Giới Tính Theo Cuộc Đời
1. – Phần 3 Cuối thời kỳ niên thiếu: cuộc hôn nhân sớm
Ngày càng có nhiều bạn trẻ kết hôn vào độ tuổi 20 để sớm thoát khỏi những ràng buộc với gia đình, bố mẹ; có khi một sự giận dỗi không đâu, do thách thức nào đó, do sự thương cảm, do áp lực xã hội hoặc do các nhu cầu trốn chạy hoàn cảnh hiện tại. Do vậy việc lựa chọn người bạn đời không dựa trên một sự phù hợp thực tế giữa hai người để rồi trong những năm tháng tiếp theo họ lại phải nghiền ngẫm lại những gì mình đã làm, đôi khi chỉ sau đám cưới chẳng bao lâu.
Sự lý tưởng hóa hình ảnh của người bạn đời khi hai người gặp gỡ nhau đã khiến cho người ta chưa nhận thức được (nhiều vấn đề chưa được bộc lộ). Dù có ý thức hay vô thức mỗi người luôn có xu hướng đặt đối tượng của mình trên hình ảnh của một người bạn đời rất tình tứ. Vậy những tính toán sai lầm hết sức nguy hại này từ đâu ra? Sự chung sống vội vàng sẽ liên tục đặt ra những sự không phù hợp giữa vợ và chồng. Anh ta keo kiệt, ngu ngốc và ghen tuông, anh ta lười biếng và hay nằm ườn ra trên giường. Sự nặng mùi của anh ta làm tôi khó chịu. Đó là những gì mà Aline khẳng định với chúng tôi sau ngày cưới của cô.
Vào giai đoạn này các mâu thuẫn được hình thành xung quanh quá trình học hỏi cách giao tiếp trên mọi lĩnh vực. Vấn đề đặt ra là phải khẳng định được sự tự lập của mình với bố mẹ, với kinh tế gia đình và hoàn thiện khả năng kinh nghiệm về chuyện chăn gối. Với quan điểm này thì tuần trăng mật không còn lý thú như người ta vẫn khẳng định. Lo sợ bởi chưa có đủ kinh nghiệm hoặc thiếu thốn về tài chính. Rất nhiều cặp vợ chồng không thể hòa nhập vào cùng một nhịp trong chuyện chăn gối. Họ lo lắng không có khả năng làm thỏa mãn người bạn đời của mình và họ biết trao đổi các nhu cầu, sự thích thú lẫn nhau cũng như là tránh việc buông trôi những nhu cầu đó và họ cũng rất sợ sự bình luận. Một cuộc điều tra được tiến hành ở Anh quốc với những người trưởng thành trẻ tuổi cho thấy: 25 trên 100 người được hỏi bộc lộ những khó khăn về “chuyện chăn gối” theo trật tự không thay đổi. Những khó khăn kiểu như vậy thường biểu hiện ra bằng các lo sợ (đến trước khi thất bại) theo một nhịp độ ít thường xuyên hơn trong các quan hệ tình dục, sự mất hứng thú trong “chuyện chăn gối”, cảm giác tội lỗi với một số hành vi tình dục và cuối cùng là những lo sợ có liên quan đến việc thai nghén và sự lo sợ tính hiệu quả của một phương pháp tránh thai ngẫu nhiên nào đó. Tuy nhiên giả thiết kết hợp giữa tuổi trẻ và đời sống tình dục vẫn là mối lưu tâm lớn lao của họ. Các cặp vợ chồng thường có hoạt động “chăn gối” mạnh mẽ nhất trong những năm đầu của đời sống lứa đôi. Có thể vì đời sống riêng tư của họ chưa bị quấy rối bởi sự hiện hữu của đứa con. Nhưng ngược lại, không phải lúc nào họ cũng lưu tâm đến hứng thú với chuyện “chăn gối” mà làm thế để mong sẽ tìm được tiếng nói chung trong lĩnh vực này mà chúng tôi cũng đã đề cập đến ở trên. Những khó khăn này ẩn chứa dưới sự lý tưởng hóa đời sống lứa đôi và một tương lai đầy hứa hẹn đang trải ra trước mắt họ. Chính điều lý tưởng hóa này sẽ loại bỏ mọi sự bực bội khó chịu và không hài lòng của đời sống vợ chồng. Mong muốn được làm hài lòng người bạn đời sẽ giúp họ vượt qua mọi khó khăn và có xu hướng củng cố sự thông cảm và hiểu lẫn nhau về mặt tình cảm.
Với các cặp vợ chồng trẻ này, thời kỳ chuyển giao ở khoảng độ tuổi 30. Và vẫn tồn tại một điểm chung của tất cả các giai đoạn chuyển tiếp: nhìn chung các cặp vợ chồng đạt tới giai đoạn chuyển giao ở những thời điểm khác nhau. Mỗi người trong số họ chiếm giữ phạm vi chuyển giao vào thời điểm không giống nhau. Trong suốt giai đoạn này, người ta quan sát thường xuyên thấy các cuộc chia tay dù dài hay rất ngắn ngủi, và có các cuộc phiêu lưu tình ái ngoài hôn nhân hoặc kết hôn mới. Trong khi đề cập tới vấn đề hôn nhân sớm rất đáng phê bình này, các cặp vợ chồng mới bắt đầu ngẫm nghĩ lại. Người chồng đồng ý rằng sau thời kỳ niên thiếu đàn ông thường bộc lộ vài điểm không thích hợp với vợ nữa khi sự thành thục đã đạt tới một đỉnh điểm. Họ chê người phụ nữ chỉ quanh quẩn với gia đình, tâm hồn họ mất dần sự nhanh nhẹn và vẻ quyến rũ ngày xưa, (ngày một giảm đi do suốt ngày phải tiếp xúc với bếp núc) trong khi người chồng rạng rỡ trên bậc thang danh vọng và có thể anh ta sẽ thấy vợ mình khiến cho mình chán ngấy và sẽ thử tìm kiếm một cô đồng nghiệp trẻ tuổi, khêu gợi hơn giúp anh ta đạt tới một vị trí xã hội và văn hóa khác.
Có gần 40/100 các cặp vợ chồng xin ý kiến bác sĩ ở độ tuổi 27 và 30. Việc thỏa thuận giữa vợ và chồng về phạm vi chuyển giao này không phải bộc lộ qua sự sợ hãi tương lai mà là thông qua sự chọn lựa, điều này có thể tạo ra bằng chứng cho mối quan hệ ổn định bền vững hơn. Trong khoảng lứa tuổi 30
Trong khoảng thời gian này, các mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng được tạo thành ít hơn xung quanh phương thức bày tỏ với nhau những lo lắng riêng tư của mình. “Tôi thấy mình trở nên già hơn, buồn và tôi thiếu kinh nghiệm về “chuyện ấy”. Người ta đã nghe được rất nhiều lời phàn nàn kiểu như vậy. Tóm lại, trái ngược với ý kiến phổ biến, đời sống tình dục của cặp vợ chồng không hề giảm tầm quan trọng trong thời kỳ này. Có rất nhiều bà vợ không bộc lộ những vấn đề về mặt tâm lý một cách to tát, nhưng chỉ biết đến những khoái cảm sinh lý tột đỉnh ở tuổi 30. Nhưng kể từ đây các cặp vợ chồng lại cho thấy ngày càng có cảm giác không chịu đựng nổi đối với những rối loạn chức năng và thiếu thông cảm trong “chuyện chăn gối”. Thời điểm này xuất hiện nhiều cặp không hôn thú chung sống, họ nghi ngờ sự lựa chọn người bạn tình của mình hoặc quyết định chính thức hóa tình hình của họ. Đó cũng là thời điểm diễn ra những cuộc chiến quyền lực hoặc sự ganh đua trong lĩnh vực nghề nghiệp đánh ngã sức lực của họ. Và cách thức giải quyết các xung đột tác động lên họ được xác định rõ ràng.
Sự ra đời của đứa con chế ngự quan hệ vợ chồng thành một bằng chứng hết sức chắc chắn. Có rất nhiều cuộc điều tra chỉ ra rằng: sự có mặt của đứa con có nguy cơ ngăn cản bầu không khí vợ chồng, cho dù đứa con rất được mong đợi hay không. Feldman tiến hành một nghiên cứu vào năm 1977, nghiên cứu này chỉ ra rằng sự thỏa mãn trong đời sống vợ chồng trong hôn nhân giảm đi khi họ sinh ra những đứa con, điều này trái ngược với những gì người ta vẫn tin tưởng. Những đứa con ra đời, kể từ đây cặp vợ chồng sẽ thay đổi cách nhìn về đứa con ruột của mình và rất chú tâm vào nó. Quả thực họ rất hạnh phúc khi có thể khẳng định vai trò làm bố làm mẹ của mình, nhưng thường thì sự thông cảm và thấu hiểu ngự trị trên tất cả nên họ chưa được chuẩn bị để đảm nhiệm việc làm cha làm mẹ rất mới mẻ của mình.
Hành vi quan hệ tình dục có tính hai mặt: khi thì người vợ tỏ ra kiệt sức, khi thì bị đau đớn trong khi giao hợp hoặc người vợ sẽ làm đứa bé thức dậy do tiếng kêu rên của cô ta. Đôi khi cô rất giận chồng vì chỉ nghĩ tới thỏa mãn nhu cầu của bản thân mà không ngó ngàng gì tới bối cảnh. Còn về phía người chồng rất khó khăn để kết hợp hình ảnh của vợ mình với hình ảnh của một người mẹ trong cùng một con người. Trừ khi anh ta không tìm được hứng thú ở người vợ, anh sẽ hờ hững với vợ mình như một sự loại bỏ nhân công vậy. Kể từ khi đó người vợ luôn là người tạo ra và khuyến khích sự thất bại trong quan hệ tình dục của vợ chồng họ. Số lượng phụ nữ bị lãnh cảm chưa thời kỳ nào lại nhiều như thời điểm sau khi sinh, bởi lúc này vai trò làm mẹ được quan tâm nhiều hơn. Chứng lãnh cảm biểu hiện theo thuật ngữ của Winnicot “Sự say mê trong vai trò làm mẹ” kéo theo sự lệch lạc về mặt hứng thú tình dục.
Yếu tố chính gây ra sự không thỏa mãn trong đời sống vợ chồng sau khi sinh con chắc chắn nảy sinh do sự giảm sút các hoạt động chung đụng của đời sống vợ chồng và đặc biệt là trong “chuyện chăn gối”. Vì vậy phải chuẩn bị giúp đỡ các cặp vợ chồng làm quen và chấp nhận sự kiện to lớn này: sự ra đời của đứa con, đồng thời khuyến khích họ sắp xếp quỹ thời gian các nhân ngoài thời gian dành cho con để vẫn có thể duy trì đời sống riêng tư của hai người.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.