Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

192. HÒA THƯỢNG VÀ NGƯỜI THỢ GIÀY



Có một nhà sư tên là Diệu Kế trụ trì ở một ngôi chùa lớn làng Bích-khê. Sư ta vốn ít chữ nhưng được cái sáng dạ, trải qua những ngày cạo đầu cắp níp đi theo các bậc tu hành cũng võ vẽ được ít nhiều kinh kệ. Sống lâu lên lão làng, nhờ chuyện cần gõ mõ tụng kinh, nên chẳng mấy chốc được leo lên hàng sư bác. Từ đó Diệu Kế đã được dân làng vùng này vùng khác đón về thờ Phật cai quản chúng tăng. Qua nhiều lần ăn mày lộc Phật ở rất nhiều chùa, Diệu Kế đã nắm được cái chân lý: cuộc đời tu hành của mình chẳng qua cũng là một cách mưu sinh. Vậy thì tội gì mình theo “năm điều răn” cho mệt xác. Vì vậy, về mặt đức hạnh, Diệu Kế tuy không phải là hạng hổ mang, nhưng cũng chẳng phải thuộc hàng chân tu. Thỉnh thoảng sư ta cũng biết lén lút tìm cách làm vợi bớt những món tiền quyên cúng của thập phương đang ngộn lên ở tráp. gần chùa có một người thợ giày cũng trạc tuổi và cùng khổ người khổ mặt với Diệu Kế. Hai người dàn dần quen nhau rồi trở nên một đôi bạn nối khố. Khi đã tương đắc, người thợ giày thường mang rượuthịt vào tăng phòng vào những lúc vắng vẻ, rồi cả hai đóng cửa lại, chén tạc chén thù. Họ tỉ tê kể cho nhau nghe những câu chuyện vượt ra ngoài mảnh vườn và mái chùa nhà Phật. Được cái người thợ giày am hiểu việc đời nên Diệu Kế ta rất thích. Mỗi khi thấy ông bạn túng thiếu, Diệu Kế thường phóng tay chu cấp khi năm quan ba quan không biết tiếc. Tuy nhà sư không bao giờ xao nhãng việc tụng kinh gõ mõ nhưng bọn hào lý trong làng cũng chẳng phải không có kẻ ghét ghen. Họ ngờ rằng về mặt kinh kệ, vốn liếng của sư ông hình như không có bao nhiêu. Hơn thế, mỗi lần nghe sư ông tụng kinh, thấy chỉ ê a suốt buổi, điểm vào những câu lạc lõng, tựa hồ không phải là kinh Phật. Mặc dầu vậy, họ cũng chả biết gì nhiều về tiếng kinh câu kệ vốn rất khó hiểu, nên chưa có cách nào để tìm cho ra sự thật.

Hồi bấy giờ ở một ngôi chùa phương Nam có một vị hòa thượng nổi tiếng đạo học và đức hạnh. Vị hòa thượng này đã từng tu luyện rất nhiều năm và từng sang đất thánh. Vào lúc này bậc đại đức ấy dược vua ban tước quốc sư, cho phép đi chơi khắp mọi cảnh chùa trong nước. Tuy tuổi già, hòa thượng chuyên ăn chay nằm đất: lại có điều đặc biệt là do thuộc phái “vô ngôn”, nên người nhất thiết không nói năng gì với ai, chỉ khi cần lắm mới làm dấu hiệu, hoặc viết ýnghĩ của mình lên mặt giấy.

Nghe tin bậc đại đức này sắp quá làng mình, bọn hào lý Bích-khê bèn sửa soạn một cuộc đón rước trọng thể tại chùa và nhân thể nhờ hòa thượng kiểm tra hộ sư ông Diệu Kế vềmặt đạo học.Nếu quả đúng như mối ngờ bấy lâu thì họ sẽ mời sư đi chỗ khác.

Nghe tin này, Diệu Kế rất lo. Cuộc khảo hạch này chắc chắn sẽ làm lòi cái dốt của mình và có thể nếu không bị đuổi thì cũng mất mặt trước thiện nam tín nữ. Than ôi? Còn đâu là những ngày ngồi ung dung hưởng hàng chục mẫu hoa lợi và bao nhiêu tiền của thập phương. Nghĩ vậy, Diệu Kế quyết vắt óc tìm cách để ra khỏi cảnh khó khăn. Sực nhớ tới ông bạn nối khố thường tự xưng là người túc trí đa mưu. Diệu Kế bèn nhắn bạn đến chùa để cùng mình bàn tính. Sau khi nghe thủng câu chuyện, người thợ giày liền an ủi:

Tưởng gì chứ việc ấy thì để mặc tôi lo liệu. Tôi sẽ thay bạn trả lời tất cả những câu khảo hạch của lão già ấy.

Nhưng làm sao mà thay được, Diệu Kế hỏi.

Khó gì. Vì cùng trạc người như bạn, tôi sẽ kín đáo lẻn đến đây đúng vào hôm lão già ấy tới chùa. Chỉ cần bạn đòi bọn hào lý cho được một mình đối diện với lão ấy ở tăng phòng đóng kín cửa, không một người thứ ba nào cùng dự là ổn. Tôi sẽ từ chỗ nấp bước ra sắm vai của bạn. Tôi cam đoan sẽ chu toàn mọi việc. Bạn đừng lo gì cả!

Nghe người thợ giày hiến kế, sư ông Diệu Kế có phần vững tâm. Mấy ngày sau, vị hòa thượng quả nhiên ghé vào chùa theo lời mời của bọn hào lý, và gật đầu nhận lời họ về việc khảo hạch sư ông. Khi cửa tăng phòng đã cài then, dưới ánh đèn le lói người thợ giày đầu mới cạo bóng nhoáng, mình mặc áo cà sa từ bệ bước ra trước mặt hòa thượng để chịu sự thử thách.

Cuộc khảo hạch bắt đầu. Vị đại đức không hề hé răng, chỉ thong thả đưa bàn tay phải sờ lên đầu mình. Thấy vậy, ngươi thợ giày thình lình co cẳng trái đạp mạnh xuống nền tăng phòng một cái “thịch”. Tiếp đó vị đại đức ngửa mặt lên trời hồi lâu rồi sờ tay vào nách. Để trả lời, người thợ giày lại quờ cánh tay mình ra đằng sau và đấm vào lưng mấy cái. Tiếp đó, vị đại đức mỉm cười và giơ ba ngón tay ra trước mặt. Người thợ giày liền trợn mắt cũng giơ bàn tay giăng đủ năm ngón lên trời.

Sau đó, vị đại đức gật gù, không làm dấu hiệu gì nữa bước ra khỏi tăng phòng, trong khi người thọ giày lại trở về chỗ nấp cũ.

*

* *

Trước khi từ giã làng Bích-khê, vị hòa thượng mà tên tuổi được mọi người tôn kính, không quên viết mấy câu vào mảnh giấy trao cho bọn hào lý, nói rõ kết quả cuộc khảo hạch vừa rồi. Đại ý trong giấy viết:

“Từ thôn quê đến thị thành, ta chưa từng thấy có người nào thông hiểu nghĩa lý đạo Phật thâm thúy nhà sư ông Diệu Kế. Không những sư ông hiểu rõ những dấu hiệu ta đưa ra hỏi, mà còn dùng dấu hiệu để đối đáp với ta, y như những vế biến ngẫu tài tình. Thoạt đầu ta muốn nói: “Luôn luôn trong đầu phải tâm niệm lời dạy của đức Thích Ca” thì sư ông đã trả lời: “Cần phải giẫm xuống dưới chân những cám dỗ của Ma vương”. Ta lại muốn nói: “Con hạc cắp dưới cánh lời cầu nguyện mang lên thượng giới”. Sư ông trả lời: “Con rùa ghé tấm lưng đội bia đứng trước chùa”. Cuối cùng ta giơ ba ngón tay để nói “Tam quy”. Sư ông giơ cả bàn tay để đối lại là “Ngũ giới”. Đó là điều không phải những kẻ đạo học tầm thường có thể trả lời một cách nhanh gọn được. Sư ông Diệu Kế quả là một ngôi sao trong rừng thiền chúng ta”.

Đọc xong, bọn hào lý làng Bích-khê cúi chào vị hòa thượng già, rồi sau đó trở về chùa xin ra mắt sư Diệu Kế. Bọn họ hết lời xin lỗi:

Chúng tôi quả thật người trần mắt thịt, không biết được đạo học của hòa thượng sâu rộng như biển. Chẳng qua chỉ vì có một vài người xấu thói thêu dệt điều này tiếng nọ vu cho hòa thượng nên buộc làng chúng tôi phải rước bậc đại đức đến chùa để bày cuộc thử thách. Giờ đây tất cả mọi nghi ngờ đều đã tiêu tan. Xin hòa thượng miễn chấp cho lũ ngu độn này.

Sau khi bọn hào lý đã ra về hết, người thợ giày bèn ra khỏi chỗ nấp. Diệu Kế hỏi:

Bạn hãy mau mau cho biết bạn đã trả lời như thế nào vềnhững câu hỏi của ông già ấy làm cho danh tiếng của tôi bỗng nổi lên như cồn trước bọn hào lý vậy?

Người thợ giày đáp:

Có gì đâu. Thoạt đầu lão già ấy chỉ tay lên đầu ý hỏi tôi có biết làm mũ ni hay không? Tôi đạp chân xuống đất để trả lời rằng tôi chỉ biết đóng giày mà thôi. Thế rồi lão lại chỉ vào nách để hỏi tôi có thứ da nào mềm như da nách để thửa một đôi. Tôi chỉ vào lưng để nói rằng dạo này chỉ còn thứ da dày như da ở lưng, nhưng dùng để đóng giày cũng khá bền tốt. Thế rồi ông lão quyết định thửa một đôi nhưng lại mà cả có ba quan. Tôi nhất định không chịu, đòi phải có đủ năm quan mới làm. Thế là ông lão bỏ đi ra, chắc ông lão bủn xỉn chê đắt không thửa [1] .

KHẢO DỊ

Một dị bản có tên là Quan huyện và người thợ giày:

Xưa có quan huyện mới bổ đến huyện nọ, thường xuống các làng hành hạt. Tính quan hay thơ. Đến một làng hỏi hương chức có ai biết thơ hay câu đối gì thì đối đáp cho vui. Hương chức trả lời: – “Chúng tôi đều dốt nát, may ra hòa thượng trên chùa có thể biết”. Quan bèn đi viếng chùa. Hòa thượng bối rối vì không làm thơ bao giờ. Một người thợ giày ở trọ trong chùa lãnh phần làm thơ với quan. Ở đây người thợ giày cũng cải trang làm sư nhưng làm bộ ít nói. Cũng như truyện trên, hai bên đối đáp bằng dấu hiệu: quan vỗ đầu một cái. Người thợ giày đáp lại bằng một cái giậm cẳng. Quan chỉ vào bụng. Người thợ giày vỗ vào đít. Quan giơ năm ngón tay, người thợ giày giơ mười ngón. Quan quày quả ra về tấm tắc khen hòa thượng giỏi thơ. Cai tổng hỏi vì sao hai bên chỉ làm dấu tay dấu chân mà lại biết hay thơ. Quan đáp: – “Các ông chưa hiểu, để tôi nói cho nghe: Tôi vỗ đầu ý nói: “Thiên cao đẳng đẳng”. Hòa thượng giậm chân nói “Địa hậu trùng trùng”. Tôi chỉ bụng là”Chỉ phúc thiên hạ phục”. Hòa thượng vỗ đít là “Tọa thượng thái dân an”. Tôi đưa năm ngón là “Ngũ bách la hán”. Hòa thượng giơ mười ngón là “Thập loại cô hồn”.

Sau khi quan về, hòa thượng hỏi anh thợ giày, thợ giày nói: “Có gì đâu, hồi nãy quan vỗ đầu là hỏi tôi có biết làm nón không. Tôi giậm chân đáp rằng chỉ biết đóng giày thôi, quan chỉ bụng để hỏi da bụng đóng có tốt không, tôi vỗ đít để trả lời: da mông đít đóng tốt hơn. Thế rồi quan trả năm đồng một đôi. Tôi cho quan biết có được mười đồng mới đóng. Quan chê đắt bỏ về” [2] .

Một truyện khác, Trạng ếch cũng có nội dung ít nhiều gần gũi:

Xưa có một người câu ếch bắt được con ếch có viên ngọc, anh dùng ngọcchữa khỏi bệnh đau mắt của vua nên được làm quan. Nhờ tài coi chân ếch biết trước trời mưa, anh vâng mệnh vua cầu đảo ứng nghiệm vì vậy được vua phong là trạng: người ta gọi là Trạng Ếch.

Trạng Ếch phụng mệnh đi sứ Trung-quốc. Trong một bữa tiệc, một viên quan Trung-quốc thử tài sứ giả các nước, bèn giơ bốn ngón ra ý muốn ra vế đối: “Tứ di lai tân”. Các sứ giả ngơ ngác không hiểu thế nào. Về phần Trạng của ta tưởng y hỏi trên mâm có một đĩa bốn chiếc bánh ăn có hết được không, nên giơ tám ngón tay lên ý nói “tám chiếc như thế ta ăn cũng hết”. Viên quan đoán là Trạng đối lại “Bát phương tiến cống”, nên tỏ ý khâm phục. Viên quan lại giơ ngón tay trỏ chỉ vào bụng, ý ra vế đối “Hung trung binh giáp”- Trong khi các sứ giả kia chưa trả lời, thì Trạng Ếch tưởng viên quan chế mình ăn lắm thì nứt bụng ra, bèn chụm bàn tay lại và giơ lên trời, có ý bảo “bánh nhỏ vừa bằng lòng bàn tay có gì mà đến nứt bụng”. Nhưng viên quan Trung-quốc lại ngỡ là Trạng đối “Chưởng thượng kinh luân” nên phục lăn, y bèn vào tâu cho vua biết. Vua Trung-quốc bèn phong Trạng làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” [3] .

Người Ả-rập (Arabes) có truyện Ngôn ngữ của những dấu hiệu cũng là một dị bản.

Một ông vua một nước Hồi giáo, nghe tin vua Hy-lạp (Grèce) nước láng giềng Thiên chúa giáo chuẩn bị đem quân đến xâm lược, bèn định sai một sứ giả có tài ăn nói đến cầu hòa. Vua hỏi các đại thần xem nên cử ai. Người nào cũng giới thiệu một người mà mình cho là giỏi nhất, trừ một đại thần làm thinh. Vua hỏi người ấy: -“Sao nhà người lại im lặng?”. Đáp: – “Vì những người được tiến cử đều không làm nổi việc ấy”. – “Theo nhà người thì cử ai?”. Đại thần chỉ vào một người nói: – “Đây, người này!”. –

“Nhà người muốn nhạo ta ư, dám đề cử một người ít miệng lưỡi như thế”. – “Với người ấy, tôi đoán rằng có thể làm nổi sứ mệnh”. Cuối cùng vua nghe lời. Vua Hy-lạp khi nghe nói đến tên vị sứ giả, thì bảo riêng người hầu của mình:

“Đó là một vị lớn nhất trong những người đạo Hồi, ta sẽ có cách thử hắn trước khi tiếp”. Lúc sứ giả vào, vua chỉ một ngón tay lên trời. Dùng ngón tay của mình, sứ giả chỉ lên trời rồi lại chỉ xuống đất. Vua giơ ngón tay chỉ vào mặt sứ giả, sứ giả giơ hai ngón tay chỉ vào mặt vua. Vua lấy một quả ô-liu ở dưới nệm đưa cho xem, sứ giả móc túi lấy quả trứng đưa ra. Bấy giờ vua làm dấu chữ thập, mời sứ giả ngồi một cách kính nể, rồi mới hỏi mục đích đi sứ và sau đó thương nghị mọi việc chóng vánh với sứ giả. Sau khi sứ giả ra về, đình thần hỏi vua vềnhững dấu hiệu, vua nói: -“Chưa bao giờ ta thấy một người thông minh như thế. Ta chỉ lên trời muốn nói: – “Chúa ở trên các tầng trời”. Hắn chỉ xuống đất ýnói: – “Chúa cũng ở đấy nữa”. Ta chỉ vào hắn muốn nói: – “Anh không biết mọi người có một nguồn gốc chung là A-đam ư?” Hắn giơ hai ngón là nói: – “Cả A-đam và E-va”. Ta lấy ra một quả ô-liu để nói: – “Cái này lạ biết chừng nào!” Hắn đưa ra quả trứng là nói: – “Cái này còn lạ hơn vì nó ra từ một sinh vật”. Cho nên ta dừng lại, vì chừng ấycũng đủ biết là nó thông hiểu”. Còn sứ giả khi về kể chuyện lại cho vua: – “Tôi không thấy có người nào tỏ ra u mê và thô bạo như vua Hy-lạp. Khi tôi đến, ông ta nói: – “Ngón tay ta sẽ chộp anh và bắt anh đi”. Tôi trả lời: – “Tôi cũng bắt ông bằng tay tôi và cho ông xuống đất đen”. Ông ta lại tiếp: – “Ta móc mắt mày với ngón tay ta”. Tôi trả đũa lại: – “Tôi cũng móc mắt ông với hai ngón”. Rồi đó ông ta lại nói: – “Ta không có gì cho anh cả trừ quả ô-liu này còn thừa trong bữa ăn của ta”. Lập tức tôi đối lại; “Thế thì tôi còn hơn ông vì tôi thừa một quả trứng trong bữa ăn sáng, vậy tôi xin biếu ông”. Thế là ông ta sợ, phải giải quyết công việc cho tôi.

Một truyện Người thợ dệt và sứ thần cũng có tình tiết đối đáp bằng dấu hiệu, nhưng không thuộc loại dị bản của các truyện trên. Đại thể là:

Xưa có một nước lớn mạnh có ýđịnh xâm lược một nước nhỏ yếu khác bèn sai sứ thần tới. Sứ thần nghênh ngang đi lại giữa sân rồng rồi chẳng nói chẳng rằng lấy một viên phấn trong túi áo ra vẽ một vòng tròn chung quanh ngai vàng, đoạn ngồi đợi trả lời. Vua và các quan kinh ngạc không hiểu thế nào cả. Cuối cùng vua đưa mắt cho tể tướng bảo phải tìm được cho được người tài có thế giải đáp kẻo nhục quốc thể.

Sứ giả nhà vua đi mãi không tìm được một ai có thể trả lời. Cuối cùng họ lọt vào nhà một người thợ dệt thì thấy nhà vắng vẻ, nhưng ởgóc hè có một cái nôi trong có đứa bé đang ngủ, đặc biệt là không ai đưa đẩy mà nôi vẫn đưa. Lại thấy có mẻ thóc phơi giữa sân, bên cạnh có một cây lau không gió mà cây động nên gà không dám bén mảng. Sứ giả đoán đây hẳn là nơi ở của một nhân vật lỗi lạc bên đi thẳng vào nhà thì thấy một người đang dệt. Hỏi vì sao nôi không người mà vẫn đưa đẩy, cây không gió mà vẫn lay động. Người thợ cho biết đó là do con thoi của mình có dây buộc vào nôi và cây lau nên mới như thế.

Thấy anh ta là người có tài, sứ giả bèn kể cho anh nghe chuyện sứ thần nước lớn đến vẽ vòng như thế nào và ngạo mạn ra sao,… rồi ngỏ ý đón anh về kinh để nhờ giải đáp hộ. Người Khi hắn đi khỏi, vua quan đổ xô lại hỏi, người thợ đáp: – “Sứ thần vẽ vòthợ vui lòng ra đi. Trước khi đi anh nhặt hai cái xương bánh chè súc vật mà trẻ con vẫn dùng để đánh đáo, bỏ vào túi. Ra tới cửa, anh còn chụp một con gà giắt vào lưng. Đến nơi, anh lẳng lặng nhìn viên sứ thần không nói gì, lấy hai cái xương bánh chè ném xuống trước mặt. Thấy thế, sứ thần móc túi lấy một nắm kê vãi ra đất. Người thợ liền thả con gà ra, gà mổ một chốc hết hạt kê. Sứ thần thấy thế lủi thủi ra về.ng tròn là có nói sẽ mang quân tới vây để xem ý bến ta thế nào. Tôi ném hai cái xương ýmuốn trả lời: so với chúng tôi, quân đội ông chỉ là trẻ con. Thế rồi hắn rắc hạt kê là ý khoe quân của nước hắn đông vô kể. Tôi cho gà mổ là để nói: một người nước ta có thể diệt hàng trăm người của họ. Thế là hắn hiểu ý, chỉ còn có cách rút lui” [5] .

Cũng như truyện trên, truyện Thơ-mênh Chây của người Khơ-me (Khmer) cũng có đoạn kể Chây đánh đố với sứ thần nước lớn bằng dấu hiệu, nhưng ở đây diễn biến có khác:

Thơ-mênh Chây, một nhân vật chuyên dùng mưu trí để đả kích và lừa người (như Trạng Quỳnh và Cuội của ta) từng chơi cho vua quan nhiều vố khá đau (có nhiều tình tiết giống tình tiết của truyện Cuội, Trạng Quỳnh và Em bé thông minh…). Một hôm bị vua sai lính đưa đi giết, Chây lừa lính nhảy xuống nước trốn được. Sau đó, vua Trung-quốc nghe tin Chây chết, cho rằng người thông minh số một của nước láng giềng không còn nữa, bèn sai một sứ bộ gồm bốn nhà thông thái đến, ra nhưng câu đố hiểm hóc với điều kiện: nếu không trả lời được thì phải quy phục. Vua lo sợ cho người đi tìm Chây, may cuối cùng tìm được, bèn đưa về triều. Khi sứ giả và Chây đối diện, sứ giơ một ngón tay chỉ lên trời. Chây chỉ vào mặt trời. Họ chỉ về phía chân trời, Chây chĩa ngón tay lên trời. Họ chỉ xuống đất, Chây lại chỉ vào ngực mình. Sứ giả hỏi:

“Khi chúng tôi chỉ ngón tay lên trời ông hiểu ý nghĩa gì?”. Đáp: – “Là hỏi có gì ở trên trời. Còn tôi chỉ vào mặt trời các ông có hiểu ý nghĩa như thế nào không?” – “Là nói có mặt trời và mặt trăng. Thế chúng tôi chỉ về chân trời có nghĩa là gì?”, – “Là hỏi ở đấy có gì? Còn tôi đưa ngón tay chĩa lên cao các ông hiểu như thế nào?”. – “Là nói có biển và dưới biển có núi Cha-cờ-ra-la-van (phân ranh giới cõi trần theo thuyết nhà Phật). Thế chúng tôi chỉ xuống đất có nghĩa là gì?”. – “Là hỏi có gì trên mặt đất. Còn tôi chỉ vào ngực là nghĩa thế nào?”. – “Là muốn nói trên đất này chỉ có người với người”.

Đến đây hai bên tạm nghỉ. Qua hôm sau, bốn nhà thông thái lại đến triều gặp Chây. Họ vẽ một vòng tròn xuống đất bằng ngón tay. Lập tức Chây giơ cùi chỏ vào phía họ. Tiếp đó, họ xòe bàn tay hướng về phía Chây, Chây nắm chặt tay chỉ chừa lại một ngón. Biết Chây trả lời đúng họ lại trở về thuyền tạm nghỉ. Một vị sư cả hỏi ý nghĩa cuộc đối đáp bằng dấu hiệu vừa rồi. Chây nói: – “Họ vẽ vòng tròn ý nói ta bắt cá bằng vây lưới, tôi giơ cùi chỏ ý nói như thế thì phải có cá to bằng cánh tay. Họ xòe bàn tay nói bắt được cá như thế thì phải xẻ làm năm khúc, tôi đưa ra một ngón ý nói mỗi ngày ăn một khúc thì một con phải ăn năm ngày”. Nhưng khi các quan đại thần hỏi thì Chây lại đáp: – “Họ vẽ vòng là ý nói muốn vây đánh nước ta; tôi giơ cùi chỏ là nói quyết chống lại. Họ xòe bàn tay ý nói chúng tôi đông lắm; tôi giơ một ngón tay là nói dù một người cũng cứ đánh”. Nhưng khi vua hỏi, Chây lại trả lời khác đi: – “Họ vẽ vòng tròn ý hỏi trên thế giới có gì; tôi giơ cùi chỏ để nói có dãy núi Tu-di ở giữa. Họ xòe năm ngón tay muốn hỏi năm đức Phật thuyết pháp như thế nào, tôi giơ một ngón tay ý nói năm đức Phật, bốn vị thuyết pháp còn một vị không”. Qua hôm sau đến lượt Chây đố các nhà thông thái. Chây đưa họ vào một buồng có tiếng các em học ê a. Mở cửa vào thấy các em đọc sách bằng một cuộn giấy trên có vết mực chi chít (mà hôm trước, Chây đã làm sẵn bằng cách cho cua nhúng chân vào mực tàu thả cho bò lên mặt giấy. Chây bảo sứ giả đọc giúp cho mình thứ văn tự kia. Sứ giả không hiểu thế nào mà trả lời. Chây cho biết đó là một thứ chữ cổ của Khơ-me (Khmer). Bốn vị thông thái thú nhận thất bại. Chây buộc họ phải nộp cho nước mình cả đoàn thuyền sứ bộ thay vào việc nộp lãnh thổ [6] .

Có thể kể thêm truyện Vua Đa-ri-uyx (Darius) cũng có những đối thoại tương tự đã được thay bằng những vật biểu tượng:

Xưa, Đa-ri-uyx, vua đế quốc Ba-tư (Iran) gửi cho A-lếch-dăng, vua Ma-xê-đoan (Macédoine) một cái vợt, một quả cầu và một hạt vừng, ý coi đối phương là trẻ con không thể quản lý nổi vương quốc, chỉ chơi cầu như trò trẻ, và sẽ phải giao chiến với quân mình đông như vừng. Bên phía A-lếch-dăng thì lại cho rằng đối phương quẳng đế quốc của nó cho ta như là cái vợt để hất quả cầu. Vừng thì có dầu nhưng vị của nó chả có gì cay đắng. Ta sẽ đánh chiếm của cải của nó một cách ngon lành. Vua bèn viết thư trả lời Đa-ri-uyx có tính chất thách thức, lại kèm theo một túi hạt mù-tạc để nói quân đội của mình tuy ít nhưng có sức mạnh và ý chí như là mù-tạc (chất gia vị vừa nóng vừa cay làm cho người ăn có thể phát khóc).

Cũng như vậy, ngưòi Xít-tơ (Scythes) trong khi chống đánh quân Ba-tư xâm lược có gửi cho vua Đa-ri-uyx thứ nhất ba con vật: chim, chuột, nhái và năm mũi tên. Đa-ri-uyx tưởng là họ muốn đầu hàng vì cho rằng chuột sống ở dưới đất ăn thức ăn như người, nhái sống trong nước, chim là chỉ ngựa năm mũi tên là chỉ chủ lực quân của họ. Trái lại người Xit-tơ thì lại muốn nói: Nếu chúng mày không hóa thành chim bay lên trời, không hóa thành chuột rúc xuống đất, không hóa thành nhái nhảy xuống ao thì không thoát được. Chúng mày sẽ chết bởi những mũi tên của những người thiện xạ chúng tao [7] .

Theo Pháp Á tạp chí.

Theo báo Tân văn (1935).

Theo Nguyễn Văn Ngọc, sách đã dẫn, A. Người ta.

Theo Bát-xê (Basset). Nghìn lẻ một cổ tích, truyện kể và truyền thuyết Ả-rập, quyển I.

Theo Tùng Lâm. Truyện cổ chọn lọc.

Theo Lê Hương. Truyện thằng Chey.

Theo Lịch sử các vua Ba-tư.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.