Tại Sao Em Ít Nói Thế?

Sức mạnh của lời nói



Khi bạn được một người khác mời một thứ gì đó, ví như “Bạn có muốn một tách cafe không?”, người Việt Nam thường trả lời “Không”, hoặc “Có, cảm ơn”. Nhưng người nước ngoài họ “cảm ơn” kể cả khi họ không có nhu cầu “Không, tôi uống rồi, cảm ơn bạn”.
Việc sử dụng kỹ năng “cảm ơn – xin lỗi” cho thấy phép lịch sự trong giao tiếp của giới trẻ đang giảm sút. Ra đường, hỏi đường bác xe ôm nhưng lại quên mất cảm ơn khi đã được chỉ đường, đánh rơi đồ vật được người khác nhặt giúp, vì quá “vội vàng” lại quên cảm ơn.
Với “cảm ơn” cũng vậy. Khi nói “cảm ơn”, là bạn thể hiện sự đánh giá cao. Khi không nói “cảm ơn” thể hiện bạn đòi hỏi một người làm gì đó. Hầu hết mọi người đều thích được đánh giá cao.
Công việc dù có khó khăn, nặng nhọc đến đâu, cũng không được quên thái độ nhã nhặn, sự tôn trọng lẫn nhau – yếu tố quan trọng gắn kết mọi người trong công ty. Chỉ cần giữ điềm tĩnh, mọi việc sẽ ổn. Hãy nở nụ cười và nói lời cảm ơn khi được đồng nghiệp giúp đỡ dù là việc nhỏ, nói lời xin lỗi khi bản thân làm ảnh hưởng tới công việc của người khác. Những phép lịch sự thông thường này là một phần trong văn hóa của nhóm hay công ty bạn.”
Kể cả lời từ chối cũng vậy, bạn nên học cách từ chối sao cho khéo léo và không làm tổn hại đến đối phương. Đừng bao giờ từ chối một lời đề nghị ngay mà chỉ cần “cho tôi vài phút hay thời gian để suy nghĩ” và cũng đừng nên quá lâu. Khi đã chọn được quyết định thì lúc này rất đơn giản: Từ chối hoặc nhận lời. Vì bạn càng chần chừ bao nhiêu thì đối phương nghĩ bạn đang do dự bấy nhiêu và họ dễ vin cái cớ này để “làm phiền” bạn ở những lần sau.
Xã hội hướng ngoại mặc dù có rất nhiều thử thách nhưng không phải vì thế mà người hướng nội xem đây là một rào cản khiến họ khó có thể phát triển, ngược lại trong một thế giới nói không ngừng mới là nơi để các bạn rèn cái tôi của mình vẫn giữ được bản chất tích cực của mình. Cách thích nghi với nó chính là bạn chỉ cần giả vờ hướng ngoại ở những việc bạn yêu thích trong công việc, còn về lời chào thuộc về kỹ năng giao tiếp và không phải khi nào trốn tránh nó cũng là điều hay, thậm chí sẽ gây tác dụng ngược lại mà thôi.
Trong những buổi trưa chốn công sở, cách để hòa đồng khá đơn giản, bạn cũng chỉ cần “hòa mình” vào đó đôi ba phút và viện cớ mình cần làm việc rồi lặng lẽ rời khỏi đó. Bạn là người không thích nói chuyện phiếm, chuyện tin đồn nhảm là những thứ bạn không hề thích chút nào nhưng dù ghét thì bạn cũng cần học cách thích nghi để làm sao vừa phát triển ưu thế của tính hướng nội vừa đồng thời giữ được năng lượng của mình luôn được bảo toàn trong một ngày cho đến lúc bạn vừa đặt chân về nhà và lại coi đó là thế giới an toàn riêng của mình.
Vậy nên, hãy biết nói lời chào, cảm ơn hay xin lỗi đầy chân thành và nếu có bị giữ lại trong một cuộc hội thoại thì cũng không cần bạn gồng mình ở lại đó quá lâu. Hãy dành thời gian một chút thôi rồi xin phép họ quay trở lại công việc của mình, thế giới của mình. Vậy là đủ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.