Giới Tính Theo Cuộc Đời

4 – Những vấn đề đặt ra về giáo dục giới tính – Phần 26



Một giáo viên luôn phải bận tâm tới giới hạn thời gian và chương trình dạy học, liệu người giáo viên ấy có thời gian để lắng nghe học sinh trình bày quyền được thỏa mãn, nhu cầu của cơ thể, nhu cầu về các mối quan hệ, nhu cầu được nhìn, nghe, được nhận biệt, được đánh giá cao và được âu yếm của các em không? Ngày nay, trường học dạy mọi cái trừ những cái có thể giúp cho mỗi cá nhân làm nảy nở những mối quan hệ của mình với người khác.

Ở nước Pháp, những người sử dụng biện pháp tránh thai không vượt quá tỉ lệ 15%. Dù đã có những chiến dịch khuyến mại và cả những kiểm soát ngặt nghèo về chất lượng sản phẩm tránh thai được bán ra. Giới trẻ vẫn luôn có thái độ dè dặt đối với việc tránh thai bởi họ nghĩ dùng nó có thể làm cùn đi cảm giác, khó đặt, nó có thể can thiệp vào mối quan hệ ái dục như một yếu tố thứ 3 và nhất là nó không phù hợp với tình yêu.

Thực tế ngày nay các biện pháp tránh thai là một loại “vaccin” tốt nhất chống lại AIDS.

Giáo dục giới tính ở nhà trường được áp dụng hơn 15 năm nay, nhưng người ta luôn đặt ra các vấn đề rằng đưa loại thông tin như thế vào lớp đã hay và khoa học chưa? Ví dụ:

1. Đâu sẽ là mục đích của những thông tin giới tính này.

2. Giáo viên liệu đã thực sự là một nhà giáo dục giới tính chưa?

3. Đâu là những trở ngại phải vượt qua?

4. Những thể thức của nó như thế nào? Đâu sẽ là mục đích của thông tin giới tính?

Mọi thông tin giới tính phải đảm bảo 3 mục tiêu:

a. Trước hết phải là thông tin đầy đủ và khách quan nhất có thể, không giới hạn thông tin chỉ ở sự sinh sản. Rất nhiều thiếu niên nghĩ sai lệch rằng sẽ có những biến đổi khủng khiếp ở tuổi dậy thì, chúng cảm thấy khó chịu và không hòa nhập được cảm giác cũng như hoạt động của chúng. Việc học những bài đầu tiên về quy luật tự nhiên chắc chắn sẽ đem lại một sự chấp nhận tốt nhất về hình ảnh cơ thể của họ và một mối quan hệ tốt nhất với người bạn khác giới.

Chúng tôi không lưỡng lự khi đề cập đến trong cuốn sách này những chủ đề về nghi thức khởi đầu có ưu thế ở lớp công dân tương lai. Chứng tỏ cho thiếu niên thấy có những sự thay thế tình dục thực sự và không một trường hợp nào thông tin giới tính lại chỉ thâu gọn ở vấn đề quan hệ tình dục.

b. Thứ 2, cần phải cho bọn trẻ thiết lập những cuộc đối thoại trong nhóm bạn cùng lứa tuổi và trong gia đình về sự thay đổi phát triển giới tính của mình.

c. Cuối cùng, việc giáo dục giới tính cần phải đề ra 3 mục tiêu nhằm tạo an toàn cho đứa trẻ về mặt tình cảm, cảm xúc. Nó có thể đạt tới điều này bằng việc thâu nạp một khối lượng từ vựng cùng sử dụng cho cuộc nói chuyện. Bằng dụng ý của nhà giáo dục, đưa cái đặc biệt vào trong cái tổng thể. Đó chính là cách tốt nhất làm tan biến nỗi sợ hãi về sự “dị thường” của một vài bộ phận trong cơ thể, giúp chúng vượt qua nỗi sợ hãi về sự kết tội thường xuyên của cha mẹ hay sự ám ảnh gắn với những ham muốn và khoái lạc tình dục.

Tóm lại, chúng tôi cho rằng “vai trò thông tin giới tính phải ít mang tính thông tin hơn là tính giáo dục”.

Đối với đặc điểm đầu tiên, nhiều giáo viên nhạy cảm với vấn đề mà họ đã đối mặt có khả năng truyền đạt thông tin này. Giáo viên môn khoa học tự nhiên chính là những người tiên phong, đối với họ, giảng dạy về sinh học con người cũng không đặt ra nhiều vấn đề hơn là giảng dạy giới tính của con ốc sên hay con bọ ngựa, tuy nhiên những giáo viên bộ môn khác cũng không vì thế mà tránh nó. Giáo viên lịch sử và địa lý đóng vai trò quan trọng chủ yếu trong việc chỉ ra những thay đổi của đời sống tình dục trong không gian và thời gian. Giáo viên văn là người dẫn dắt tới sự hiểu biết thấu đáo những tác phẩm văn học lớn hay một tác phẩm điện ảnh bằng cách lý giải (chẳng hạn) những động cơ tình cảm, tình dục của Adolphe, của bà Bovary, của Phèdre hay của người kể chuyện trong tác phẩm “Đi tìm thời gian đã mất”. Ngay cả giáo viên toán, vật lý tưởng chừng như không có liên quan gì nhưng lại tỏ ra hữu ích trong việc nhấn mạnh vào những bình luận về giới tính như kiểu về những con số hay như kiểu những ion (=), (-). Giáo viên ngữ pháp cũng có thể lý giải tại sao lại có sự thống trị của giống đực so với giống cái trong một xã hội bất bình đẳng (phallocratique – đè đầu cưỡi cổ vợ).

Thực vậy, các giáo viên giảng dạy các bộ môn khác nhau này chỉ có thể tác động lên nhân cách đứa trẻ được tạo thành từ những mảnh ghép bản thể. Nhưng liệu các giáo viên này có thỏa mãn tiêu chuẩn 2 và 3 mà chúng tôi đưa ra trong số những mục tiêu của thông tin giới tính? Rõ ràng là không ai có thể tiến hành làm ngay trong lĩnh vực này mà không hề được đào tạo trước.

Vấn đề về giới tính thực ra hoàn toàn khác xa so với vấn đề vật lý, hóa học hay toán học, nó tác động một cách sâu sắc tới đời sống thầm kín của chúng ta và nó ghi dấu ấn trong nhân cách của chúng ta. Rõ ràng người giáo viên luôn là nhà giáo dục tốt nhất trong việc làm phù hợp thông tin giới tính và những cấu trúc tâm lý – tình cảm và những yêu cầu đòi hỏi của học sinh. Bằng sự tiếp xúc thường xuyên với học sinh và bằng sự gây mầm trí thức, anh ta có thể tạo ra một không khí thuận lợi cho việc tuyên truyền thông tin này. Gợi ra những câu hỏi và chỉ đề cập tới nó khi nó được đặt ra, ngăn chặn lại sự phát triển đối với vài độ tuổi, điều gì có vẻ như là quá sớm, để rồi đề cập tới nó trong năm học sau khi mà cả nhóm có được sự nhạy cảm hơn bởi một sự kiện thông qua một chủ đề nào đó được chọn bởi chính học sinh, hay một sự tò mò được làm sáng tỏ thông qua một việc rất vặt vãnh dễ thấy chẳng hạn.

Vậy tốt hơn cả là các nhà giáo dục đến từ bên ngoài, anh ta có thể bằng một sự hiểu biết tường tận về nguyên nhân và làm cho phù hợp, có thể tạo ra một cuộc tranh luận, một cuộc đối thoại công khai với những yêu cầu của bọn trẻ.

Đâu là những khó khăn gặp phải?

Giáo viên, các bậc cha mẹ và cả những nhà giáo dục đến từ bên ngoài đều gặp ít nhiều khó khăn. Rõ ràng, giáo viên có ít khó khăn hơn so với các bậc cha mẹ khi kết hợp những ý định, lời nói của họ với những thính giả trẻ tuổi, anh ta quen tiếp xúc với bọn trẻ, anh ta không gây ra những xung đột sinh lý – tình cảm cho bọn trẻ như cha mẹ chúng. Nhưng phải lưu ý một điều là những ngôn từ dùng trong lĩnh vực giới tính có một sự “cộng hưởng” cảm xúc rất lớn. Đối với cái thuộc về ngôn ngữ kèm theo minh họa thì gợi lên cho trẻ một sự nâng đỡ cụ thể về thông tin, vì vậy anh ta phải kết hợp sự chính xác của tính khách quan khoa học và vẻ đẹp tạo hình của hình ảnh để tránh một trong những cái bẫy luôn rình rập trong mọi hình thái thông tin giới tính, cái làm mất đi tính trữ tình, thi ca thiêng liêng của giới tính, tình dục.

Nhưng còn một khó khăn khác của việc thông tin giới tính mà người giáo viên biết rõ. Vấn đề này hướng tới một nhóm gồm cả nam, nữ học sinh cùng lớp và cùng độ tuổi học đường, thật vậy chúng rất khác nhau về hệ thống giá trị của chúng, nó tùy thuộc vào tập tục gia đình, vào những gì đứa trẻ trải qua thời thơ ấu, về mức độ chín chắn của chúng, về cấu trúc tâm thần của chúng, về mức độ tò mò, sự cởi mở của chúng đối với thế giới bên ngoài.

Vì thế mà những thể thức thông tin giới tính ở trường học hay bất cứ đâu đều luôn phải tuân theo những thể thức nghiêm ngặt. Nhà giáo dục không được phép áp đặt dưới bất cứ hình thức nào chương trình quá cứng nhắc và không sắc thái của mình. Hơn tất thảy, anh ta bằng sự có mặt của mình và sự sẵn sàng lắng nghe của mình, cho phép có được một cuộc đối thoại thực sự. Cái cốt lõi là thông qua một bài khóa, một câu chuyện, đứa trẻ có những câu hỏi, những thắc mắc về vấn đề giới tính có thể đặt ra, nói ra và thể hiện ra những ham muốn của mình, những niềm tin của mình và làm tan biến nỗi sợ hãi, nỗi ngờ vực của mình. Mọi khuôn khổ về giờ giấc, về chương trình phải rất linh hoạt, sáng tạo thì thông tin giới tính ở trường học mới thu được kết quả khả quan.

Nó sẽ không còn giống như một thứ môn học bắt buộc bị sấy khô được áp đặt vào trường học, và mỗi đứa trẻ sẽ tìm thấy ở đó sự thật của nó, bởi chính nó là người đưa những câu hỏi và xây dựng lên những câu hỏi.

Việc thông tin giới tính ở nhà trường có phải là sự ngăn cản vô thức của các bậc cha mẹ hay những mong muốn của thiếu niên?

Thông cáo ngày 26/7/1973 ở Pháp đã áp đặt cho tất cả trường học đưa vào trong giờ khoa học tự nhiên giảng dạy về cơ thể, và về sinh lý tình dục của con người (ở mức độ nào đó thì vấn đề giới tính nam nữ đã bị thờ ơ tới tận lúc này mới có điều kiện tìm lại được giới tính của mình), nhưng nội dung dậy còn xa mới tạo thuận lợi cho việc thông tin giới tính và ở mức độ nào đó lại còn bị cản trở bởi sự kết hợp bỏ lửng đến từ những trường lớp khác nhau khi đưa vào áp dụng trên thực tế giảng dạy. Vậy là các bậc phụ huynh tụ họp lại. Hiệu trưởng tỏ ra lưỡng lự bởi họ sợ rằng chắc giáo dục giới tính trong trường sẽ là cái cớ cho một sự lộn xộn. Thông báo ngày 26/7/73 này sẽ tạo nên được một trạng thái rất quan trọng: thông tin về sự tránh thai vẫn luôn là không bắt buộc và để cho các bậc phụ huynh tự do đánh giá. Trong khi đó các bậc phụ huynh cũng có ý kiến rất khác nhau, rất khó có thể đi tới một sự nhất trí chung. Chúng ta biết rằng trong số bọn trẻ 16 tuổi thì có tới 35% sẽ có quan hệ tình dục sau năm đó, 70% trong số này không hề sử dụng bất cứ một biện pháp tránh thai nào trong lần quan hệ đầu. Điều đó chứng tỏ rằng trong những giờ học chính thức về giới tính, những thông tin cung cấp đã bị méo mó và phi lý, thật sai lầm khi nghĩ việc phá thai đã trở thành một biện pháp tránh thai có thể sử dụng tốt được.

May mắn thay, hiện nay những chỉ dẫn này đã được xóa bỏ. Người ta nhận thức rõ giáo dục giới tính được chấp nhận trong chương trình nhà trường, nhưng chính nó lại phản ánh ý muốn áp chế vô thức của người lớn hơn là dấu hiệu mong muốn riêng của bọn trẻ hướng tới. Sự mập mờ này bắt nguồn từ những mục tiêu của việc giáo dục giới tính cũng không hề được chính xác hóa trong tư tưởng người lớn, hơn nữa những tiêu chí của giáo dục giới tính cũng rất dễ gây nhầm lẫn.

Vậy làm thế nào để đánh giá được những tiến bộ thu được nhờ giáo dục giới tính?

Có 4 chỉ tiêu đánh giá chủ yếu:

1. Phát triển những hiểu biết về tình dục.

2. Làm thay đổi thái độ, cách suy nghĩ chưa đúng của trẻ em và thiếu niên đối với sự phát triển tất yếu của giới tính.

3. Sự thay đổi thái độ của những đứa trẻ đối với tình dục.

4. Sự tiến triển của những phán xét đối với những giá trị giới tính gắn liền với bọn trẻ.

Phát triển những hiểu biết về tình dục luôn vẫn là một tiêu chuẩn không rõ ràng. Tồn tại một sự nhầm lẫn giữa giáo dục giới tính và thông tin giới tính. Thông tin giới tính chỉ tóm gọn ở việc thu thập và sự tìm hiểu về vấn đề tình dục, và nó không thể được tuyên truyền một cách “trung tính”. Giáo dục giới tính trái lại là một quá trình có khả năng dẫn chủ thể tới việc tự đặt mình đối diện với vấn đề giới tính, tình dục của mình.

Có một sự khác biệt đáng kể giữa việc biết về một hiện tượng và đặt mình trong mối quan hệ với nó.

Đó chính là nút thắt của vấn đề.

Hơn nữa, những nghiên cứu mới đây cho thấy, trong cách thức hiện nay, thông tin giới tính không thành công để tạo ra được một sự thiết lập chắc chắn về những hiểu biết giới tính, tình dục.

Việc làm thay đổi thái độ của mỗi cá nhân đối với giới tính chưa thể tiếp nhận như một tiêu chí của hiệu quả, chẳng hạn, sự hiểu biết về biện pháp tránh thai nhưng không dẫn đến việc cá nhân ấy áp dụng để tránh thai. Thiếu niên có thể chỉ nhờ cậy tới nó vào nhiều năm sau hay có khi là chẳng bao giờ dùng nó.

Tiêu chí thứ 3 về sự thay đổi thái độ, nó gây ra sự nghi ngờ đối với giáo dục giới tính trước nguy cơ về một sự truyền dụ khéo. Việc nói tới thái độ của học sinh làm tăng sức mạnh cho nhà giáo dục giới tính trong những bước đầu của sự thay đổi quan hệ giữa thầy và trò trong giáo dục bộ môn này. Như vậy cần phải xác định các mức thang cho từng thái độ đối với giới tính, cái thì tiêu cực, cái thì tích cực. Và rất nhiều trong số những thái độ tích cực chỉ có thể được chứng thực từ một hình mẫu lý tưởng mà người tìm kiếm mày mò tạo dựng nên.

Một số khác lại có xu hướng đánh giá những thay đổi này, cho rằng mọi sự thay đổi tương đương với một sự tiến bộ, và họ sẽ chống lại một cách có hệ thống những thái độ truyền thống. Thật vậy, rõ ràng tồn tại một phương tiện đánh giá thì sẽ có tiêu chí về sự đánh giá, phán xét những giá trị giới tính. Chủ thể phát triển một sự đánh giá sớm trở nên có khả năng xác định một giá trị cho thử nghiệm giới tính của mình và định vị bản thể tình dục của mình trong tổng thể những vấn đề của nhân loại. Từ phép tính cá nhân của mình, anh ta trở nên có khả năng phán xét và quyết định với một sự hiểu biết tường tận những nguyên nhân của vấn đề giới tính của mình, ngay chính trong gia đình, về khía cạnh tôn giáo và về mặt xã hột. Điều đó không có nghĩa là anh ta phải hệ thống vứt bỏ hết những giá trị tinh thần được bảo vệ bởi những yếu tố truyền thống. Chỉ khi đó anh ta mới đạt được sự độc lập trong những phán xử đạo đức.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.