Giới Tính Theo Cuộc Đời

2. – Phần 8 Học tập để tránh tâm trạng không thỏa mãn (sự mất mát)



Mối quan hệ đầu tiên này bao gồm 2 nhân cách: một người mẹ và một đứa trẻ. Để có thể phát triển được trong bầu không khí hài hòa thì người mẹ bằng sự chăm sóc ổn định và bằng tình yêu của mình phải biết giảm bớt những thất vọng đau đớn của con mình. Nhờ vậy, đứa bé sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng không phải lúc nào thực tế cũng diễn ra theo ý muốn của bé.

Sự thất bại nhìn thấy trước mỗi khi những đòi hỏi của trẻ vượt qua khả năng đáp ứng của người mẹ. Đôi khi những phụ nữ này do quá lo lắng bảo vệ trẻ thái quá và là người cầu toàn đã áp đặt cho con mình một chế độ ăn uống nghiêm ngặt hoặc một sự vệ sinh thái quá và mang tính cưỡng bức. Nhưng thường xuyên nhất vẫn là những tình huống hết sức ngẫu nhiên lấy đi một phần trạng thái sẵn sàng của họ. Chồng chất bởi những nỗi lo lắng, loạn trí bởi phải đảm nhiệm cả công việc ngoài xã hội và công việc nội trợ trong gia đình hoặc chồng bội bạc, từ đó họ không còn có thể “nhận ra đứa trẻ” – một đứa con mà họ đã mong ước” – Tosquelles đã nói như vậy. Các bà mẹ này tỏ ra mất khả năng giải quyết trước sự phức tạp này mà chỉ có duy nhất sự phức tạp ấy cho phép giải phóng những nhiệt tình sống đang âm ỉ trong nó và giúp nó biết chấp nhận những trạng thái không được thỏa mãn bị áp đặt bởi thực tế. Không hiếm các trường hợp trong một gia đình có một đứa trẻ gặp phải hoàn cảnh không mấy thuận lợi và do hoàn cảnh dẫn tới bị rối loạn. Tất cả các bà mẹ đặc biệt là các bà mẹ quá trẻ vừa mới 16, 17 tuổi họ không có khả năng chịu đựng tâm trạng thiếu thoải mái nhưng không thể tách rời với các điều kiện của một người mẹ. Những người đàn ông không phải lúc nào cũng chiếm toàn bộ thời gian và sự chú ý của vợ mình. Đứa trẻ mới sinh ra độc chiếm toàn bộ thời gian và sự chú ý của người mẹ. Nó ngăn cản những tham vọng nghề nghiệp của người mẹ, các quan hệ với người chồng, ngăn cản những ham muốn trong “chuyện chăn gối”. Đứa trẻ xuất hiện còn như người phải gánh chịu trách nhiệm về sự thay đổi hình dạng của mẹ mình.

Không có gì đáng ngạc nhiên trong những điều kiện như thế này, sự bực dọc được che giấu đi sau sự ân cần trong vai trò người mẹ. Có thể đây là lý do trong một số trường hợp, giết trẻ em trở thành luật lệ ở những bộ lạc nguyên thủy, người mẹ chỉ tham gia với vai trò khách quan. Trong thời đại văn minh của chúng ta, ngày nay những đứa trẻ phải chịu sự ngược đãi vẫn còn và chỉ có các bác sĩ mới biết rõ. Các trường hợp trường hợp thường gặp nhất đó là người phụ nữ thường che giấu sự bực bội của mình. Điều này khó thú nhận trong một xã hội mà chức năng làm mẹ rất được ca ngợi. Đằng sau mặt nạ lãnh đạm, một lối giáo dục nghiêm khắc, khi không làm chủ được mình, các bà mẹ rất dễ nổi cáu này sẽ không giúp cho trẻ hoàn thiện việc học tập. Trạng thái không thích thú cũng như khả năng khó chịu đựng, tâm trạng không thỏa mãn tồn tại cố hữu trong cả quá trình giáo dục. Maud Mannoni đã chỉ ra rằng sự bực bội cáu giận của người mẹ có thể khiến cho một số trẻ em mắc vào tình trạng suy nhược như thế nào. Có vẻ như trẻ em học tập để thích ứng với những điều bắt buộc của thực tế tốt hơn là kỹ năng chịu đựng của người mẹ đối với những trạng thái không thỏa mãn trong vai trò làm mẹ.
Chứng hoang tưởng ở trẻ em

Một cách công bằng mà nói: nên nhấn mạnh một điều rằng những nhu cầu và mong muốn của trẻ nhiều khi là vô chừng mà người ta không thể đáp ứng ngay được trong một chốc một lát mặc dù người mẹ rất muốn sẵn sàng đáp ứng đi chăng nữa.

Sự can thiệp của các yếu tố này cho thấy, các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục mặc dù có thiện ý đi chăng nữa cũng không kiểm soát hết tất cả các yếu tố quyết định tương lai của trẻ. Các bà mẹ thường để ý điều đó và rất ngạc nhiên rằng: bọn trẻ cùng lớn lên trong cùng một môi trường và cùng theo những nguyên tắc giáo dục giống nhau nhưng lại xử sự rất khác nhau. Cũng tương tự như vậy, trong cùng một gia đình, bé gái 2 tuổi thủ dâm rất mạnh và hét lên mỗi lần bị mẹ phát hiện và cấm bé tiếp tục, trong khi người anh trai sinh đôi lai luôn luôn tươi cười chấp nhận mà không hề tỏ ra phản đối lại tất cả những yêu cầu của mẹ.

Vì vậy, thái độ giáo dục của cha mẹ không phải là nguyên nhân hay nhất: một đứa trẻ quá nhạy cảm, sự thay đổi thất thường của nó là thước đo cường độ lo sợ của nó. Nó có thể hiểu rất tốt một điệu bộ hoặc một âm sắc của giọng nói (ngày nay người ta nhận ra tầm quan trọng của giọng nói trong quá trình giao tiếp ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời). Giáo dục cách nói và cơ thắt

Rất nhanh chóng, các giờ giấc bắt buộc về ăn uống và vệ sinh tạo ra cho trẻ một số khả năng chịu đựng sự chờ đợi và bắt buộc nó phải tính đến những yêu cầu của người chăm sóc nó. Một mối lo lắng nào đó len lỏi vào mối quan hệ hết sức tốt đẹp với người mẹ, nó chấp nhận trao đổi tình yêu của nó bằng cách kìm nén lại sự thích thú của mình ngay lập tức. Một ngày kia cậu bé không còn được bú mẹ nữa mà phải chấp nhận nguồn thức ăn từ bên ngoài, do đó dẫn đến cậu phải có một cố gắng nào đó để có thể chọn lựa được thức ăn mà cậu ưa thích, bé phải nhai và dùng các đồ dùng nhà bếp thìa hoặc dĩa.

Nó ngoan ngoãn chấp nhận mà không hề tỏ ra khó chịu, với điều kiện bà mẹ không ngăn cản nó thực hiện những hành vi mang tính bổ sung khi không còn được bú mẹ nữa: như mút các ngón tay và nắm tay là vật tượng trưng cho bầu vú mẹ.

Đôi khi để bảo vệ cơ thể, đứa trẻ phải học cách làm sạch các cơ thắt vì những lý do mà chính nó cũng không tìm ra. Bé thay đổi sự thích thú của mình bằng phun nước lên người, làm bẩn hoặc thay đổi cách thức của nó với tình yêu của mẹ.

Sự học tập để có trạng thái không thích thú và trạng thái không được thỏa mãn sẽ thúc đẩy quá trình phát triển. Để có được các khái niệm về thời gian và không gian đòi hỏi trẻ phải có gấp đôi các thử nghiệm về trạng thái không thích thú hay không được thỏa mãn. Đồng thời trẻ cũng phải tuân theo những nguyên tắc của sự thích thú. Trẻ cũng có thể đánh giá được độ dài thực của thời gian, nhưng chỉ thông qua khoảng cách khách quan từ khi người mẹ xuất hiện cho tới lần cho bú tới. Để có thể đạt được khái niệm về không gian, thì cần phải đưa cho trẻ một đồ vật mà trẻ rất yêu thích như đồ chơi hay quả bóng, sau đó làm biến mất khỏi tầm nhìn của trẻ. Tất cả nghệ thuật của nhà giáo dục là ở chỗ giúp đỡ bé tiến bộ, nhưng cũng để trẻ tự hoàn thiện những thử nghiệm, tạo trạng thái thích thú nhưng cũng không làm hại đến trẻ. Để trẻ có thể tự bảo vệ mình trước cảm giác tội lỗi, đó chính là những điều giáo dục bắt buộc và rất cần thiết.

Một đứa trẻ không chấp nhận chịu thôi bú cũng không học cách làm vệ sinh cơ thể, không chịu tập đi cũng không chấp nhận rời mẹ lấy nửa bước sẽ phải chịu những sa sút khủng khiếp so với các trẻ em khác.

Kết luận:

Mối quan hệ yêu thương giữa mẹ và con là kiểu mẫu gốc cho tất cả các mối quan hệ yêu thương khác về sau. Vì vậy, nó bao hàm một sự thử nghiệm trên khía cạnh tính dục từ phía người này và cả người kia nữa. Một mối quan hệ tình cảm vĩnh viễn có những cấp độ, trạng thái tác động tương thích. Nói một cách chính xác hơn, giữa những mong muốn vô độ và thực tế vẫn luôn có một khoảng cách, một sự chờ đợi, hạn chế sự thỏa mãn bản năng.

Trái ngược với loài vật, con người bị chế ngự bởi những mong muốn cho mình chứ không phải những nhu cầu. Điều này dẫn dắt chúng ta một cách hợp lý đến suy nghĩ rằng: tự do giới tính không chỉ phụ thuộc vào sự tăng lên của các áp lực kinh tế, và các yếu tố văn hóa xã hội hay do nền văn minh mang lại như Reich và Marcuse đã từng khẳng định. Một yếu tố gây cản trở về sinh học có thể có mặt trong tổ chức cơ thể và trong cả những mong muốn của chúng ta, kiềm chế sự phát triển không giới hạn về bề rộng của bản năng giới tính của chúng ta.

Freud đã ghi nhận trong cuốn “Sự đóng góp cho ngành tâm lý học về tình yêu” rằng: tất cả các yếu tố cầu thành của bản năng có thể được làm thỏa mãn và được đưa xen vào trong cách cư xử giới tính của người trưởng thành. Ví dụ như các xu hướng bạo tàn thường được kiểm soát và được lái theo những mục đích khác: thể thao, phẫu thuật hay sự chém cắt những mảng xương thịt trong các hàng bán thịt. Những điều kiện của loài người áp đặt những hạn chế này không phải là sự chuyển đổi xã hội, không phải bởi sự chuyển đổi quyền sở hữu hay sự chuyển đổi của phân chia lao động mà Marx đã từng quy trách nhiệm cho các yếu tố này như “một vài sự không trọn vẹn của cơ thể hay tâm hồn”, không phải là sự bãi bỏ các cuộc đấu tranh giai cấp, cũng không phải là sự tự do hoàn toàn về đời sống tình dục không biết thu gọn tính hai mặt sinh học cơ bản của mong muốn và những trở ngại. Chính con người cũng cần phải biến đổi trong bản chất của mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.