Những bài học từ Lời Tiên Tri Núi Andes

1. phần 2



RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VÀ RÈN LUYỆN NHÓM

Bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn những mặc khải bằng cách tập trung sự chú ý vào chúng trong đời sống. Bạn có thể áp dụng những bài tập sau đây để thực hành việc am hiểu sâu sắc hơn. Chỉ một mình hoặc với một người bạn, hoặc với một nhóm. Trong mỗi chương của cuốn sách này, những lời khuyên dành cho nhóm theo sau những bài tập cá nhân.

Với mặc khải thứ nhất, chúng tôi dự trù hai nhóm rèn luyện. Bạn hoàn toàn tự do thêm vào hoặc bớt đi những bài tập, thậm chí có thể tưởng tượng ra. Chẳng hạn, một số người sẽ muốn dành nhiều thời gian hơn cho một cuộc thảo luận không chính thức, và số khác thì muốn theo phương pháp đã được chỉ dẫn. Để sự rèn luyện nhóm mang lại nhiều lợi ích khả dĩ, bạn phải tập hợp những người có thể giúp bạn mở rộng suy tư, hiểu biết nhau và thích thú khi cùng luyện tập với nhau. Những bài tập này có mục tiêu khởi phát một tiến trình, và chúng tôi khuyên bạn hãy phát huy tính sáng tạo.

RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ NHẤT

Những ai không rèn luyện theo nhóm thì có thế thực hành những bài tập dưới đây một mình hoặc với một người bạn, và những bài tập này cùng có thể được sử dụng trong rèn luyện nhóm. Trong chừng mực mà mặc khải thứ nhất của Lời Tiên Tri Núi Andes dạy chúng ta phải biết những trùng hợp ngẫu nhiên, chúng tôi gợi ý bạn hãy chọn một người thích hợp để cùng rèn luyện với bạn – hoặc một người đã đọc cuốn sách đó, hoặc một người ham thích đọc sách và thích cùng bạn nghiên cứu. Như thế, việc rèn luyện có thể hữu hiệu hơn… và vui thích hơn.

Bài tập 1. Viết nhật ký

Những trường hợp ngẫu nhiên đã xảy ra

Mục tiêu: Trong khi phân tích một cách đặc biệt những trùng hợp ngẫu nhiên đã xảy ra trong quá khứ, bạn sẽ tăng cường khả năng nắm bắt ý nghĩa của chúng trong tương lai.

Giai đoạn thứ nhất: Hãy trả lời chín câu hỏi ở buổi số 2 rèn luyện nhóm, liên quan đến nhà ở, công việc, và những quan hệ của bạn.

Giai đoạn thứ hai: Một mình hoặc cùng với sự có mặt của một người bạn, đọc lại những câu trả lời, và tìm kiếm những sự giống nhau khả dĩ giữa cách thức mà các sự kiện xuất hiện trong đời bạn. Bạn có thể nhận ra những dấu hiệu khi chúng biểu hiện? Bạn có hành động theo trực giác của mình?

Bài tập 2. Quan sát trong cuộc sống hàng ngày                     

NHỮNG DẤU HIỆU BÊN NGOÀI

Hãy bắt đầu bằng cách ghi nhận một dấu hiệu bên ngoài có vẻ như đang dẫn dắt bạn về một hướng nhất định.

Hãy kể ra một vài ví dụ của những dấu hiệu bên ngoài. Hãy tự hỏi: Thông tin nào đang được gửi đến tôi? Tại sao tôi phải chú ý đến điều này? Không phải tất cả đều chứa đựng một thông điệp đặc biệt cho bạn nhưng, bằng cách nhạy bén hơn để đón nhận “những cánh cửa bí ẩn”, cảm nhận của bạn về những sự kiện bất sẽ phát triển.

NHỮNG DẤU HIỆU BÊN TRONG

Trực giác là công cụ đế chúng ta nhận thức nội tâm. Với những dấu hiệu ở ngoại giới, chúng ta nghe, thấy, sờ mó, hoặc được hướng dẫn bởi một điều gì đó ngoài chúng ta (hoặc ít ra nó có vẻ như thế đối với chúng ta). Với những dấu hiệu bên trong, ta phải chú ý đến những cảm xúc của mình. Chúng thường cung cấp một phản hồi thông tin rất chính xác, nếu chúng ta biết thực sự lắng nghe chúng. Chẳng hạn, nếu bạn thấy một cảm giác nặng nề hoặc một linh cảm, có thể bạn nên triển hạn một quyết định, hoặc để tranh thủ thời gian hoặc đế thu nhập thêm thông tin. Chúng ta thường coi nhẹ những xúc cảm của mình, chúng ta không quan tâm hoặc gạt sang một bên những tín hiệu, và có những quyết định đi ngược lại mục tiêu mà chúng ta tìm kiếm. Có một qui tắc vàng: Đừng bao giờ đề ra một quyết định quan trọng khi bạn đang tức giận, nôn nóng, mệt mỏi, bị ức chế hoặc đang trong bất cứ tâm trạng tiêu cực nào. Nếu bầu không khí của nơi nào đó bỗng khiến bạn cảm thấy không thoái mái, e ngại hoặc dửng dưng, thì có thể là dấu hiệu của một tương lai không vừa ý.

Hãy bắt đầu bằng quan sát, những dấu hiệu nội tại biểu hiện trong các tình huống khác nhau. Chẳng hạn, hãy để ý xem dạ dày của bạn có co thắt hoặc cổ của bạn có cứng, các ngón tay của bạn có không ngừng gõ gõ, hoặc bạn có cảm thấy mất năng lượng, hụt hơi hoặc cáu kỉnh khi nghe một số tiếng ồn nào đó? Bạn có thầm nghĩ: “Điều gì đang thực sự xảy ra? Tôi đang cố nắm bắt điều gì?”.

RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ NHẤT

Buổi số 1:

2 giờ 30 phút

Mục tiêu: Giúp nhận biết và quan sát bằng cách nào những trùng hợp ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến cuộc sống.

Chuẩn bị: Mang theo những tờ phiếu bằng giấy trắng, khổ 7,6 X 12,7cm

(mỗi người hai hoặc ba phiếu) cho bài tập số 2.

NHẬP ĐỀ

Mục tiêu: Giới thiệu giúp cả nhóm làm quen với nhau, để cảm thấy thoải mái và giải thích lý do mỗi người tham gia nhóm.

Thời gian: 15-20 phút. Lời khuyên:

Giai đoạn một: Có thể một số người sẽ muốn kể lại lý do khiến họ đọc cu Lời Tiên Tri Núi Andes.

Nếu số người của nhóm vượt quá ba mươi, bạn có thể chia thành hai phân nhóm để tranh thủ thời gian. Lý tưởng sẽ là mỗi người đều có dịp để nghe trình bày của người mới rèn luyện.

Giai đoạn hai: Khi mỗi người đã nói lên lý do tham gia vào nhóm, tuyên bố ngắn gọn về mục tiêu của nhóm. Chẳng hạn, “mục tiêu của nhóm là nâng đỡ nhau, và cùng nhau rèn luyện những nguyên tắc được trình bày trong Lời Tiên Tri Núi Andes, nhằm tăng tốc quá trình tiến hoá”.

Giai đoạn ba: Sự hiện diện của bạn trong nhóm cho thấy bạn đang quan tâm đến sự phát triển cá nhân của bạn. Hãy cởi mở, dí dỏm: giúp cho những mục tiêu của mỗi người và của nhóm trở thành hiện thực. Hãy trân trọng khía cạnh riêng tư của những trải nghiệm mà mỗi người trình bày.

Bài tập 1. Ý nghĩa của mặc khải thứ nhất

Mục tiêu: Thảo luận ngắn về cách mà mặc khái thứ nhất có thể đưa đến những quan điểm mới và mở rộng nhận thức của mỗi người.

Thời gian: 15-20 phút.

Lời khuyên: Một người đọc lớn phần tóm tắt cua mặc khải thứ nhất. Sau đó, yêu cầu từng thành viên trình bày cách hiểu của họ khi lần đầu tiên họ đọc Lời Tiên Tri Núi Andes. Khi mọi người đều đã phát biểu chuyển sang bài tập thứ hai.

Bài tập 2. Những ấn tượng tích cực đầu tiên

Mục tiêu: Xem xét trực giác của chúng ta hoạt động như thế nào trong lần tiếp xúc đầu tiên. Đây là một bài tập khá lý thú và giúp nâng cao mức năng lượng, giúp các thành viên của nhóm làm quen với nhau và thiết lập sự tin tưởng ở buổi đầu rèn luyện theo nhóm.

Thời gian: 30 phút

Lời khuyên:

Giai đoạn thứ nhất: Nếu nhóm có trên mười sáu thành viên, hãy hình thành bốn phân nhóm. Nếu ít hơn mười sáu, chia thành ba phân nhóm. Phát cho mỗi người vài phiếu ghi chép, chọn ra một thành viên để nhắc nhở người phát biểu không vượt qua thời hạn dành cho mỗi người, để tất cả đều có thể phát biểu.

Giai đoạn thứ hai: Để phá vỡ sự ngại ngùng và giúp người tham gia bày tỏ tính cách của mình, hãy yêu cầu họ kể ra một giai thoại hoặc mô tả một hiện tượng có tính đồng bộ về cách đã khiến họ tham gia vào buổi họp mặt.

Giai đoạn thứ ba: Yêu cầu một người tình nguyện bắt đầu bài tập.

Người này phải ngồi quay lưng về nhóm.

Giai đoạn thứ tư: Mỗi người liệt kê những tính chất tích cực mà họ nghĩ rằng có thể xác định ở người tình nguyện đầu tiên. Khi các thành viên nói lên những ấn tượng tích cực của họ, người tình nguyện lắng nghe và ghi lại trên các phiếu, mà không bình luận. Trong các phát biếu, hãy giữ sự dí dỏm và độc đáo trong khả năng duy trì tính tích cực.

Giai đoạn thứ năm: Khi mỗi người đều đã nghe những ấn tượng tích cực đầu tiên của các thành viên khác dành cho mình, hãy tập hợp toàn bộ nhóm và dành ra vài phút để trao đổi cảm nghĩ về bài tập bài tập số 3.

Bài tập 3. Những vấn đề về những đề tài bạn đang thắc mắc

Mục tiêu:

a) Tìm hiểu các nhu cầu quan trọng đã đưa những người mới rèn luyện tham gia vào phân nhóm

b) Để biết rằng họ đã nhận thấy những dấu hiệu thúc đẩy họ gia nhập nhóm.

c) Tìm hiểu những trùng hợp ngẫu nhiên trong đời sống của mỗi thành viên.

d) Gia tăng khả năng lắng nghe chăm chú phát biểu của từng thành viên.

Thời gian: 30 – 40 phút. Lời khuyên:

Giai đoạn thứ nhất: Mỗi thành viên trình bày ngắn gọn quan tâm chính của mình. Phải chăng đó là những vấn đề, những nhu cầu, những hoàn cảnh của đời sống hiện nay? Mỗi thành viên phải rất chú ý lắng những góp ý.

Giai đoạn thứ hai: Khi tất cả đều đã phát biểu, hay thảo luận ngắn gọn về những lý do khiến các bạn gia nhập phân nhóm. Hãy yêu cầu một thành viên lập danh sách mọi câu hỏi hoặc mọi đề tài có vẻ quan trọng đối với phân nhóm.

Giai đoạn thứ ba: Phải chăng một số thành viên đã nhận ra những dấu hiệu thôi thúc họ tham gia phân nhóm, chẳng hạn như những ấn tượng đã thấy hoặc đã gặp một trong số các thành viên?

Giai đoạn thứ tư: Khi mọi người đã hoàn tất bài tập, hãy tập hợp nhóm và trình bày những điểm chính của các quan tâm chung ở mỗi phân nhóm. Tại sao họ đã chọn nhóm này hoặc người cùng rèn luyện này?

Bây giờ là lúc thích hợp để mỗi thành viên tự giới thiệu mình một cách đầy đủ hơn. Để ý xem đâu là những điểm tương đồng giữa các thành viên của nhóm.

KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM

Thời gian: 20 – 30 phút.

Hỗ trợ và những lời khuyên: Có thể kết thúc buổi rèn luyện bằng cách yêu cầu mỗi thành viên truyền đạt những chỉ dẫn và giúp người khác giải quyết những điều mà họ đang cần hiện nay.

Giai đoạn thứ nhất: Hãy lần lượt nói lên sự hỗ trợ mà các bạn cần trong tuần tới. Hãy bày tỏ một cách tích cực: “Tôi muốn cảm thấy đầy năng lượng”, thay vì: “Tôi muốn loại bỏ triệu chứng cảm cúm khó chịu này”. Hãy tập trung vào điều bạn mong muốn, thay vì điều bạn không mong muốn.

Giai đoạn thứ hai: Khi từng yêu cầu được bày tỏ, bạn hãy tán thành và gửi năng lượng tích cực cho người đó về vấn đề hoặc yêu cầu của họ.

Về buổi nhóm họp sau: Hãy chú ý đến những trùng hợp ngẫu nhiên, như dấu hiệu và những giấc mơ. Hãy ghi chúng vào nhật ký và mang đến buổi họp mặt.

RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ NHẤT

Buổi số 2

2 giờ 30 phút

Mục tiêu: Thăm dò dòng chảy của những trùng hợp ngẫu nhiên trong đời bạn.

DẪN NHẬP: Hãy bắt đầu buổi họp bằng cách dành cho mỗi thành viên cơ hội để họ mô tả những trùng hợp ngẫu nhiên xảy ra trong tuần qua. Sau buổi nhóm họp tuần trước các thành viên đã có một cái nhìn sáng rõ hơn về các sự việc? Việc chia sẻ một phản hồi thông tin tích cực sẽ gi củng cố toàn bộ nhóm.

Bài tập 1. Gia tăng nhạy cảm đối với những trùng hợp ngẫu nhiên

Mục tiêu: Nhận thức về những trùng hợp ngẫu nhiên đã qua, và biết chú ý hơn đến những tác động của chúng trên đời sống. Bằng cách quan tâm đến quá khứ, chúng ta cũng thể hiện quyết tâm rằng một khi khả năng cảm thụ lớn lao hơn sẽ khiến những trùng hợp ngầu nhiên xuất hiện nhiều hơn.

Thời gian: 2 giờ (30 phút cho mỗi thành viên), cộng với thời gian dành để thảo luận.

Lời khuyên:

Giai đoạn thứ nhất: Hãy chọn một người để cùng rèn luyện.

Giai đoạn thứ hai: Một người đọc lớn từng câu hỏi dưới đây, và người kia trả lời. Khi trả lời, hãy tìm ra đâu là những trùng hợp ngẫu nhiên đã xảy ra trong quá khứ của bạn.

Ở nhà:

1) Có chăng những trùng hợp ngẫu nhiên cá biệt hoặc những dấu hiệu biểu hiện chung khi bạn tìm kiếm chỗ ở hiện nay của bạn: số nhà hoặc tên đường có một ý nghĩa đặc biệt, những cuộc gặp gỡ với hàng xóm, những chậm trễ trong việc mua hoặc thuê căn nhà, sự nhầm lẫn của những cuộc điện thoại, hoặc mọi chi tiết lạ lùng khác?

Ở nơi làm việc:

2) Vì sao bạn có được việc làm hiện nay? Làm thế nào bạn đã nghe nói đến nó? Bạn đã bàn chuyện đó với ai? Đâu là những thông điệp cá biệt mà bạn đã nhận được?

3) Những ấn tượng đầu tiên của bạn về nơi làm việc?

4) Bạn có để ý thấy những dấu hiệu báo trước một sự kiện xảy ra sau đó?

5) Có chăng một thông điệp mà bạn ao ước nhất được trước khi nhận công việc hiện nay?

Những gặp gỡ:

6) Hãy mô tả bằng cách nào bạn đã gặp nhân vật quan trọng nhất của đời bạn. Ai đã đưa lối đưa đường để bạn có mặt tại nơi đó và vào lúc

7) Nhân vật mà bạn đã gặp có khiến bạn nhớ đến một ai khác?

8) Ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhân vật đó? Ấn tượng đó đã được xác nhận?

9) Bạn có để ý thấy một dấu hiệu: một giấc mơ sai; lần gặp, một trùng hợp ngẫu nhiên lạ lùng, một tình huống rắc rối?

Giai đoạn thứ ba: Khi một điều ước xảy đến với bạn, nó có thường tuân theo một sơ đồ riêng? Đâu là sự tương đồng (nếu có) giữa cách thức mà bạn đã gặp nhân vật quan trọng đó và cách thức mà bạn đã tìm được việc làm, hoặc tìm được căn hộ mới? Hãy suy nghĩ kỹ những câu hỏi 1,4, và 9. Hãy chú ý đến những “điềm báo” liên quan đến các bước ngoặt quyết định của đời bạn, giúp gặt hái tối đa thông tin những trùng hợp ngẫu nhiên và gia tăng khả năng nhận thức trước khi những trùng hợp ngẫu nhiên của tương lai xảy ra.

Giai đoạn thứ tư: Tập hợp nhóm và truyền đạt những điều mà các bạn đã khám phá trong bài tập này Chẳng hạn, những loại trùng hợp ngẫu nhiên nào đó xảy ra khi ta tìm được một việc làm, một chỗ ở, một người bạn đời? Bằng cách nào những trùng hợp ngẫu nhiên ảnh hưởng đến chúng ta?

KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM

Hãy đáp ứng lời yêu cầu được trợ giúp và được tư vấn. Hãy tiếp tục lưu ý đến những trùng hợp ngẫu nhiên, những dấu hiệu và những giấc mơ, và ghi vào nhật ký.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.