Tại Sao Em Ít Nói Thế?

MỌI NGƯỜI BIẾT GÌ VỀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI.



1. Phải thừa nhận là để có thể cưa đổ một người hướng nội, quả thật là mức độ khó tăng hơn rất nhiều lần so với việc bạn cưa đổ một người hướng ngoại.

Nếu bạn đang có ý định cưa đổ một người hướng ngoại, hãy rủ người đó đi tới nơi đông người. Đó là những quán cafe, quán bar, quán ăn tấp nập người đi kẻ lại; hoặc nếu muốn ghi điểm trong mắt họ thì những dịp như lễ hội như bắn pháo hoa chào năm mới hay buổi diễu hành sự kiện đặc biệt khác thì bạn hãy nhắn tin, gọi điện mời họ và có thể họ đồng ý nhận lời với bạn mà không cần suy nghĩ quá lâu. Vì người hướng ngoại họ cần năng lượng từ bên ngoài, đám đông sẽ gây cho họ niềm vui và cảm giác luôn dâng trào và hưng phấn.
Tuy nhiên nếu bạn áp dụng cách thức này với một người hướng nội thì bạn đã cầm tấm vé bị loại ngay từ những bước đầu tiên.
( Trích Cưa đổ một người hướng nội, khó hay dễ ?)
2. “Điều khó khăn nhất của một cặp đôi hướng nội là ở chỗ, như hai cái lò xo cùng nén, nhưng thời điểm bùng nổ lại rất nhiều lần lệch nhau. Mà lệch nhau, nếu không thực sự thấu hiểu, hoặc có thấu hiểu đấy nhưng quá sức, sẽ dễ dàng xa nhau.
Người ta mặc định người hướng nội có nghĩa là ít nói, luôn thể hiện mọi thứ bằng hành động, ít khi tranh luận, ít hơn thua. Sự thực thì đó chỉ là vẻ bề ngoài. Người hướng nội lầm lì với ng lạ nhưng thế có thể đóng vai một triết gia đối với gia đình. Họ gần như cực kỳ ít tranh luận với người ngoài nhưng với cái đầu rất cứng, nhiều khi lại không hề nhường nhịn, xuề xoà với chính những người thân trong gia đình mình. Chắc chắn là tôi không cổ vũ cho thói sống hai mặt hay thâm độc. Nhưng ý của tôi là, trong mối quan hệ “với” và “của” mình, người hướng nội đôi khi lại gặp trúc trắc hơn hẳn với những mối quan hệ ngoài xã hội.( Theo lời kể của chị An Ngân )
– Chị và mẹ chồng chị cùng nhóm A ,hiểu nhau đến nỗi có thể đọc được suy nghĩ của nhau. Chị hướng nội thuần hơn ,còn bà thì hay tham gia các nhóm văn nghệ, hát hò. Mọi người hay nhầm bà là người hướng ngoại nhưng thật ra bà làm như vậy vì sợ bị chê là không hòa đồng ,ít nói .Lúc ở nhà bà mới thể hiện sự hướng nội của mình. Bài viết rất đúng ở chỗ những người hướng nội đã giận nhau thì rất dai và hình như không ai có thiện chí muốn hòa giải. Điều đó đẩy mọi chuyện đi rất xa. ( Thu Hà )
( Trích Những bất ổn xuất hiện trong mối quan hệ của những cặp đôi hướng nội)
3. Hãy đến hai câu chuyện của hai bạn người hướng nội kể lại như sau :

“Mình nói tốt, nói hay, làm MC ổn. Từng đi dạy học và giảng bài rất ấn tượng. Là hoạt náo viên gây cười ở những chương trình tập thể nhiều lần, được đánh giá cao. Viết khá. Ưa vận động.Nhưng mình chính xác là một người hướng nội. Lý do mà mình luôn hoạt động hiệu quả ở các chương trình tập thể, ở chỗ đông người chính bởi vì mình là người hướng nội. “ ( An Ngân )
“Trong đám đông em vẫn nói chuyện vui vẻ, linh hoạt, tạo tiếng cười cho mọi người. Chỉ là tự bản thân mình không thấy thoải mái bằng lúc ở một mình. Em cũng giỡn nhây, nói chuyện bựa, nhiều ý tưởng hay ho, rất sáng tạo nhưng chưa thực tiễn nhưng chỉ nói chuyện với một số đối tượng nhất định, không phải ai cũng tiếp xúc được. Và những đối tượng đấy một khi đã hợp thì nói dai nói dài nói dại nói không biết chán. Hồi bé vẫn thi thố, tham gia các hoạt động ngoại khóa, không quá nhát hay sợ sệt đám đông. Được một số người nhận xét là hoạt ngôn. Thực ra người hướng nội làm được hết những điều mà người hướng ngoại làm nhưng hầu như năng lượng cạn kiệt nhanh hơn nếu phải làm xuyên suốt.. Và thường thì cách nạp năng lượng tốt nhất là để họ yên tĩnh một mình.” (Ánh Tuyết )
( Trích “Khi người hướng nội giả vờ hướng ngoại )


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.