Hàn Phi Tử
Thiên XXVIII: Công danh (Công danh)
1. Vị vua sáng suốt sở dĩ lập được cổng thành được danh là nhờ có bốn điều: một là thiên thời, hai là lòng người, ba là kỹ năng, bốn là cái thế và địa vị.
Nếu không có thiên thời thì dù có mười vua Nghiêu cũng không thể làm cho một bông lúa trổ vào mùa đông. Nếu trái lòng người thì dù có là Mạnh Bôn và Hạ Dục cũng không thể dùng hết sức người. Cho nên được thiên thời thì không lo mà tự sinh ra. Được lòng người thì không cần thúc giục mả người ta tự mình háng hái. Dựa vào kỹ năng thì không phải giục mà người ta tự mình nhanh nhẹn làm. Được cái thế và địa vị thì không cần tiến mà cái danh thành lập. Điều đó cũng như nước chảy, như thuyền nổi. Nhà vua giữ cái đạo tự nhiên thi hành cái lệnh không cùng. Cho nên mới gọi là vị vua sáng.
2. Có tài mà không có thế thì dù có hiền cũng không thể khống chế được kẻ hư hỏng. Cho nên dựng một cái cây một thước ở trên núi cao thì nhìn được cái khe sâu ngàn nhận. Cây không phải là cao nhưng chỗ đứng của nó cao. Kiệt làm thiên tử thì có thể khống chế thiên hạ. Không phải vì ông ta hiền nhưng cái thế của ông ta nặng. Nghiêu làm kẻ thất phu thì không thể sửa đổi ba nhà. Không phải vì ông ta hư hỏng mà vì cái địa vị của ông ta thấp. Một ngàn cân đặt trên thuyền thì nổi, một tri một thù không có thuyền thì chìm, không phải vì ngàn cân thì nhẹ mà một tri một thù thì nặng. Đó là vì có thế hay không có thế.
Cho nên ngắn mà khống chế cao là nhờ địa vị. Hư hỏng mà khống chế người hiền là nhờ thế. Bậc vua chúa thì được thiên hạ nhất trí ra sức cùng nâng đỡ cho nên yên. Mọi người đồng lòng cùng lập ông ta lên cho nên ông ta được tôn quý. Bầy tôi giữ cái sở trường, dốc hết sở năng mình, cho nên trung. Lấy vị tôn chủ chế ngự người tôi trung thì cái vui lâu dài sinh ra mà lập được công danh. Cái danh và cái thực phù hợp với nhau mà thành, hình với bóng tương ứng với nhau mà thành, cho nên bầy tôi và nhà vua cùng có ý muốn như nhau mà có chức vụ khác nhau.
3. Cái lo của bậc vua chúa là ở chỗ không ai hưởng ứng mình. Cho nên có câu: “Một tay không vỗ được, tuy múa nhanh nhưng không thành tiếng”. Mối lo của bầy tôi là ở chỗ không được chuyên làm một chức vụ. Cho nên nói: “Tay phải vẽ hình tròn, tay trái vẽ hình vuông thì không thể thành được cả hai”. Do đó mới có câu: “Nước trị an cực điểm thì vua như cái dùi, bầy tôi như cái trống, sự khéo léo như cái xe mà công việc như con ngựa”.
Cho nên người ta có sức thừa thì tiện cho việc hưởng ứng; kỹ thuật có cái khéo thừa thì tiện cho công việc. Nếu kẻ lập công không có đủ sức, những người thân cận không có đủ lòng tin, những kẻ thành danh không có đủ thế, những người ở gần không thân còn những người ở xa không liên kết được thì cái danh sẽ không xứng với cái thực. Bậc thánh nhân dù có đức như Nghiêu, Thuấn, có hạnh như Bá Di, nhưng địa vị không bao trùm được đời thì cái công không thành mà cái danh không nên được.
4. Cho nên những người xưa mà lập được công danh là nhờ dân chúng giúp sức. Những kẻ ở gần dùng lòng thành liên kết với họ, những người ở xa lấy danh mà khen ngợi, những kẻ tôn quý lấy thế mà nâng đỡ. Nhờ vậy mà cái công như Thái Sơn dựng lên được mãi mãi trong nước nhà và cái danh như mặt trời mặt trăng rực rỡ lâu dài trong trời đất. Chính vì vậy mà Nghiêu có thể quay mặt về hướng nam mà giữ lấy danh, Thuấn có thì quay mặt về hướng bắc mà biểu lộ công lao vậy.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.