Giới Tính Theo Cuộc Đời

2 – Bản năng giới tính của trẻ em – Phần 6: Hai năm đầu tiên của cuộc đời và trước đó



Giai đoạn phát triển của da:

Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ vừa rồi người ta cũng đã nói rất nhiều về bản năng giới tính của bào thai. Nhưng mới chỉ gần đây, việc áp dụng cùng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được phương pháp siêu âm, cho phép chúng ta quan sát thấy trạng thái cương cứng dương vật của phôi thai nam khi mới được 29 tuần lễ. Kể từ đây quan niệm mà người ta mới chỉ cảm nhận lờ mờ trước đó đã được làm sáng tỏ. Vậy hiện tượng như vậy ở một bé gái thì thế nào? Người ta không thể quan sát được bất cứ một hiện tượng nào tới khi nó bắt đầu cuộc sống trong dạ con. Trong khi đó người ta đã có thể chỉ ra rằng 24 giờ sau khi sinh, tiếp đó theo cách thức mang tính chu kỳ và tới tận lúc kết thúc của cuộc đời bé gái đã biểu hiện khả năng cương cứng ở âm vật và khả năng tiết dịch màng nhầy âm đạo. Dù sao đi nữa thì sự thay đổi về mặt tình cảm của phôi thai theo môi trường sống của nó là điều không còn phải nghi ngờ nữa.

Người ta có thể rút ra kết luận gì từ hiện tượng trên:

Những phản xạ đầu tiên của chúng ta theo một trật tự chung. Bộ máy hô hấp, chức năng về đường niệu, chức năng lưu thông, tiêu hóa hoặc các chức năng đầu não khác như: thính giác, thị giác, vị giác và chức năng giới tính đã bắt đầu hoạt động từ khi còn trong dạ con. Tất cả các chức năng này đã được ghi vào kiểu gien và trong những tháng đầu tiên của cuộc đời vẫn là những phản xạ có trật tự.

Một đứa trẻ sơ sinh nắm bắt rất nhanh một số phản ứng của chúng. Quan sát cho thấy từ những tuần hoặc tháng đầu tiên của cuộc đời, khi được bú sữa, được tắm, được thay tã lót nhờ sự tác động đến đùi của cậu bé có thể tạo cho cậu thấy thích thú, thỏa mãn, các nhà quan sát gọi đó là khoái cảm. Khi người ta kích thích cơ quan sinh sản thì đứa bé biểu lộ sự hài lòng và cảm giác thỏa mãn, đáng chú ý là trẻ tỏ ra khó chịu khi người ta ngừng các kích thích. Cùng với thời gian cậu bé học cách sử dụng chính đôi tay của mình để khám phá những khu vực kích dục trên cơ thể với điều kiện là môi trường xung quanh cho phép. Ngay cả khi những khám phá này mang tính phản xạ nhiều hơn là một sự thức tỉnh mang tính nhục dục, nói theo nghĩa hẹp thì nó cũng gây ảnh hưởng đến những hiểu biết ban đầu về giới tính của trẻ. Một số chi tiết đáng quan tâm là những tìm tòi khám phá này được dẫn đường bởi bản năng nhận biết cơ thể của mình hay là bởi một khoái cảm đích thực có vai trò thúc đẩy tạo một khoái cảm tương tự.

Theo chúng tôi, phạm vi phát triển da quan trọng hơn tất cả các giai đoạn mà trước đó theo Freud đã miêu tả, nó tạo điều kiện cho sự phát triển của các giai đoạn chuyển tiếp, quyết định sức khỏe giới tính của một người trưởng thành trong tương lai, và gây chứng rối loạn trong các bước ngoặt của một con người. Những kinh nghiệm về cảm giác cho phép chúng ta có được một sự tiếp xúc ngay tức thì và tương hỗ với người khác và với chính bản thân mình ngay từ khi mới sinh ra. Đó là nguồn gốc của quá trình xã hội hóa ở trẻ. Thông qua hành vi đụng chạm mà trẻ học được thế nào là đau đớn, là sự thỏa mãn hài lòng, những cái có thể và những điều không thể. Những cái có thể đạt được và không thể đạt được. Tóm lại, đứa trẻ chấp nhận nền văn hóa của đất ước và thời đại của nó. Tạo điều kiện cho trẻ hoàn thiện và phát triển về da sẽ tạo điều kiện cho quá trình hoàn thiện của não bộ.

Vậy mà quá trình tìm hiểu, thăm dò về da của trẻ vẫn tiếp tục làm hoảng sợ rất nhiều các bậc phụ huynh và ngay cả các chuyên gia giáo dục, nếu tôi không nhầm về các phản ứng gần đây về vấn đề này. Các nhà giáo dục này sợ rằng các hành vi như vậy không phù hợp với hệ thống giá trị đạo đức và tôn giáo hoặc nó tạo ra một khuynh hướng tiêu cực, minh chứng của một thời kỳ suy đồi, nó sẽ ngăn cản trẻ em trưởng thành. Đây không có gì là sai trái cả. Những quan sát lâm sàng đã cho phép chúng tôi khẳng định rằng việc giáo dục giới tính phải được vào trong đào tạo chung.

Những đứa trẻ này rồi sau sẽ trở thành những con người trưởng thành, những người vợ, người chồng, những bậc phụ huynh và sẽ đảm nhận những chức năng của chúng mà lại chưa biết đến sự tác động trở lại của các kinh nghiệm cần thiết đối với sự thành thục trong đời sống giới tính.

Theo hướng nghiên cứu của chúng tôi thì các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh phải tin tưởng rằng bản năng tính dục là một hiện tượng tự nhiên hoàn toàn tuyệt vời và đứa bé phải có những cơ hội tương tự để phát huy nó giống như khả năng nhạy cảm và nói năng vậy. Vai trò của những người này là giúp trẻ đưa những khả năng giới tính vào bối cảnh văn hóa xã hội của thời đại chúng ta. Descartes đã từng nói “Tôi suy nghĩ vì vậy tôi tồn tại”. Đối với đứa trẻ sơ sinh và đứa bé chưa biết nói có thể trả lời với mọi người xung quanh rằng “Tôi cảm nhận vì vậy tôi tồn tại”. Khoái cảm và sự không thỏa mãn

Quan hệ tình cảm

Ngày nay, tầm quan trọng của mối quan hệ ban đầu giữa người mẹ với đứa trẻ sơ sinh là điều không cần bàn cãi nữa. Từ những tháng đầu tiên của cuộc đời, sự trao đổi tình cảm hướng tới các hoạt động nuôi dưỡng, tuy nhiên các hoạt động này lại điều khiển sự tồn tại. Đứa trẻ nhận ra bình sữa của nó, một vật dụng gia đình nếu là sở hữu của nó. Khi bú nó sẽ rất chăm chú theo dõi thái độ biểu lộ và cử động trên gương mặt của người mẹ. Khoảng 2 tháng sau, cậu bé nở nụ cười với mẹ, đánh dấu sự biết ơn và sự thừa nhận của cậu ta. Sự tiếp theo này với nhịp điệu và giọng nói của mẹ khiến cho cậu cảm thấy an toàn, mang lại sự thoải mái, sự ấm áp. Vậy là nó có thể bắt đầu chinh phục các đồ vật, mỉm cười với lũ đồ chơi, với các bình sữa của cậu và chú ý tới hình ảnh của mình trong gương và đã sẵn sàng chú ý đến các đồ ăn khác.

Mối liên hệ này quyết định tất cả các mối quan hệ xã hội về sau. Các thái độ cư xử về mặt giới tính khi trưởng thành theo phương thức tương đối hạn hẹp. Về điểm này thì con người không có gì khác biệt với loài khỉ cả. Các thử nghiệm của Harlow đã chỉ ra điều đó và nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường tình cảm và hoàn cảnh xã hội trong sự phát triển hài hòa của các loài linh trưởng. Thí nghiệm cho khỉ con Macca vừa ra đời, nó được nuôi nấng bởi một bà mẹ nhân tạo bằng sắt, bầu sữa cứng đanh không có sự đàn hồi và không thể vuốt ve được mà ngược lại như tấn công vào khỉ con và làm nó đau đớn. Con khỉ này ngay từ lúc sau sinh đã biểu hiện những rối loạn về tính cách và không thích nghi được với các thái độ về giới tính khi lớn lên, chú khỉ bị tách mẹ bắt đầu mút ngón tay út và ngón cái một cách dữ dội hay mút cả núm vú của nó. Nó đu đưa không biết chán và trở nên cáu bẳn, sau đó là vô số các cử động khác. Nó co người lại đầu kẹp giữa hai chân, mút hoặc chộp lấy dương vật của mình, rồi mệt lả đi. Ở những con khỉ lớn tuổi khi bị tách đàn sống lẻ loi, nó không có khả năng chơi những trò chơi giới tính giữa các cặp khỉ, điều này chứng tỏ sự trầm uất rất nặng nề của chúng. Nếu việc tách đàn không kéo dài quá lâu thì việc tái hòa nhập của nó có thể hòa nhập vào bầy đàn của mình.

Trong khi đó, chỉ với yếu tố thiếu thốn một cách sâu sắc tình cảm với người mẹ không đủ giải thích cho sự không thích ứng khá thường xuyên và những khó khăn mà đứa trẻ gặp phải. Chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố khác nữa như: yếu tố di truyền, môi trường gây cáu giận, sự bực bội như đá trầm tích, thép và bụi, hoàn cảnh văn hóa xã hội và không thể bỏ qua các điều kiện kinh tế.

Các nghiên cứu của người Phần Lan đã chỉ ra rằng sự nghỉ ngơi của người mẹ trong thời kỳ thai nghén sẽ giảm một nửa nguy cơ xuất tinh sớm ở trẻ về sau này. Một đứa trẻ xuất thân từ một gia đình có vị trí xã hội không thuận lợi thường bị chết yểu nhiều hơn do bệnh dịch, do bệnh thiếu vitamin, do thiếu và sai lầm trong sử dụng thực phẩm. Yếu tố kinh tế can thiệp một cách hiển nhiên lên trạng thái sẵn sàng về mặt tâm lý, tình cảm của người mẹ. Và không ai có thể chối cãi được sự tồn tại ở trẻ con căn bệnh về giai cấp (sự giàu, nghèo). Yếu tố này phụ thuộc vào điều kiện ăn ở và các yếu tố kinh tế xã hội khác.

Những quan sát trên vẫn chưa làm rõ tầm quan trọng của sự trao đổi tình cảm giữa người mẹ với đứa con. Sự quan sát trực tiếp mối quan hệ mẹ-con của các bác sĩ khoa nhi, những cuộc thử nghiệm đánh giá về sự phát triển được điều chỉnh bởi các nhà tâm lý học, sự phân tích thái độ cư xử của người mẹ đã khẳng định một số nét lớn của giả thiết về phân tích tâm lý. Vẫn còn một sự tồn tại và tương quan hết sức có ý nghĩa giữa sự không thích nghi của bà mẹ với chức năng này làm mẹ của mình, các biểu hiện bệnh lý được quan sát thấy trong những tháng đầu tiên cho con bú. Những niềm vui không thể thiếu

Thực tế, những thử nghiệm về niềm vui thú hay không có niềm vui chính là những yếu tố hạt nhân để hình thành nhân cách của chúng ta. Từ tháng thứ 2, đứa bé bú mẹ và mỉm cười với mẹ, nụ cười của nó chính là thông báo sự thỏa mãn của bé với các nhu cầu về ăn uống. Từ tháng thứ 4 trở đi, đứa bé khóc khi đồ chơi bị lùi xa hoặc người ta tước đồ chơi của nó.

Kể từ lúc này, trong khoảng chưa rõ ràng của thời điểm giống nhau, 2 thực nghiệm về sự thích thú hay không thích thú chính là hai nơi tập trung ánh sáng để chọc thủng vùng tối lờ mờ của đời sống sinh dưỡng của trẻ. Hai thực nghiệm này giúp trẻ học tập hiểu biết về cuộc đời. Trẻ sơ sinh sau khi đã được bú no nê, rồi chấp nhận để người ta nâng bế nó bởi vì như vậy đã thể hiện sự thích thú của mình. Và chính qua động tác này nó ý thức được về thế giới bên ngoài và về chính bản thân mình.

Sau khi được bú, được ru ngủ bằng những ảo ảnh hạnh phúc, nó mút lưỡi, liếm môi, mút ngón tay và tưởng tượng ra đó là vú mẹ. Từ 6 tháng tuổi, nó biết chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác, dùng tay vuốt tóc hay sờ tai, hoặc túm lấy ngón chân cái. Và bé trai bắt đầu xoa vào dương vật (với bé gái là âm đạo). Lúc này nhục dục xuất hiện không phải để đáp ứng một chức năng sống mà chỉ là sự thích thú.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.