Một trong những sự kiện khó hiểu nhất của thời kỳ trước chiến tranh chắc chắn là sự kiện mà người ta gọi là “sự việc của người đàn bà mang lưỡi rìu”. Lời giải đáp sẽ không được biết và nó sẽ không bao giờ được biết nếu hoàn cảnh không quá gay go, để buộc hoàng tử Rénine – chúng ta phải nói là Arsène Lupin chăng – bắt tay vào cuộc và chúng tôi ngày hôm nay cũng không thể kể câu chuyện xác thực theo lời tâm tình của ông.
Chúng ta hãy nhớ lại sự việc. Trong khoảng thời gian mười tám tháng, năm người đàn bà biến mất, năm người đàn bà có điều kiện khác nhau, tuổi từ hai mươi cho đến ba mươi, ở Paris hoặc vùng ngoại ô Paris.
Đây là tên của bọn họ: Bà Ladoue, vợ của một bác sĩ, cô Ardant con gái của một chủ nhà băng; cô Covereau, thợ giặt ở Courbevoie; cô Honorine Vernisset thợ khâu vá và bà Grollingor nhạc sĩ sơn mài. Cả năm người đàn bà biến mất mà không có khả năng thu được dù chỉ một chi tiết giải thích vì sao bọn họ đi ra khỏi nhà mình, vì sao họ không quay về người nào lôi kéo họ ra ngoài, và tại sao họ lại bị giữ lại.
Tám ngày sau khi họ ra đi, người ta tìm thấy mỗi một bà ở một địa điểm nào đó của ngoại ô phía Tây Paris, và mỗi lần, là một xác chết của một người đàn bà bị bổ một nhát rìu vào đầu. Và mỗi lần, bên cạnh thi thể người đàn bà bị trói chặt với bộ mặt đẫm máu, thân hình gầy còm do thiếu ăn là những dấu vết của bánh xe chứng tỏ xác chết được mang đến đó bằng một chiếc xe con.
Sự giống nhau của năm án mạng đến mức chỉ có độc nhất một sự chỉ dẫn bao quát cho cả năm cuộc điều tra và hơn nữa không đưa đến bất cứ một kết quả nào. Sự biến mất của một người đàn bà, sự phát hiện ra xác chết của bà ta tám ngày sau, đúng vậy. Tất cả chỉ có thế.
Các dây trói đều y hệt. Các dấu vết do bánh xe để lại cũng y hệt nhau; các nhát rìu cũng y hệt, tất cả đều trên đỉnh trán vào giữa đầu và thẳng đứng.
Động cơ nào? Cả năm người đàn bà đều hoàn toàn bị lột sạch đồ trang sức, ví tiền và đồ vật có giá trị. Nhưng người ta cũng có thể gán việc ăn trộm cho người lái xe tắc xi và cho người đi đường vì rằng các xác chết nằm ở những nơi hoang vắng. Có thể cho rằng đây là việc thực thi một kế hoạch nhằm mục đích huỷ diệt một loạt những con người được liên kết lại với nhau, chẳng hạn để được hưởng lợi một gia tài tương lai chẳng hạn? Nhưng cả ở đây nữa, cũng có cùng sự khó hiểu đó. Người ta xây dựng các giả thiết mà việc nghiên cứu tại chỗ lại phủ nhận ngay. Người ta đi theo các đường mòn vừa mới từ bỏ.
Và, đột nhiên, một sự thay đổi bất ngờ. Một bà quét đường nhặt được trên lề đường một quyến sổ nhỏ mà bà giao lại cho sở cảnh sát bên cạnh.
Tất cả các tờ giấy của quyển sổ nhỏ ấy đều để trắng, trừ một tờ mà ở đó có danh sách những người phụ nữ bị ám sát, danh sách được lập theo thứ tự thời gian và các tên có kèm theo ba con số. Lariouo, 132; Vernisset 118 v.v… Có thể người ta không để một chút quan tâm nào đến những dòng chữ ấy mà ai cũng có thể viết vì tất cả mọi người đều biết cái danh sách tang tóc. Nhưng, thay cho năm tên thì nó lại gồm có sáu! Vâng, ở dưới chữ Grollingor, 128, người ta đọc: Williamson 111. Người ta lại đứng trước một vụ ám sát thứ sáu nữa chăng?
Nguồn gốc rõ ràng Anh quốc của cái tên đã thu hẹp địa bàn tìm kiếm và làm sự việc thực sự nhanh hơn. Người ta xác định là mười lăm ngày trước đây, một cô Herbette Williamson, vú em trong mội gia đình Hauteuil, đã bỏ chỗ làm đó trở về Anh và từ ngày đó, các chị của cô ta, mặc dầu đã được thư báo trước về sự trở về nay mai của cô, đã không nghe nói về cô.
Cuộc điều tra mới. Một nhân viên đồn cảnh sát tìm thấy xác chết trong rừng Meudon. Xác chết Williamson được tìm thấy với cái trán chẻ ra ở giữa.
Thật là vô ích để nhắc lại sự xúc động của đám đông vào lúc đó và sự rùng rợn kinh hoàng của họ khi đọc bản danh sách ấy, chắc chắn được viết từ bàn tay của chính kẻ sát nhân. Có gì đáng ghê sợ hơn một sự thống kê, được cập nhật như một quyển sách của một thương gia giỏi, “ở thời điểm này, tôi giết cô này… ở thời điểm khác, cô kia…”. Và theo kết quả của phép cộng là sáu xác người.
Ngược với mọi sự chờ đợi, các nhà chuyên môn và các nhà xem tuồng chữ không có bất cứ khó khăn nào để thống nhất với nhau và nhất trí tuyên bố chữ viết là của một người đàn bà “có văn hoá”, có khiếu nghệ sĩ, có trí tưởng tượng và một sự nhạy cảm cực kỳ”. Người đàn bà mang lưỡi rìu, như các nhật báo đặt tên cho bà, không nhất thiết là xuất hiện đầu tiên và hàng nghìn bài nghiên cứu trường hợp của bà, phân tích tâm lý của bà và rơi vào những lời giải thích kỳ cục.
Tuy nhiên tác giả của một trong các bài ấy, một nhà báo trẻ, mà sự khám phá có tầm cỡ của ông mang đến chỉ một yêu tố của sự thật và rọi vào trong bóng tối ấy cái tia sáng độc nhất xuyên qua chúng. Trong khi tìm một ý nghĩa cho các con số đặt bên phải của sáu tên, ông ta tự hỏi có phải các con số đó chỉ đơn giản biểu thị số ngày phân cách án mạng này với án mạng khác. Chỉ cần thẩm tra lại những ngày tháng.
Ngay tức thời, ông ta nhận thấy sự chuẩn xác và sự đúng đắn của giả thiết. Vụ bắt cóc cô Vernisset xảy ra 132 ngày sau vụ bắt cóc bà Ladoue; vụ bắt cóc Hermine Covereau là 118 ngày sau vu bắt cóc cô Vernisset, v.v..,
Vậy thì, không còn một do dự nào có thể và công lý chỉ có thể ghi nhận một lời giải chính xác nhất cho hoàn cảnh. Những con số thích ứng với các khoảng cách thời gian. Công tác thống kê của “Người đàn bà mang lưỡi rìu” không có một sai sót nào.
Nhưng lúc đó một nhận xét được đặt ra. Cô Williamson, nạn nhân cuối cùng, bị bắt cóc ngày 26 tháng sáu trước và tên của cô được kèm theo số 114, thì người ta có phải chấp nhận là một sự bắt cóc sẽ xảy ra 114 ngày sau, nghĩa là ngày 18 tháng mười không? Ngươi ta có thể tin là công việc kinh hoàng sẽ lặp lại theo ý muốn bí mật của kẻ sát nhân không? Chúng ta có nên đi đến cùng của luận cứ bằng việc gán cho các con số, cho tất cả con số, cho số cuối cùng cũng như số khác, giá trị của ngày tháng có thể xảy ra không?
Vì rõ ràng là cuộc bút chiến ấy tiếp tục và gây tranh cãi, suốt những ngày trước 18 tháng mười ấy mà tính lô-gic muốn hoàn thành một hành động mới của thảm kịch tồi tệ. Và đó cũng là lý do vì sao điều hiển nhiên là buổi sáng ngày đó hoàng tử Rénine và Hortense, khi hẹn gặp nhau bằng điện thoại vào buổi tối, lại ám chỉ những tờ báo mà mỗi người trong bọn họ vừa đọc. “Cẩn thận! Rénine nói khi đang cười là nếu bà gặp “Người đàn bà mang lưỡi rìu” thì hãy đi theo lề đường khác.
– Và nếu bà ấy bắt cóc tôi thì làm thế nào đây? – Hortense hỏi.
– Bà hãy rải trên đường đi của mình các hòn cuội trắng và lặp lại cho đến từng giây đồng hồ cuốỉ cùng kể cả khi loé lên ánh thép của lưỡi rìu.
– Tôi không có gì để sợ, nó sẽ thả tôi ra!
– Nó, chính là tôi… Và tôi hôn bàn tay bà. Hẹn gặp nhau tối nay, bạn thân yêu.
Buổi chiều, Rénine làm công việc của ông. Từ bốn cho đến bảy giờ, ông mua những tờ báo khác nhau của các nhật báo. Không một báo nào nói đến bắt cóc.
Đến chín giờ, ông đi đến nhà tập thể dục nơi mà ông đặt trước một bồn tắm.
Vào lúc chín giờ rưỡi, Hortense còn chưa đến, ông điện thoại đến nhà bà, không một chút lo lắng. Bà hầu buồng trả lời là bà chủ còn chưa về nhà. Bị tác động bởi một sự lo lắng bất thình lình, Rénine chạy đến căn hộ được trang bị đồ đạc mà Hortense tạm thời đang ở gần công viên Monceau và ông hỏi bà hầu phòng do ông bố trí bên cạnh Hortense, một người hầu phòng rất tận tâm với bà. Người đàn bà này kể lại là bà chủ của mình đã đi ra lúc hai giờ với một bức thư có dán tem cầm tay và nói bà ra bưu điện và sẽ trở về để mặc quần áo. Từ đó không có một tin nào nữa.
– Bức thư gửi cho ai?
– Gửi cho ngài. Tôi thấy địa chỉ ghi trên bì: Hoàng tử Rénine”.
Ông ta chờ đến nửa đêm. Vô ích – Hortense không trở về và ngay cả ngày hôm sau cũng không trở về.
– Không được nói một chữ nào về việc đó- Rénine ra lệnh cho bà hầu phòng – Bà nói là chủ mình đang ở nông thôn và bà sẽ đi đón bà ấy.
Đối với ông ta, ông không có nghi ngờ. Sự biến mất của Hortense được giải thích bởi thời gian 18 tháng mười – Hortense là nạn nhân thứ bảy của Người đàn bà mang lưỡi rìu.
“Việc bắt cóc – Rénine tự nói với mình – đi trước nhát rìu tám ngày. Vậy là ở giờ này, tôi có bảy ngày tròn trước mắt. Lấy sáu ngày thôi để tránh mọi bất ngờ. Hôm nay là ngày thứ bảy: cần thiết là thứ sáu tới, lúc giữa trưa, Hortense được tự do và muốn thế, tôi phải biết hang ổ của nó, chậm nhất là tối thứ năm lúc chín giờ”.
Rénine kẻ bằng chữ lớn: “Thứ năm, tối, chín giờ” lên một tấm biển mà ông đóng đinh trên lò sưởi phòng làm việc của ông. Sau đó vào lúc giữa trưa ngày thứ bảy, ngày hôm sau của sự mất tích, ông tự nhốt mình trong phòng ấy sau khi đã ra lệnh cho người giúp việc là chỉ được quấy rầy ông vào lúc bữa ăn hoặc lúc có giấy tờ.
Ông ở lại đó bốn ngày, hầu như không động đậy. Bỗng nhiên, ông cho đưa đến một bộ sưu tập các nhật báo quan trọng nói về các chi tiết của sáu vụ án mạng đầu tiên. Khi ông đă đọc đi đọc lại chúng, ông khép các cánh cửa, các màn che và không có ánh sáng, then cài bị kéo lại, nằm dài trên ghế đi-văng, ông suy nghĩ.
Tối thứ ba, ông cũng không tiến gì hơn ở những giờ ban đầu. Bóng tối trở nên dày đặc – Ông không tìm thấy cái dây nhỏ nhất có khả năng dẫn dắt, cũng như tìm thấy một tí lý lẽ nào cho phép ông hy vọng.
Một đôi lúc, bất chấp khả năng to lớn kiểm soát bản thân và bất chấp sự tin tưởng vô bờ vào khả năng mà ông có sẵn, ông rùng mình lo sợ. Ông có thể đến kịp thời không? Không có lý do để trong những ngày cuối cùng ông thấy sáng sủa hơn là những ngày vừa trôi qua. Và lúc đó là án mạng không tránh khỏi của người đàn bà trẻ.
Ý nghĩ ấy dày vò ông. Ông gắn bó với Hortense bởi một tình cảm mạnh mẽ và sâu sắc hơn là bề ngoài mối quan hệ mà họ thể hiện. Sự tò mò lúc đầu, ý muốn khỏi thủy, nhu cầu che chở người đàn bà trẻ, nhu cầu giải trí cho bà và đưa dến cho bà sự ham thích cuộc sống đã đơn giản trở thành tình yêu. Người này cũng như người kia không để ý đến nó vì họ chỉ gặp nhau vào những giờ khủng hoảng của những cuộc phiêu lưu của người khác chứ không phải của họ để họ bận tâm. Nhưng khi gặp cú sốc đầu tiên của hiểm nguy, Rénine nhận thấy vị trí mà Hortense đã chiếm trong cuộc đời ông và ông thất vọng khi biết bà bị bắt và bị hành hạ mà ông thì bất lực.
Ông trải qua một đêm bị dày vò và bị sốt, tìm cách xoay đi xoay lại vấn đề theo mọi hướng. Buổi sáng thứ tư cũng kinh hoàng với ông. Ông hẫng chân. Không chịu giam mình ru rú mãi, ông mở cửa sổ, đi lại trong căn hộ của mình, đi ra đại lộ và lại quay về như chạy trốn trước ý nghĩ ám ảnh ông!
“Hortense đau đớn… Hortense nằm ở đáy vực thẳm… Bà thấy lưỡi rìu… Bà gọi tôi… Bà van nài tôi… Và tôi không thể làm gì..”
Vào lúc năm giờ chiều khi xem xét danh sách của sáu tên, ông phát hiện ra một điều gì đó như là một tín hiệu của sự thật mà người ta đang tìm. Một tia sáng loé lên trong đầu ông. Chắc rằng đây không phải là một ánh sáng lớn mà mọi điểm hiện ra, nhưng điều đó cũng đủ cho ông biết nên đi theo hướng nào.
Ngay tức thời kế hoạch khảo sát của ông được lập. Nhờ vào người lái xe Clément, ông gửi cho các nhật báo chính một lời ghi ngắn mà trong những thông báo của ngày hôm sau nó được viết thành chữ lớn. Clément ngoài ra còn có nhiệm vụ đi đến hiệu giặt ở Courbevoie nơi mà trước đây cô Covereau, người thứ hai trong sáu nạn nhân làm công.
Ngày thứ năm, Rénine không nhúc nhích. Buổi chiều nhiều lá thư đáp ứng thông báo của ông đến chỗ ông. Sau đó? ông nhận được hai bức điện tín. Nhưng hình như các thư và điện tín ấy không thỏa mãn điều ông chờ đợi. Cuối cùng, vào lúc ba giờ, ông nhận được một bức thư trên giấy xanh, đóng tem từ Trocadéro. Nó hình như làm ông hài lòng. Ông lật qua lật lại bức thư, nghiên cứu chữ viết, giở các trang giấy của bản sưu tầm các nhật báo của ông và kết luận khe khẽ:
“Tôi tin là người ta có thể đi theo hướng này”.
Ông tra bản đồ Paris và ghi chép địa chỉ này:
“Ông Lourtier Vaneau, nguyên toàn quyền các thuộc địa, đại lộ Clébert 47 bis”. Ông chạy đến ô tô của mình.
– Clément, đại lộ Clébert, 47 bis.
Ông được đưa vào một phòng làm việc lớn như một thư viện tuyệt vời với các sách cổ có bìa quý giá. Ông Lourtier Vaneau là một người đàn ông còn trẻ, có bộ râu cằm hoa râm. Với phong cách thân ái, thái độ cư xử thân tình, sự trang nghiêm vui nhộn ông gây cho người ta lòng tin tưởng và sự thiện cảm.
– Thưa quan toàn quyền – Rénine nói – tôi tìm hỏi ông vì tôi đọc trên nhật báo của năm vừa rồi thì ông có biết một trong các nạn nhân của “Người đàn bà mang lưỡi rìu”, cô Honnorine Vernisset.
– Chúng tôi biết rõ cô ta lắm. Ông Lourtier kêu lên – Vợ tôi thuê cô ta làm người khâu vá ban ngày. Cô gái khốn khổ!
– Thưa quan toàn quyền, một bà bạn gái của tôi vừa mới mất tích giống như sáu nạn nhân khác.
– Thế nào? – Ông Lourtier nói với một cái hếch người – Nhưng tôi theo dõi chăm chú các nhật báo thì không có gì xảy ra trong ngày 18 tháng mười.
– Có, một người đàn bà trẻ mà tôi yêu, bà Daniel đã bị bắt cóc ngày 18 tháng mười.
– Và hôm nay là 21…
– Tuy vậy, đến ngày kia thì án mạng mới xảy ra.
– Thật là kinh hoàng! Phải bằng mọi giá ngăn lại…
– Có thể tôi cứu được bạn tôi với sự giúp đỡ của ông, thưa ông toàn quyền.
– Nhưng ông đã làm đơn khiếu nại chưa?
– Không. Chúng tôi đối mạt với bí mật có thể nói là tuyệt đối, chặt chẽ, bí mật không để bất cứ một kẻ hở nào mà thông qua nó con mắt sắc sảo nhất có thể lọt qua và cũng là vô ích khi đòi hỏi sự phát hiện bằng các phương tiện thông thường như khảo sát địa điểm, điều tra, nghiên cứu dấu vết, v.v… Nếu có bất cứ một trong các phương pháp ấy chưa được dùng trong những trường hợp truớc đây thì sẽ là mất thời gian dùng nó cho trường hợp tương tự thứ bảy này. Một kẻ thù tỏ ra khéo léo và tế nhị đến thế thì không để lại phía sau nó bất cứ một dấu vết vụng về mà sự cố gắng đầu tiên của một cảnh sát hình sự bám vào.
– Vậy thì, ông làm gì đây?
– Trước khi bành động, tôi đã suy nghĩ suốt bốn ngày.
Ông Lourtier Varieau quan sát người đối thoại của mình và với một ít hài hước:
– Kết quả của việc trầm ngâm ấy?…
– Trước hết – Rénine trả lời mà không hề bối rối – tôi đã có một cái nhìn chung cho tất cả các sự việc ấy mà không có một người nào đã có cho đến nay, điều đó cho phép tôi phát hiện ra ý nghĩa chung và tách rời mọi rối rắm của những giả thiết phiền phức. Vì người ta chưa thể thống nhất về động cơ của tất cả những vụ án ấy, điều đó cho phép ông gán nó cho chỉ một loại người có khả năng thực hiện.
– Có nghĩa là?
– Cho loại những người điên, thưa quan toàn quyền.
Ông Lourtier Vaneau nhảy chồm lên.
– Những người điên? Ý kiến gì vậy?
– Thưa ông toàn quyền, người đàn bà mà người ta gọi là Người đàn bà mang lưỡi rìu là một người điên.
– Nhưng mà bà ta bị nhốt!
– Chúng ta có biết là bà ta không bị nhốt không? Chúng ta có biết là bà ta không nằm trong số những người nửa điên, bề ngoài vô hại mà người ta canh chừng ít đến mức bọn họ có tất cả quyền hành động để dấn mình vào các thói kỳ quặc nhỏ và các bản năng hoang dã hung dữ của chúng không? Không có gì sai hơn những con người ấy. Không có gì xảo trá hơn, kiên nhẫn hơn, dai dẳng hơn, nguy hiểm hơn, vô lý hơn, lôgíc hơn, mất trật tự hơn và có phương pháp hơn. Tất cả các tính từ ấy, thưa quan toàn quvên, có thể áp dụng cho sự nghiệp của Người đàn bà mang lưỡi rìu”. Sự ám ảnh của một suy nghĩ và sự lặp lại của một hành động, đó là đặc tính của người điên. Tôi còn chưa biết suy nghĩ đã ám ảnh “Người đàn bà mang lưỡi rìu” nhưng tôi biết hành dộng do suy nghĩ đó gây ra và luôn luôn là như vậy. Nữ nạn nhân được trói bằng dây y hệt nhau. Họ bị giết sau cùng một số ngày. Họ bị đánh cùng một nhát với cùng một dụng cụ, ở cùng một vị trí ở giữa trán và bằng một vết thương hoàn toàn thẳng góc. Một sát nhân bất kỳ không làm được như vậy. Bàn tay của nó run, làm lệch hướng và phạm sai lầm. “Người đàn bà mang lưõi rìu” không run Người ta nói bà ta tìm cách xử trí và lưỡi rìu của bà không chệch một đường. Ông có cần tôi đưa ra những chứng cớ khác và cùng ông xem xét tất cả các sự việc khác không? Không, phải không nào? Cái bí ẩn của câu đố thì bây giờ ông đã biết và ông cũng nghĩ như tôi là chỉ có một tên điên mới có thể hành động như thế, một cách ngớ ngẩn, man dại, máy móc theo kiểu của một cái đồng hồ đánh giờ hay của một máy chém rơi xuống…
Ong Lourtier Vaneau ngẩng cao đầu.
– Thực vậy… thực vậy… Toàn bộ sự việc có thể xét dưới góc độ ấy… và tôi bắt đầu tin là người ta phải thấy nó như vậy. Nhưng nếu ông chấp nhận ở con điên ấy loại lô-gích toán học, tôi không thấy bất cứ một mối liên hệ nào giữa các nạn nhân. Nó đã giết không chủ định. Tại sao người này mà đáng ra là người kia?
– A! Thưa ông toàn quvền – Rénine kêu lên – ông đặt cho tôi câu hỏi mà tôi đã tự đặt cho mình ngay từ phút đầu tiên, câu hỏi tóm lược toàn bộ vấn đề và tôi đã gặp biết bao khó khăn để giải quyết! Tại sao Hortense Daniel mà không phải là người khác? Giữa hai triệu đàn bà tự hiến thân, tại sao lại Hortense? Tại sao lại là cô gái trẻ Vernisset? Tại sao lại là cô Williamson? Nếu sự việc đúng như là tôi hình dung nó trong tổng thể của nó, nghĩa là dựa trên lô-gíc mù quáng và kỳ cục của một con điên, có một sự lựa chọn định mệnh. Vậy thì sự lựa chọn ấy dựa vào cái gì? Ưu điểm hoặc khuyết điểm gì hoặc dấu hiệu cần thiết nào để “Người đàn bà mang lưõi rìu” giết họ? Tóm lại, nếu bà ta chọn – và bà ta không thể không chọn – cái gì sẽ điều khiển sự lựa chọn của bà?
– Ông tìm thấy?…
Rénine dừng lại và nói tiếp:
– Vâng, thưa ông toàn quyền, tôi tìm thấy và đáng lẽ tôi có thể thấy ngay từ phút đầu vì chỉ cần xem xét cẩn thận danh sách các nạn nhân. Nhưng các tia sáng về sự thật ấy chỉ sáng lên trong đầu óc bị kích động bởi cố gắng và suy nghĩ. Hai mươi lần tôi xem danh sách mà chi tiết nhỏ ấy không hình thành trước con mắt tôi.
– Tôi không hiểu – Ông De Lourtier Vaneau nói.
– Thưa ông toàn quyền, điêu cần chú ý là, nếu nhiều người được họp lại trong một sự việc, án mạng, bê bối chung, v.v… thì cách thức chỉ tên chúng tồn tại gần như không thay đổi. Trong trường hợp đó, các nhật báo không bao giờ dùng đối với bà Ladoue, cô Ardant hav cô Covereau chỉ có tên của gia đình họ. Ngược lại, cô Vernisset và cô Williamson thường được chỉ định, trong thời gian ấy, bởi các tên tục Honorine và Herbette. Nếu sự việc là như vậy đối với sáu nạn nhân thì sẽ không còn điều bí ẩn nữa.
– Tại sao vậy?
– Bởi vì ngay từ đầu, người ta đã biết mối liên hệ tồn tại giữa sáu người xấu số như là tôi đã biết nó một cách đột nhiên bằng việc so các tên tục ấy với tên tục của Hortense Daniel. Lần này thì ông hiểu, phải không nào? Cũng như tôi, ông có trước con mắt mình ba tên tục…
Ông Lourtier Veneau tỏ ra lúng túng. Hơi bị tái đi, ông nói:
– Ông nói gì vậy?… Ông nói gì vậy?
– Tôi nói – Rénenie tiếp tục – Với một kẻ điên rồ, bằng việc tách các âm tiết này ra khỏi âm tiết khác, tôi nói là ông có trước con mắt ba tên tục mà cả ba đều bắt đầu bằng một chữ cái ấy và tất cả ba, do một sự trùng họp đáng chú ý, đều gồm có cùng một số chữ. Ông có thể kiểm tra điều đó. Nếu, mặt khác, ông tìm hiểu hiệu thợ giặt ở Courbevoie nơi mà cô Covereau làm việc, ông sẽ biết được cô ta có tên là Hilairie. Ở đây cũng cùng một chữ cái đầu và cùng một số chữ. Không cần thiết phải tìm nhiều hơn nữa. Chúng ta đã chắc chắn, phải không nào? Tên tục của tất cả nạn nhân đều cho thấy cùng những đặc tính như nhau. Và nhận xét này cho chúng ta biết một cách tuyệt đối chắc chắn cái bí mật của vấn đề được đặt ra. Sự lựa chọn của con điên đã được trình bày. Không có sai lầm. Đó là như vậy chứ không có gì khác. Sự khẳng định giả thiết của tôi ở cách chọn này táo bạo biết mấy! Chứng cớ nào của sự điên rồ? Tại sao giết các bà nầy mà không phải bà kia? Bởi vì tên của bọn họ bắt đầu bằng chữ H và chúng gồm có tám chữ! Ông nghe tôi chứ, ngài toàn quyền? Số chữ là tám, chữ cái ban đầu bắt đầu bởi H. Luôn luôn là chữ H. Và lưỡi rìu là dụng cụ tử hình. Ông nói với tôi là “Người đàn bà mang lưỡi rìu” không phải là một người điên?
Rénine ngừng nói và tiến gần đến ông Lourtier Vaneau.
– Ông làm sao thế, ông toàn quyền? Ông hình như đau khổ?
– Không, không – Ông Lourtier nói trong lúc mồ hôi trán nhỏ giọt – Không… nhưng tất cả câu chuyện làm cho tôi bối rối! Ông hãy suy nghĩ xem, tôi biết một trong các nạn nhân… Và rồi thì…
Rénine đi tìm ở trên bàn một bình nước và một cái cốc, ông rót đầy nước và đưa cho ông Lourtier. Ông này uống một vài ngụm, sau đó đứng dậy và nói tiếp với một giọng mà ông tìm cách làm cho rắn rởi hơn:
– Thôi được. Chúng tôi chấp nhận giả thiết của ông. Điều cần hơn nữa là nó sẽ đưa đến những kết quả xác thực. Ông đã làm được gì?
– Sáng nay tôi phổ biến trong tất cả các nhật báo một công bố như sau: Người nấu ăn tuyệt vời yêu cầu chỗ làm việc. Viết thư trước năm giờ chiều cho Herminie, đại lộ Hauss-mann…v.v… ông vẫn hiểu phải không, thưa ngài toàn quyền? Tên tục bắt đầu bằng chữ H và gồm có tám chữ thì cực kỳ hiếm và tất cả hơi lỗi thời. Herminie, Hilairie, Herbette… Mà các tên tục ấy, vì các lý do mà tôi không biết, rất cần thiết cho người điên. Bà ta không thể bỏ qua nó. Để tìm thấy những người đàn bà mang một trong các tên tục ấy và chỉ cho việc đó, bà ta đã thu lượm tất cả những gì còn sót lại ở bà ta: về lý lẽ, về sự phân tích, về suy nghĩ và về trí thông minh. Bà ta tìm tòi, bà hỏi, bà rình mò. Bà đọc báo ngày mà bà chẳng hiểu nhưng con mắt bà bám lấy một số chi tiết, một số chữ cái. Và do đó, tôi không do dự một giây là cái tên Herminie ấy, in bằng chữ đậm, cuốn hút con mắt bà và ngay từ hôm nay, bà ta sẽ mắc bẫy thông báo của tôi.
– Bà ta đã viết thư?- Ông Lourtier Vaneau hỏi một cách lo âu.
– Để làm những lời đề nghị của bọn họ cho người được gọi là Herminie – Rénine nói tiếp – nhiều bà đã viết những bức thư thông thường trong trường hợp đó. Nhưng tôi nhận được một thư chuyến bằng ống hơi có một lợi ích nào đó theo suy nghĩ của tôi.
– Từ ai?
– Ông hãy đọc đi, thưa ông toàn quyền.
Ông Lourtier Vaneau giật tờ giấy từ tay Rénine và liếc nhìn chữ ký. Trước hết, ông có một cử chỉ ngỡ ngàng như là ông chờ đợi một sự việc khác. Sau đó ông phát ra một tiếng cười phá lên như là ông có sự vui mừng và sự giải phóng khỏi phiền muộn.
– Tại sao ông lại cười, thưa ngài toàn quyền? Ông có vẻ bằng lòng.
– Bằng lòng, không. Nhưng bức thư này do vợ tôi ký.
– Và ông sợ chuyện gì khác sao?
– Ô! Không, nhưng vì là vợ của tôi…
– Ông không nói hết câu của mình và nói với Rénine:
– Xin lỗi, thưa ông, nhưng ông đã nói với tôi là nhận được những câu trả lòi. Tại sao, giữa các câu trả lời ấy, ông lại nghĩ là riêng câu trả lời này cung cấp cho ông một số dấu hiệu?
– Bởi vì nó mang chữ ký: Bà De Lourtier
– Vaneau, bà De Lourtier Vaneau đã sử dụng một trong các nạn nhân, Honorine Vernessé làm thợ may quần áo nữ.
– Ai nói với ông điều đó?
– Các nhật báo của thời kỳ đó.
– Và sự lựa chọn của ông không được xác định bởi nguyên nhân khác?
– Không một nguyên nhân nào. Nhưng tôi có cảm giác là từ khi tôi ở đây, thưa ông toàn quyền, tôi không nhầm đường.
– Tại sao lại có cảm tưởng ấy?
– Tôi không biết gì hơn… Một số dấu hiệu… Một số chi tiết… Tôi có thể gặp bà Lourtier không, thưa ông?
– Tôi sẽ đi đề nghị việc đó, thưa ông – Ông Lourtier nói- Mời ông đi theo tôi.
Ông ta dẫn Rénine đi qua một hành lang đến một phòng khách nhỏ mà ở đó có một người đàn bà có mái tóc hoe vàng với bộ mặt hớn hở và dịu dàng ngồi giữa ba đứa trẻ mà bà đang bắt làm việc.
Bà ta đứng lên. Ông Lourtier giới thiệu ngắn gọn và nói với vợ mình:
– Cái thư gửi ống hơi này là của em?
– Gửi cho cô Herminie ở đại lộ Hauss-mann phải không? – Bà nói – Đúng, đó là của em. Anh biết rõ là người hầu phòng của chúng ta đã thôi việc và em phải thu xếp tìm người khác.
Rénine cắt lời bà:
– Xin thứ lỗi cho tôi, thưa bà, một chữ thôi. Địa chỉ của người đàn bà này do ai đưa đến cho bà?
Bù ta đỏ mặt. Chồng bà nài nỉ:
– Trả lời đi, Suzamne. Ai cho em cái địa chỉ?
– Người ta điện thoại cho em.
-Ai?
Sau một lúc ngập ngừng, bà nói:
– Vú nuôi già của anh…
– Félicienne phải không?…
– Đúng.
Ông Lourtier chấm dứt ngay cuộc nói chuyện và không cho phép Rénine đặt các câu hỏi khác, ông lại dẫn ông ta trở lại phòng làm việc của mình.
– Ông thấy đấy, thưa ông, cái thư chuyển qua ống hơi này có một nguồn gốc rất tự nhiên. Félicienne, ngưòi vú nuôi già của tôi, người cho tôi ở trọ ở ngoại ô Paris. Bà ta đọc thông báo của ông và chính bà đã báo cho bà Lourtier… Vì rằng cuối cùng, ông ta nói thêm trong khi gượng cười, là tôi không cho rằng ông đã nghi ngờ vợ tôi là “Người đàn bà mang lưỡi rìu”.
– Không.
– Vậy thì, sự cố đã khép lại… chí ít là từ phía tôi… Tôi đã làm điều mà tôi có thể làm… Tôi theo đuổi cách lý giải của ông và tôi thành khẩn, tiếc là không thể có ích cho ông…
Ông vội vàng đuổi khéo người khách một cách thẳng thừng và làm động tác chỉ cửa đi ra cho ông ta; nhưng bị choáng váng, ông uống một chén thứ hai và ngồi xuống. Bộ mặt ông ta biến sắc.
Rénine nhìn ông ta một lúc như nhìn một đối thủ bất lực mà ông không cần tiêu diệt và ông ngồi xuổng bên cạnh ông ta, đột nhiên vồ lấy cánh tay ông ta.
– Thưa ngài toàn quyền, nếu không nói thì Hortense Daniel sẽ là nạn nhân thứ bảy.
– Tôi không có gì đế nói, thưa ông! Ông muôn tôi biết cái gì nào?
– Sự thật. Những lởi giải thích của tôi cho rằng ông biết điều đó. Cảnh khốn quẫn của ông, nỗi lo lắng của ông là những chứng cớ chắc chắn cho tôi. Tôi đến với ông như đến với một cộng tác viên. Tuy nhiên, nhờ vào một sự may mắn ngoài mong đợi, đó là một người hướng dẫn mà tôi phát hiện ra. Chúng ta đừng mất thì giờ.
– Nhưng, cuối cùng, thưa ông, nếu tôi biết thì tại sao tôi lại im lặng?
– Do sợ sự bê bối. Tôi có một trực giác sâu sắc là trong cuộc sống của ông có một vấn đề gì đó mà ông tìm cách che giấu. Sự thật đột nhiên xuất hiện với ông về thảm kịch kinh khủng, sự thật ấy nếu nó được biết thì đối với ông đó là sự ô nhục, là sự hổ thẹn… Và ông đã lùi bước trước nhiệm vụ của ông.
Ông Lourtier không trả lời nữa. Rénine cúi xuống và nhìn thẳng vào mắt ông ta:
– Sẽ không có bê bối. Tôi, người độc nhất trên đời biết điều gì sẽ xảy ra. Và tôi với nhiều quyền lợi hơn ông để không thu hút sự chú ý, vì rằng tôi yêu Hortense Daniel và tôi không muốn tên của bà bị dính dấp vào Câu chuyện kinh hoàng đó.
Bọn họ ngồi đối diện nhau một hoặc hai phút. Rénine giữ một bộ mặt cứng rắn, ông Lourtier cảm thấy là không có gì lay chuyển ông ta nếu như các lời cần thiết không được nói ra, nhưng ông không thể.
– Ông nhầm lẫn… Ông tin tưởng vào những sự việc không đúng như thế.
Rénine đột nhiên cảm thấy kinh hoàng khi nghĩ nếu con người ấy tự thu mình một cách ngớ ngẩn trong sự im lặng thì thế là hết cho Hortense Daniel và sự tức giận của ông đến mức nghĩ rằng điều bí mật của câu đố còn ở kia, như là một đồ dùng ở tầm tay của ông, nên ông bóp vào vai của ông Lourtier và lật ông ta xuống.
– Thôi nói dối đi! Cuộc sống của một phụ nữ đang có nguy cơ! Nói đi và nói ngay… Nếu không…
Ông Lourtier kiệt sức, không còn sức kháng cự. Không phải chỉ sự tấn công của Rénine làm ông sợ và đầu bàng hành động bạo lực ấy, mà ông cảm thấy bị đè bẹp bởi ý muốn không thể khuất phục ấy và hình như nó không dung thứ bất cứ một trở ngại nào – Ông nói:
– Ông có lý. Nhiệm vụ của tôi là nói hết dù có gì xảy đến.
– Không có gì xảy đến cả, tôi cam đoan với ông điều đó nhưng với điều kiện là ông phải cứu Hortense Daniel. Một giây do dự có thế mất hết. Ông nói đi. Không cần chi tiết. Chỉ cần sự việc.
Thế rồi, hai cùi tay chống lên bàn làm việc của mình, các bàn tay bóp trán, ông Lourtier- nói với một giọng tâm tình mà ông tìm cách làm ngắn gọn theo khả năng có thể:
– Bà Lourtier không phải là vợ tôi. Người đàn bà độc nhất có quyền mang tên tôi là bà kia, tôi kết hôn với bà ta khi tôi còn là một công chức trẻ ở thuộc địa. Đó là một người đàn bà khá kỳ lạ, đầu óc hơi thiển cận, chịu đựng đến mức huyền hoặc các ám ảnh và rung động của bà. Chúng tôi có hai đứa con, hai đứa sinh đôi mà bà tôn thờ và bà luôn tìm được sự cân bằng và sức mạnh tinh thần khi ở bên cạnh chúng, thế rồi một tai nạn ngớ ngẩn: một chiếc xe con đi qua, bọn chúng bị đè nát trước mắt bà. Người đàn bà khốn khổ trở thành điên, cái điên lặng lẽ âm thầm đúng như ông đã đoán ra. Một thời gian sau, tôi được bổ nhiệm đến thành phố Alge1rie, tôi đưa bà đến Pháp và gửi bà cho một người đàn bà dũng cảm đã nuôi dạy tôi. Hai năm sau, tôi làm quen với một người đàn bà, người ấy đưa đến cho tôi niềm vui trong cuộc sống của tôi. Ông đã thấy điều đó lúc nãy. Bà là mẹ của các con tôi và trở thành vợ tôi. Tôi phải hy sinh cô ấy sao? Toàn bộ cuộc sống của chúng tôi sẽ chìm vào ô nhục và tên của chúng tôi có đáng để dính dáng tới thảm kịch của sự điên cuồng và của máu ấy không?
Rénine suy nghĩ và nói:
– Bà ta tên gọi là gì, người kia?
– Hermance.
– Hermance. Luôn luôn chữ cái đầu là H… luôn luôn là tám chữ.
– Chính điều đó đã soi sáng cho tôi lúc vừa rồi – Ông Lourtier nói – Khi ông đặt lại gần nhau các tên thì ngay sau đó tôi nghĩ đến kẻ khốn khổ Hermance, là một người điên… Và tất cả chứng cứ đến trong đầu tôi.
– Chúng tôi đã hiểu sự lựa chọn các nạn nhân nhưng làm sao giải thích án mạng? Bệnh điên của bà ấy dựa vào cái gì? Bà ta có đau khổ không?
– Bà ấy hiện nay không đau khổ quá. Nhưng bà đã đau khổ về nỗi đau kinh hoàng: từ lúc hai hai đứa con bị cán nát trước mắt bà, thì ngày và đêm bà đau khổ không một giây nào nguôi, bà không ngủ dù chỉ một giây đồng hồ. Ông hãy nghĩ đến sự khổ hình đó! Thấy con mình chết suốt những giờ của những ngày dài và suốt những giờ của đêm vô tận!
Rénine phản ứng:
– Tuy nhiên có phải để xua đi những hình ảnh đó mà bà ta giết người?
– Có… có thể… – Ông Lourtier nói một cách trầm tư – đê xua hình ảnh ấy đi bằng giấc ngủ. Tôi không hiểu.
– Ông không hiểu bởi vì nó liên quan tới một người điên… Và tất cả những gì xảy ra trong một bộ óc loạn trí chắc chắn là lủng củng và bất thường. Chắc chắn là thế… nhưng dù sao, điều giả định của ông có gắn với các sự việc để chứng thực nó không?
– Có… những sự việc mà tôi có thể nói là chúng không được chú ý nhưng có giá trị hôm nay. Sự kiện đầu tiên của các sự việc ấy bắt nguồn cách đây một vài năm, vào buổi sáng khi mà vú nuôi già của tôi, lần đầu tiên nhìn thấy Hermance ngủ. Tuy vậy, bà ta lấy hai bàn tay bóp chặt một con chó mà bà làm nó chết nghẹt. Và ba lần khác, cảnh tượng được lặp lại sau đó.
– Vào lúc bà ta ngủ sao?
– Vâng, bà ấy ngủ một giấc ngủ, mỗi lần kéo dài nhiều đêm.
– Và ông đã kết luận về việc đó như thế nào?
– Tôi kết luận là việc thư giãn thần kinh gây nên bởi án mạng làm bà kiệt sức và đưa bà vào giấc ngủ.
Rénine rùng mình.
– Chính là thế! Không có một nghi ngờ gi nữa! Sự giết người và sự cố gắng của việc giết người làm bà ngủ. Vậy là điều bà làm thành công với súc vật, bà lặp lại với những người phụ nữ. Toàn bộ sự điên rồ của bà xoay quanh điểm này: bà giết họ để lấy giấc ngủ của họ. Bà thiếu giấc ngủ, bà ăn trộm giấc ngủ của người khác! Chính như thế, phải không nào? Từ hai năm nay bà ngủ phải không?
– Từ hai năm nay, bà ta ngủ – Ông Lourtier nói.
Rénine ôm vai ông.
– Và ông không nghĩ là cơn điên của bà ta có thể lan rộng và không có gì ngăn cản bà chiếm đoạt lợi ích của giấc ngủ. Nhanh lên, thưa ông, tất cả cái đó thật kinh hoàng!
Hai người đi về phía cửa nhưng ông Lourtier thì do dự. Tiếng chuông điện thoại vang lên.
– Chính nó – Ông nói.
– Cuộc điện thoại ấy à?
– Vâng, mỗi ngày, vào cùng giờ ấy, bà vú nuôi già của tôi cho tin tức.
Ông nhắc loa và đưa một trong các loa cho Rénine – ông này nhắc cho ông ta những câu hỏi mà ông cần đặt.
– Bà phải không Félicienne. Bà ta có khoẻ không?
– Không tồi, thưa ông.
– Bà ngủ ngon không?
– Kém hơn trong những ngày mới đây. Ngay đêm vừa rồi, bà đã không chợp mắt. Bà cũng hoàn toàn ủ rũ.
– Bà ta làm gì vào lúc này?
– Bà đang ở trong buồng của mình.
– Này, Félicienne. Đừng rời bà ta.
– Không thể được. Bà tự nhốt mình.
– Nên như thế, Félicienne. Phá cửa ra. Tôi đi đến… a-lô… a-lô… A! Trời ơi, chúng tôi bị…
Không nói một chữ, hai người đàn ông đi ra khỏi căn hộ và chạy đến đại lộ. Rénine đẩy ông Lourtier vào trong ôtô.
– Địa chỉ?
– Thành phố Avray.
– Tất nhiên! Ở trung tâm của các hoạt động của nó… như là con nhện ở giữa mạng nhện.
Ồng ta bị bối rối. Cuối cùng, toàn bộ cuộc phiêu lưu hiện ra trong sự thật quái gở của nó.
“Đúng, bà ta giết để chiếm giấc ngủ của bọn họ, như bà làm với các con vật. Cũng là ý kiến ám ảnh ấy nhưng tự nó được làm rối rắm hơn bằng mọi sự lôi kéo của thực hành và của sự tín ngưỡng tuyệt đối khó hiểu. Rõ ràng hình như với bà ta, sự giống nhau của các tên tục là cần thiết và sự giống nhau ấy không dựa vào nạn nhân của bà là một Hortense hay một Honorine. Lập luận của một người điên mà tính lôgíc thoát ra khỏi chúng ta và chúng ta không biết nguồn gốc mà nó không thể cởi bỏ dược. Bà ta cần tìm và cần tìm thấy. Bà tìm thấy và mang lấy con mồi của mình, canh chừng và ngắm nghía nó trong một số ngày tiền định, cho đến lúc một cách ngớ ngẩn, bởi các lỗ mà bà đào bằng một nhát rìu vào giữa trán, bà hút lấy giấc ngủ làm bà ngây ngất và cho bà sự quên đi trong một thời hạn vô định. Và ở đây nữa, sự vô lý và sự điên rồ! Tại sao bà ta lại định giai đoạn ấy từng ấy ngày? Tại sao một nạn nhân này lại đảm bảo cho bà một trăm hai mươi ngày ngủ và nạn nhân khác là một trám hai mươi lăm! Sự điên rồ! Phép tính thần bí và chắc chắn là ngu xuẩn! Có phải luôn luôn là sau một trăm hai mươi hoặc một trăm hai mươi lăm ngày, một nạn nhân mới bị hy sinh; và đã có sáu nạn nhân rồi, và nạn nhân thứ bảy đang đợi đến lượt của mình. Ôi! Thưa ông, nặng nề làm sao trách nhiệm của ông! Một quái vật như vậy! Người ta không được rời mắt khỏi nó! “
Ông Lourtier Veneau không phản đối. Sự mệt mỏi của ông, màu da xanh nhợt của ông, bàn tay run rẩy của ông. Tất cả chứng tỏ sự hối hận và nỗi tuyệt vọng của ông.
– Bà ta lừa tôi. Ông nói thì thầm – về bề ngoài bà giữ thái độ bình tĩnh và ngoan ngoãn đến thế. Và rồi thì, rốt cuộc bà được sống trong một nhà an dưỡng.
– Thế thì, làm sao có thể xảy ra..
– Cái nhà ấy – ông Lourtier giải thích – gồm có những cung nhà nằm rải rác ở giữa một vườn cây kín. Cung nhà mà Hermance ở thì hoàn toàn cách biệt. Đầu tiên là một phòng cho Félicienne ở, rồi thì buồng của Hermanci và hai phòng tách biệt mà phòng cuối cùng có những cửa sổ nhìn ra đồng ruộng. Tôi cho rằng chính tại đó bà ta nhốt các nạn nhân của mình.
– Nhưng chiếc xe nào mang những xác chết..
– Chuồng ngựa của nhà an dưỡng đều gần cung nhà. Có một con ngựa và một chiếc xe con để đi. Hermanre chắc tỉnh dậy trong đêm, đóng ngựa vào xe và chuyển người chết qua cửa sổ.
– Và người vú nuôi ấy canh chừng bà làm gì?
– Féliciene hơi nặng tai và rất già.
– Nhưng ban ngày, bà thấy bà chủ của mình đi lại, hoạt động. Chúng ta có nên chấp nhận một sự đồng lõa nào đó không?
– Ôi! Không bao giờ. Félicienne cũng bị lừa bởi tính đạo đức giả của Herinance.
– Tuy nhiên, chính bà ta là người lần đầu tiên điện thoại cho bà Lourtier về thông báo ấy…
– Hoàn toàn tự nhiên – Hermance, người nói ở trường hợp đó, người lập luận và đắm mình vào trong việc đọc các nhật báo mà bà ta không hiểu như ông nói, nhưng bà đọc một cách cẩn thận, đã nhìn thấy thông báo ấy và khi nghe nói tôi tìm một bà hầu phòng thì đã nhờ Félicienne điện thoại…
– Vâng… vâng, đó chính là điều mà tôi đã cảm thấy, Rénine nói một cách chậm rãi, bà ta chuẩn bị cho mình những nạn nhân… Hortense biết sẽ chết nên khi lượng giấc ngủ bị cạn kiệt, bà ta biết tìm nạn nhân thứ tám ở đâu… Nhưng làm sao bà ta lại lôi kéo được họ, những người đàn bà bất hạnh ấy? Bằng cách nào bà lôi kéo được Hortense Daniel?
Ôtô lướt đi, tuy không được khá nhanh như mong muốn của Rénine. Ông la mắng lái xe.
– Nhanh lên Clément… Chúng ta đang lùi, ông bạn của tôi.
Đột nhiên, nỗi sợ đến quá chậm đặt ông vào cực hình. Lôgíc của người điên phụ thuộc vào sự thay đổi đột ngột về tâm tình, về một sô suy nghĩ nguy hiểm và kỳ cục đi qua đầu của bọn họ. Người điên có thể nhầm ngày và đẩy nhanh chung cuộc như là một đồng hồ treo tường bị hỏng, đánh chuông một giờ sớm hơn.
Mặt khác, giấc ngủ của bà ta một lần nữa bị đảo lộn, bà ta có tìm cách hành động mà không chờ thời điểm quy định không? Có phải vì lý do đó mà bà tự nhốt trong buồng của mình không? Chúa tôi, ngưòi đàn bà bị cầm tù phải trải qua sự hấp hối nào thế? Sự rùng mình vì kinh sợ ở cử chỉ nhỏ nhất của đao phủ!
– Nhanh hơn, Clément, hoặc để ta cầm lái! Nhanh hơn, trời ơi!
Cuối cùng là Thành phố Avray. Một con đường về phía bên phải có mái dốc thẳng đứng… Một lưới sắt dài làm đứt đoạn những bức tường…
– Đi vòng quanh khu nhà, Clément ạ. Có phải không, thưa ông toàn quyền, không nên làm họ cảnh giác? Cung nhà nằm ở đâu?
– Đúng là ở đối diện – Ông Lourtier Vaneau nói.
Bọn họ đi xa hơn một đoạn.
Rénine bắt đầu chạy lên mái dốc của một con đường mòn trũng và bẩn. Trời gần như tối mù. Ông Lourtier chỉ tay:
– Ở đây… cái toà nhà phía sau… Xem kìa, cái cửa sổ ấy, ở tầng trệt. Đó là một trong hai buồng tách biệt… Và chắc chắn bà ta đi ra từ đó.
– Nhưng người ta nói – Rénine nhận xét – có những song cửa sắt.
– Vâng, có song sắt chính vì vậy mà không ai dè chừng và chắc bà ta đã phải mở cho mình một lối đi.
Tầng trệt được xây dựng ở bên trên các hầm cao. Rénine nhanh chóng trèo lên và đặt chân lên mép đá.
Thực sự có một song sắt bị mất.
Ông đưa đầu chạm kính cửa sổ và nhìn.
Phía bên trong buồng tối om. Tuy nhiên người ta có thể phân biệt, ở cuối buồng, một người đàn bà đang ngồi bên cạnh một bà khác nằm dài trên một cái nệm. Người đàn bà ngồi dùng bàn tay bóp trán và ngắm nghía người đàn bà nằm dài.
– Chính là bà ta – Ông Lourtier nói thì thầm khi leo lên tường – Người đàn bà kia bị trói.
Rénine lấy từ túi mình ra một lưỡi kim cương của thợ kính và cắt một miếng kính, tiếng động không gâv ra sự chú ý của người đàn bà điên.
Tiếp sau ông lướt bàn tay phải đến cái then móc cừu và nhẹ nhàng quay, trong lúc từ bàn tay trái, ông chĩa khẩu súng lục.
– Ông đừng bắn – Ông Lourtier Vaneau nài nỉ.
– Nếu cần, thì bắn.
Cửa sổ được đẩy nhẹ nhàng. Nhưng nó có một trở ngại mà Rénine không lường hết là một chiếc ghế tựa mất thăng bằng và đổ xuống.
Bằng một bước, ông nhảy vào bên trong và vứt vũ khí của ông đi để vồ lấy người đàn bà điên. Nhưng bà ta không đợi ông. Nhanh chóng, bà mở cửa và chạy trốn trong tiếng kêu khàn khàn. Ông Lourtier muốn đuổi theo bà.
– Có ích gì không? – Rénine nói khi quỳ xuống – Chúng ta hãy cứu lấy nạn nhân trước.
Ông ta ngay sau đó được yên tâm. Hortense còn sống.
Sự săn sóc đầu tiên của ông là cắt dây trói, lấy giẻ nhét miệng làm bà nghẹt thở ra. Bị lôi kéo bởi tiếng động, bà vú nuôi già chạy đến với một cái đèn mà Rénine giành lấy và ông chiếu ánh sáng lên Hortense.
Ông ngỡ ngàng: mặt mày tái nhợt, sức lực kiệt quệ, mặt gầy còm, con mắt sáng lên vì sốt, Hortense, tuy nhiên, tìm cách cười.
– Tôi đợi ông – Bà thì thầm nói – Tôi không một phút tuyệt vọng… tôi tin vào ông…
Bà ngất đi.
Một giờ đi qua, sau những sự tìm kiếm vô ích xung quanh cung nhà, người ta tìm thấy người đàn bà điên trong tủ tường lớn của kho thóc. Bà ta đã tự treo cổ mình.
Hortense không muốn ở lại nơi này một chút nào nữa. Ngoài ra, điều mong muốn là cung nhà trở nên trống rỗng vào lúc mà người vú nuôi già báo tin việc tự tử của người đàn bà điên. Rénine giải thích tỉ mỉ cho Félícienne thái độ mà bà ta cần giữ, sau đó, được người lái xe và ông Lourtier giúp đỡ, ông mang người đàn bà trẻ đến tận ôtô và đưa bà ta về nhà bà.
Bà hồi sức khá nhanh. Ngay ngày hôm sau nữa, Rénine hỏi Hortense rất tỉ mỉ và yêu cầu bà cho biết tại sao bà lại quen người đàn bà điên.
– Thật giản đơn – Bà nói – Chồng tôi đã không còn toàn bộ lý trí, như tôi đã kể cho ông, đang được săn sóc ở thành phố Avray và thỉnh thoảng tôi có đến thăm ông ta, mà không ai biết, tôi thú nhận điều đó. Đó là điều mà tôi đã nói với bà điên khốn nạn ấy và ngày hôm kia, bà ta đã ra hiệu cho tôi đến gặp bà. Chúng tôi chỉ có hai ngưòi. Tôi vào trong cung nhà. Bà ta nhảy chồm lên tôi và dồn tôi đến chỗ bất lực kể cả không thể kêu cứu. Tôi tưởng đó là một trò đùa… Nhưng thực tế phải chăng đó là một… một trò đùa điên rồ. Trước đây bà rất dịu dàng với tôi… Tuy nhiên, bà ta để tôi chết đói.
– Và bà không sợ sao?
– Sợ chết đói? Không, hơn nữa, bà ta thỉnh thoảng cho tôi ăn. Vả lại, tôi rất tin vào ông!
– Vâng, nhưng có vấn đề khác… sự đe doạ khác ấy…
– Sự đe doạ nào vậy? Bà nói một cách ngây thơ.
Rénine nhảy chồm lên. Ông bỗng nhiên hiểu rằng – điều lạ lùng ngay từ đầu nhưng rất tự nhiên – là Hortense không một lúc nghi ngờ và bà cũng còn chưa nghi ngờ, mối nguy hiểm kinh hoàng mà bà đang trải qua. Không có bất cứ một sự liên hệ gần gũi nào được hình thành trong đầu bà giữa các án mạng của người đàn bà mang lưỡi rìu và cuộc phiêu lưu của chính bà.
Vài ngày sau, người thầy thuốc kiến nghị Hortense nên nghỉ ngơi và sống tách biệt một thời gian. Bà đi đến một trong những người bà con của bà ở quanh làng Bassicourt ở ngay trung tâm của nước Pháp.