Loại cải này được trồng lần đầu tiên ở Brussels vào thế kỷ 12. Cải Brussels là nguồn vitamin C và chất xơ khá cao, đồng thời cũng có nhiều chất đạm, folacin, vitamin A, sắt, kali. Một bát cải nấu chín (khoảng 240ml) cung cấp 45 calori với 130mg vitamin C, 600mcg vitamin A, 90mcg folacin, 6g chất xơ.
Nấu chín vừa phải, cải ăn ngon hơn là quá chín, nhũn và đắng. Hấp cách thủy là tốt nhất.
Cải Brussels cũng có nhiều công dụng tương tự như bắp cải, chẳng hạn như ngăn ngừa ung thư ruột, dạ dày. Đó là nhờ các hóa chất tự nhiên như indol, isothiocyanat, glucosinolat, phenol và dithiolethion. Nhiều nghiên cứu đang tập trung vào công dụng trị liệu này của cải Brussels.
Cải Brussels có nhiều folacin. Khi người mẹ mang thai bị thiếu folacin thì đứa con có thể bị khuyết tật như môi chẻ hoặc ống thần kinh không phát triển. Vì thế, người mẹ mang thai ăn cải Brussels có thể giúp tránh các khuyết tật này cho đứa con.
Cải Brussels có chứa chất gây đầy hơi trong ruột và dạ dày, đồng thời cũng có chất làm giảm sự sản xuất hormon của tuyến giáp, làm cho tuyến này phải lớn lên để sản xuất đủ lượng hormon.
Cải Brussels cũng có vitamin K, cần thiết cho sự đông máu. Khi dùng các thuốc chống đông máu như coumadin, warfarin thì tránh không ăn nhiều loại rau này, vì các thuốc này và vitamin K có tác dụng ngược nhau.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.