Arsène Lupin, nói chính xác thì anh nghĩ về thanh tra Ganimard như thế nào?
– Bạn thân mến ạ, nhiều cái tốt lắm.
– Nhiều cái tốt? Vậy thì tại sao anh không khi nào bỏ lỡ thời cơ để biến ông ta thành trò cười?
– Thói quen xấu đấy thôi, mà tôi cũng lấy làm hối hận. Thói thường nó như thế đấy. Ông ta là một người cảnh sát dũng cảm. Ít có kiểu người gan dạ như thế, được giao nhiệm vụ bảo đảm trật tự, bảo vệ chúng ta chống lại những tên vô lại; họ đã không quản gian nan vì mọi người chúng ta, những người lương thiện. Trái lại, chúng ta không làm gì cho họ mà chỉ có những lời mỉa mai, châm chọc và coi thường. Thật ngu ngốc!
– May quá, Lupin ạ, anh nói y như một trưởng giả chân chính vậy.
– Thế tôi phải làm gì mới được? Nếu tôi có ý định hơi riêng tư về quyền sở hữu của người khác thì tôi thề với anh điều đó thay đổi hoàn toàn khi quan hệ sở hữu thuộc về tôi. Ái chà, không cần phải biết được, thấy được, sờ được cái gì là của tôi. Ấy! Túi tiền của tôi, cái ví của tôi, chiếc đồng hồ quả quýt của tôi… đừng mó tay vào! Bạn thân mến ạ, tôi có tâm hồn của người quản đốc, những bản năng của người tiểu thương, sự tôn trọng tất cả những truyền thống và quyền lực. Cho nên, Ganimard gợi cho tôi rất nhiều về lòng quí mến và sự biết ơn.
– Nhưng ít cảm phục thì phải.
– Cũng cảm phục lắm chứ! Trừ lòng dũng cảm không gì khuất phục được là đặc điểm của các ông ở cơ quan an ninh thì Ganimard có những đặc tính rất nghiêm túc của tính cả quyết, của sự sáng suốt, của khả năng phán đoán. Tôi đã thấy ông như thế trong công việc. Đó là một con người cá tính. Anh có biết cái mà người ta gọi là câu chuyện về “Cdith cổ thon ba ngấn” không?
– Cũng như mọi người thôi!
– Có nghĩa là không biết gì. Thì đây, vụ việc này có thể là vụ việc mà tôi đã trù tính tốt, chu đáo nhất và thận trọng nhất, vụ việc tôi đã góp nhặt nhiều điều chưa thật sáng tỏ, còn bí ẩn nhất, vụ việc mà khi thực hiện, đòi hỏi có sự chủ động cao nhất. Một ván bài thực sự, tài tình, gay cấn và chính xác. Thế mà Ganimard đã gỡ rối được. Thực tế, nhờ có ông ấy mà người ta biết được sự thật ở bến cảng Orfèvres. Và tôi cam đoan với anh rằng đấy là một sự thật không đến nỗi tầm thường.
– Tôi có thể biết được sự thật đó không?
– Hẳn là… ngày một ngày hai… khi tôi có được thì giờ. Nhưng tối nay cô Brunelli khiêu vũ ở nhà hát nhạc kịch và nếu cô ấy không trông thấy tôi trên chiếc ghế thường ngồi thì…
Những cuộc gặp gỡ của tôi với Lupin là hiếm hoi. Khi những cuộc gặp gỡ đó làm cho anh vui lòng chăng nữa thì cũng khó mà thố lộ được hết. Chỉ có từ từ từng ít một trong những khoảnh khắc trao đổi chuyện riêng mà tôi có thể ghi nhận nhiều pha khác nhau trong câu chuyện mà tôi khôi phục lại trong tổng thể của nó và trong những chi tiết của nó.
Nguồn gốc câu chuyện mà tôi nhớ được và tôi bằng lòng với những sự việc như sau:
– Cách đây ba năm, một chuyến tàu đi từ Brest đến ga Rennes, người ta thấy cánh cửa của một toa chở hành lý bị hỏng. Toa hành lý do một người Braxin giàu có thuê, đó là đại tá Spramiento cũng đi cùng vợ trên chuyến tàu đó.
Toa hành lý bị hỏng, chở một lô những bức trướng treo tường. Chiếc hòm bị vỡ chở những bức trướng, trong đó có một bức trướng biến mất.
Viên đại tá Sparmiento phát đơn kiện công ty đường sắt, đòi bồi thường thiệt hại lớn do mất giá vì vụ trộm gây nên cho bộ sưu tập những bức trướng.
Cảnh sát đã truy tìm, công ty hứa một khoản tiền bảo hiểm quan trọng. Hai tuần sau một phong thư để ngỏ được gửi qua bưu điện, cơ quan bưu chính đã mở ra, người ta biết được vụ cướp đã xảy ra dưới sự điều hành của Arsene Lupin và ngày hôm sau có một kiện hàng đến Bắc Mỹ. Ngay tối hôm đó người ta tìm thấy bức trướng ở trong một cái hòm bị giữ lại ở ga Saint Lalarro.
Như vậy vụ cướp thất bại. Lupin cảm thấy thất vọng, Anh ta nảy ra tâm trạng bực bội trong một bức thư gửi cho đại tá Sparmiento trong đó anh ta đã nói với ông những lời sau đây khá rõ ràng: “ Tôi chỉ khiêm tốn lấy một bức thôi. Lần sau tôi sẽ lấy cả mười hai bức. Biết rồi thì phải giữ. – A.LM
Đã vài tháng nay, đại tá Sparmiento chỉ ở trong một toà nhà trong cùng của một khu vườn nhỏ nằm góc đường Paisandorie và đường Dufrenoy. Đây là một người đàn ông tầm thước, vai rộng, tóc đen, nước da ngăm ngăm, ăn mặc thanh lịch, giản dị. Ông lấy bà vợ trẻ, người Anh, rất đẹp nhưng không được khỏe, còn bị tác động sâu sắc bởi biến cố về những bức trướng bị mất cắp. Ngay từ ngày đầu tiên, bà đã bàn với chồng hãy bán những bức trướng với bất kì giá nào. Ông đại tá, với bán tính quá cương quyết và quá khăng khăng không chịu nhường bước trước những gì mà ông cho là tính thất thường của phụ nữ. Ông chẳng bán chác gì cả, nhưng lại tăng cường những biện pháp phòng ngừa và tập trung mọi biện pháp của chính mình để làm cho bất kỳ vụ trộm cướp nào cũng không thể thực hiện được,
Trước hết, để kiểm soát được mặt tiền mở ra vườn, ông cho xây bít tất cả các cửa sổ của tầng trệt và cửa lầu một mở ra phố Dufrenoy. Sau đó ông đòi hỏi sự cộng tác của người đầy tớ riêng đảm bảo sự an toàn tuyệt đối của tài sản. Người ta đặt tại nhà ông tại mỗi cửa sổ của hành lang, nơi treo những bức trướng, những thiết bị báo động giấu kín mà chỉ mỗi mình ông biết nơi đặt và chỉ chạm khẽ là tất cả, những bóng đèn điện của toà nhà bật sáng lên, và tức khắc toàn bộ hệ thống chuông điện đồng loạt rung lên.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm mà ông đã thỏa thuận trước cam kết là ông để cho ba người đàn ông do họ trang bị và ông trả lương đến trực đêm ở tầng trệt của toà nhà. Với mục đích này, họ chọn ba viên thanh tra cũ, tin cậy đã được thử thách và hết sức căm ghét Lupin.
Còn về những người đầy tớ của ông, ông đại tá đã biết họ từ lâu, ông bảo đảm, chịu trách nhiệm về họ.
Tất cả những biện pháp ấy xong xuôi, sự bảo vệ toà nhà được tổ chức như bảo vệ một công trình quan trọng.
Ông đại tá mở một cuộc chiêu đãi lớn, một kiểu tiếp khách mà các khách mời ngồi thành hai vòng trong đó có cả ông, cùng với một số các quí bà, các nhà báo, các nhà tài tử, các phê bình gia nghệ thuật.
Ngay khi đi qua cửa sắt của một căn vườn giống như bước vào trong một nhà tù; ba viên thanh tra nghiệp dư đứng dưới cầu thang yêu cầu anh xuất trình thiếp mời và nhìn thẳng vào anh bằng con mắt soi mói, tưởng chừng như họ sẽ lục soát anh hoặc sẽ lấy dấu vân tay của anh vậy.
Viên đại tá tiếp khách ở lầu một vừa cười vừa xin lỗi, vui vẻ giải thích những sự xếp đặt do ông nghĩ ra là để đảm bảo an toàn cho những bức trướng của ông.
Vợ của ông ngồi cạnh ông, đẹp về tuổi trẻ, về duyên dáng, tóc hoe, nhútt nhát, yểu điệu, với một phong cách đượm buồn, duyên dáng, cái vẻ nhẫn nhục của những người mà số phận đang đe doạ.
Khi tất cả các khách mời đã tụ họp đông đủ, người ta đóng cửa sắt của khu vườn và các cửa ra vào tiền sảnh. Rồi người ta đi vào hành lang chính, mà đến được đấy phải qua được cửa bọc chắc chắn, còn các cửa sổ được cánh cửa nặng nề được bảo vệ bằng song sắt. Ở đấy có mười hai bức trướng.
Đấy là những tác phẩm nghệ thuật không gì có thể so sánh được, phỏng theo bức trướng của Bayeux được gắn cho hoàng hậu Mathilde vẽ biểu thị lịch sử của cuộc chinh phục nước Anh. Những tác phẩm ấy do một hậu duệ của một võ quan tháp tùng Guillaume, Người Chinh Phục, đặt làm từ thế kỷ XVI mà người thực hiện là một thợ dệt nổi tiếng vùng Arras tên là Jehan Gosset. Bốn trăm năm sau người ta mới tìm thấy những tác phẩm ấy ở cuối một trang viên cũ ở Bretagne. Đã tính trước, viên đại tá nâng giá vụ áp-phe lên năm mươi nghìn phơ răng. Chúng có giá trị gấp hai mươi lần chừng ấy.
Nhưng bức trướng đẹp nhất trong mười hai bức cùng “xê -ri”, bức nguyên gốc, mặc dù không phải là đề tài của bà hoàng Mathilde vẽ, lại là bức trướng mà chính Arsene Lupin ăn trộm đã thu hồi lại được. Bức trướng ấy được minh họa Cdith cổ thon ba ngấn tìm thấy xác của Harold, người yêu quí của bà và là ông vua cuối cùng của xứ Saxon, giữa những người chết trong trận Hastings.
Trước bức trướng ấy, với vẻ đẹp hồn nhiên của nét vẽ, trước những màu sắc dìu dịu và sự tập hợp sống động của các nhân vật và nỗi buồn kinh khủng của cảnh tượng, các khách mời hứng thú. Cdith cổ thon ba ngấn, bà hoàng bất hạnh oằn xuống như một bông hoa huệ tây quá nặng. Chiếc áo váy màu trắng của bà làm nổi rõ một thân hình uể oải; đôi bàn tay mịn màng của bà giơ ra với một điệu bộ kinh hãi và van xin.
Và không có gì thương tâm bằng hình dạng của bà làm cho nụ cười hết sức sầu muộn và tuyệt vọng của bà có sinh khí hơn.
Một trong những người phê bình nhận xét khác hẳn là: “Nụ cười xót xa, và lại là một nụ cười duyên dáng, thưa đại tá, nó làm cho tôi nhớ đến nụ cười của bà Sparmiento.
Và lời nhận xét tỏ ra đúng. Ông nhấn mạnh:
– Có nhiều điểm mức của sự giống nhau đập vào mắt tôi, làm cho tôi kinh ngạc ngay lập tức như đường cong rất duyên dáng của gáy, như đôi bàn tay thanh tú.. Và cùng với những gì trong bóng dáng, trong thái độ thông thường…
– Đúng như thế – viên đại tá nói thêm – do sự giống nhau này nên tôi đã quyết định mua những bức trướng. Và có một lý do khác. Đây là một sự trùng hợp thật lạ lùng, chính vợ tôi, tên cũng là Cdith – Cdith cổ thon ba ngấn, từ đó tôi đã gọi vợ tôi như vậy.
Rồi viên đại tá vừa cười vừa nói:
– Tôi mong rằng những điều giống nhau chỉ dừng lại ở đấy và Cdith thân yêu của tôi không phải như người yêu khốn khổ của ông vua trong câu chuyện đi tìm xác chết của chồng. Đội ơn chúa! Tôi rất khoẻ mạnh và chưa muốn chết. Chỉ có khi trường hợp những bức trướng biến mất… Quả vậy, tôi không trả lời liều mà không suy nghĩ.
Ông cười khi nói ra những lời ấy nhưng tiếng cười của ông không thành tiếng, rồi những ngày tiếp theo, trong tất cả những câu chuyện về chủ đề của tối nay, người ta lại thấy cùng cái cảm giác của sự khó chịu và im lặng. Cử toạ không còn biết nói gì nữa.
Có ai đó muốn pha trò:
– Ông không phải là Harold đấy chứ? Thưa đại tá?
– Quả thế, không – Ông tuyên bố và sự vui vẻ của ông không dứt – Không, tên tôi không phải như vậy và tôi cũng không giống một chút nào với ông vua xứ Saxon.
Từ đấy, mọi người có chung ý kiến để khẳng định như ông đại tá vừa kết thúc câu chuyện của mình, mặc dù còn có những ý kiến khác nhau về điểm này, thì ngay lúc đó ở phía các cửa sổ (cửa sổ bên phải hay cửa sổ chính giữa nổi lên tiếng chuông ngắn, dữ dội, không ngân lâu. Tiếng chuông ngân lên và kèm theo sau là một tiếng kêu khiếp sợ của bà Sparmiento; bà vừa thốt lên vừa nắm lấy cánh tay chồng:
– Chuyện gì vậy? Như thế là thế nào?
Các khách mời bất động, nhìn về phía cửa sổ. Ông đại tá nhắc lại:
– Như thế là thế nào? Tôi chẳng hiểu gì hết. Không ai ngoài tôi biết được nơi đặt cái chuông ấy…
Thế rồi, ngay cùng lúc, bóng tối tuyệt nhiên đột nhiên sập xuống và lập tức từ cao đến thấp của toà nhà, trong tất cả các phòng, trong tất cả các buồng, ở tất cả các cửa sổ, tiếng chuông to, chuông nhỏ đồng loạt vang lên đến váng óc.
Việc đó kéo dài trong vài giây, sự hỗn loạn ngu ngốc, sự lo sợ quá mức. Những người đàn bà gào. Những người đàn ông đạp mạnh vào cửa đóng kín. Người ta xô đẩy, chen lấn; người ta đánh nhau. Nhiều người ngã xuống, bị giẫm đạp lên; tưởng chừng như sự hốt hoảng của một đám người khiếp sợ bởi sự đe doạ của những ngọn lửa hay bởi tiếng nổ của tạc đạn. Và, trội át lên sự náo động là tiếng thét của ông đại tá:
– Im lặng!… Không động đậy!… Tôi chịu trách nhiệm tất cả!… Công tắc điện ở kia… Trong góc… Đấy…
Thực tế, ông mở một lối đi qua khách mời của ông, đến góc hành lang, và bất thình lình, ánh sáng điện lại loé lên trong khi tiếng réo rắt của chuông cũng ngừng lại.
Bấy giờ, trong ánh sáng tức thì đó, một cảnh tượng lạ xuất hiện. Hai quí bà ngất xỉu. Bà Sparmiento nhợt nhạt giống như người chết, bám vào cánh tay chồng, khuỵu xuống. Những người đàn ông, mặt tái xanh, cà vát xổ ra có vẻ như vừa đánh đấm nhau.
– Những bức trướng còn kia! – Có người nào đó kêu lên.
Người ta rất ngạc nhiên như chính sự phải biến mất của các bức trướng ấy là đương nhiên do cuộc phiêu lưu mạo hiểm và chỉ có cách giải thích như thế mới chấp nhận dược.
Nhưng không có gì suy suyển cả. Mấy bức trướng đóng giá treo trên tường vẫn còn thấy ở đấy. Và dù tiếng ồn ào vang động trong toàn bộ toà nhà, dù bóng tối bao phủ khắp nơi, những viên thanh tra không nhìn thấy ai vào, cũng không nhìn thấy ai định len lỏi vào.
Ông đại tá nói:
– Vả lại chỉ có các cửa sổ hành lang là có thiết bị chuông và các thiết bị ấy chỉ riêng có tôi là biết máy móc, tôi không cho chúng hoạt động được.
Người ta cười ầm ĩ về hiệu báo động, nhưng người ta cười một cách vu vơ và với một sự hổ thẹn chắc chắn như mỗi người cảm thấy sự phi lý trong việc điều khiển của chính ông ta. Rồi người ta chỉ có thể nhanh chóng rời khỏi ngôi nhà ấy mà dù sao người ta cùng đã thở một bầu không khí lo âu và kinh hoàng.
Sau khi ông đại tá săn sóc bà Cdith và đặt bà vào tay những người phục vụ phòng thì hai nhà báo còn ở lại gặp đại tá. Cả ba người cùng với các thám từ nghiệp dư tiến hành một cuộc điều tra mà không tìm được một chi tiết nào bổ ích. Rồi ông đại tá mở nút một chai sâm banh, do đó qua một giờ khuya – chính xác là hai giờ bốn lăm phút thì hai nhà báo ra về; ông đại tá cùng trở về phòng riêng của mình, còn các cảnh sát điều tra thì rút về phòng ở tầng trệt dành cho họ. Lần lượt họ đi canh gác, trước tiên là gác ở chỗ phải thức, rồi đi tuần trong vườn và leo lên đến tận hành lang,
Quân lệnh này thực hiện đúng giờ, trừ thời gian từ năm giờ đến bảy giờ sáng phải ngừng cho giấc ngủ thì họ không phải đi tuần nữa. Nhưng bên ngoài, trời đã sáng bạch. Vả lại nếu có một tiếng chuông reo nhỏ thì họ có bị đánh thức không?
Tuy nhiên đến bảy giờ hai mươi phút thì một người trong số họ mở cửa hành lang và đẩy cánh cửa ra thì nhận thấy mười hai bức trướng đã biến mất.
Về sau, người ta đã trách cứ người đàn ông này và các đồng sự của ông đã không báo động ngay và không bắt đầu dò xét trước khi báo cho đại tá và gọi điện đến sở cảnh sát. Nhưng tại sao lại có sự chậm trễ đó mà có thể tha thứ được, có thể làm trở ngại cho hành động của cảnh sát không?
Dù như thế nào thì đến tám giờ rưỡi, ít ra ông đại tá cũng được báo tin. Ông mặc quần áo, chuẩn bị ra đi. Tin tức dường như không làm ông quá đỗi xúc động, hay ít ra ông cũng tự kiềm chế được. Những cố gắng có lẽ quá lớn bởi vì bất thình lình ông ngồi thụp xuống một chiếc ghế tựa, và một lát buông xuống do một cơn thất vọng thực sự; thật khó để nhận xét là người đàn ông này nhìn vẻ bề ngoài là có nghị lực.
Khi đã bình tĩnh lại, làm chủ được bản thân, ông đi vào hành lang xem xét những bức tường trần trụi, rồi ngồi xuống trước một chiếc bàn viết nguệch ngoạc một bức thư, bỏ vào phong bì, dán lại ông nói:
– Này, tôi rất vội… đến một nơi hẹn khẩn cấp… đấy là một lá thư đem đến ông cảnh sát trưởng.
Rồi, vì những viên thanh tra đang nhìn ông, ông nói thêm:
– Đó là cảm giác của tôi, tôi đưa ra cho ông cảnh sát trưởng-. Sự nghi vấn của tôi… Mong họ nhận thấy… còn về phần tôi, tôi sẽ đi tìm… Ông vừa đi vừa chạy bằng những động tác mà những người thanh tra nhìn thấy chắc phải nghĩ đến sự bồn chồn.
Vài phút sau, ông cảnh sát trưởng đến, người ta đưa cho ông lá thư, trong đó có những từ sau đây:
“ Mong rằng người vợ vêu quí của tôi sẽ tha thứ cho tôi về nỗi buồn phiền mà tôi đã gây ra cho nàng. Cho đến phút cuối cùng của đời tôi, tên của nàng vẫn đọng trên môi của tôi.”
Như vậy, tiếp theo sau cái đêm ấy, trong một lúc căng thẳng thần kinh đã gây nên cho ông đại tá Sparimento một cơn ớn lạnh, ông đã chạy đi tự sát. Liệu ông có đủ can đảm thực hiện một hành động như vậy không? Hay là đến phút cuối cùng, lý trí của ông lại ngăn ông lại?
Người ta báo cho bà Sparmiento.
Trong khi người ta tiến hành tìm kiếm và người ta cố gắng để thấy được dấu vết của đại tá, bà phập phồng chờ đợi, hoàn toàn nghẹn ngào, ghê sợ.
Mãi đến buổi chiều, người ta nhận được một cú điện thoại từ thành phố Avray gọi đến. Khi ra khỏi đường hầm, sau một đoàn tàu đi qua, các viên chức đã tìm thấy xác chết của một người đàn ông cụt tay và khuôn mặt không còn của hình người nữa. Trong túi không có một giấy tờ gì. Nhưng dấu hiệu nhận dạng tương ứng với dáng của đại tá.
Đên bảy giờ tối bà Sarmiento bước xuống khỏi xe ôtô ở trong thành phố Avray. Người ta dẫn bà vào một phòng của nhà ga, người ta vén tấm ga đắp lên xác chết thì Cdith, Cdith cổ thon mềm mại nhận ra xác của chồng bà.
Trong trường hợp này, theo biểu hiện thường ngày, Lupin không có được tiếng tăm tốt.
– “Hãy coi chừng!” – Một nhà báo thời luận hay mỉa mai viết sau khi đã thâu tóm dư luận chung – không cần phải có nhiều câu chuyện kiểu như thế để cho hắn mất toàn bộ những thiện cảm mà chúng ta không hề thương tiếc cho đến lúc này. Lupin chỉ có thể chấp nhận nếu những hành động ranh ma của hắn đều làm thiệt hại cho các chủ nhà băng gian xảo, cho các nam tước nước Đức, cho các ngoại kiều đáng ngờ sống xa hoa mà không rõ lấy đâu ra tiền, cho các hội tài chính vô danh. Và nhất là hắn không hề giết chóc! Đôi bàn tay trộm cướp được; nhưng đôi bàn tay giết người thì không! Nhưng hắn không giết chóc, thì ít ra hắn cũng có trách nhiệm về cái chết này. Máu đã nhuốm trên người hắn. Những lợi khí quí tộc của hắn đã vấy máu.”
Nét mặt xanh xao của Cdith đã gợi lên lòng thương cảm xót xa, làm tăng thêm sự giận dữ và căm tức của quần chúng. Các khách mời của tối hôm trước chuyện trò, đồn đại, người ta biết các chi tiết dễ xúc động cuối buổi tối, và ngay lúc ấy một truyền thuyết được hình thành xung quanh người đàn hà tóc hoe nước Anh, truyền thuyết mượn một tính cách thực sự bi thảm của bà hoàng hậu cổ thon ba ngấn.
Ấy thế mà người ta không thể không cảm phục kì tài đặc biệt của Arsène Lupin đã thực hiện được vụ cướp. Ngay lập tức cảnh sát đã giải thích sự việc theo cách thoạt đầu các thám tử điều tra đã nhận thấy và sau đó đã khẳng định là một trong ba cửa sổ của hành lang mở toang, làm sao mà không tin rằng Lupin và các tòng phạm của hắn lại không đột nhập bằng cửa sổ này?
Giả thiết rất có thể chấp nhận được. Nhưng làm sao chúng có thể?
Thứ nhất, vượt qua hàng rào của song sắt của căn vườn cả đi lẫn về mà không ai trông thấy?
Thứ hai: Đi qua vườn và dựng một cái thang trên nền phẳng mà không để lại một dấu vết nào.
Thư ba: mở các cửa sổ mà không làm cho tiếng chuông kêu và ánh sáng đèn tòa nhà bật sáng?
Công chúng buộc tội ba cảnh sát điều tra. Quan dự thẩm chất vấn họ rất lâu, mở một cuộc điều tra tỉ mỉ về đời sống riêng tư của họ, và tuyên bố hết sức rõ ràng là họ hoàn toàn trên cả nghi vấn.
Còn về những bức trướng không gì cho phép tin rằng là có thể tìm lại được.
Chính trong lúc này thì viên thanh tra chính nghĩa Ganimard từ Ấn Độ trở về sau cuộc phiêu lưu ở đó về vụ chiếc vương miện và sự mất tích của Sonia Kirichnoff và trên sự đoan trắc của một tổng thể những bằng chứng không bác bỏ được mà những tên tòng phạm cũ của Lupin cung cấp; ông theo sát Lupin. Lại một lần nữa bị địch thủ của mình luôn luôn đánh lừa mà ông tin rằng, tên này đã làm cho ông đến Viễn Đông để loại trừ hắn trong vụ những bức trướng, ông xin các “sếp” của mình cho ông nghỉ mười lăm ngày để đến gặp bà Sparmiento và hứa với bà sẽ trả thù cho chồng của bà.
Cdith đã đến những đỉnh điểm mà ý nghĩ báo thù cũng chẳng mang đến sự khuây khoả cho nỗi đau đang dằn vặt bà. Ngay tối ngày tang lễ, bà đã thải hồi ba người thanh tra và chỉ thay vào một người đầy tớ và bà già làm nội trợ. Bất kể một nhân viên nào, mới nhìn thấy mà gợi cho bà việc đã qua, hết sức tàn nhẫn, bà cũng thấy thế. Dửng dưng với tất cả xung quanh, bà tự giam mình vào trong phòng, mặc cho Ganimard tự do hành động, vì ông đã hiểu được bà.
Ông ở dưới tầng trệt và ngay lập tức tiến hành những cuộc dò xét hết sức tỉ mỉ. Ông lại bắt đầu điều tra, nắm tình hình trong khu phố, nghiên cứu cách sắp xếp trong toà nhà, tác động thử vào từng chiếc chuông hai mươi lần. ba mươi lần.
Sau mười lăm ngày, ông ra hạn xin phép nghỉ. Cảnh sát trưởng lúc đó là ông Dubouis đến gặp ông và bắt gặp ông đang ở trên cao của một chiếc thang trong hành lang.
Ngay hôm đó, thanh tra chính ngạch thừa nhận những cuộc tìm kiếm của ông là vô ích.
Nhưng ngày hôm sau nữa, ông Dubouis lại đi qua nơi đó thấy Ganimard khá lo lắng, trước mặt trải một tập nhật báo. Sau cùng bị dồn hỏi, thanh tra chính ngạch thì thầm:
– Sếp à, tôi chẳng biết gì cả, hoàn toàn chẳng biết gì, nhưng có một ý nghĩ quái lạ làm cho tôi phiền nhiễu… Nhưng, thật điên rồ, cái ấy chẳng giải thích được gì… ngược lại nó còn làm cho tôi rối tung rối mù lên…
– Sao?
– Sếp, lúc này tôi yêu cầu ngài kiên nhẫn một chút… để tôi làm. Mà đúng, bất thình lình chưa biết ngày nào tôi sẽ gọi điện thoại cho ngài cần phải nhảy lên một chiếc xe hơi và không để phí một phút nào… Đó chính là điều bí mật cần phải được khám phá.
Hơn mười tám tiếng đồng hồ lại trôi qua. Một buổi sáng, ông Dubouis nhận được một bức điện ngắn.
– Tôi ở Lille. Ký tên: GANIMARD
– Quỉ thật – cảnh sát trưởng tự nhủ – Anh ta có thể tiến hành gì ở đấy?
Ngày lại trôi qua lại không có một tin gì, thế rồi một ngày nữa.
Nhưng ông Dubouis tin tưởng. Ông hiểu Ganimard của ông và ông biết người cảnh sát già không phải là con người chỉ hăng tiết lên mà không có lý do gì nếu Ganimard “dấn vào”, đấy là ông ấy đã có những lý do nghiêm túc để dấn sâu hơn.
Trên thực tế, tối của ngày thứ hai ấy, ông Dubouis bị gọi đến máy điện thoại:
– Sếp đấy phải không?
– Đúng là anh chứ? Ganimard?
Cả hai người đàn ông đều thận trọng. Họ tin là họ không nhầm. Đã nhận ra nhau bằng sự nhận ra tiếng nói của nhau. Ganimard vội vàng nói:
– Cần ngay mười người sếp ạ, và ngài cũng đến nữa nhé!
– Anh ở nơi nào?
– Trong ngôi nhà, tầng trệt. Nhưng tôi chờ ngài sau tấm cửa sắt của căn vườn.
– Dĩ nhiên tôi đến, bằng ôtô, được chứ?
– Vâng, sếp ạ. Ngài cho xe dừng lại cách một trăm bước. Một tiếng còi ngắn thôi, tôi sẽ mở cửa.
Mọi việc thực hiện theo qui định của Ganimard. Quá trưa một tí, tất cả ánh sáng ở các lầu trên đã tắt, ông lẻn ra đường phố và đến trước ông Dubouis. Có một chút hội ý chớp nhoáng: các viên chức nghe theo lệnh của Ganimard. Rồi ông cảnh sát trưởng cùng viên thanh tra chính ngạch cùng trở lại lặng lẽ đi qua vườn, không gây ra tiếng động và thận trọng đóng cửa lại.
– Này, sao rồi?- Ông Dubouis hỏi – thanh tra, cái đó có nghĩa là thế nào? Thực sự, chúng ta đang có vẻ như những kẻ mưu phản.
Nhưng Ganimard không cười, chưa bao giờ sếp của ông thấy ông trong tình trạng bồn chồn như thế và cũng không hề nghe ông nói gì bằng giọng ngao ngán cả.
– Có chuyện mới à, Ganimard?
– Đúng đấy, sếp ạ; lần này thì có!… Nhưng cũng vừa mới đấy thôi, nếu tôi có thể tin như vậy… nhưng tôi không nhầm,.. Tôi nắm được toàn bộ sự thật… Mà sự thật lại có vẻ huyễn hoặc, đúng là sự thật chính cống.., Không thể khác được…
– Đúng như vậy, không có gì khác.
Ông lau mồ hôi nhỏ giọt trên trán, và, ông Dubouis hỏi ông, ông tự kiềm chế, uống một cốc nước lọc rồi bắt đầu:
– Lupin thường đánh lừa tôi…
– Nói đi nào, Ganimard? – Ông Dubouis ngắt lời – Anh đi thẳng vào đề được không? Bằng hai câu, có chuyện gì thế?
– Không, sếp ạ – Thanh tra chính ngạch viện cớ – ngài cần phải biết có nhiều pha khác nhau, qua đó tôi đã vượt được. Xin lỗi ngài, nhưng tôi nghĩ như thế là cần thiết.
Rồi ông nhắc lại:
– Sếp ạ, tôi xin nói là Lupin thường đánh lừa tôi và hắn đã từng làm cho tôi khốn đốn. Nhưng trong cuộc đọ sức này, lúc nào tôi cũng ở trong thế yếu hơn… Cho đến bây giờ… ít ra tôi cũng đã thắng được hắn về sự từng trải trong mánh khoé của hắn, sự hiểu biết trong chiến thuật của hắn. Nhưng về những gì liên quan đến vụ việc của những bức trướng hầu như ngay lập tức tôi đã hướng tới chỗ đặt ra hai vấn đề này:
Thứ nhất: Lupin không bao giờ làm gì mà không biết sẽ đi đến đâu. Hắn phải dự kiến được sự tự sát của ông Sparmiento như là hậu qủa có thể có do sự biến mất của những bức trướng. Tuy nhiên Lupin dù có ghê sợ máu thì hắn vẫn cứ ăn trộm những bức trướng.
– Cái mồi có cái giá năm đến sáu trăm nghìn phơ răng mà lị. Ông Dudouis nhận xét.
– Không, sếp ạ; tôi xin nhắc lại vấn đề này là dù nguyên nhân như thế nào, dù giá trị có cao lên đến hàng triệu phơ-răng đi chăng nữa thì cũng không đời nào Lupin giết người cũng như không muốn gây ra chết chóc. Đó là điểm thứ nhất.
Thứ hai: Tại sao lại có sự náo loạn ấy vào tối hôm trước khi đang có bữa tiệc khánh thành? Dĩ nhiên lí do làm cho khiếp sợ và cuối cùng để chuyển hướng những nghi ngờ của một sự thật nếu không có nó người ta có thế nghi ngờ…
– Ngài không hiểu à sếp?
– Quả thực không.
– Quả thế…Ganimard nói. Quả thế, điều ấy chưa rõ ràng. Và chính tôi, khi đặt ra cho tôi về vấn đề trong các quan hệ ấy, tôi cũng không hiểu rõ..Thế nhưng tôi có cảm giác là đã đi đúng đường -Vâng không còn nghi ngờ gì nữa là Lupin muốn chuyển những ngờ vực về cho hắn – chúng ta đồng ý … Để chính người điều hành sự việc chưa biết rõ là ai cả.
Ông Dubouis phỏng đoán:
– Một kẻ tòng phạm đã trà trộn trong số khách mời để vận hành cho những cái chuông hoạt động… Rồi sau khi chuông đã bắt đầu reo thì hắn đã có thể lẫn vào trong toà nhà phải không?
– Thế đấy… Thế đấy… Ngài đã gần đoán ra rồi đấy sếp ạ. Chắc là những bức trướng không thể mất trộm bởi một kẻ nào đó lén lút vào trong toà nhà, hoặc bởi một kẻ nào đó ở sẵn trong đó và cũng chắc rằng khi kiểm tra danh sách các khách mời và tiến hành một cuộc điều tra về mỗi người trong số đó, người ta có thể…
– Sao?
– Này, sếp ạ, có một đấy… nhưng chính là có ba cảnh sát điều tra cầm danh sách này trên tay khi các khách mời đến và họ cầm danh sách đó khi khách mời ra về. Nhưng sáu mươi ba khách mời vào và sáu mươi ba đi ra. Vậy…
– Thế là một tên đầy tớ à?
– Không phải.
– Các cảnh sát điều tra phải không?
– Không.
– Nhưng… nhưng… Người cảnh sát trưởng sốt ruột nói – nếu vụ trộm do từ trong nội bộ…
– Đấy là một điểm không còn bàn cãi vào đâu được – người thanh tra chính ngạch khẳng định – trong khi có sự náo động dường như tăng lên. Thế là không lưỡng lự. Tất cả những cuộc tìm kiếm của tôi đều đi đến một sáng tỏ, cho đến một hôm tôi đã đi đến một kết luận như thế này. Về lý thuyết và thực tế, vụ trộm cắp chỉ có thế xảy ra nhờ có sự giúp đỡ của một tên tòng phạm ở tại tòa nhà. Thế mà lại không có tòng phạm!
– Vô lý – ông Dubouis nói.
-Vô lý, quả thế – Ganimard nói – và chính khi tôi nói cái từ “vô lý” này thì sự thật lại nảy ra trong tôi.
– Thế nào?
– Ôi! Một sự thật hết sức khó hiểu, không hoàn chỉnh, nhưng lại đầy đủ. Với sợi dây dẫn này, chắc là tôi phải đi đến đích. Ngài hiểu không, sếp?
Ông Dubouis im lặng. Chính hiện tượng xảy ra với ông, nó cũng đã xảy ra ở Ganimard – ông thì thầm:
– Nếu không phải là một người khách mời nào, không phải những người đầy tớ, cũng không phải các cảnh sát điều tra, thì không còn ai nữa…
– Có chứ sếp, còn một người nào đó chứ.
Ông Dubouis rùng mình như chính ông bị một cú sốc, và bằng một giọng để lộ cảm xúc của mình, ông nói:
– Không đâu, rồi chúng ta xem: thật không thể chấp nhận được.
– Tại sao ạ?
– Nào, anh nghĩ xem…
– Vậy ngài nói đi, sếp… Ngài nói đi.
– Cái gì!… Không đúng, phải không.
– Ngài nói xem, sếp!
– Không thể như thế được! Thế nào! Sparmiento lại là tòng phạm của Lupin!
Ganimard cười ngượng nghịu:
– Tuyệt vời… tòng phạm của Arsene Lupin –
– Như thế hoàn toàn trở lên sáng tỏ. Trong đêm tối và trong khi ba cảnh sát điều tra thức đêm ở dưới hay đúng hơn là họ ngủ, bởi vì ông đại tá đã cho họ uống sâm banh, có thể là một sự việc đáng ngờ. Ông đại tá ấy đã tháo những bức trướng và tuồn qua cửa sổ phòng riêng của ông, phòng ở lầu hai mở ra một phố khác mà người ta không giám sát vì các cửa sổ phía trong đã xây bít.
Ông Dubouis suy nghĩ rồi nhún vai:
– Không thể chấp nhận được!
– Thế thì tại sao ạ?
– Tại sao à? Bởi vì nếu viên đại tá là tòng phạm của Arsenne Lupin thì ông ta không đời nào lại tự tử sau khi ông ta đã làm xong cái việc của ông ta. – Thế ngài cho ông ta đã tự sát thật à?
– Chứ sao! Người ta đã tìm thấy xác của ông ấy.
– Với Lupin, tôi đã nói với ngài là, với hắn, không có sự chết chóc đâu. – Nhưng xác chết là có thật. Vả lại bà Sparmiento đã nhận ra xác của chồng.
– Sếp ạ, tôi sẵn sàng nghe ngài. Tôi cũng vậy. Chứng cứ đã gây cho tôi nhiều phiền nhiễu. Thế là bỗng nhiên thay vì một đối tượng, trước mặt tôi đã có ba tất cả.
Một: Arsènne Lupin, tên cướp.
Hai: Tòng phạm của hắn, đại tá Sparmiento.
Ba: Một xác chết. Quá phong phú. Trời đất ơi! Vứt bớt đi chứ!
Ganimard cầm một bó nhật báo, mở dây chằng rồi lấy một tờ đưa cho ông Dubouis:
– Ngài nhớ lấy đi, sếp… Khi ngài đến, tôi đã liếc qua những tờ báo… Tôi đã tìm xem ở thời kì này, không có một tình tiết có thể giống với câu chuyện của ngài và xác nhận giả thuyết của tôi. Xin ngài hãy đọc mục nhỏ này.
Ông Dubouis cầm tờ báo rồi đọc to:
“Một việc kì cục do người phóng viên của tờ báo Lille chỉ cho chúng ta, ở Morgue ở thành phố này, người ta nhận thấy sáng hôm qua một xác chết bị biến mất, xác chết của người lạ mặt, tối hôm trước đã gieo mình xuống dưới bánh xe điện hơi… Người ta chưa phỏng đoán được sự biến mất này.”
Ông Dubouis ngẫm nghĩ, rồi hỏi:
– Thế nào… Anh tin không?
Ganimard trả lời:
– Tôi từ Lille đến và cuộc điều tra của tôi không để cho một sự nghi ngờ nào tồn tại về vấn đề này. Xác chết đã bị lấy đi ngay trong đêm mà ông đại tá Sparmiento mở tiệc khánh thành, chở trên một chiếc ôtô đưa thẳng đến thành phố Avray, ở đó ôtô đỗ lại cho đến tối, gần đường xe lửa.
– Do đó, gần với đường hầm – Ông Dubouis kết thúc.
– Bên cạnh đấy, sếp ạ.
– Đến nỗi khi người ta tìm thấy, xác chết đó chỉ là xác chết mặc quần áo của đại tá Sparmiento.
– Chính xác, sếp ạ.
– Thế nào? Ông đại tá còn sống chứ?
– Như ngài với tôi đây, sếp ạ.
– Thế thì tại sao lại có những chuyện lạ lùng thế? Tại sao vụ cướp chỉ mất có mỗi một bức trướng rồi lại tìm được bức trướng đó, rồi lại mất cả mười hai bức trướng? Tại sao lại có bữa tiệc khánh thành? Và tiếng ồn ào đó là thế nào? Rồi kết cục ra sao? Câu chuyện của anh không đứng vững được, Ganimard ạ.
– Sếp à, nó không đứng vững được, vì ngài cũng như tôi, ngài đã đứng lại giữa chừng, bởi vì cuộc phiêu lưu này muốn lạ thường thì cần phải đi xa hơn, đi xa hơn nhiều đến chỗ khó tin và kinh ngạc. Và dù sao, lại không tin cơ chứ? Có phải nó không liên quan gì đến Arsenne Lupin? Có phải đúng là chúng ta không ngờ lại khó tin và kinh ngạc như thế? Nên chăng chúng ta cần phải hướng về cái giả thuyết điên rồ nhất? Và khi tôi nói đến điên rồ nhất thì cái từ không được chính xác. Tất cả cái đó, trái lại là một sự hợp lý đáng phục, một sự giản đơn ấu trĩ. Những tòng phạm à? Chúng phản lại ngài. Những tòng phạm? Để làm gì! Khi hết sức giản đơn là hết sức tự nhiên để tự mình đích thân hành động? Với chính đôi tay của mình và bởi những phương pháp của mình!
– Anh nói về cái gì đấy?… Anh nói về cái gì đấy?…
Ông Dubouis dằn từng tiếng với một sự kinh hãi tăng lên ở mỗi lời thốt lên.
Ganimard lại cười khẩy:
– Điều đó làm cho ngài sửng sốt phải không sếp? Cũng như tôi, ngày mà ngài đến gặp tôi tại đấy và ý nghĩ này làm tôi băn khoăn. Tôi đã ngây ngô vì ngạc nhiên. Thế nhưng tôi đã làm đúng như thế. Người khách hàng. Tôi biết có thể… Nhưng ý nghĩ đó, không, nó quá cứng đờ!
– Không thể được! Không thể được – Ông Dubouis thấp giọng nhắc lại.
– Trái lại là rất có thể sếp ạ. Rất hợp lý, rất bình thường và cũng rất sáng sủa như sự bí ẩn của thánh ba ngôi. Đây là hiện thân ba lần của một đối tượng. Một đứa trẻ giải một bài toán trong một phút. Bằng phép khử đơn giản. Chúng ta loại bỏ người chết thì chúng ta còn Sparmiento và Lupin. Chúng ta loại bớt Sparmiento….
– Chúng ta còn lại Lupin – Người cảnh sát trưởng thầm thì.
– Đúng, sếp ạ, Lupin hoàn toàn đơn giản, chỉ có hai âm tiết và có năm chữ cái. Lupin, bóc cái vỏ Braxin của hắn. Lupin sống lại giữa những người chết. Từ sáu tháng nay, Lupin đã biến thành đại tá Sparmiento, đi đây đi đó ở Bretagne và biết được việc tìm thấy mười hai bức trướng, hắn đã mua hết, trù tính vụ lấy trộm bức trướng đẹp nhất để thu hút sự chú ý về hắn, tức Lupin và để đánh lạc hướng cho Sparmiento, gây lên sự ồn ào trước công chúng. Tạo lên cuộc đấu tay đôi của Lupin đối với Sparmiento và của Sparmiento đối với Lupin; tổ chức bữa tiệc khánh thành làm cho khách mời kinh ngạc, rồi khi tất cả đã sẵn sàng, hắn quyết định để cho Lupin lấy trộm bức trướng của Sparmiento, thì trong khi đó vừa để Sparmiento, nạn nhân của Lupin biến mất và chết một cách bất ngờ mà không thể nghi hoặc được; để lại sự thương tiếc cho bạn bè, sự ái ngại của đám đông để hớt gọn lợi lộc của vụ trộm.
– Đúng đấy, Ganimard đứng lại, nhìn ông cảnh sát trưởng và bằng một giọng nhấn mạnh tính chất quan trọng của lời mình nói, ông kết luận:
– Để lại đằng sau ông người đàn bà goá khó mà khuây khỏa.
– Bà Sparmiento! Anh thực sự tin…
– Chứ không à – Thám tử chính ngạch nói – Người ta không dựng lên toàn bộ một câu chuyện như chuyện này mà không có vấn đề gì đằng sau… Những lợi lộc quan trọng.
– Nhưng những lợi lộc, theo tôi là do Lupin bán những bức trướng… ở Mỹ hay ở nơi khác.
– Đồng ý, nhưng sự bán chác này, đại tá Sparmiento cũng có thể thực hiện được. Và cũng tốt hơn. Vậy có vấn đề gì khác.
– Vấn đề khác à?
– Nào, sếp; ngài quên rằng đại tá Sparmiento là nạn nhân của một vụ cướp quan trọng, và, nếu ông ấy chết, ít ra là vợ goá của ông ấy còn. Vậy thì chính vợ goá của ông ấy sẽ lĩnh…
– Sẽ lĩnh gì?
– Sao, lĩnh gì à? Những điều mà người ta có bổn phận đối với bà… Số tiền bảo hiểm.
Ông Dubouis sững sờ. Toàn bộ cuộc phiêu lưu đối với ông nó hiện ra một lượt với ý nghĩ thực sự của nó. Ông thì thầm:
– Đúng thế…đúng thế…Viên đại tá đã bảo hiểm những bức trướng của mình.
– Tất nhiên! Và không phải không có gì cả.
– Bảo hiểm bao nhiêu?
– Tám trăm nghìn phơ –răng.
– Tám trăm nghìn phơ –răng!
– Như tôi đã nói với ngài. Với năm công ty khác nhau.
– Và bà Sparmiento đã lĩnh số tiền đó?
– Hôm qua bà ấy đã lĩnh số tiền là một trăm năm mươi nghìn phơ-răng, hôm nay hai trăm nghìn trong khi tôi đi vắng, các khoản phải trả khác trong tuần này chia ra thành từng đợt.
– Nhưng thật đáng sợ! cần phải…
– Sao, sếp? Trước tiên họ đã lợi dụng khi tôi vắng mặt để rút tiền. Khi bất ngờ tôi trở về gặp một giám đốc bảo hiểm mà tôi biết mặt, tôi làm cho ông ta phải nói, nên tôi biết được sự việc.
Người đứng đầu cơ quan an ninh bàng hoàng, im lặng khá lâu rồi ông mới nói lẩm bẩm:
– Dù sao thì tên đàn ông ấy thật kì quặc.
– Đúng, sếp ạ, một tên vô lại, nhưng chúng ta phải thừa nhận hắn là một gã đàn ông ghê gớm. Để cho kế hoạch của hắn thành công, cần phải thao túng thế nào để trong bốn hoặc năm tuần không có ai có thể nói ra hoặc có một ý nghĩ nhỏ nào là nghi ngờ cho đại tá Sparmiento. Mọi sự tức giận và mọi tìm kiếm phải tập trung vào một mình Lupin mà thôi. Thủ đoạn cuối cùng là chúng ta phải coi rằng là trước mặt chúng ta là một người đàn bà goá, đau khổ, đáng thương, là Cdith cổ thon ba ngấn, hình ảnh có vẻ yêu kiều, duyên dáng và huyền thoại, con người dễ làm cho người ta xúc động đến mức các quí ông của cơ quan bảo hiểm hầu như lấy làm may mắn được đặt vào đôi tay của bà số tiền để làm nhẹ bớt nỗi muộn phiền của bà. Đấy là điều phải thế.
Hai người đàn ông đứng rất gần nhau và những cặp mắt của họ không rời nhau.
Người cảnh sát trưởng nói:
– Người đàn bà ấy là thế nào?
– Sonia Krichnoff đấy!
– Sonia Krichnoff?
– Vâng, người đàn bà Nga đó tôi đã bắt giữ hồi năm ngoái lúc xảy ra vụ chiếc vương miện và Lupin đã đánh tháo để mụ ta trốn được.
– Anh chắc như thế à?
– Tất nhiên đã đổi hướng như những người khác bởi mưu mô của Lupin; tôi đã không hướng sự chú ý của tôi đến đối tượng này. Nhưng khi tôi biết được vai trò của mụ ta đảm nhiệm, tôi mới nhớ tới. Đúng là Sonia bà biến hoá thành người đàn bà nước Anh… Sonia được Lupin tin cậy, mến yêu đã không do dự với nguy nan.
Ông Dubouis khen ngợi:
– Một mẻ khá đấy,Ganimard.
– Sếp ạ, tôi muốn dược tặng ngài.
– Ồ! gì vậy?
– Bà vú già của Lupin.
– Victoire à?
– Bà ta ở đấy từ khi bà Sparmiento đóng vai quả phụ: đấy là bà nấu bếp.
– À!À!- Ông Dubouis nói – tôi khen ngợi anh, Ganimard!
– Tôi còn muốn tặng ngài hơn sếp ạ!
Ông Dubouis giật mình, bàn tay của thám tử lại run run nắm lấy bàn tay của ông.
– Anh muốn nói gì Ganimard?
– Sếp ạ, ngài nghĩ rằng, giờ này tôi quấy rầy ngài, nếu chỉ là vấn đề của con mồi ấy? Sonia và Victoire. Hừ! mấy con mụ ấy đã chờ đợi lâu.
– Sao? Ông Dubouis thầm thì. Cuối cùng ông đã hiểu được sự bồn chồn của ông thám tử chính ngạch.
– Vậy là ngài đã đoán được, sếp ạ!
– Nó ở đấy ư?
– Nó ở đấy.
– Đang ẩn à?
– Không, chỉ nguỵ trang thôi. Đấy là tên đầy tớ. Lần này, ông Dubouis không có một cử chỉ gì, không nói một lởi nào. Sự táo tợn của Lupin làm cho ông bối rối.
Ganimard cười khẩy:
– Thánh ba ngôi đã thêm được nhân vật thứ tư, Cdith cổ thon ba ngấn đã có thể phải coi chừng. Sự có mặt của người chủ là tất yếu. Hắn đã cả gan trở lại. Đã ba tuần nay hắn có trong cuộc điều tra của tôi và lặng lẽ theo dõi sự tiến triển.
– Anh đã nhận ra hắn à?
– Chúng ta không nhận ra được Lupin. Hắn có tài hoá trang và sự biến đổi làm cho người ta không thể nhận ra được hắn. Thế rồi tôi đã ở hàng nghìn nơi để suy nghĩ. Nhưng tối nay khi tôi dò xét Sonia trong bóng tối của cầu thang, tôi nghe Victoire nói với tên đầy tớ và gọi hắn là “chú bé”. Ánh sáng đã soi rõ cho tôi biết “chú bé” là ai; chính vì mà mụ ta đã chỉ ra cho tôi để tôi chú ý kỹ.
Đến lượt, ông Dubouis dường như bị đảo lộn bởi sự có mặt của kẻ thù, một kẻ thù lúc nào cũng truy đuổi mà vẫn không tóm được.
– Lần này thì chúng ta bắt được hắn. Nhất định bắt được hắn. Hắn không thoát được nữa, hắn cũng như hai con đàn bà…
– Chúng hiện ở đâu?
Sonia và Dubouis có vẻ như lo lắng khi ông quan sát; ông nói:
– Có phải đúng là từ các phòng ấy mà những bức trướng đã được tuồn qua cửa sổ khi chúng biến mất?
– Vâng.
– Trong trường hợp này, Lupin chỉ có thể trốn thoát bằng đường ấy vì các cửa sổ ấy mở ra phố Dufrenoy.
– Dĩ nhiên, sếp ạ; nhưng tôi đã thận trọng ngay khi ông đến, tôi đã cử bốn trong số người của chúng ta chốt dưới cửa sổ trong phố Dufrenoy. Quân lệnh đã rõ ràng. Nếu có kẻ nào xuất hiện ở cửa sổ và có vẻ như muốn xuống thì chúng tôi bắn. Phát đầu tiên: đạn giả, phát thứ hai: đạn thật.
– Nào, Ganimard, anh đã nghĩ đến tất cả những điều nhỏ nhặt! Và nếu nó lỡ hẹn với chúng ta, không xuất hiện trong thời gian này? Nếu nó còn trông chờ vào một mánh khoé gì đấy của chinh Lupin? Ồ! Không, không phải là chuyện đùa; chúng ta phải tóm được hắn, nhảy vào hắn ngay lập tức.
Thế là Ganimard tức giận, sốt ruột bước ra, đi qua căn vườn và dẫn vào nửa tá người của ông.
– Xong rồi, sếp! Tôi đã nhận lệnh, phố Dufrenoy, súng ngắn cầm tay và ngắm vào cái cửa sổ. Nào, chúng ta đến đấy thôi.
Sự đi lại đó gây lên một tiếng động nhất định là không thoát khỏi tai của cư dân trong toà nhà. Ông Dubouis cảm thấy mình có bàn tay không được tự nhiên. Ông quyết định.
– Chúng ta đến đấy ngay –
Việc triển khai nhanh chóng.
Với tám người đàn ông trang bị súng ngắn Browning, họ lên cầu thang không quá thận trọng, với sự nhanh chóng để chộp được Lupin trước khi hắn có thì giờ để tổ chức chống cự.
– Mở cửa – Ganimard hét lớn, nhảy xổ vào cửa ra vào của phòng bà Sparmiento.
Bằng sự ghé vai đẩy mạnh cửa, một nhân viên đã mở bật ra.
– Trong phòng không có ai. Và phòng của Victoire cũng chẳng có ai cả!
Ganimard kêu lên:
– Mấy mụ đàn bà ở trên kia! Chúng gặp Lupin ở phòng áp mái. Hãy cẩn thận!
Cả tám người leo lên lầu ba. Ganimard hết sức ngạc nhiên khi thấy cửa phòng áp mái mở toang và phòng này cũng trống rỗng. Và tất cả các phòng khác cũng thế, chẳng có ai.
– Mẹ kiếp!- ông thôi lên – Chúng nó thế nào đây? Nhưng ông cảnh sát trưởng gọi ông. Người đứng đầu cơ quan an ninh vừa xuống lầu hai, ông nhận thấy một cứa sổ không đóng, chỉ bị đẩy ra. Ông nói với Ganimard:
– Này, đấy là con đường chúng đã tẩu thoát: con đường của những bức trướng. Tôi đã nói với anh…
– Phố Dufrenoy.
Ganimard nghiến răng tức giận:
– Nhưng chúng ta đã bắn vào đó – ông khẳng nghị – đường phố đã được canh gác.
– Sếp ạ, khi tôi gọi điện, cả ba đứa đều ở trong phòng của chúng.
– Chúng đã đi trong khi anh chờ tôi ở phía căn vườn.
– Nhưng tại sao? – Tại sao? Không có một lý do nào để chúng đi trong ngày hôm nay mà không phải là ngài mai hay tuần tới sau khi đã nhận được toàn bộ tiền bảo hiểm…
Có chứ, có một lý do và Ganimard biết được lý do đó khi ông nhìn thấy một phong thư gửi cho ông đặt trên bàn. Ông bóc ra đọc mới rõ trong thư có những lời lẽ nêu lên những lý do đó.
– Tôi, kí tên dưới đây là Arsène Lupin, tên cướp đào hoa, nguyên là đại tá, nguyên là đầy tớ, nguyên là xác chết, chứng thực người có tên là Ganimard suốt thời gian lưu lại ở tại nhà này đã tỏ ra có đức tính lỗi lạc nhất. Với hạnh kiểm gương mẫu, tận tâm, cẩn thận, mặc dù không có một sự trợ giúp chỉ dẫn nào đã làm thất bại một phần những kế hoạch của tôi và đã cứu được bốn trăm năm mươi nghìn phơ-răng ở các công ty bảo hiểm. Tôi chúc mừng ông ấy về thành công đó và sẵn sàng tha thứ cho ông đã không dự kiến được rằng điện thoại ở dưới đã thông với điện thoại đặt trong phòng của Sonia Krichnoff nên khi gọi điện cho ông cảnh sát trưởng thì đồng thời ông ấy cũng điện cho tôi biết để tôi chuồn được nhanh hơn. Khuyết điểm nhỏ không thể làm lu mờ được thành tích chói lọi của ông cũng như không làm giảm được công trạng trong thắng lợi của ông.
Sau này dù như thế nào tôi cũng đề nghị ông ấy hãy nhận tấm lòng kính trọng của sự khâm phục và sự ngưỡng mộ nồng thắm của tôi.
Arsene Lupin-