Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam
33. SỰ TÍCH ĐÁ BÀ-RẦU
Ngày xưa, có gia đình một người thuyền chài có một cô gái rất xinh tươi. Khi cô đã lớn, nhiều chàng trai muốn xin kết duyên với nàng, nhưng chưa có đám nào thành cả. Mãi về sau một chàng trai người Quảng lấy được nàng làm vợ. Anh chàng là người khỏe mạnh, làm nghề buôn hàng bằng thuyền mà ở đây người ta gọi là buôn ghe.
Sau thời kỳ ân ái ngắn ngủi, đôi vợ chồng ấy phải rời nhau vì sinh kế. Người chồng theo thuyền, theo bạn ra đi, để một mình vợ ở lại với gian nhà nhỏ.
Thế rồi, cứ chiều chiều, người vợ lại ra bờ sông trông đợi bóng những cánh buồm tiến vào cửa sông. Nhưng qua ba bốn tuần trăng mà chồng và các bạn của chồng vẫn không thấy về. Những đoàn thuyền khác lần lượt cập bến không nhắc tới họ.
Người đàn bà đâm ra lo sợ: hay là trận bão vừa qua đã nhận chìm thuyền xuống thủy phủ. Hay là chồng mình làm điều gì thất thố, nên bọn quan quân địa phương đã giam tất cả mọi người vào ngục tối… Năm, sáu tháng qua, người chồng vẫn chưa thấy về.
Người đàn bà đó hàng ngày ra đứng bờ sông nhìn những cánh buồm tiến vào cửa biển. Mỗi một cánh buồm đối với nàng là một tia hy vọng, nhưng tia hy vọng ấy vừa lóe lên, thì một chốc sau đó lại tắt ngay.
Đột nhiên chồng về giữa lúc vợ đinh ninh sống một thân một bóng lạnh lẽo. Người lái buôn bước vào nhà làm cho mọi người kinh ngạc và mừng rỡ. Anh kể rất dài về cuộc sống chung đụng với những người khác nòi ở hải đảo. Nếu không có mưu trí thì anh và bạn hữu chưa chắc đã sống sót để nhìn lại quê hương.
Thế là ngày vui trở lại. Thú ái ân lại tràn ngập chăn gối cho bõ những lúc xa nhau. Nhưng vui chưa trọn mà buồn đã xuất hiện. Sự nghi ngờ bỗng nảy nở trong lòng người chồng. Chồng vốn là người cả ghen, lại cũng đã biết vợ ngày trước có phần nào tự do trong việc giao thiệp. Bây giờ đây, người ta mách nhỏ với anh rằng: trong những ngày vừa qua người đàn bà hay bỏ nhà ra đi từ buổi chiều cho đến tối mịt mới về.
Nghe đoạn: máu ghen của anh bừng bừng bốc lên. Hắn không ngờ trong những lúc mình gian lao như thế, thì vợ lại có thể như thế được.
Nhưng lời phân trần của người vợ chẳng ăn thua gì. Trong tình cảnh đó, nàng chỉ dành ngậm miệng. Vì thế chồng không tiếc tay hành hạ vợ. Không một lời oán trách, người đàn bà chỉ biết mình khóc với mình mà thôi. Vợ càng làm thế, thì chồng lại càng lạnh nhạt. Một hôm để cho vợ phải hối hận, người chồng lại cùng bạn dong buồm ra đi, không một lời rỉ tai với vợ.
Người đàn bà ấy không biết chồng đi đâu và bao giờ trở lại.
*
* *
Nhưng một hôm, người chồng lại cùng với các bạn bè trở về quê hương, sau một thời gian buôn bán ở phương xa. Hắn làm ra rất nhiều tiền, nhưng hắn thấy tiền của không đủ lấp sự trống trải trong lòng mình. Hắn ao ước được gặp lại vợ cũ để tìm hạnh phúc trong sum họp. Lần này, chồng dự định lúc về sẽ khuyên dỗ cho vợ mình tu tỉnh để nối lại những ngày thắm đẹp xưa kia.
Nhưng khi bước chân vào nhà, người chồng thấy nhà lạnh lẽo. Xóm giềng cho hay rằng vợ anh bỏ đi đã hơn một tháng. Hắn thấy gánh buồn đè nặng lên người. Hắn vơ vẩn đi lại bờ sông, chỗ mà người ta cho biết là vợ mình lần trước cũng như lần này hay đứng đây trông đợi. Sự hối hận tràn ngập trong lòng người đàn ông.
Tự nhiên hắn reo lên vì xa kia bên cạnh cái tháp Chàm có bóng một người thiếu phụ nổi bật trong ánh chiều giống hệt vợ mình. Mừng quá, hắn cắm đầu chạy tới. Quả đúng là vợ, nhưng vợ bấy giờ đã hóa thành đá, con mắt vẫn đăm đăm nhìn về phía chân trời vô tận.
Thời gian bây giờ đã xóa đi mất tích nhiều sự vật, nhưng bức tượng người đàn bà cô đơn buồn rầu kia ở Quảng-nam vẫn còn. Bên cạnh đó là một ngọn tháp cổ. Cái tượng đó người ta gọi là tượng Bà-rầu. Vì tượng ở cạnh tháp, nên tháp cũng gọi là tháp Bà-rầu[15].
Theo Nước non tuần báo và theo lời kể của người vùng Bưởi.
Có người cho hai ông bà bán trầu chứ không phải dầu nên gọi là ông Giầu (trầu) bà Giầu.
Theo Phượng Nam, Việt-nam thần tích, trong Tứ dân văn uyển (1938).
Theo lời kể của người Bình-định.
Ngày nay nơi đá Vọng-phu (Nai Krao Chao Phò) ở bờ biển Cà-ná (Nam Ninh-thuận) dân địa phương cũng có lưu truyền một truyện của đồng bào Cham-pa. Truyện Cô Krao Chao Phò của Cham-pa giống hệt với truyện Việt-nam vừa kể ở trên, chỉ có khác ở đây người anh không phải vô tình làm văng dao vào đầu em gái trong khi chặt mía mà là hữu ý đánh vào đầu em về việc giành nhau miếng bánh; và hai vợ chồng là dân buôn không phải dân chài (Theo Vũ Lang, đã dẫn, số 15, 1959).
Riêng núi Vọng phu (?) (La mère et l enfant) ở Khánh-hòa thì đồng bào Ê-đê có một truyện cổ tích đặc biệt khác truyện của ta. Đại khái là:
Giang-mia sau một cuộc đi buôn xa về, nghe nói vợ ngoại anh với Y-siêng và đã có chửa với y sắp đẻ, bèn đánh nhau với y nhiều trận dữ dội. Y-siêng chạy đến Ban Óng-gan. Giang-mia đuổi kịp, chém chết kẻ tình địch. Y-siêng hóa ra đá ở đây. Lúc trở về thì thấy vợ mình đang sinh, có các bạn bè và bà đỡ xúm xít giúp đỡ, Giang-mia cơn giận còn bừng bừng, bèn bắt mọi người hóa đá. Người ta gọi cụm núi này là núi Mẹ và con.
Xong việc, Giang-mia trở về Póc-ai hóa thành lợn lòi móc khoai ăn, bị dân làng bắn chết, cũng hóa đá nốt. (Theo Mét-tơ-rơ (Maitre). Các vùng người Mọi ở phía Nam Đông-dương).
Theo lời kể của người dân vùng Lạng-sơn. Riêng truyện này có nhiều người kể khác nhau:
Nhà nho ngày xưa đã từng cải biên thành một truyện có chủ đề khác hẳn: Tô thị là người Lạng-sơn có sắc đẹp, yêu một chàng họ Đậu là học trò. Giữa lúc đó có người đình trưởng cũng cậy mối dạm nàng làm vợ lẽ. Nhưng Tô thị không bằng lòng. Cuối cùng nàng kết duyên với người học trò, nuôi chồng ăn học. Đình trưởng giận để bụng, nhân dịp vua bắt lính, bèn bắt người chồng phải đi. Đằng đẵng bao nhiêu năm trời không thấy chồng về, mặt khác bị đình trưởng éplấy mình, Tô thị hóa điên. Một hôm lên núi Tam-thanh trông chồng như mọi ngày, rồi không về nữa. Khi mọi người biết thì đã hóa thành đá.
Nguyễn Thúc Khiêm đã dựa vào cốt truyện này để viết thành một vở chèo nhan đề là Tô thị chết đắng anh Kỳ lừa (Nam phong, 1929).
b) Phạm Duy Khiêm thì kể có khác ở đoạn đầu, dùng số mệnh làm chủ đề:
Xưa, trong một làng thượng du có hai anh em mồ côi ở với nhau. Người anh hai mươi tuổi, còn em gái lên bảy tuổi. Một hôm có ông thầy số đi qua đoán cho người anh rằng: Số anh phải lấy em ruột làm vợ, không thế nào cưỡng được.
Hắn cầm lấy lá số ngày đêm khổ tâm vì số mệnh ác nghiệt. Cuối cùng, một hôm hắn đưa em lên núi, rồi nhân lúc bất ngờ, giáng cho em một nhát búa ngã lăn ra. Đoạn, hắn thay tên đổi họ rồi trốn đi rất xa trong bao nhiêu năm trời. Cho đến khi yên lặng mới trở về Lạng-sơn lập nghiệp. Còn cô em sau khi bị anh chém thì nằm chết ngất. Nhờ có một bọn cướp cứu cho sống lại rồi cô được họ nuôi ở trong rừng. Cho đến lúc bọn cướp bị đuổi khỏi sào huyệt cô mới được trở về. Bơ vơ không biết nương tựa ai, cô được một người lái buôn nhận làm con nuôi. Rồi về sau hai người lấy nhau mà không biết là anh em.
Mãi đến một hôm vợ phơi thóc, chồng thấy vết sẹo, hỏi rõ mới hay. Chồng lẳng lặng tìm cớ bỏ đi biệt. Vợ ở nhà trông đợi mỏi mắt, rồi hoa đá trên núi, v.v… (Truyền thuyết của đất nước thanh bình).
Về sự tích sao hôm vàsao mai, người Trung-quốc kể: gia đình Cao Tân có hai đứa con thường coi nhau như kẻ thù. Nhưng cuộc xung đột của họ đến tai hoàng đế. Hoàng đế bèn chia rẽ họ ra bằng cách giao cho hai người hai phần việc ở hai xứ khác nhau. Sau khi chết, họ hóa làm hai ngôi sao lúc đầu ở gần nhau, nhưng Ngọc hoàng tỏ ý làm cho họ ngày càng xa dần, cho đến không thể gặp được nhau. Đó là sao hôm và sao mai. (Theo Duy-mu-chiê (Dumoutier), sách đã dẫn).
[8]Tạp chí Đông-dương (1904).
[9]Bản khai của làng Quang-lãng.
Truyện này, mỗi địa phương kể có khác một ít về chi tiết, chẳng hạn ở Quảng-bình có người kể: chị em đưa nhau ra giếng, chị tắm cho em: em cọ lưng cho chị (hoặc chị em đi xem hội về khuya) rồi bắt đầu sinh ý nghĩ bậy bạ, chị đánh em, em sợ tội bỏ trốn, chi đuổi theo gọi em, v.v… (Theo Ca-đi-e (Cadière), sách đã dẫn). Ở Quảng-nam và một số địa phương ở miền Bắc có người kể: Bố mẹ đi vắng, hai chị em ở nhà, em bắt đầu có ý nghĩ bậy bạ, chị chống cự, em sợ bố mẹ trừng phạt nên bỏ trốn, chị đuổi theo gọi em, v. v… Ở Hà-tĩnh, Quảng-bình cũng gọi chim này là chim tử quy. Có câu ca dao:
Đôi ta như chim tử quy.
Đêm nghe thấy tiếng, ngày đi phương nào.
[11]Bản khai của làng Cát-ngạn.
Theo Truyện cổ dân gian Việt nam, tập I. Bộ sách này gồm 4 tập; hai tập đầu có tên như vừa dẫn, nhưng hai tập cuối lại có chút ít thay đổi: Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt-nam. Vì thế, chú dẫn tên gọi ở đây cũng không thống nhất.
Cô-xcanh (Cosquin) . Cổ tích con mèo và cây đèn cầy ở châu Âu thời trung cổ và ở phương Đông.
Xem ở mục Khảo dị truyện Sự tích thành Lồi (số 34).
Theo báo Tràng an.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.