Dinh dưỡng và thực phẩm

CHƯƠNG 38: MĂNG TÂY (ASPARAGUS)



Măng tây được thổ dân Hy Lạp và La Mã trồng từ cả vài trăm năm trước Công nguyên, nhưng chỉ du nhập vào Hoa Kỳ từ thế kỷ 17. Măng được trồng nhiều vào khoảng tháng 2 tới tháng 7.
Măng tây hấp cách thủy hoặc chần nước sôi là món ăn khai vị rất ngon miệng lại bổ dưỡng. Măng tây cũng được trộn xà lách, nấu súp cua, thịt hoặc xào…
Măng tây có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng. Sáu đọt măng cung cấp 25 calori, 1g chất xơ, 150mcg vitamin A, 10mg vitamin C, 130mg folacin.
Măng tây rất mau hỏng, nhất là không để tủ lạnh, nên cần được ăn càng sớm càng tốt sau khi hái. Măng đóng hộp mất nhiều dinh dưỡng và có nhiều muối. Măng có thể để đông lạnh và giữ được vitamin C.
Khi mua lựa măng xanh sáng, đầu măng đỏ tía, thân chắc.
Măng tây chỉ ăn được từ phần còn xanh, khúc dưới trắng thường cứng nhắc nên bỏ đi, da của măng đôi khi khá dày, có thể bóc ra để dành nấu súp.
Nhiều người cho rằng ăn măng tây sẽ bớt bị phong thấp khớp, nhưng măng tây có nhiều purine, tiền thân của acid uric, nên những người bị bệnh thống phong (gout) không nên ăn nhiều măng tây.
Măng tây đôi khi cũng làm nước tiểu có mùi hăng khó chịu, nhưng vô hại.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.