Giới Tính Theo Cuộc Đời
1- Những độ tuổi có tính chất quyết định tới đời sống giới tính: cái bẩm sinh và điều học được – Phần mở đầu: Thời gian, bạn tình đối tác không thể thiếu của cuộc đời chúng ta
Con người kể từ khi cất tiếng khóc chào đời thậm chí trước đó đã có mối liên hệ sâu sắc với yếu tố thời gian. Sự phát triển của chúng ta về mặt sinh học, thể chất, trí tuệ, nghề nghiệp, các mối quan hệ tình cảm và giới tính được tạo lập trên một khoảng thời gian nào đó không ngừng trôi, gây nên cho người ta cảm giác rất ngỡ ngàng. Với thời gian chúng ta bắt nguồn từ những kinh nghiệm trong quá khứ và lớn dần lên bằng niềm tin vững chắc, nhưng theo quy luật cái chết sẽ không tránh khỏi trong cuộc đời mỗi người.
Với người mắc chứng rối loạn thần kinh, tương lai đầy lo lắng rằng sự chưa chín chắn về tình cảm sẽ ngăn cản họ tìm hiểu rõ ràng về quá khứ. Con người mong ước vĩnh cửu trong sâu thẳm trái tim mình một niềm tin và hy vọng muốn cưỡng lại dòng chảy thời gian, chính dòng chảy này tạo ra cho vạn vật một đặc điểm thoáng qua rất mau. Đó cũng là ý nghĩa của “tình yêu cuồng nhiệt” mà Georges Bataill đã khẳng định: Tình yêu sẽ vượt qua được sự phá hủy mài mòn của thời gian và André Breton khẳng định tình yêu cuồng nhiệt có thể làm cho người ta tự bằng lòng với những gì mà Héleise đã từng gọi “thói quen yêu đương bền lâu”.
Chẳng có gì có thể trốn chạy được những sự xuống cấp, trong đời sống thường ngày, ở trong vòng xoáy của thời gian đôi khi con người cũng thích ứng với điều đó. Ý nghĩa đích thực của cuộc sống là ở chỗ: con người có khả năng để sáng tạo theo sự tự do của mỗi người và những yêu cầu luôn biến đổi của mình chứ không phải là sự lặp lại điều gì đó một cách vô ích đến nhàm chán. Ngày nay nghệ thuật sống đòi hỏi hơn bao giờ hết với mỗi người, đây là thời điểm mà độ dài của đời sống lứa đôi và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng một cách đáng kể.
Sự phát triển nhân cách của mỗi con người diễn ra liên tiếp trong cả cuộc đời theo nhịp độ không liên tục. Không giống như người ta trèo một mạch lên tới đỉnh núi mà là giống như người ta phải chuẩn bị cho chuyến thám hiểm trên đỉnh Hymalaya vậy. Phải qua thăm dò địa hình, phải có người hướng dẫn và trước đó phải có sự luyện tập thể chất, sự cắm chốt đội hình ở các độ cao khác nhau và có sự xen kẽ giữa thời gian hoạt động và nghỉ ngơi.
Từ khi chào đời tới khi trở về với cõi vĩnh hằng, chúng ta đã trải qua các thời kỳ khác nhau, có những lúc tĩnh tâm thư thái xen kẽ, có những lúc hiếu động nghịch ngợm. Những thời kỳ thay đổi này mang lại rất nhiều ích lợi dưới một số góc độ. Khi đó chúng ta sẽ học được cách phát huy những khả năng mới để khám phá và làm chủ được môi trường sống của mình. Những tiến bộ mới mẻ làm thay đổi viễn cảnh thế giới của mối quan hệ với môi trường xung quanh, đặc biệt là với người mẹ. Nếu người mẹ này có trạng thái quá lo âu, không muốn cho trẻ tập đi nhiều sẽ hạn chế sự tìm tòi khám phá của chính đứa trẻ thay vì khuyến khích chúng.
Ngay cả khi được khuyến khích và là nguồn hy vọng thì những thời điểm của sự biến đổi này lại là nguồn gốc của những bối rối, lúng túng và cả sự sợ hãi, lo âu nữa.
Một đứa trẻ đang trong trạng thái cân bằng ở gia đình cũng như ở trường học lại biết đến một sự chuyển hướng đột ngột khi có sự tác động của tuổi dậy thì. Tầm vóc cơ thể phát triển nhanh, những tình cảm hết sức lạ lẫm, những biểu hiện vô thức không kiểm soát nổi cũng như ngôn ngữ chưa hòa nhập được với những thay đổi này. Những đứa trẻ không thể giải thích nổi những báo hiệu hay hồi kết của sự thay đổi cơ thể bởi nó đã quen với một thời kỳ dài cơ thể ổn định và chưa bị đe dọa bởi một hiện tượng biến đổi nào cả.
Nếu như giai đoạn phát triển của thời kỳ thơ ấu và quãng thời gian niên thiếu được chia ra một cách dễ dàng trong chu kỳ của cuộc đời thì sẽ không có những rối loạn tương tự ở trong 2 thời kỳ này. Đã từ lâu người ta vẫn tin rằng giai đoạn trưởng thành theo nguyên nghĩa của từ, có nghĩa là kết thúc sự tăng trưởng và phát triển, nhưng nó lại không hề như vậy. Người trưởng thành cũng giống như bé con, cũng phải chịu những tác động tới tận khi kết thúc cuộc đời. Thực vậy, cách đây chừng 7 năm con người đã biết đến những giai đoạn có tính chất quyết định. Sự thông thái của nhân loại cũng không đề cập tới lứa trẻ khoảng 7 tuổi, khi mà chúng có chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên nhú ra, 14 tuổi liệu có phải là độ tuổi của tuổi dậy thì và là giai đoạn niên thiếu hay không theo quan niệm cũ về tuổi thiếu niên?
Qua các nghiên cứu về tiểu sử, các thử nghiệm lâm sàng và qua trò chuyện, tiếp xúc với các bệnh nhân bốn phương đổ về cho thấy: thực tế của một rối loạn tâm sinh lý xảy ra trong vòng từ 3 đến 5 năm, sau đó có một khoảng thời gian tương đối ổn định (khoảng 7 năm). Và mỗi người tận dụng hết sức giai đoạn ổn định này để hoàn thiện những mục tiêu của mình. Trong thời kỳ rối loạn, người ta tự chiêm nghiệm về mình, xem lại những gì đã làm được, những thành công và thất bại trong công việc cũng như địa vị xã hội, trong tình cảm. Họ cân nhắc lại những mục tiêu chủ yếu và những định hướng cuộc đời mình trong tâm trí, lúc này như một đơn vị thời gian đã được định rõ sau thời điểm ban đầu và kết thúc.
Cũng như vậy, những rối loạn sinh tồn không tránh được kéo dài suốt dòng chảy của cuộc đời. Có vô số thử thách đặt ra trước mắt bao người cũng như chính mỗi người để có thể đạt được sự tự lập lớn nhất và sự xác định tuyệt vời, nhất là về bản chất của mỗi người. Lẩn tránh hay mong muốn các giai đoạn rối loạn này chỉ dẫn tới sự tụt lùi, trì trệ.
Trong các giai đoạn rối loạn, người ta luôn dao động giữa 2 cực đối lập nhau: một bên là sự thích phiêu lưu mạo hiểm, và một bên là sự thích cảm giác an toàn, trong đó ý nghĩ thứ nhất thúc đẩy mọi người mở rộng tầm nhìn tới những xứ sở chưa hề biết, những biểu tượng của tự do có nhiều mạo hiểm, sóng gió. Còn ý tưởng thứ 2 lại thúc đẩy mọi người luôn luôn phải cẩn trọng theo tư tưởng chứ không chịu di chuyển, tụt lùi, lạc hậu và chịu phụ thuộc. Chỉ có bầu không khí tin tưởng mới khuyến khích người ta lăn xả vào những cuộc phiêu lưu chinh phục thế giới và chinh phục chính bản thân mình. Ai cũng biết một đứa trẻ chưa cai sữa đã có thể được tiếp thêm lòng dũng cảm để tìm hiểu khám phá căn phòng ở của bé nếu có sự để mắt của người mẹ.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.