép bởi sự đến gần của thời bạn, tôi đã thất bại không phải vì không đặt sự việc ở trong một trạng thái mà sự quyến rủ, nếu bạn muốn theo đuổi nó, có nhiều may mắn để thành công.
Và bạn theo đuổi nó phải không nào? Chúng ta đã ký cùng nhau một giao ước mà chúng ta lấy làm vinh dự. Trong một thời gian xác định, chúng ta cần ghi vào sổ của cuộc sống tám câu chuyện đẹp mà chúng ta dành cho chúng nghị lực, tính lô- gíc, sự kiên nhẫn, một ít tế nhị và đôi khi một ít chủ nghĩa anh hùng. Và đây là câu chuyện thứ tám. Quyền của bạn là hành động để nó có vị trí trong ngày 5 tháng chạp trước khi giờ thứ tám của đêm ở đồng hồ đánh chuông.
Và ngày đó, bạn hành động theo cách thức mà tôi sẽ nói cho bạn.
Trước hết – và nhất là, bạn của tôi, bạn đừng cho rằng các lời chỉ dẫn của tôi là phù phiếm., mỗi một lời chỉ dẫn ấy là một điều kiện cần thiết của thắng lợi – trước tiên bạn sẽ cắt trong vườn của người họ hàng bạn, nếu muốn tôi thấy, ba cọng cây lác rất mảnh rồi bạn bện lại cùng nhau và bạn nối ở hai đầu thế nào để tạo thành một cái roi thô thiển như roi trẻ con.
Ở Paris bạn sẽ mua một vòng đeo cổ hạt huyền được gọt thành mặt và bạn sẽ làm ngắn vòng lại thế nào để nó chỉ còn bảy mươi lăm hạt gần đều nhau.
Dưới áo măng-tô mùa đông, bạn sẽ mặc một áo dài len xanh. Còn mũ là một mũ không vành được trang điểm bằng lá màu hung, ở cổ quấn một khăn quàng lông gà trống. Không có tất tay. Không có nhẫn.
Buổi chiều, bạn đi theo bờ sông bên trái cho đến nhà thờ Saint-Etienne du Mont. Chính xác, lúc bốn giờ, ở trước âu nước thánh của nhà thờ ấy, sẽ có một bà già mặc đồ đen đang lần tràng hạt bạc. Bà ta hiến bạn nước thánh. Bạn sẽ cho bà ta vòng đeo cổ của bạn mà bà đếm các hạt rồi bà ta trả lại cho bạn. Sau đó, bạn sẽ đi theo bà, vượt qua một nhánh sông Seine và bà dẫn bạn vào trong một đường của đảo Saint Louis trước một cái nhà rồi bạn đi vào một mình. Ở tầng trệt của toà nhà ấy, bạn sẽ tìm thấy một người đàn ông có nước da tái nhợt mà bạn sẽ nói với ông ta, sau khi đã cởi bỏ áo măng-tô của bạn.
Tôi đến tìm cái kẹp móc áo chẽn của tôi.
Bạn đừng ngạc nhiên về sự bối rối cũng như sự lo sợ của ông ta, bạn hãy giữ bình tĩnh trước mặt ông ta. Nếu ông ta hỏi bạn, nếu ông ta muốn biết vì lý do gì bạn hỏi chuyện, điều gỉ thúc đẩy bạn đưa ra yêu cầu ấy, bạn đừng đưa ra bất cứ một lời giải thích nào. Tất cả câu trả lời của bạn phải tóm lại trong công thức ngắn gọn này: “Tồi đến tìm cái thuộc về tôi. Tôi không biết anh, tôi không biết tên anh và tôi không có khả năng làm cuộc vận động ấy với anh. Tôi cần có cái kẹp móc áo chẽn của tôi khi tôi về. Chỉ có vậy”.
Tôi thành thật tin rằng, nếu bạn có sự cương quyết cần thiết để không đi chệch cái thái độ đó thì dù hài kịch mà người đó đóng như thế nào, tôi thành thật tin ở thắng lợi hoàn toàn của bạn. Nhưng cuộc chiến đấu phải ngắn, kết quả chỉ phụ thuộc vào lòng tin của bản thân bạn và sự tin chắc vào thắng lợi của bạn. Đó là một cuộc đấu mà bạn phải đánh bại đối thủ của mình ở hiệp đầu tiên. Không động lòng, bạn sẽ thắng. Do dự, lo lắng, bạn không thể làm gì chống lại nó. Nó tuột khỏi bạn, lấy lại chủ động sau phút đầu tuyệt vong và trận đánh bị thất bại trong khoảng một vài phút – Không có trung gian: thắng lợi ngay hoặc thất bại.
Trong trường hợp sau cùng, tôi xin lỗi về điều này, bạn cần chấp nhận lại sự cộng tác của tôi. Tôi hiến nó cho bạn trước, mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào và để chỉ rõ là tất cả điều tôi đã làm cho bạn và tất cả cái gì tôi sẽ làm, không cho tôi quyền nào khác ngoài quyền cảm ơn bạn và được hy sinh nhiều hơn nữa cho điều kiện của toàn niềm vui và toàn cuộc sống của tôi”. Bức thư này, khi đọc xong nó, Hortense vứt nó ở đáy ngăn kéo và nói với sự cương quyết.:
-Tôi sẽ không di.
Trước hết, liệu trước đây bà quan tâm một ít đến đồ trang sức ấy vì với bà nó có một giá trị của vật mang danh dự, nhưng bây giờ bà không lưu tâm đến nó nữa vì giai đoạn đau buồn hình như đã kết thúc. Tiếp đến, bà không thể quên – tám là số thứ tự của cuộc phiêu lưu mới. Lao vào nó có nghĩa là lấy lại sợi dây liên tục, tiến gần đến Rénine và cho ông ta một lời hứa mà với sự khéo léo len lỏi, ông ta biết khai thác nó.
Đầu hôm của ngày qui định, người ta thấy bà ở trong tâm trạng không đổi. Sáng sớm mai cũng vậy. Nhưng đột nhiên, cũng chẳng đấu tranh với sự thoái thác ban đầu, bà chạy vào vườn, 1 cọng cây lác, bà bện lại như bà đã có thói quen ở tuổi trẻ thơ và đến trưa, bà được đưa đến tàu hỏa. Một sự tò mò mãnh liệt nâng bà lên. Bà không chống lại những gì mà cuộc phiêu lưu của Renine hứa hẹn những cảm giác vui tươi và mới lạ. Thực sự là rất hấp dẫn. Vòng cổ bằng hạt huyền, mũ không vành có lá mùa thu, bà già lần tràng hạt bạc… làm sao cưỡng lại lời kêu gọi ấy của bí mật và làm sao thoái thác thời cơ này để cho Rénene thấy điều mà bà có khả năng?
Và sau đó thì sao? Bà nói với mình khi cười, ông ta triệu tập tôi ở tại Paris. Vì, gio thứ tám chỉ nguy hiểm với tôi ở hàng trăm dặm cách Paris, ở chỗ cuối của lâu đài Halingre hoang vắng. Đồng hồ độc nhất có thể đánh giờ đe doạ, đang ở chỗ ấy. nó bị nhốt và bị bắt giam!
Buổi tối, bà lên bờ ở Paris. Sáng ngay 5 tháng chạp, bà mua một vòng đeo cổ bằng hạt huyền mà bà thu lại bằng bảy mươi làm hạt; bà mặc một áo dài màu xanh và đội một mũ không vành cắm lá màu hung và đến bốn giờ chính xác, bà đi vào nhà thờ Saint-Etienne du Mont.
Tim bà đập dữ dội. Lần này bà đơn độc và bây giờ bà cảm thấy cái sức mạnh của chỗ dựaa mà bà đã từ chối vì lo sợ hơn là vì lý trí. Bà tìm quanh mình bà, hy vọng được thấy ông ta. Nhưng không có bất cứ ai… chỉ có một bà già mặc đồ đen, đứng bên cạnh âu nước thánh.
Hortense đi về phía bà. Bà già lần giữa các ngón tay của mình một tràng hạt bằng bạc, cho bà nước thánh, sau đó bắt đầu đếm từng viên một của vòng cổ mà Hortense đưa cho bà.
Bà ta nói lầm bầm:
– Bảy mươi lăm. Thế là tốt. Bà đi theo tôi.
Không một từ hơn, bà ta chạy lon ton dưới ánh sáng của đèn đường, vượt qua cầu Toiưnele, đi vào trong đảo Saint Louis và theo một đường phố hoang vắng đến một ngã tư và dừng lại trước một nhà cũ có hành lang bằng thép luyện.
– Bà đi vào đi – Bà ta nói.
Và bà già đi ra.
Hortense lúc đó thấy một quán ăn có bề ngoài đẹp chiếm hầu hết tầng trệt mà cửa kính chói sáng ánh điện cho thấy một đống lộn xộn đồ đạc và dụng cụ cũ. Bà ta đứng đó một ít giây và nhìn bằng con mắt lơ đãng. Bảng hiệu mang các chữ này: “Kính dâng thần Mercure” và tên của người bán hàng: “Pancardi”. Cao hơn, trên một phần nhô ra bao quanh sàn của tầng thứ nhất thì có một hốc tường nhỏ làm chỗ trú cho một tượng Thần Mercure bằng đất nung đặt trên một cẳng chân, hai cánh ở chân, gậy rắn thần ở tay, người hơi quá nghiêng ra phía trước, bị cuốn theo đà, một cách lô-gíc, có thế mất thăng bằng và cắm đầu lên đường phố.
– Ta đi – Bà nói với giọng nhỏ nhẹ.
Bà cầm lấy nắm cửa và đi vào.
Mặc tiếng chuông không có ai ra đón bà, cửa hàng hình như trống rỗng. Nhưng ở phía tận cùng còn có một quán hàng và một quán khác tiếp nó, cả hai đều chứa đầy đồ mỹ nghệ và những đồ dùng mà đại bộ phận có một giá trị lớn. Hortense đi theo một lối hẹp lượn khúc giữa hai thành của các tủ, các bàn chân quỳ, các tủ com-môt, đi lên hai bậc cầu thang và đến phòng cuối cùng.
Một người đàn ông đang ngồi trước bàn giấy tra cứu sổ sách. Không quay đầu lại, ông nói:
– Tôi phục vụ bà… Bà có thể thăm…
Cái phòng này chỉ chứa các đồ vật thuộc loại đặc biệt, chúng làm nó giống với một phòng thí nghiệm của nhà luyện đan thời Trung cổ. Nó chứa các con cú nhồi rơm, những bộ xương người, những nồi chưng bằng đồng, và khắp nơi, treo trên tường là những búa đủ loại nguồn gốc mà chủ yếu là các bàn tay ngà voi và san hô với hai ngón tay bắt chéo để xua đuổi những số phận bất bạnh.
– Bà có đặc biệt muốn điều gì không thưa bà? Cuối cùng ngài Pancardi nói khi ông đóng phòng làm việc của mình và đứng dậy.
“Chính là ông ta” – Hortense suy nghĩ.
Thực tế, ông ta có màu da tái nhợt dị thường. Một bộ râu cằm nhỏ hoa râm với hai đầu nhọn kéo dài bộ mặt mà phía trên là một cái trán hói và phía dưới trán, ngang mặt da loé sáng, hai con mắt nhỏ lo âu và khó hiểu.
Hortense chẳng cất mạng che mặt và áo măng-tô của mình trả lời:
– Tôi tìm một cái kẹp móc áo chẽn.
– Đây là tủ kính, ông ta nói khi dẫn bà đến cửa hàng trung gian.
Sau khi liếc mắt nhìn tủ kính, bà nói:
– Không… không… không có cái mà tôi muốn. Cái mà tôi muốn, không phải là cái kẹp móc này hoặc kẹp móc kia, mà là một cái kẹp móc trước đây đã biến khỏi một hộp trang sức và tôi đến đây tìm.
Bà kinh ngạc khi thấy sự đảo lộn trên nét mặt của ông. Hai con mắt ông trở nên đờ đẫn.
– Ở đây? Tôi không nghĩ là bà không có bất cứ một sự may mắn nào… Nó như thế nào?
– Nó bằng mã não, ẩn trong một dây bện bằng vàng… Và ở vào thời kỳ 1830…
– Tôi không hiểu… – Ông nói ngập ngừng – Tại sao bà lại hỏi tôi điều đó?
Bà ta bỏ mạng che mặt và cởi áo măng-tô của mình ra.
Ông lùi lại như là đứng trước một cảnh tượng làm ông ghê sợ và nói thì thầm:
– Áo dài xanh…. mũ không vành… A! Có thể như thế không? Vòng cổ hạt huyền!…
Có thể là việc thấy cái roi có ba sợi lác đưa đến cho ông một sự chấn động mạnh mẽ. Ông giơ ngón tay về phía bà, bắt đầu đi lảo đảo và cuối cùng khua cánh tay của mình như một ngưòi bơi đang chìm. Ông đổ xuống ghế dựa bất tỉnh.
Hortense không động đậy. “Dù hài kịch nào mà ông ta có thể đóng, Rénine đã viết, thì bà hãy can đảm và giữ thái độ vô cảm”. Có thể ông ta không đóng hài kịch, tuy nhiên bà buộc phải bình tĩnh và thờ ơ.
Việc đó kéo dài một hoặc hai phút, sau đó ông Pancardi thoát ra khỏi sự sợ hãi, lau mồ hôi làm ướt trán ông và tìm cách lấy thế chủ động, lại nói với một giọng run rẩy:
– Tại sao bà lại hỏi tôi?
– Bởi vì cái kẹp móc ấy đang thuộc quyền ông.
– Ai nói với bà điều ấy? – Ông nói mà không phản đối lời buộc tội – Làm sao bà biết điều đó?
– Tôi biết vì nó là như vậy. Không có ai nói với tôi cả- Tôi đến với sự tin chắc là tìm lại kẹp móc của tôi ở đây và với một ý muốn khôn nguôi là lấy lại nó.
– Thế bà biết tôi à? Bà biết tên tôi?
– Tôi không biết ông. Tôi không biết tên ông trước khi thấy nó ở cửa hàng của ông: Đối vối tôi, ông chỉ đơn giản là người trả lại cho tôi cái gì thuộc về tôi.
Ông ta rất bối rối. Ông đi lại trong một khoảng không gian hẹp do một vòng tròn đồ đạc sắp thành cọc để lại. Ông đập một cách vô thức lên những đồ đạc làm chúng mất thăng bằng.
Hortense cảm thấy bà khống chế ông ta và lợi dụng bối rối của ông, bà ra lệnh cho ông một cách thình lình với một giọng đe doạ:
– Vật ấy nằm ở đâu? Phải trả nó lại cho tôi. Tôi đòi hỏi việc đó.
Pancardi thoáng thất vọng. Ông chắp bàn tay và nói lầm bầm những chữ kêu nài. Sau đó, ông dằn giọng:
– Bà buộc tôi điều đó sao?…
– Tôi muốn điều đó… nó phải thế…
– Vâng, vâng… nó phải thế… tôi đồng ý điều đó.
– Ông hãy nói đi! – Bà ra lệnh, giọng còn cứng rắn hơn.
– Nói thì không nhưng mà viết… Tôi sẽ viết điều bí mật của tôi… và tất cả sẽ kết thúc đối với tôi.
Ông quay trở lại bàn giấy của mình và vạch một cách hăng say một số dòng lên một tờ giấy rồi ông đóng dấu vào.
– Bà cầm lấy – Ông nói – đây là bí mật của tôi… Đó là tất cả cuộc đời tôi…
Và cùng lúc ấy, ông nhanh chóng đưa lên thái dương ông khẩu súng lục mà ông để dưới một đống giấy.
Bằng một động tác nhanh, Hortense húc vào cánh tay ông. Quả đạn xuyên thủng tấm kính của một gương giá đứng. Nhưng Pancardi đổ xuống và bắt đầu rên rỉ như là ông ta bị thương.
Hortense cố gắng hết sức mình để không mất đi sự bình tĩnh. “Rénine đã cảnh báo ta – Bà suy nghĩ – Đó là một diễn viên hài. Ông ta đã giữ vỏ bao. Ông ta giữ khẩu súng lục của mình. Tôi sẽ không mắc lừa”.
Tuy vậy bà cũng nhận thức được là nếu bề ngoài bà tỏ ra bình tĩnh, cái mưu toan tự tử và tiếng nổ ấy làm bà hoàn toàn lúng túng. Tất cả sức lực của bà thì rã rời như là một bó cây bị người ta cắt dây buộc và bà có cảm giác khó chịu là người đàn ông kéo lết dưới chân bà thực sự dần dần lấy lại lợi thế hơn bà.
Bà ngồi xuống kiệt sức. Cũng như Rénine đã nói trước với bà, cuộc đấu tay đôi không kéo dài quá một vài phút nhưng chính bà đã ngã gục do khiếm khuyết của thần kinh đàn bà ngay cả vào lúc mà bà có thể tin vào chiến thắng của mình.
Ông Pancardi đã không nhầm và không cần tìm một sự chuyển tiếp, ông ta từ bỏ việc than vãn dai dẳng rồi bằng một bước nhảy ông đứng dậy, phác ra trước Hortense một kiểu nhảy đập chân rất dẻo và kêu lên bằng một giọng nhạo báng:
– Đối với cuộc nói chuyện ngắn mà chúng ta có, tôi tin sẽ gây phiền nếu có khách đến trong giây phút này, phải thế không?
Ông chạy đến cửa vào, và khi mở cửa ra, ông dập các tấm bằng sắt đóng kín cửa hàng. Sau đó, vẫn luôn nhảy nhót ông gặp lại Hortense.
– Thế là xong! Tôi đã nghĩ đúng tôi là ai. Một cố gắng nữa, thưa bà, bà sẽ thắng cuộc. Song như vậy, tôi cũng là một kẻ khờ khạo! Hình như tôi đã thấy bà đến từ tận cùng của quá khứ, như là một phái viên của Thượng đế để đòi tôi những món nợ và tôi sẽ dại dột hoàn lại…
– A! Thưa cô Hortense – để cho tôi gọi bà như vậy, chính dưới cái tên đó mà tôi biết bà – cô Hortense, cô nhút nhát như người ta nói.
Ông ta ngồi xuống cạnh bà và với bộ mặt độc ác và tàn nhẫn ông thốt ra với bà:
– Bây giờ, cần phải thành thật. Ai đã bày ra chuyện này? Không phải cô chứ? Nó không phải thuộc loại của cô. Vậy là ai? Trong cuộc đời tôi, tôi luôn luôn trung thực, trung thực một cách ngớ ngẩn, chỉ trừ một lần… cái kẹp móc này. Và trong khi tôi tin là sự việc đã xong xuôi, đã chôn xuống đất thế mà nó lại trồi lên mặt đất. Làm sao thế? Tôi muôn biết.
Hortense không muốn chiến đấu nữa. Ông ta đè nặng lên bà tất cả sức lực đàn ông của mình, tất cả hận thù, tất cả sự sợ hãi, tất cả sự đe doạ mà ông ta biểu thị bằng cử chỉ tức tối và bằng bộ mặt vừa kỳ cục vừa xấu xa.
– Cô hãy nói đi! Tôi muôn biết. Nếu tôi có một kẻ thù bí mật, tôi phải bảo vệ mình! Kẻ thù đó là ai? Ai đã thúc đẩy cô? Ai đã làm cô hành động? Cô hãy nói đi; tên của một con chó!… hoặc là tôi báng bổ Chúa…
Bà ta hình dung là ông ta làm một động tác để lấy lại khẩu súng lục của mình và lùi lại trong khi giơ cánh tay với hy vọng thoát khỏi.
Bọn họ cãi cọ lẫn nhau và Hortense càng lúc càng sợ hơn, không phải vì sự tấn công có thể xảy ra mà vì bộ mặt nhăn nhó của kẻ tấn công bà – Bà bắt đầu kêu khi mà ông Pancardi đột nhiên đứng im, cánh tay đưa ra phía trước, các ngón tay xoè ra và các con mắt thì hướng lên trên đầu của Hortense.
– Ai đang ở kia? Làm sao ông vào được? – Ông ta nói với một giọng nghẹn ở cổ.
Hortense củng không cần quay người lại để chắc chắn là Rénine đến cứu bà và sự xuất hiện không giải thích của kẻ không mời mà đến làm hoảng sợ người bán đồ cổ. Thực tế thì một bóng người mảnh khảnh lướt ra ngoài một đống ghế bành, ghế đẩu và Rénine tiến lên bằng những bước chân lặng lẽ.
– Ông là ai? – Pancardi nhắc lại – Ông từ đâu đến?
– Từ chỗ cao kia – Ông ta nói với thái độ rất thân ái trong khi chỉ trần nhà.
– Từ chỗ cao kia à?
– Vâng, từ tầng một. Tôi là người thuê nhà, từ ba tháng nay của tầng cao này. Lúc nãy, tôi nghe tiếng động. Người ta cầu cứu. Thế là tôi đến.
– Nhưng làm thế nào ông vào được đây?
– Theo cầu thang.
– Cầu thang nào?
– Cầu thang sắt ở cuối cửa hàng. Người thuê trước ông cũng là người thuê nhà cùng tầng với tôi và cũng liên lạc trực tiếp với cầu thang bên trong này. Ông đã cho đóng chết cửa. Tôi đã mở nó ra.
– Nhưng dựa vào quyền nào, thưa ông? Đó là việc bẻ khoá.
– Việc bẻ khoá được phép khi để cứu một đồng loại của mình.
– Một lần nữa, ông là ai?
– Hoàng tử Rénine… một người bạn của bà đây – Rénine nói khi cúi xuống người Hortense và hôn bàn tay bà. Pancardi tỏ ra uất ức và nói:
– A! Tôi hiểu… Chính ông là kẻ xúi giục cuộc mưu loạn… Ông đã gửi bà ta đến…
– Chính tôi, thưa ông Pancardi, chính tôi.
– Và ý đồ của ông là thế nào?
– Rất trong sáng, ý đồ của tôi. Không có bạo lực. Đơn giản chỉ là một cuộc nói chuyện ngắn sau việc đó, ông sẽ giao lại cho tôi cái mà tôi đến lượt mình đi tìm.
– Cái gì?
– Cái kẹp móc áo chẽn.
– Cái đó thì không bao giờ – Người bán đồ cổ nói mạnh.
– Ông đừng nói không. Thế là chạy trước đèn.
– Không có một sức mạnh nào trên đời, thưa ông, có thể ép buộc tôi hành động như vậy.
– Ông có muốn là chúng tôi triệu tập vợ của ông không? Bà Pancardi có thể biết rõ tình cảnh hơn ông.
Ý nghĩ không còn đơn độc trước mặt kẻ thù không lường trước hình như làm Pancardi thích thú. Ông ta có bên mình một cái chuông. Ông bấm chuông ba lần.
– Tuyệt vời! – Rénine kêu lên – Bạn thấy đấy, bạn thân yêu của tôi, ông Pancardi thật là đáng yêu. Không còn là con quỷ tuột dây đã hành hạ bà lúc nãy. Không… Chỉ cần ông Pancardi đứng trước một người đàn ông để tìm lại các ưu điểm về tính lịch sự và sự giúp đỡ ân cần của ông. Một con cừu thực sự! Điều đó không muốn nói là các sự việc tự nó sẽ trôi chảy. Không phải thế! Không có gì cứng đầu như một con cừu…
Ở cuối nhà hàng, giữa bàn làm việc của người bán đồ cổ và cầu thang quay, một tấm nệm bị nâng lên, tạo lối đi cho một người đàn bà đang cầm một cánh cửa. Bà ta khoảng ba mươi tuổi. Ăn mặc rất giản dị, với một tạp dề, bà giống một người nấu ăn hơn là một bà chủ. Nhưng khuôn mặt bà thì có thiện cảm và ngữ điệu thì duyên dáng.
Hortense đi theo Rénine rất ngạc nhiên nhận thấy bà ta chính là cô hầu phòng phục vụ mình khi bà còn là một cô gái trẻ:
– Thê nào! Chính bà, Lucienne? Bà là bà Pancardi?
Người mới đến nhìn Hortense, cũng nhận ra bà và tỏ ra bối rối. Rénine nói với bà ta:
– Chồng bà và tôi, chúng tôi cần đến bà, thưa bà Pancardi, để kết thúc một công việc khá phức tạp… một công việc mà bà giữ một vai trò quan trọng…
Bà ta tiến lên, không nói một lời, với nỗi lo âu thấy rõ và nói với chồng bà đang không rời mắt khỏi bà:
– Có chuyện gì vậy? Người ta muốn gì ở tôi? Sự việc đó là gì?
Với giọng nhỏ, Pancardi nói mấy chữ sau đây:
– Cái kẹp… Cái kẹp móc áo chẽn…
Cũng không cần nói nhiều hơn để bà Pancardi thấy tình thế trong tất cả sự nghiêm trọng của nó. Vì thế bà không tìm cách chịu đựng hoặc chống lại bằng các lời phản đối vô ích. Bà đổ vật xuống ghế tựa và thở ra:
– A! Thế thì… tôi trình bày… Cô Hortense đã tìm được hướng đi tìm… A! Chúng tôi đã thua cuộc!…
Có một lúc thư giãn. Cuộc chiến vừa mới bắt đầu giữa các địch thủ mà chồng và vợ đã giữ thái độ của kẻ thất bại và chỉ hy vọng vào sự rộng lượng của người chiến thắng. Đứng bất động và con mắt chăm chú, bà bắt đầu khóc. Cúi xuống người bà, Rénine nói:
– Chúng ta hãy hiệu đính lại các sự việc, bà có muốn thế không, thưa bà? Chúng ta sẽ thấy nó rõ ràng hơn và tôi tin chắc là cuộc gặp của chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết rất tự nhiên. Nó là thế này. Đã chín năm, khi mà bà phục vụ ở tỉnh tại nhà cô Hortense, bà đã quen ông Pancardi, ông này sau đó trở thành tình nhân của bà. Cả hai đều là người đảo Corse, nghĩa là từ một xứ sở mà tín ngưỡng rất mạnh, và vấn đề may, rủi, vấn đề phù thuỷ, số phận hẩm hiu ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của mỗi người. Nhưng, điều được xác nhận là kẹp móc áo chẽn của chủ bà thường đưa đến may mắn cho những ai có nó. Chính vì lẽ đó mà trong một lúc thiếu đấu tranh, lại được ông Pancardi khuyến khích, bà đã lấy trộm đồ trang sức đó. Sáu tháng sau, bà bỏ vị trí của mình và trở thành bà Pancardi. Đó là tất cả cuộc phiêu lưu của bà được tóm tắt như vậy, phải thế không? Toàn bộ cuộc phiêu lưu của hai nhân vật có thể là người lương thiện nếu như bọn họ chống lại được sự cám dỗ thoáng qua ấy.
– Không cần nói với ông bà là cả hai đã thành công đến mức nào và tại sao khi làm chủ cái bùa ấy và tin vào hiệu lực của nó cũng như vào bản thân mình thì ông bà lại bị đẩy vào hàng thứ nhất của người bán hàng đồ cổ linh tinh.
Hôm nay trở nên giàu có, là chủ của cửa hàng “Dâng Chúa Mercure”, ông bà gắn thắng lợi của cửa hàng ông bà cho cái kẹp móc áo chẽn. Mất nó, đối với ông bà, đó là phá sản, là nghèo nàn. Toàn bộ cuộc đời của ông bà được tập trung vào nó. Đó là bùa hộ mệnh. Đó là ông thần đầy tớ nhỏ che chở và khuyên bảo ông bà. Nó còn ở kia, ở nơi nào đó, được che giấu dưới mớ hỗn độn và rõ ràng là không một ai nghi kỵ gì (Và tôi xin nhắc lại điều đó, trừ sai lầm này, ông bà là những người dũng cảm) nếu như sự tình cờ không làm tôi quan tâm đến công việc của ông bà.
Rénine nghỉ một lúc rồi nói tiếp:
– Việc đó đã cách đây hai tháng. Hai tháng tìm kiếm tỉ mỉ nhưng dễ dàng cho tôi vì rằng khi tìm ra dấu vết của ông bà, tôi đã thuê gác lửng và tôi đã có thể dùng cầu thang này… nhưng dù sao ở một điểm nào đó, thì vẫn là hai tháng thất bại, vì tôi chưa đạt được thành quả gì. Chỉ có Thánh mà biết được tôi lục tung cửa hàng của ông bà như thế nào! Không một đồ vật nào không được xăm xoi, không một miếng sàn ván nào không được hỏi đến. Kết quả là không có gì. Có, nhưng một cái gì đó, một phát hiện phụ. Trong một ô bí mật của bàn giấy của ông, Pancardi ạ, tôi đã tìm được một quyển sổ nhỏ mà ở đó ông đã kể lại những hối hận, những lo âu, mối lo bị trừng phạt, nỗi sợ về sự giận thiêng liêng.
Sự thiếu khôn ngoan to lớn, Pancardi ạ. Người ta có viết những lời thú tội như thế không? Và nhất là người ta có để chúng vung vãi không? Dù sao thì tôi cũng đã đọc chúng và tôi đã nhặt ra câu này mà tầm quan trọng không thoát khỏi tôi, nó đã giúp tôi chuẩn bị kế hoạch tấn công của mình:
“… Mong rằng bà đến với tôi, người đàn bà mà tôi đã truất quyền sở hữu, mong rằng bà đến với tôi như là tôi thấy bà trong vườn cây, trong khi Lucienne lấy đồ trang sức. Mong rằng bà xuất hiện trước tôi trong bộ áo dài xanh, đội mũ không vành gắn lá màu hung, với vòng đeo cổ hạt huyền và cái roi được bện bằng ba sợ lác mà bà đã mang ngày hôm ấy! Mong bà xuất hiện trước tôi và bà nói với tôi: “Tôi đến đòi lại ở ông cái mà nó thuộc về tôi”. Thế là tôi hiểu chính Chúa trời đã gợi ra cho bà việc vận động ấy và tôi phải tuân lệnh của Chúa trời”.
Đó là điều đã được viết trong sổ của ông, Pancardi ạ, và điều giải thích sự vận động của người đàn bà mà ông gọi là cô Hortense. Bà ấy, theo lời chỉ dẫn của tôi, và phù hợp với việc dàn cảnh nhỏ mà bản thân ông tưởng tượng ra đã đến chỗ tôi, từ tận cùng của quá khứ – đó là thuật ngữ riêng của ông. Chỉ thêm một ít bình tĩnh thì bà ta có thể thắng cuộc. Rủi thay, ông đóng hài kịch tuyệt vời, mưu toan tự sát của ông đã làm bà chệch hướng và ông hiểu là ở đó không có một lệnh của Chúa trời mà đơn giản là một sự tấn công từ nạn nhân của ông. Thế là tôi chỉ còn can thiệp. Tôi ở đây và bây giờ là kết luận:
– Pancardi, kẹp móc đâu?
– Không – Ngưài bán đồ cổ nói, ý nghĩ hoàn lại kẹp móc hút hết nghị lực của ông.
– Và bà, thưa bà Pancardi?
– Tôi không biết kẹp móc đang ở đâu – Người đàn bà khẳng định.
– Thôi được. Vậy thì chúng ta chuyển qua hành động. Thưa bà Pancarcli, bà có một đứa con trai bảy tuổi mà bà yêu hết lòng. Hôm nay là ngày thứ năm, cũng như mỗi ngày thứ năm khác, người con trai ấy phải tự mình đi đến chỗ cô của nó. Hai người bạn của tôi đứng trên đường đi của nó và trừ khi có lệnh khác, sẽ bắt cóc nó khi nó đi qua.
Ngay tức khắc, bà Pancardi hốt hoảng:
– Con trai tôi. Ôi! Tôi cầu xin các ngài… Không, không nên thế… Tôi xin thề với các ngài là tôi không biết gì cả. Chồng tôi không bao giờ muốn thố lộ cho tôi.
Rénine tiếp tục:
– Điểm thứ hai: ngay từ tối nay, một lời tố cáo sẽ được đệ trình lên công tố viên. Và chứng cớ là những lời thú tội của quyển sổ. Hậu quả: vụ kiện trước toà, sự khám soát v.v…
Pancardi ngồi im. Người ta có cảm tưởng là tất cả những lời đe doạ ấy không đụng đến ông ta. Được che chở bằng bùa hộ mệnh của mình, ông ta tin mình không thể bị tổn thương. Nhưng vợ ông nhào vào chân Rénine trong khi nói ấp úng:
– Không… Không… Tôi van xin ông, đó là ngồi tù, tôi không muốn… Và sau đó, con trai tôi… Ôi! Tôi van xin ông…
Hortense thương hại, kéo Rénine riêng ra.
– Người đàn bà khốn khổ! Tôi can thiệp cho bà ta.
– Bà hãy bình tĩnh lại – Ông nói khi đang cười – không có gì xảy đến cho con trai bà đâu.
– Nhưng bạn của ông đứng gác thì sao?…
– Đó là một sự bịa đặt đơn thuần.
– Lời khiếu nại đến viện công tố có không?
– Lời đe doạ đơn thuần.
– Vậy thì ông tìm gì?-..
– Làm bọn họ sợ, làm họ mất tinh thần với hy vọng họ thốt ra một chữ nào đó, một chữ cho tôi biết tin tức. Tôi đã thử tất cả các biện pháp. Chỉ còn biện pháp này và đó là một biện pháp hầu như luôn đưa tôi đến thắng lợi, bạn hãy nhớ lại những cuộc phiêu lưu của chúng ta.
– Nhưng nếu chữ mà ông chờ đợi không được nói ra thì sao?
– Cần phải như thế – Rénine nói với một giọng điếc tai – Cần kết thúc nó. Giờ đã đến gần.
Con mắt của ông bắt gặp con mắt của người đàn bà trẻ và bà ta đỏ mặt khi nghĩ đến giờ mà ông ta ám chỉ là giờ thứ tám,và ông không có mục đích nào khác hơn là chấm dứt nó trước khi giờ thứ tám đổ chuông.
– Thế là, một phần cái mà ông bà mạo hiểm – Ông ta nói với vợ chồng Pancardi: Sự biến mất của đứa con và tù ngục… tù ngục chắc chắn bởi vì có quyển sổ thú tội. Và bây giờ, một phần khác, đây là quà biếu của tôi. Đổi lại với việc hoàn trả không chậm trễ cái kẹp móc là hai mươi nghìn quan. Kẹp không đáng giá ba Louis.
Không một câu trả lời. Bà Pancardi khóc.
Rénine lặp lại bằng cách để cách quãng các đề nghị của ông:
– Tôi tăng gấp đôi… Tôi tăng gấp ba… Ái chà, ông đòi hỏi, ông Pancardi ạ… Thế nào, cần số tròn? Thôi được. Trăm nghìn.
Ông ta giơ dài hai bàn tay như là không còn nghi ngờ là người ta cho ông đồ trang sức.
Chính bà Pancarđi là người đầu tiên quỵ xuống và bà làm việc đó với một sự tức giận chống lại chồng bà:
– Anh hãy thú nhận đi!… Anh nói đi!… Anh đã cất nó ở đâu? Cuối cùng, thế nào, anh sẽ không cố chấp chứ? Nếu không, đó là phá sản… là nghèo khổ… Rồi thì, con trai chúng ta!… Thôi, anh nói đi…
Hortense thì thầm:
– Rénine, thật là điên rồ, đồ trang sức không có một giá trị nào.
– Không có gì để sợ – Rénine nói – ông ta sẽ không chấp nhận… Bà hãy xem ông ta… Ông ta ở trạng thái hết sức bối rối! Đúng là điều mà tôi muốn… Ôi! Cái này, bà hãy xem, thật là quyến rũ… Làm con người mất tinh thần!… Lấy đi ở bọn họ mọi sự kiểm soát lên điều họ suy nghĩ và điều họ nói!… Và trong sự hỗn độn ấy, trong cơn bão đang lay chuyển chúng, thấy được một tia sáng nhỏ loé ra ở đâu đó!… Bà hãy nhìn ông ta! Bà hãy nhìn ông ta! Một trăm nghìn cho một hòn cuội không giá trị… nếu không là tù ngục… Có cái gì đó làm ông ta chóng mặt!…
Thực sự, người đàn ông tái nhợt, môi ông ta run rẩy và để chảy ra một ít nước dãi. Người ta đoán sự sôi sục và sự xáo động của toàn thân ông, bị lay chuyển bởi các tình cảm trái ngược nhau, bởi những nỗi sợ hãi và những sự thèm muốn đang đụng độ nhau. Đột nhiên ông cười rộ lên và rõ ràng dễ nhận thấy là các lời nói của ông bung ra một cách ngẫu nhiên mà ông không nhận thức được một chút nào về điều mà ông đang muốn nói:
– Trăm nghìn! Hai trăm nghìn! Năm trăm nghìn! Một triệu! Tôi chẳng quan tâm! Nhiều triệu ư? Dùng làm gì, nhiều triệu ấy? Người ta đánh mất chúng. Chúng biến mất… Chúng bay đi… Chỉ có một việc cần tính đến, đó là số phận vì ông hay chống lại ông. Và số phận đã vì tôi từ chín năm nay. Chưa bao giờ nó phản bội tôi và ông muốn tôi phản bội nó sao? Tại sao? Do sợ hãi chăng? Nhà tù? Con trai tôi?… Những điều dại dột!… Không có gì bất hạnh đến với tôi chừng nào tôi buộc số phận làm việc cho tôi. Đó là người ở của tôi, người bạn tôi… Nó được buộc chặt vào kẹp móc. Thế nào? Tôi có biết không? Tôi? Đó là mã não hồng, không còn nghi ngờ gì nữa… Có những viên đá kỳ lạ chứa hạnh phúc cũng như những viên khác chứa lửa, lưu huỳnh hoặc vàng…
Rénine không rời con mắt khỏi ông ta, lắng nghe mỗi chữ và mỗi âm điệu. Bây giờ người bạn đồ cổ cười giận dữ trong khi đứng thẳng dậy và cảm thấy tin tưởng ở mình rồi, ông ta bước đi trước Rénine với những động tác đứt khúc mà người ta cảm thấy một ý định lớn dần.
– Nhiều triệu ư? Nhưng tôi không muốn chúng, thưa ông. Cái mảnh đá nhỏ mà tôi giữ có giá trị hơn thế nhiều. Và chứng cớ, đó là tất cả các khó khăn mà ông phải chịu để tước đoạt nó của tôi. Ôi! Ôi! Nhiều tháng tìm kiếm, chính ông đã thú nhận điều đó. Nhiều tháng mà ông đã lục tung tất cả, trong khi tôi không nghi ngờ gì, kể cả không tự bảo vệ mình. Tại sao lại phải tự bảo vệ? Sự việc đó tự bảo vệ chính nó… Nó không muốn bị khám phá và nó sẽ không bị khám phá… Đúng là nó ở đây. Nó chủ trì các công việc tốt đẹp và trung thực… Vận may của Pancarđi chăng? Nhưng việc đó đã được biết trong toàn khu phố và ở tất cả người bán đồ cổ. Tôi rêu rao: “Tôi có vận may”. Thậm chí tôi còn táo tợn lấy thần may rủi làm chủ của mình.
Mercure! Thần cũng che chở cho tôi. Ông hãy xem đây, tôi để thần khắp nơi trong cửa hàng của tôi, các thần Mercure! Ông hãy nhìn chỗ cao kia, trên một tấm ván, một loạt các tượng cũng như một loạt các biển hàng, những bản in được một nhà điêu khắc lớn ký tên mà ông bán cho tôi vì ông bị phá sản. Ông có muốn một bản in không, ông thân mến? Cái này cũng sẽ mang lại hạnh phúc cho ông. Ông hãy chọn đi! Một món quà biếu của Pancardi để đền cho sự thất bại của ông! Được chứ ông?
Pancardi đưa một cái thang nhỏ vào tường, ở phía dưới tấm ván, cầm lấy một pho tượng nhỏ và đem nó xuống rồi ông cho nó nằm vào cánh tay của Rénine. Và ông cười càng to do bị kích động khi kẻ thù hình như buông lơi và lùi bước trước sự tấn công điên cuồng của ông. Ông thốt lên:
– Hoan hô! Ông ta chấp nhận! Và nếu ông ta chấp nhận, thế có nghĩa là mọi người đều đồng ý! Bà Pancardi, bà đừng băn khoăn nữa. Con trai của bà sắp trở về, sẽ không có tù ngục! Xin chào, cô Hortense! Xin chào ông. Khi ông muốn nói với tôi một lời chào nhỏ, cứ đạp ba cú vào trần nhà. Xin chào… ông hãy mang lấy quà của ông… và mong thần Mercure phù hộ ông! Chào hoàng tử thân yêu của tôi… Chào, cô Hortense…
Ông ta đẩy bọn họ về phía cầu thang bằng sắt, lần lượt cầm cánh tay bọn họ và dẫn bọn họ đến tận cửa được giấu kín ở trên cao của cầu thang ấy.
Và có điều rất lạ lùng là Rénine không phản đối. Ông không có một hành động chống lại. Ông để người ta dẫn đi như là một đứa trẻ mà người ta xử phạt và đuổi ra khỏi cửa.
Khoảng thời gian giữa lúc mà Rénine đưa ra món tiền cho Pancardi và lúc mà Pancardi chiến thắng đẩy ông ra khỏi cửa với một tượng nhỏ trên cánh tay chỉ kéo dài năm phút.
Phòng ăn và buồng khách của gác lửng mà Rénine thuê đều hướng ra mặt đường phố. Trong phòng ăn, hai suất ăn đã được dọn ra.
– Xin lỗi bà về sự chuẩn bị này – Rénine nói với Hortense khi mở cửa phòng khách cho bà – Tôi nghĩ là, dù thế nào đi nữa, thì các diễn biến cho phép tôi tiếp bà vào lúc cuối ngày này, và chúng ta có thể cùng ăn tối. Bà đừng từ chối tôi cái vinh dự đó, nó là vinh dự cuối cùng của cuộc phiêu lưu cuối cùng của chúng ta.
Hortense không từ chối; cái cách thức mà cuộc chiến đấu kết thúc thì rất trái ngược với tất cả những gì mà bà đã thấy cho đến lúc đó làm bà ngỡ ngàng. Bà từ chối vì điều kiện của thoả ước chưa được thực hiện đầy đủ sao?
Rénine đi ra để lệnh cho người ở của ông rồi sau đó hai phút, ông đi tìm Hortense và dẫn bà ta vào phòng. Lúc đó vào khoảng hơn bảy giờ một ít.
Trên bàn có hoa. Ở giữa bàn, đặt bức tượng nhỏ thần Mercure, món quà tặng của ông Pancardi.
– Mong rằng thần vận may chủ tọa bữa ăn của chúng ta! – Rénine nói.
Ông tỏ ra rất vui và nói tất cả niềm vui mà ông có khi đối mặt bà.
– Ôi! – Ông kêu lên – Thế là bạn đã chơi khăm tôi! Bạn bịt cửa với tôi… Bạn không viết thư nữa…
Thực tế, bạn yêu quý, bạn rất bất nhẫn và tôi đau buồn sâu sắc về điều đó. Vì vậy tôi phải dùng các biện pháp táo bạo và lôi kéo bạn bằng mồi của những sự quyến rũ ngoài sức tưởng tượng. Bạn hãy thú nhận là bức thư của tôi là rất khéo léo! Ba cọng cảy lác… áo dài xanh… Làm sao chống lại được tất cả cái đó! Hơn nữa, tôi đã thêm vào điều tôi đặt ra một số bí ẩn, bảy mươi lăm hạt của vòng đeo cổ, bà già mang tràng hạt bằng bạc, tóm lại, những gì làm cho sự cám dỗ không cưỡng lại được. Bạn đừng quan tâm đến điều đó. Tôi muốn gặp bạn vào chính ngày hôm nay. Bạn đã đến. Xin cảm ơn.
Sau đó, ông kể lại bằng cách nào, ông tìm lại được dấu vết của đồ trang sức bị mất trộm.
Bạn rất mong muốn áp đặt cho tôi điều kiện mà tôi không thể hoàn thành, phải thế không? Đó là sai lầm, bạn yêu quí! Sự thử thách, chí ít lúc ban đầu, là dễ dàng, vì nó dựa trên một dữ kiện chắc chắn:tính chất của bùa gắn liền với kẹp móc. Chỉ cần tìm trong môi trường quanh bạn, trong số các người ở của bạn, xem có người nào tính cách có thể tạo nên một sự lôi kéo nào đó.Thế là, ngay tức thời, tôi ghi tên cô Lucienne sinh trưởng ở Corce. Đó là điểm xuất phát của tôi. Sau việc đó, mọi cái kéo theo.
Hortense kính trọng ông với sự ngạc nhiên. Làm sao ông ta lại chấp nhận sự thất bại của mình với một thái độ bất cần và ông còn nói như người thắng cuộc, trong lúc, trên thực tế, ông rõ ràng thua cuộc trước người bán đồ cổ và hơi trở thành buồn cười?
Bà không thể ngăn mình làm cho ông cảm thấy điều đó và giọng nói mà bà đặt vào đó một sự thất vọng và một sự tủi nhục nào đó.
– Mọi cái kéo theo nhau, cứ cho là như vậy. Nhưng sợi dây bị đứt vì rằng cuối cùng, nếu ông biết kẻ trộm nhưng ông đã không đạt kết quả đặt tay lên đồ vật bị trộm.
Sự khiển trách là hiển nhiên. Rénine chưa quen với sự thất bại. Hơn thế nữa, bà nổi nóng khi nhận thấy ông nhẫn nhục chịu đựng sự thất bại với sự vô tư ra sao, một sự thất bại mà chung cuộc kéo theo sự sụp đổ tan tành niềm hy vọng mà ông có thể tưởng tượng ra.
Ông không trả lời. Ông rót đầy hai chén rượu vang và ông uống cạn từ từ trong lúc con mắt nhìn không rời lên tượng thần Mercure. Ông cho tượng quay trên đế của nó như là một người đi đường đang giải trí.
– Tượng thần tuyệt diệu làm sao, nó là sự hài hoà! Màu sắc gây ấn tượng với tôi ít hơn là đường nét, tỷ lệ, sự đối xứng và tất cả những gì tuyệt diệu trong hình dạng. Vậy là, bạn yêu quí, tôi yêu màu sắc con mắt xanh, mái tóc vàng hung của bạn. Nhưng cái gì làm tôi xúc động, đó là khuôn mặt bầu bĩnh của bạn, là đường cong của gáy và vai bạn. Bạn hãy nhìn bức tượng này. Pancardi đã có lý: đó là công trình của một nghệ sĩ lớn. Các cẳng chân thì vừa thanh nhã vừa rắn chắc, toàn thể hình dáng đưa đến cảm giác của đà vươn lên và sự nhanh nhẹn. Thật là tuyệt… Chỉ có một khiếm khuyết độc nhất, tuy nhiên, rất nhỏ và có lẽ bạn chưa chú ý.
– Có, có – Hortense khẳng định – Nó đã đập vào mắt tôi khi tôi thấy biển hiệu ở bên ngoài. Ông muốn nói đến sự mất cân bằng phải thế không? Ông thần Mercure quá nghiêng ở trên cẳng chân mang ông. Người ta nghĩ là thần sẽ đổ xuống phía trước.
– Tôi rất khen ngợi bạn – Rénine nói – Sự khiếm khuyết là khó nhận thấy và cần có con mắt thành thạo mới phát hiện ra. Nhưng, thực tế một cách lô-gic thì trọng lượng của thân người phải thẳng và theo những định luật vật lý, tượng thần phải cắm đầu xuống.
Sau một lúc im lặng, ông nói tiếp:
– Tôi đã chú ý đến sự khiếm khuyết đó từ ngày đầu tiên. Làm sao tôi lại không rút ra kết luận về điều đó được? Tôi bị sốc vì người ta đã mắc lỗi chống lại một định luật thẩm mỹ, trong lúc tôi cho rằng họ đã thiếu một định luật vật lý. Nghệ thuật và tự nhiên đã không hòa hợp với nhau biết bao! Và những định luật cầu trong lực bị rối loạn đến thế mà không có một lý do căn bản nào…
– Ông muốn nói cái gì vậy? Bị bỡ ngỡ bởi các nhận xét hình như rất xa lạ với những suy nghĩ bí mật của bọn họ, Hortense hỏi – Ông muốn nói gì vậy?
– Ôi! Không có gì – Ông trả lời – Tôi chỉ ngạc nhiên đã không hiểu sớm hơn tại sao mọi thần Mercure này không đâm đầu xuống như là nhiệm vụ của nó phải thế.
– Và lý do?
– Lý do? Tôi hình dung là Pancardi, trong khi mân mê bức tượng để dùng nó phục vụ cho mục đích của mình, đã làm hỏng sự cân bằng nhưng sự cân bằng đó được lặp lại nhờ một cái gì đó giữ ông thần ở phía sau để bù lại tư thế rất bấp bênh của ông.
– Cái gì vậy?
– Đúng, trong trường hợp mà tượng có thể bị niêm phong. Nhưng nó không phải như vậy, tôi biết điều đó, vì từ trên cao của một cái thang, tôi nhận thấy Pancardi nâng tượng lên và lau chùi nó cứ hai hoặc ba ngày một lần.
Vậy thì chỉ còn một giả thiết độc nhất: đối trọng.
Hortense nhảy cẫng lên. Một ít ánh sáng đến lượt nó soi sáng bà. Bà thì thầm:
– Một đối trọng.. Ông cho rằng nó nằm… trong đế sao?
– Tại sao lại không?
– Điều đó có khả năng không? Nhưng trong trường hợp đó, làm sao mà Panearđi lại cho ông cái tượng đó…
– Ông ta không cho tôi cái tượng này – Rénine nói – Tượng này chính tôi lấy nó.
– Nhưng ở đâu? Và bao giờ?
– Lúc nãy, khi bạn ngồi ở phòng khách. Tôi luồn chân qua cửa sổ, cửa nằm trên biển hiệu và bên cạnh hốc tường chứa nó. Và tôi đã đánh tráo, nghĩa là tôi đã lấy cái tượng nằm bên ngoài có lợi cho tôi và để lại các tượng không chút giá trị nào mà Pancardi cho tôi.
– Nhưng tượng này không nghiêng ra phía trước sao?
– Không, không nghiêng hơn bức tượng đặt trên tấm ván của cửa hàng của ông ta. Nhưng Pancardi không phải là nghệ sĩ. Một sự sai lệch về độ thẳng đứng không đập vào mắt ông, ông ta chỉ thấy ở đó lửa và ông ta vẫn tiếp tục tin tưởng là vận may đang ưu đãi ông. Đây là bức tượng, bức tượng của biển hiệu. Tôi có phải đập vỡ chân đế để lấy kẹp móc của bà ra khỏi cái vỏ chì gắn liền cho phía sau chân đế mà nó đang đảm bảo sự cân bằng của thần Mercure không?
– Không!… Không!… Vô ích! Hortense nhanh nhẹn trả lời với giọng nhỏ nhẹ.
Sự trực giác, tính tế nhị của Kénine, sự khéo léo mà ông dùng để tiến hành tất cả sự việc ấy, đối với bà, vẫn nằm trong bóng tối vào phút quý giá đó. Nhưng bà bỗng nhiên suy nghĩ là cuộc phiêu lưu thứ tám đã kết thúc và những sự thử thách đã có lợi cho ông nhưng thời bạn cuối cùng định cho cuộc thử thách sau cùng vẫn còn chưa đến.
Tuy nhiên, ông ta nhận định việc đó một cách khắt khe:
– Tám giờ kém mười lăm – Ông nói.
Một sự im lặng nặng nề hình thành giữa họ mà người này cũng như người kia chịu sự ngượng ngùng đến mức do dự làm bất cứ hành động nhỏ nhoi nào. Để phá tan sự im lặng, Rénine nói đùa:
– Ông Pancardi dũng cảm ấy, ông tốt bụng biết bao khi cho tôi biết tin tức! Hơn nữa tôi biết rõ là bằng cách làm ông bực tức, rốt cuộc tôi đã thu được trong những câu nói của ông, cái chỉ dẫn nhỏ mà tôi còn thiếu. Thật đúng như người ta đặt một bật lửa trong bàn tay của ai đó và truyền lệnh cho ông ta dùng nó. Và cuối cùng một tia sáng bùng lên. Tia sáng ở tôi, cái gì đã sản sinh ra nó, chinh là sự xích lại gần nhau vô ý thức, nhưng không tránh khỏi mà ông ta đã làm giữa cái kẹp móc bằng mã não. Nguyên tắc của vận may và thần của vận may. Điều đó là đủ. Tôi hiểu là sự kết hợp ý kiến xuất phát từ trong thực tế, ông ta đã liên kết hai vận may vào nhau, nghĩa là để rõ hơn, bằng cách giấu đồ trang sức vào bản thân khối của tượng. Và ngay tức thời tôi nhớ đến thần Mercure đặt nằm ở bên ngoài và đến sự khiếm khuyết về sự cân bằng…
Rénine bỗng im lặng; đối với ông hình như tất cả những lời nói của ông đều rơi vào khoảng không. Người đàn bà trẻ áp bàn tay của mình lên trán và như vậy che khuất con mắt mình. Bà giữ im lặng và tỏ ra xa vắng.
Thực tế, bà không nghe. Sự chung cuộc của cuộc phiêu lưu đặc biệt và cách thức mà Rénine xử sự trong trường hợp ấy không làm bà thích thú nữa. Điều mà bà suy nghĩ, đó là toàn bộ những cuộc phiêu lưu mà bà đã sống từ ba tháng nay và thái độ kỳ diệu của người đàn ông, người đã hiến cho bà sự tận tâm. Bà nhận thấy, như trên một bảng ma thuật, những hành động phi thường được ông ta hoàn thành, tất cả những điều tốt đẹp mà ông đã làm, những cuộc sống được cứu thoát, những nỗi đau được xoa dịu, các án mạng bị trừng phạt, trật tự được khôi phục lại ở mọi nơi mà ý muốn bậc thầy của ông tác động. Không có gì là không thể đối với ông. Việc gì mà ông bắt tay vào thì ông thực hiện nó. Mỗi cái đích mà ông đi tới, đều đạt trước thời bạn. Và tất cả không cần sự cố gắng thái quá, đối với sự bình tĩnh của con người biết sức mạnh của mình và biết không có cái gì cưỡng lại con người đó được.
Vậy thì bà có thể chống lại ông không? Tại sao và như thế nào để bảo vệ mình? Nếu ông buộc bà phải khuất phục thì có nên chống lại ông ta không và cuộc phiêu lưu cuối cùng này phải chăng đối với ông ta còn khó khăn hơn mọi cuộc khác? Trong khi chấp nhận bà tự chạy trốn, liệu trong vũ trụ mênh mông có một chỗ trú mà bà tránh khỏi sự theo đuổi của ông không? Ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên của bọn họ, cái chung cuộc đã chắc chắn, vì Rénine mạnh mẽ tuyên bố là ông ta sẽ như thế.
Tuy nhiên bà vẫn tìm những vũ khí mới, một sự che chở và bà tự nói là, nếu ông ta làm tròn tám điều kiện và nếu ông trả lại bà cái kẹp móc mã não trước khi giờ thứ tám điểm, dầu sao thì bà cũng được bảo vệ bởi sự việc là giờ thứ tám phải điểm ở đồng hồ của lâu đài Halingre chứ không phải ở nơi nào khác. Thoả ước là khắt khe. Ngày đó, Rénine có nói khi nhìn môi bà mà ông thèm muốn: “Quả lắc cũ bằng đồng lấy lại sự vận động của nó, và khi đến thời bạn quy định, nó sẽ lại đánh tám tiếng, lúc đó…”.
Bà ngẩng đầu lên. Ông ta vẫn không động đậy, vẻ mặt nghiêm nghị và lặng lẽ chờ đợi.
Bà suýt nói với ông và bản thân bà chuẩn bị các lời của mình:
“Ông biết đấy… thoả hiệp của chúng ta muốn đó là đồng hồ của Halingre. tất cả các điều kiện đều đã hoàn thành. Nhưng điều kiện này thì chưa. Vậy thì tôi tự do, phải không nào? Tôi có quyền không giữ một lời hứa mà thực sự tôi chưa hứa, nhưng tự nó sụp đổ… Và tôi được tự do… được giải phóng khỏi sự ngại ngùng phải không?…”.
Bà không có thì giờ để nói. Ở vào giây đồng hồ chính xác đó, phía sau bà, một sự khởi động diễn ra, giống như sự khởi động của một đồng hồ sắp điểm giờ.
Một tiếng chuông đầu tiên vang lên, rồi tiếng thứ hai, tiếp đến tiếng thứ ba…
Hortense phát ra một tiếng rên rỉ. Bà nhận được ngay cả âm sắc của đồng hồ cũ Halingre mà trước đâv ba tháng, trong khi phá vỡ một cách siêu tự nhiên sự im lặng của lâu đài hoang vắng, đã đẩy hai người vào con đường phiêu lưu.
Bà đếm. Đồng hồ đánh tám tiếng.
– A! – Trong trạng thái hoàn toàn suy yếu bà nói thì thầm và lấy bàn tay che mặt… – Đồng hồ… đồng hồ ở nơi đây… đồng hồ ở chỗ kia… tôi nhận biết tiếng của nó…
Bà không nói gì hơn. Bà đoán là Rénine đang nhìn bà và cái nhìn đó lấy đi tất cả sức lực của bà. Vả chăng bà chỉ có thể phục hồi lại chúng nếu như bà dũng cảm hơn thế và không tìm sự kháng cự nhỏ nhoi chống lại ông, với lý do là bà không muốn chống lại. Tất cả những cuộc phiêu lưu đã kết thúc, nhưng còn một cuộc phiêu lưu phải đeo đuổi mà sự chờ đợi nó xoá nhoà kỷ niệm của tất cả các cuộc phiêu lưu khác. Đó là cuộc phiêu lưu tình ái, tuyệt diệu nhất, sôi động nhất, đáng tôn thờ nhất của các cuộc phiêu lưu. Bà chấp nhận số phận, vui sướng về tất cả những gì đã xảy đến, vì bà yêu. Bà mỉm cười, ngoài ý muốn của mình, khi nghĩ là niềm vui trở lại trong cuộc sống của bà vào ngay lúc mà người yêu của bà mang đến cho bà cái kẹp móc mã não.
Một lần thứ hai, chuông đồng hồ vang lên.
Hortense ngước mắt nhìn Rénine. Bà giãy giụa một lúc nữa, nhưng như một con chim bị làm mê đi, không thể có cử chỉ chống lại và, vì tiếng đồng hồ thứ tám đánh, bà ngả nguời vào ông, nhắm mắt lại, chờ đợi một nụ hôn mà bà biết chắc là sẽ ngọt ngào…

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.