Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

196. RỦ NHAU ĐI KIẾM MẬT ONG



Có hai anh tên là Bự và Ngốc đều không ai chịu kém ai về mặt ngu đần. Nhưng Bự vẫn thường cho mình là khôn hơn Ngốc. Một hôm, nghe người ta nói đi kiếm mật ong vừa được ăn, vừa bán có tiền, hai anh bèn rủ nhau đi làm một chuyến. Nhưng cả hai lại quên hỏi xem đi hướng nào thì có tổ ong. Suy nghĩ hồi lâu, Bự làm mặt thạo, bảo Ngốc:

Mày ạ! Mật là chất có nước, vậy thì lên rừng không có đâu, phải tìm ở dưới nước mới thấy!

Ngốc không chối cãi, gật đầu ngay. Hai anh bèn chèo thuyền ra đi. Chèo mãi suốt mấy ngày chẳng thấy tăm hơi tổ ong đâu cả. Ngày thứ ba, khi trời sắp tối, chúng cắm thuyền bên bờ sông để nghỉ. Sáng hôm sau khi thức dậy, cả hai nhìn thấy dưới nước có bỗng một tổ ong rất lớn. Bự vỗ vai Ngốc:

Tao nói có sai đâu. Lấy dược tổ ong này thì được ăn no và còn bán được vô khối là tiền, bõ công chúng ta đi tìm từ mấy hôm nay. Mày giỏi lặn thì hãy xuống lấy đi!

Ngốc vâng lời cởi áo nhảy tùm xuống nước. Nhưng lặn mãi tìm đỏ cả mắt mà vẫn chẳng thấy gì. Thấy Ngốc lên tay không, Bự chỉ xuống nước nói:

Ong nhiều như thế sao mày lại không lấy được một chút gì. Cái giống ong hay bay, phải lặn lâu mới được, mày ạ!

Ngốc ta lại lặn xuống tìm tòi một hồi lâu rồi lại trồi đầu lên. Thấy vẫn không được gì,

Bự suy nghĩ hồi lâu, bỗng reo lên:

Vì mày lần nào cũng vội lên nên chẳng được gì. Cái giống ong phải mất công tìm mới được. Sẵn có nạng đây, tao sẽ lấy nó ghìm mày ở dưới nước cho thật lâu thì mày mới tìm ra.

Ngốc lại lặn xuống để cho Bự cầm nạng đứng trên thuyền đè. Bự đè mãi gần nửa buổi mới thả nạng ra thì Ngốc đã chết nhăn răng từ bao giờ. Thấy xác Ngốc nổi lên mặt nước, Bự lại tưởng hắn còn sống nên mắng ngay:

– Cái thằng tham lam, ăn một bụng mật ở dưới ấy rồi còn nhăn răng ra mà cười.

Bấy giờ có một chiếc thuyền chèo qua đó, bọn lái thuyền thấy có một cái xác nổi bập bềnh, bèn bảo Bự:

– Thằng kia chết rồi, sao mày không chôn đi, để như vậy thối hoăng ai mà chịu nổi.

Nghe nói, Bự mới biết là Ngốc đã chết, bèn đưa xác lên bãi đào lỗ chôn cất. Sau khi chôn xong, hắn lại trở xuống thuyền. Bỗng nhiên hắn đánh một cái rắm. Thoáng thấy mùi thối, nhớ lại lời bọn lái, hắn bèn bụng bảo dạ: – “Thối quá! Vậy là mình cũng đã chết rồi nên mới thốinhư vậy. Thôi, ta phải chôn ta đi mới được, không thì ai mà chịu nổi. Nghĩ vậy hắn bèn xuống bãi đào một cái lỗ tự chôn mìnhvừa bốc mấy nắm bùn lấp lên đầu, hắn thấy ngột ngạt khó chịu quá, nên lại ló đầu lên. Trông thấy có những chiếc thuyền qua lại gần bãi Bự gọi to:. Nhưng khi

– Thuyền kia đi xê ra, kẻo đụng vào mả của người ta thì thối không chịu nổi đâu!

Nghe Bự nói thế, một lũ trẻ cho trâu ăn gần đó không nhịn được cười. Chúng nó lấy một cây roi mây xuống bãi quất túi bụi vào người Bự, vừa quất vừa nói:

– Nào, xem thử là chết hay là sống!

Đau quá, Bự nhảy vọt lên khỏi lỗ chôn cắm đầu chạy. Đang chạy,hắn bỗng nghĩ ra rằng chính là mình đã chết rồi, nhưng may nhờ cây roi của chúng nó đánh mấy cái mới sống lại được. Vậy là cây roi ấy nhất định phải có phép thần thông. Đó là cây roi rất quý, ta phải trở lại xin chúng nó mới được.

Nghĩ vậy, Bự bèn quay trở lại xin lũ trẻ cây roi. Bọn chúng không cho Bự phải lạy lục mãi, cuối cùng bọn chúng mới vứt cho. Được roi, Bự hết sức mừng rỡ, cho rằng từ nay mình có phép cải tử hoàn sinh. Thế là Bự cầm roi lên đường với ý định cứu chữa cho thiên hạ. Đi một hồi lâu, Bự trông thấy một đám ma. Làm ra vẻ nghiêm trang, Bự tiến lên đòi gặp cho được tang chủ. Khi gặp tang chủ, Bự nói:

Ta đây có cây roi có phép cải tử hoàn sinh đã từng thí nghiệm công hiệu như thần. Vậy các ông các bà hãy mở áo quan ra, ta sẽ cứu cho người chết sống lại mà về nhà làm ăn.

Nghe Bự nói thế, tất cả những người trong tang gia ngừng tiếng khóc. Họ sụp lạy Bự và đồng thanh:

Ngài thương đến cho cụ chúng tôi sống lại, chúng tôi cắn cỏ lạy ngài và đời đời không quên ơn.

Đám ma bèn được lệnh hạ đòn đặt xuống đám đất bên vệ đường. Mọi người xúm lai nạy ván thiên lên. Cái xác bị lột trần đặt sấp trên ván theo lệnh của Bự. Thế rồi Bự thong thả tiến lại giang thẳng cánh quất rất túi bụi vào cái xác, vừa quất vừa nói: – “Xem thử là chết hay là sống! Xem thử là chết hay là sống!”. Nhưng quất đến roi thứ mười: da thịt văng khắp nơi mà vẫn không thấy “ông cụ” của mình sống lại, bọn con cháu và thân thuộc người chết bèn xông lại kẻ đấm người thoi vô hồi kỳ trận làm cho

Bự ngã lăn ra chết giấc [1] .

KHẢO DỊ

Truyện của ta có một số tình tiết tương tự với truyện của một vài dân tộc anh em:

Trước hết là truyện của người Miến-điện (Myanmar): Bốn chàng ngốc. Truyện này có thể xem là một dạng kết hợp giữa truyện Rủ nhau đi kiếm mật ong với truyện Phiêu lưu của anh chàng ngốc (số 190):

Có bốn anh chàng thất nghiệp đến gặp một bà già để xin việc làm. Bà già thuê họ bứt rạ để lợp nhà. Người thứ nhất bứt xong trước, đội bó rạ về tới nơi nói: – “Thưa, để rạ ở đâu?” – “Để ở sau bếp”, bà già trả lời. Người thứ hai đội rạ về tiếp theo cũng hỏi: – “Thưa, để rạ ở đâu?”. Cho đến người thứ ba, thứ tư đều hỏi như thế. Bà già phải trả lời đến bốn lần đã tỏ ra bực mình. Lại đi bứt chuyến thứ hai. Người thứ nhất đội về lại hỏi: – “Thưa, để rạ ở đâu?”. Bà già quát: – “Đồ ngốc, để trên đầu tao đây này”- Anh chàng thuận tay ném bó rạ vào đầu bà già. Khi xem lại thì bà già đã chết. Sau đó, dân làng bảo họ đi chặt cây làm áo quan. Họ phân công, một người chặt, một người trèo lên ngọn để đỡ phía trên, hai người ghé vai gần gốc để đỡ phía dưới. Cây đổ đè chết hai người dưới gốc và làm bất tỉnh người trèo ngọn. Dần dần y tỉnh lại. Tưởng hai người kia chưa chết, y và người chặt cùng ngồi chờ. Ba ngày sau, có một bác thợ rừng đi qua, hỏi: – “Đã chặt cây rồi mà sao còn ngồi ở đây?”- Đáp: – “Chúng tôi chờ hai người kia dậy để cùng về nốt thể” – “Nó chết rồi.” – “Sao lại biết?” – “Nó thối thế kia, chẳng phải chết là gì”. Hai người này bèn ra về. Dọc đường một người đánh cái rắm (một dị bàn kể là ợ) thấy có mùi thối, tự nhủ: – “Thôi thế là ta cũng chết rồi”. Bèn nằm lại giữa đường. Tiếp đến người thứ hai đánh một cái rắm cũng tự cho là mình chết, cũng nằm lại giữa đường. Lúc ấy vừa có người quản tượng cưỡi voi đi qua, thấy có hai người nằm giữa dường thì giục họ tránh. Hai ngốc ta đáp: – “Chúng tôi đã chết rồi không tránh dược nữa”. Quản tượng lấy dùi dâm vào hai người buộc họ phải đứng dậy – “A hóa ra đã chết đâu!”. Cũng như truyện trên, cho là cái dùi có phép cải tử hoàn sinh, hai ngươi bèn khẩn khoản xin đổi cái rìu chặt cây lấy cái dùi của quản tượng. Dọc dường về, họ gặp một đám ma. Cũng thế, họ bảo với tang gia rằng mình có cái dùi phép có thể làm sống lại người đã chết. Đám tang cũng dừng lại để đưa xác ra khỏi áo quan. Hai người dùng dùi dâm nát cả cái xác. Không thấy người chết sống lại, những người đưa ma phang cho hai ngốc một trận nhừ tử phải nằm lại dọc dường. Một người đi qua hỏi nguyên nhân vì sao bị đánh. Hai người đáp là vì muốn kiếm cơm. – “Ngốc, người kia nói, nếu thế thì cứ khóc lên ba tiếng là sẽ kiếm dược ăn”. Sau đó, gặp một đám cưới, hai người đón đường khóc váng lên. Lại bị đòn nằm lại, lại có người đi qua hỏi nguyên nhân vì sao bị đánh – “Vì kiếm cơm.” – “Đáng lý ra phải múa hát và chúc hạnh phúc”. Sau đó họ gặp hai vợ chồng đánh nhau. – “Chúc các bạn hạnh phúc”. Lại bị đòn. Lại gặp một người hỏi vì sao. – “Vì kiếm cơm.” – “Đáng lý phải can ra và nói xin bớt giận”. Sau đó gặp hai con trâu chọi nhau, họ xông vào can và nói: “Xin bớt giận”. Nhưng chưa kịp can thì đã bị trâu húc chết [2] .

Về tình tiết đi tìm tổ ong dưới nước, một truyện Căm-pu-chia Bốn ông lão ngốc đi tìm vợ, cũng có đoạn tương tự:

Có bốn người hói có tính ngốc kết bạn cùng nhau. Vì không có vợ nên họ cùng đi với nhau để tìm vợ. Đến một nơi nọ, có một anh chàng vì ăn nằm với một cô gái bị bố mẹ cô bắt được, họ nhờ bốn ông lão xử hộ – “Tại sao mày lại xấu thói?” – Bốn lão hỏi chàng kia. – “Vì cô này là nhân tình của tôi”, chàng kia trả lời. – “Láo”, cô kia cãi lại, “nó là đứa gian, không phải nhân tình”. Bốn người trao đổi với nhau: – “Bây giờ quyết định thế nào? Cô ấy quả quyết không nhận nó là nhân tình”. Người thứ nhất nói: – “Khi cái ngoèo đã mắc vào thì quả cam phải rơi”. Người thứ hai: – “Đâu có cứt thì đó có chó ỉa”. Người thứ ba: – “Nếu đào lỗ thì nước sẽ chảy xuống đấy”. Người thứ tư: –

“Đâu có bí, đấy mọc bầu ra. Bố mẹ cô gái nghe họ trao đổi như thế, bèn đem cô gái gả quách cho anh kia. Bốn người lại đi. Họ bắt được năm con rùa định chia nhau nhưng cãi nhau hơn thiệt không ai chịu ai. Bỗng gặp một người đi qua, họ nhờ chia hộ. Người kia chia cho mỗi ông lão một con, còn mình cũng một con. Ai nấy đều thỏa mãn. Đến một cái hồ, họ thấy có bóng tổ ong ở mặt nước. Như truyện của ta, họ cử một người lặn xuống tìm, còn ba người nữa thì dùng nạng đè nghiến ông ta suốt buổi. Lão kia chết đuối. Thấy có cứt nổi lên mặt nước, ba người nói: – “Nó xấu thói! Nó ăn lấy mật, chỉ cho chúng mình sáp”. Bèn làm dỗi bỏ đi. Dọc đường họ lại gặp một người khác cũng hói, hỏi thì người kia nói là mình đang đi tìm vợ. Và y bảo họ: – “Hãy đi theo tôi!”. Gặp một bà già không chồng, bốn người quyết lấy làm vợ chung và thề không bỏ nhau. Về phần người đàn bà thì nghĩ rằng nếu chỉ lấy một, tất ba người kia sẽ không chịu, chi bằng lấy cả để bắt mỗi người làm một việc đỡ cho mình. Bốn lão phải làm việc nhiều, mệt quá. Một hôm bàn nhau đi tìm một tên nô. Bèn rủ nhau đi. Bấy giờ có một anh chàng giỏi đan nhưng lại muốn giấu nghề, mới đem tre nứa trèo lên cây cọ ngồi đan. Anh này cũng có dự định nuôi một tên nô. Vừa đan hắn vừa nghĩ rằng nếu mua được nô về mà nó không chịu làm việc thì ta sẽ đá cho nó một cái. Thuận chân, hắn đá, thế nào lại mất thăng bằng rơi xuống, may níu được một tàu cọ thành ra cả người treo lơ lửng. Từ đây về sau, truyền diễn ra y như kết thúc của truyện Cái chết của bốn ông sư, xem số 200, mục Khảo dị.

Người Mường Thanh-hóa có truyện Trứng ngựacũng có một số tình tiết ngốc ít nhiều tương tự với các truyện trên:

Xưa, có một mường từ lang đến dân đều ngốc. Họ thấy người mường Chếnh cưỡi ngựa thì ao ước làm sao cũng có một con để cho lang cưỡi. Một hôm gặp người mường Chếnh đi chăn ngựa, một anh bèn hỏi dò: – “Ngựa đẻ con hay đẻ trứng?”. Người kia thấy hỏi trớ trêu, bèn đáp đùa: – “Đẻ trứng, ấp sẽ có con”. Hắn bèn về trình với lang xin đưa quà cáp cho người mường Chếnh để xin trứng ngựa. Người kia đưa cho một quả gấc chín, dặn: đốt một đám cỏ tranh cho rộng, xung quanh rào kín, giữa đào một lỗ sâu cho trứng vào, lấp đất. Xong để ngỏ bốn phương bốn cửa, cho người nấp từ xa, hễ thấy trứng nở ra ngựa thì đóng các cửa lại, cứ bắt lấy mà cưỡi. Họ làm theo lời, hôm sau, một con nai thấy trong đó có cỏ tranh non, đi lần vào ăn. Mấy người canh trông thấy cho là trứng đã nở ra ngựa, bèn chia nhau đóng bốn cửa lại. Bắt được, lấy buộc dây vào đầu ngọn cho vài chục người đứng trên dốc núi kéo lại. Không ngờ cây không chịu ngã theo ý muốn mà lôi cả bọn theo về phía dưới. Những người đứng xem reo lên: – “Kìa, có mấy thằng biết bay!”dây cột ngựa (nai) lại, mời lang tới, lại báo tin cho dân đi xem lang cưỡi ngựa. Khi lang cưỡi lên, nai được tháo dây, chạy thục mạng. Lang bị cây va phải ngã chết. Thấy xác lang, dân tưởng lang mệt, nên bảo nhau im lặng để lang ngủ. Canh mãi không thấy lang dậy, lại ngửi thấy mùi thối, chúng bèn đổ cho nhau phóng uế, đấm đá nhau không thôi. Mãi sau, một người đạp phải xác lang thấy bấy nát mới biết là đã chết. Khi chặt cây gỗ làm áo quan, chúng muốn rằng cây đừng ngã về phía dưới, bèn trước hãy [3] .

Theo truyện đăng trên báo Sài-gòn vào năm 1934, quên mất tên.

Theo Truyện dân gian Miến-điện.

Theo Thanh Nghệ Tĩnh tân văn (1930). Riêng về truyện Trứng ngựa, có một số dị bản như sau: trước hết là một truyện khôi hài của Ba-tư (Iran) mà các nhân vật trong đó đều ngốc: Tám cuộc phiêu lưu của tôn sư (gu-ru) Pa-ra-mác-tha có đoạn nói đến việc mua trứng ngựa… Hai đồ đệ mua được trứng (kỳ thực đó là quả bí da xám), một người kính cẩn đội trứng lên đầu, còn người kia đi trước chỉ đường. Bỗng đụng phải một cành cây nhô ra giữa đường, bí rơi xuống nát thành mảnh văng vào bụi rậm. Một con thỏ xám kiếm ăn gần đấy giật mình bỏ chạy. Hai người reo lên: – “Ngựa đây rồi”. Bèn chia nhau chạy tìm bắt, nhưng áo quần toạc hết mà không được gì. Về nhà họ kể lại với tôn sư: – “Chúng tôi chưa bao giờ thấy một con ngựa bé mà nhanh nhẹn như vậy, vừa ra khỏi trứng đã chạy biến”. Tôn sư an ủi: – “Mất tiền mua kể cũng đáng tiếc, nhưng ngựa chạy nhanh như thế, ta cũng sợ. Sau này kiếm con nào già già chứ ngựa non ta sợ lắm”. (tạp chí Muy-dê-ông tập VII, 1889)

Truyện Trứng ngựa của người Pháp vùng Lo-ren (Lorraine):Một chàng ngốc đi chợ thấy những quả bí, hỏi là cái gì. – “Trứng ngựa”, người kia đáp. – “Làm sao để thành ngựa?”.- “Cho một bà già ấp trong sáu tuần”.Hắn nghĩ:- “Ta có bà mẹ vợ, nhân trứng ngựa rẻ, mua về cho bà ấy ấp”. Bèn mua một trứng về bắt bà nhạc ấp. Ấp sáu tuần không thấy gì. Lại ấp bốn tuần nữa, cũng thế. Hắn nói: – “Hoặc là ấp tồi, hoặc là trứng ung”. Bèn quẳng vào bụi. Bất đồ có một con thỏ trong bụi chạy vụt ra.- “A, ngựa của ta!”. Nhưng hắn tìm hết hơi mà không thấy (A-đam (Adam): Tiếng địa phương Lo-ren).

Một truyện Trò đùa và lừa gạt của người vùng Thượng Brơ-ta-nhơ (Haute Bretagne). Một gã ở Blét-xa-la thấy có những quả bí trong một cái trại – “Cái gì đây?”, hắn hỏi. Người ta đáp: – “Trứng lừa”. – “Ấp có nở ra con không?”. – “Sao lại không” – “Bán cho tôi một trứng”. Đưa về, hắn giục vợ ấp. Mười lăm ngày qua không thấy gì, chồng lại thay vợ ấp thêm tám ngày nữa. Thấy không kết quả, hắn ném trứng vào bụi. Một con thỏ đang ăn ở gần đấy vụt chạy ra. Hắn kêu lên: – “Tiếc quá. Giá ta ấp thêm ba ngày nữa có phải được lừa con rồi không.Nó đã có tai dài, nhưng đuôi còn ngắn” (Xê-bi-lô (Sébillot). Truyện dân gian ở Thượng Brơ-ta-nhơ, Pháp). Xem thêm Khảo dị truyện Phiêu lưu của anh chàng ngốc, số 190.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.