Những bài học từ Lời Tiên Tri Núi Andes

8. phần 2



– Nuôi dạy con cái Mặc khải thứ tám nhấn mạnh rằng, để tiến triển, trẻ em cần có một dòng năng lượng hướng về chúng. Để có thể phát triển, chúng cần phải ở gần những người trưởng thành có khả năng mang đến cho chứng những thực phẩm tình cảm, tinh thần và thể chất. Các cơ chế thống trị được khởi phát khi người ta thu hút năng lượng của chúng trong khi sửa trị chúng. Để có thể trở nên những người trưởng thành toàn diện, chúng cần có một quan hệ trực tiếp với những người có mức độ chín chắn cao, Trẻ em biết tin tưởng vào thế giới này, biết vững tin vào vị trí của chúng trong thế giới này, khi người ta trò chuyện với chúng một cách thẳng thắn, khi người ta chấp nhận những quan điểm của chúng, cho chúng tham gia vào những quyết định phù hợp với mức hiểu biết của chúng .

Những khó khăn mà trẻ em ngày nay gặp phải xuất phát từ sợ thay đổi sâu sắc trong quan hệ gia đình. Từ nhiều năm nay, quá trình đô thị hóa đã hoàn toàn làm thay đổi những nền tảng mà từ đó những đứa trẻ học cách để trở nên người trưởng hành. Trước kia, đa phần những đứa trẻ đều lớn lên trong những gia đình có những người trưởng thành ở mọi giai đoạn khác nhau của cuộc đời – ông bà, cha mẹ, anh chị em – và họ đã dành nhiều thời gian mỗi ngày để trò chuyện với nhau và ở bên nhau. Vào thời đó, phần lớn trẻ em sống ở thôn quê. Chúng giúp cha mẹ trong những công việc hàng ngày. Ngày nay, quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã bị thu hẹp để chỉ còn thời gian chỉ định những công việc hoặc để nói những chuyện có tính tiêu cực ” Con đã ở đâu?”, “Tại sao con không làm bài?”. Thường là, trẻ em cảm thấy mình không được yêu thương, và phải đấu tranh để thu hút sự chú ý của cha mẹ đã quá mệt mỏi vì công ăn việc làm.

Các tác giả H Stephen Glenn và Jane Nelsen đã góp phần chỉ ra những gốc rễ của vấn nạn hiện nay của chúng ta: Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng đối thoại và hợp tác sẽ hình thành những nền tảng của sự phát triển tinh thần và đạo đứ phân tích, của sự chín chắn trong xét đoán và hiệu năng trong giảng dạy. Ngược lại, thiếu đối thoại và họp tác giữa những người trưởng thành sẽ gây nguy hại cho những quan hệ thân tình, cho sự tin tưởng, sự tôn trọng và nhân phẩm , vốn tạo nên sự gắn kết xã hội . (11)

(11) H Stephen Glenn va Jane Nelsen , Raising  self-Rehant Children in a Self-In World, Prima Publishing, 1989. tr.29

Những ý tưởng trên nhắc nhở chúng ta rằng trẻ em có mọi điều để học hỏi ở người lớn, và chúng ta phải dành cho chúng sự quan tâm đặc biệt.

Ngày nay, trẻ em không những thường bị bỏ một mình trong khi cha mẹ đi làm, mà còn phải khổ sở vì không thể làm tăng giá trị của mình qua những hoạt động bổ ích. Trước kia, con trai và con gái phải thực hiện một số công việc góp phần vào sinh kế gia đình. Làm vườn, chăm sóc gia súc, nấu nướng, giặt giũ, coi sóc các em, tất cả những việc đó phải được chu toàn nếu không sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Đều đặn hoàn tất công việc mang lại cho chúng ý nghĩa của sự thành thạo và dạy cho chúng giá trị của nỗ lực được chu toàn.

Ngày nay, trẻ em thường được nuôi dạy một cách tiêu cực; chúng có ít hoặc không có cơ hội để tìm thấy bản sắc và nhận biết năng lực của mình trước khi bị đẩy vào một xã hội càng lúc càng chuyên môn hoá và nặng về kỷ luật. Với truyền hình, phim ảnh và các trò chơi điện tử, chúng chỉ tham gia vào đời sống ở vai trò là những khán giả hoặc những kẻ tiêu thụ các sản phẩm giải trí. Những ý tưởng vượt khó và đối diện với đời sống của chúng chịu ảnh hưởng bởi những nhân vật hư cấu với quyền năng siêu nhân.

Có vẻ như những nguyên nhân của bạo lực, của tình trạng tội phạm xã hội đang vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta quyết tâm dành thời gian và nghị lực để dạy dỗ con cái một cách đúng đắn, giúp chúng tiến hoá đến trạng thái toàn vẹn, sẽ làm giảm đi rất nhiều chướng ngại của xã hội, như mặc khải thứ tám đã tiên báo. Chúng ta phải chia sẻ cho con cái sự phát triển tâm linh của mình: chỉ dẫn cho chúng những hiểu biết của chúng ta về thế giới. Sau đó, chúng sẽ tiến theo con đường của chúng. Đôi khi chúng có vẻ bị cuốn hút bởi những lý thuyết và những thái độ cực đoan. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể hoàn tất trách nhiệm của mình, nếu chúng ta đã giúp chúng biết tự tin và biết tin vào khả năng sống theo những giá trị của chúng, thì lúc đó chúng ta phải tin vào chúng để chúng tìm thấy sự quân bình của chúng.

Lời Tiên Tri Núi Andes nhắc nhở chúng ta phải ý thức về vai trò chủ yếu mang tính tâm linh của bổn phận làm cha mẹ. Mỗi đứa trẻ đều mang trong nó những mục tiêu mà nó phải thực hiện trong đời. Chúng không đơn giản được sinh ra để bị nhào nặn bởi những ảnh hưởng của cha mẹ chúng.

Cách thức mới của bổn phận làm cha mẹ là bổ sung những chiều kích mà chính chúng ta đã thiếu trong sự phát triển của mình. Sau đó, nếu chúng ta biết tác động cùng với năng lượng và chấp nhận dòng chảy của những trùng hợp ngẫu nhiên và những thông điệp, con cái chúng ta sẽ có khả năng nắm bắt những mặc khải đó nhanh hơn, vì chúng ta sẽ là những hình mẫu của chúng.

Các chuyên gia giáo dục Glenn và Nelsen đã nêu ra bảy yếu tố chính để trẻ thành công, trở nên những người có khả năng và hữu ích (12). Đó là những tài năng và những điều tin tưởng của chúng.

(12) H. Stephen Glenn và  Jane  Nelsen  Sdd tr 50

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ PHÁT TRIỂN

1) “Tôi có khả năng”.

2) “Sự đóng góp của tôi là đáng kể. Mọi người thật sự cần tôi”.

3) “Tôi có thể có một ảnh hưởng đối với điều đang xảy đến”.

4) “Những trạng thái tình cảm của tôi là quan trọng và tôi tự tin rút ra bài học từ những sai lầm. Tôi biết làm chủ bản thân và chấp nhận kỷ luật”.

5) “Tôi biết cư xử. Tồi biết lắng nghe, trò chuyện, hợp tác và thương lượng để đạt được điều mong muốn”.

6) “Người ta có thể tin ở tôi và tôi nói lên sự thật. Sự thật không nhất thiết diễn ra như tôi mong muốn, nhưng tôi có thể thích nghi khi cần”.

7) “Tôi đang tìm cách giải quyết những vấn đề của mình, nhưng tôi biết rằng, nếu cần được giúp đỡ tôi sẽ yêu cầu”.

Một quan niệm như thế về bản thân sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho đứa trẻ, bởi nó biết rằng, dẫu xảy ra điều gì, nó cũng có tiềm lực để giải quyết một cách sáng tạo. Việc phát triển những ý tưởng này là một phương diện của vai trò làm cha mẹ. Khi trẻ tin rằng mình có thể có những chọn lựa, biết rằng mình cần phải biết những gì, trẻ sẽ có khả năng kết nối với dòng năng lượng. Khi trẻ thấy rằng năng lượng tác động có lợi cho mình, trẻ sẽ có khả năng nhận ra nhiều hơn những trùng hợp ngẫu nhiên và có những quyết định để ở lại trong dòng chảy năng lượng. Được nạp đầy năng lượng và có một mức độ tin tưởng cao hơn vào chính mình và vào vũ trụ, trẻ sẽ dễ dàng nhận biết và có khả năng chu toàn sứ mệnh của mình.

– Người lớn có thể làm gì cho trẻ em?

Những gợi ý dưới đây được dành cho các bậc cha mẹ, nhưng mọi người đều có thể áp dụng:

• Hãy quan tâm đến trẻ. Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn là truyền đầy đủ năng lượng cho trẻ để trẻ có thể đạt đến một trạng thái toàn vẹn.

• Hãy đối xử với trẻ như chúng là nơi cư ngụ của Thần khí, là những người có một định mệnh phải hoàn tất.

• Hãy tôn trọng trẻ. Hãy nói chuyện với chúng như nói với những con người có một bản ngã cấp cao.

• Hãy ý thức rằng trẻ con có quyền được biết sự thật, được chăm sóc, và được dạy dỗ để nên người.

• Hãy nhấn mạnh một số động thái hữu ích cho sức khoẻ và sự an toàn của chúng.

• Hãy ấn định những nguyên tắc rõ ràng khi chăm sóc trẻ.

• Hây quan tâm đến những nhu cầu của trẻ, và biết rằng trẻ được sinh rạ với những mục tiêu riêng của chúng.

• Tuỳ theo sự trưởng thành của trẻ, hãy giải thích về những lựa chọn mà bạn đang thực hiện.

• Hãy cởi mở đế nghĩ rằng trẻ có thể làm thay đổi ý niệm về thực tại của bạn và hãy sẵn sàng để học hỏi khi ở cạnh trẻ.

• Hãy dành cho trẻ những vai trò và những việc làm hữu ích trong công việc nhà. Đừng làm thay mọi thứ cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ thực hiện các công việc hữu ích cho người khác sẽ có sức khoẻ tốt hơn và có sự phát triển nhanh hơn.

• Đừng vội vả chạy đến giúp trẻ. Dĩ nhiên, ở đây không nói đến những tình huống nguy hiểm! Nhưng, thông thường, trẻ có nhiều khả năng hơn ta tưởng. Hãy để cho trẻ cơ hội rút ra một bài học về những sai lầm của chúng, nhưng không để trẻ cảm thấy ngu ngốc hoặc không có khả năng. Hãy khuyến khích trẻ về điều đã xảy ra trong các tình huống, điều mà trẻ đã cảm nhận hoặc học được, và điều mà trẻ sẽ làm khác đi trong lần tới. Hãy tránh thu hút năng lượng của trẻ hay quở trách trẻ. Hãy chấp nhận rằng, trong đời, đôi khi phải dám liều và gặp một số thất bại. Kinh nghiệm thường là một người thầy khéo dạy hơn là những giải thích có tính độc đoán của cha mẹ.

• Hãy nhớ rằng, chỉ trong một môi trường thuận lợi, người ta mới có thể tiến về phía trước, lên những mức cao hơn, Chế giễu, làm nhục và trừng phạt không phải là những phương pháp giáo dục.

•Hãy cởi mở đối với quan điểm của trẻ. Hãy lắng nghe và đừng cho rằng ta đã biết về điều chúng muốn nói.

• Hãy khuyến khích tính khôi hài dí dỏm của trẻ, nhưng không phải là chế giễu người khác.

• Trong những trường hợp đặc biệt, hãy dành cho trẻ những lời khen ngợi, khuyến khích.

• Điều tốt nhất mà bạn có thể làm để giúp các con của bạn và trẻ em nói chung là lắng nghe chúng, tôn trọng chúng và nhận biết giá trị của con người chúng.

TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ TÁM

Hầu hết những hiện tượng có tính đồng bộ diễn ra là nhờ những thông điệp mà những người khác đưa đến cho ta; ngoài ra, một đạo đức mới thuộc tâm linh đối với tha nhân cũng hỗ trợ cho sự đồng bộ đó. Nếu ta không cạnh tranh với tha nhân để giành giật năng lượng, nếu ta vẫn gắn kết với năng lượng thần bí ở trong ta, lúc đó ta có thể nâng cao những người khác bằng năng lượng của ta, bằng cách tập trung vào cái đẹp của mỗi khuôn mặt, bằng cách nhìn thấy những tính cách cao quý ở mỗi người. Năng lượng mà ta gửi đi khi ta nói với bản ngã cấp cao của người đối thoại đưa họ đến một ý thức đầy đủ hơn về con người mà họ đang là, về công việc mà họ đang làm; và điều đó làm gia tăng khả năng truyền đi một thông điệp có tính đồng bộ. Nâng cao những người khác là điều đặc biệt quan trọng khi có một sự tượng tác, khi toàn bộ năng lượng tập thể có thể hướng về người đang lên tiếng do trực cảm. Cũng quan trọng không kém là phải biết xuất phát từ đạo đức đó khi chăm lo cho những đứa trẻ. Để nuôi dạy trẻ, ta phải nhờ cậy đến sự khôn ngoan của bản ngã cấp cao của chúng và đối xử với chúng một cách trung thực. Trong quan hệ tình yêu, ta phải biết rằng tình yêu sự thoả mãn cũng không thể thay thế quan hệ với năng lượng thần bí trong ta. Thứ tình cảm có tính thoả mãn đó luôn có thể thoái hoá thành tranh giành quyền lực, do cả hai đều trở nên phụ thuộc vào năng lượng của nhau.

RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ TÁM

– Thực hiện một cách tiếp cận mới với những người thân

Bạn có thể bắt đầu bằng cách áp dụng ngay sức mạnh của mặc khải thứ tám. Hãy sử dụng những điểm dưới đây như là những yếu tố để định hướng khi bạn thực hành động thái mới này. Không hề có con đường trực tiếp giúp trở thành một con người đầy năng lượng, vậy bạn hãy tự mình tìm kiếm!

– Cảm thấy đầy năng lượng

• Hãy bắt đầu một ngày của bạn với ý định chú tâm đến những thông điệp có thể đến với bạn.

• Trước khi ra khỏi nhà, hãy dành ra năm hoặc mười phút để định tâm, tập trung vào sự hít thở. Trong một hoặc hai phút, hãy tưởng tượng đang có một ánh sáng đầy ắp và toả ra từ bạn. Hãy xem mình là thành phần của một vòng tròn, nơi năng lượng vào và ra.

• Trong ngày, bạn hãy thường xuyên kết nối với cái đẹp trong môi trường.

– Trao năng lượng cho người khác

• Khi tiếp xúc với những người khác, bạn hãy nhìn, ở bên kia khuôn mặt hàng ngày của họ, vẻ rạng rỡ của tâm linh họ.

• Hãy tập trung chú ý vào những tính cách độc đáo của họ. Hãy nhận ra vẻ đẹp trên gương mặt họ.

• Trong khi nghe họ nói, hãy dành cho họ sự chú tâm của bạn.

• Hãy ngoại xuất năng lượng về phía họ khi họ nói.

• Hãy nhớ rằng bản ngã cấp cao của họ đang giữ một thông điệp dành cho bạn, và bạn có thể giúp họ chuyển giao thông điệp cho bạn bằng cách làm cho họ tràn đầy năng lượng.

– Nhận thông điệp

• Từ thâm tâm, hãy lắng nghe mọi câu hỏi hoặc nhận xét xuất phát từ tâm trí bạn và bạn muốn nêu lên với những người khác… Điều đó có thể khởi phát một trao đổi thông tin quan trọng.

• Nếu bạn cảm thấy suy kiệt khi ở gần ai đó, hãy nghĩ xem quan hệ ấy mang lại cho bạn điều gì. Hãy xem lại những phân tích về sự đồng phụ thuộc và những dấu hiệu cảnh báo.

• Hãy ghi nhận những ý tưởng đến với bạn sau một vài lần gặp gỡ.

* Bạn nhận thấy có sự thay đổi gì trong đời hoặc trong những quan hệ của bạn khi bạn có cung cách ứng xử mới?

Đối diện với những cơ chế thống trị

Nếu trong mội cuộc nói chuyện, có người dùng chiến thuật đe dọa đối với bạn, bạn hãy ngưng ngay cuộc nói chuyện nếu cảm thấy như vậy. Trong trường hợp này, có ít cơ may để một thông điệp đích thực có thể được chuyển giao. Nếu người đó sẵn sàng lắng nghe bạn, hãy hỏi họ tại sao họ làm thế. Hãy dành cho họ sự chú ý và tìm cách nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người họ. Đừng cho rằng bạn phải giải quyết vấn đề của họ, mà hãy để trực giác hướng dẫn bạn đến hành động hữu ích nhất.

Nếu có người đang sử dụng một chiến thuật của Kẻ Than Vãn, thì hãy thông cảm hiểu rằng họ đang trải qua những lúc khó khăn. Hãy giải thích với họ rằng bạn có cảm tưởng họ đang tìm cách đổ trách nhiệm cho bạn về hoàn cảnh của họ. Không nên cảm thấy bạn bị buộc phải giải quyết vấn đề của họ. Hãy giúp họ tìm thấy giải đáp với những năng lực của họ. Hãy ngừng gặp gỡ nếu bạn cảm thấy năng lượng của mình đang thất thoát!

Nếu có người đóng vai Kẻ Tra Hỏi đối với bạn, hãy cho họ biết rằng không dễ để đối thoại trong những điều kiện như vậy và rằng điều đó không hợp với bạn. Hãy hiểu rằng người đó hành động từ một sơ đồ đã bắt rễ trong con người họ nhằm thu hút sự chú ý và người đó có thể cảm thấy bạn đang thoát khỏi sự kiểm soát của họ. Nếu bạn thực sự muốn trao đổi ý kiến với họ trong những điều kiện khác, hãy cho họ biết. Nếu không, bạn hãy tránh gặp gỡ.

Nếu có người đóng vai Kẻ Thờ Ơ đối với bạn, hãy cho họ hiểu rằng một cuộc trao đổi ý kiến là điều đáng mong đợi giữa bạn và họ, nhưng bạn cảm thấy họ đang né tránh. Hãy hỏi họ đang cảm thấy thế nào, và có sẵn sàng để tâm sự với bạn hay không. Hãy cho rằng họ đang cần năng lượng của bạn. Nếu gắn kết với nguồn năng lượng của mình, bạn sẽ có thể thiết lập một sự giao tiếp. Nếu không, có thể bạn sẽ phải từ chối gặp gỡ.

TÌNH YÊU

Nếu đã nghiên cứu những mặc khải, bạn sẽ nhìn tình yêu dưới một ánh sáng mới. Nếu bạn vừa sa vào tình yêu hoặc sắp sa trở lại vào tình yêu, hãy nhớ rằng bạn phải gìn giữ nguồn năng lượng của mình. Hãy quý trọng sự trao đổi năng lượng tuyệt vời với bạn tình và cho người đó biết bạn đang có những nỗ lực đặc biệt nhằm đạt được mối quan hệ có ý thức hơn. Khi những vấn đề tình cảm được đặt ra (đòi hỏi một câu trả lời, một giải pháp), bạn đừng rời xa những tình cảm của mình và hãy bày tỏ chúng một cách dịu dàng. Hãy chú ý đến những thông điệp và những trùng hợp ngẫu nhiên sẽ chỉ ra cho bạn giai đoạn kế tiếp.

Những dấu hiệu của sự đồng phụ thuộc

Trong quá trình tiến hoá, nhất là vào lúc đầu, bạn phải không ngừng tự hỏi mình đang tập trung sự chú ý vào điều gì, để gìn giữ trung tâm tâm linh của bạn.

Hãy tự hỏi:

• Phải chăng tôi đang không ngừng nghĩ đến một ai đó?

• Phải chăng tôi luôn tìm cách thu hút sự chú ý của người khác?

• Phải chăng tôi đang thu hút những người cần được giúp đỡ?

• Tôi có cảm thấy mình được tăng giá trị khi giải quyết những vấn đề của người khác?

• Tôi có giảm thiểu những nhu cầu và ước muốn của tôi?

• Tôi có thường triển hạn việc thực hiện những dự tính?

• Phải chăng tôi luôn kiểm tra những gì người khác làm?

• Phải chăng sự ứng xử của ai đó khiến tôi tìm cách chế ngự tình huống và ưu tư vì những vấn đề của họ?

• Tôi có cảm thấy khó chịu vì những việc làm của người khác? Phải chăng tôi đang bị lôi kéo vào một cuộc tranh giành quyền lực với ai đó?

• Tôi có cảm thấy u uất khi cô đơn? Phải chăng tôi đã nhiều lần cố tránh phải ở một mình?

• Tôi có thể giữ một tầm nhìn rõ ràng về những mục tiêu của tôi?

• Phải chăng trong một quan hệ, tôi không quan tâm đến những trùng hợp ngẫu nhiên để không phá vỡ quan hệ đó?

Không hề có những giải pháp rõ ràng khi ta muốn đổi mới. Nếu bạn thấy có một quan hệ, dẫu tồn tại lâu dài đến mây, với cha mẹ, vợ chồng, con cái hoặc với một người bạn, đang thống trị bạn, bạn có thể sắp xếp lại.

Sau đây là vài ví dụ mà bạn có thể áp dụng:

• Đọc một số sách về quan hệ giữa con người với con người.

• Hãy trung thực, không giấu giếm che đậy. Hãy nói ra những tình cảm của mình, chẳng hạn như thất vọng, sợ hãi, tức giận và oán hờn.

• Hãy dành đôi chút thời gian để học cách hiểu biết chính mình.

• Hãy biết tách năng lượng của mình khỏi năng lượng của người khác. Điều đó không có nghĩa là bạn không quan tâm hoặc yêu thương người đó nữa, mà là cần phải khám phá chính mình trong một thời gian. Hãy nhớ rằng bạn không thể giải quyết những vấn đề của người khác cũng như sống thay cho họ.

• Hãy thực hành những bài tập cơ cấu năng lượng được mô tả trong sách này.

• Hãy bắt đầu ghi nhận những trùng hợp ngẫu nhiên đi kèm với ý thức mới của chính bạn.

• Hãy ấn định một số mục tiêu cho chính bạn, bắt đầu một cách khiêm tốn.

Để chấm dứt sự đồng phụ thuộc, trước tiên ta phải nhận biết sự tồn tại của nó và quyết tâm vượt qua những giới hạn xưa cũ của nó. Nhưng, để cắt đứt với những kịch bản đã bắt rễ sâu xa, tốt hơn ta phải nhờ đến một nhà tư vấn hoặc một nhà tâm lý trị liệu có trình độ.

RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ TÁM

Buổi số 12

2 giờ 30 phút

Mục tiêu: Thảo luận về những chủ đ của mặc khải thứ tám, và thăm dò những khả năng của một nhóm tương hợp (có quan hệ hài hoà).

TRÌNH BÀY

Trong bước dầu buổi họp nhóm, mỗi người phải nói lên cảm nghĩ của mình vào lúc này.

Bài tập 1. Nâng cao năng lượng

Thời gian: Từ 5 đến 10 phút để nghe và chuyển động theo tiếng nhạc hoặc thực hành bài “Thiền định trên đỉnh núi”, tuỳ theo quyết định của nhóm.

Bài tập 2. Thảo luận chung về mặc khải thứ tám

Mục tiêu: Để các thành viên nói lên những cảm nghĩ của mình về các chủ đề của mặc khải thứ tám, và biết cách để trở thành một nhóm tương hợp.

Thời gian: Toàn bộ thời gian còn lại của buổi nhóm họp. Những đề tài để thảo luận là khá nhiều, và các bạn có thể dành nhiều buổi cho các chủ đề đó, nếu chúng thu hút đông người tham gia.

Lời khuyên: Hãy đọc lời bàn về mặc khải thứ tám trong Lời Tiên Tri Núi Andes.

Sự thực hành của một nhóm tương hợp

• Hãy nói khi bạn cảm thấy được thôi thúc và hãy ngoại xuất năng lượng khi những người khác lên tiếng.

• Trong buổi nhóm họp, sẽ đặc biệt hữu ích nếu bắt đầu sử dụng tất cả những mặc khải và hình thành một nhóm gắn kết. Để đạt được điều đó, điều cần thiết là phải biết để ý đến những thời điểm mà một người tham gia có thể thống trị nhóm. Hãy biết nhận ra những thời điểm năng lượng không lưu thông nữa. Nếu trực giác thúc đẩy bạn lên tiếng, hãy dịu dàng nói lên cách thức mà bạn nghĩ rằng năng lượng đã bị tắc nghẽn. Có thể nhóm sẽ muốn theo đuổi cuộc thảo luận, không quan tâm đến những hệ quả. Nhưng hãy nhớ rằng mỗi người phải phát triển theo nhịp điệu riêng của mình.

• Trong nhóm có nhiều cách tương tác khác nhau. Hãy gắn bó với mặc khải thứ tám: hãy định rõ những mục tiêu; hãy tử tế và có lòng trắc ẩn; và thiết lập những nguyên tắc hành động chính xác.

• Mọi vấn đề được thảo luận đều hữu ích, hoặc vì bạn sẽ có những kiến thức mới, hoặc vì bạn sẽ chú ý đến một nhân tố mới trong cuộc đời.

• Có lẽ nhóm của bạn giống như mọi quan hệ khác mà bạn có, kể cả khi nó phản ánh một số vấn để xưa cũ của thời thơ ấu. Chẳng hạn, một thành viên nhóm có thể truyền một năng lượng tương tự như năng lượng của cha hoặc mẹ bạn. Phản ứng của bạn đối với người đó có thể phản ánh tâm trạng của bạn trước một vấn đề tương tự.

– Thảo luận về những chủ đề của mặc khải thứ tám

Có thể chia nhỏ nhóm, và thảo luận vẻ những vấn đề được tất cả đặc biệt quan tâm:

• Những quan hệ tình cảm giao thoa với sự tiến hoá của bạn như thế nào?

• Những quan hệ lý tưởng phát triển như thế nào? Phải chăng những người tham gia vào các quan hệ đó dự tính sẽ cùng nhau thực hiện một cuộc phiêu lưu”?

Thế nào là một sự đồng phụ thuộc? Tôi đồng phụ thuộc ở điều gì?

Tôi phải hành động như thế nào để trở thành một “vòng tròn hoàn hảo” và để đưa vào năng lượng âm và dương?

• Làm thế nào tôi có thể đưa vào nhiều ý thức hơn tại nơi làm việc của tôi?

Những vấn đề hiện nay của gia đình tôi.

Hãy nhớ rằng, dẫu bạn ở trong nhóm nào, mỗi người đều đang giữ một thông điệp dành cho bạn. Hãy nâng những người đó lên bản ngã cấp cao của họ và khuyến khích họ tìm thấy thông điệp mà họ dành cho bạn. Những thông tin quan trọng nào mà bạn đã nhận liên quan đến những vấn đề hiện nay của bạn?

– Hình thành một hội tương trợ tinh thần

Nhóm của bạn có thể hướng tới việc hình thành một hội tương trợ tinh thần vào một buổi nhóm họp khác, do buổi nhóm họp hôm nay không còn thời gian sau thảo luận về những đề tài đã nêu trên. Những hội tương trợ tinh thần có thể là một bố sung tuyệt vời cho nhóm nếu họp mặt đều đặn.

Dưới đây là những chỉ dẫn mà mỗi thành viên nên đọc, sau đó hãy bắt đầu

Bước Thứ Nhất: Hãy định tâm bằng cách thiền định trong năm phút. Hãy tiếp tục, hai mắt mở hoặc nhắm. Đôi khi, với đôi mắt nhắm, ta dễ lắng nghe những trực giác của mình hơn.

Bước Thứ Hai: Hãy khẳng định rằng, thông tin sẽ xuất hiện có là gì, nó cũng sẽ rất hữu ích cho người hỏi xin thông tin.

Bước Thứ Ba: Hãy để người cảm thấy sẵn sàng nhất trong nhóm lên tiếng.

Bước Thứ Tư: Hãy giải thích vấn đề của bạn với thật nhiều chi tiết mà bạn xét thấy là đúng. Hãy nhớ rằng, càng cung cấp nhiều chi tiết, cuộc trao đổi trong nhóm càng sâu sắc hơn.

Bước Thứ Năm: Tất cả sẽ tập trung vào người đang phát biểu, rồi trả lời cho vấn đề của người đó sau khi cảm thấy bị cuốn hút.

Bước Thứ Sáu: Khi dòng trực giác có vẻ bị ngừng lại, hãy gửi năng lượng trung tính và dịu dàng về người đó. Nếu người đó yêu cầu được chữa trị một chứng bệnh thể chất, hãy hình dung vùng bệnh, một cơ quan của cơ thể chẳng hạn, và tập trung vào ý tưởng gửi ánh sáng tới vùng bệnh.

Bước Thứ Bảy: Khi đã hoàn tất, hãy chuyển sang một thành viên khác đang muốn phát biểu.

KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM

Hãy đáp ứng những yêu cầu được trợ giúp và nâng đỡ. Hãy gửi tình yêu thương và năng lượng cho mọi thành viên của nhóm.

Chuẩn bị cho lần nhóm họp kế tiếp:

• Hãy đọc chương nói về mặc khải thứ chín.

• Hãy ghi lại tất cả những thông điệp mà bạn đã nhận trong buổi nhóm họp này.

• Hãy phân tích những trùng hợp ngẫu nhiên đã xảy ra.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.