Những bài học từ Lời Tiên Tri Núi Andes

7. phần 2



 Anh đang tìm kiếm những giải đáp về Bản Sách Cổ Chép Tay.

• Anh cảm thấy vô vọng.

• Anh bị giam cầm và cảm thấy bị dồn đến đường cùng, tuy đã dốc mọi nỗ lực để chọn đúng đường.

• Anh có cảm tưởng rằng mình chỉ có một giải pháp: thuyết phục ai đó để được trở về nhà.

• Anh chiến đấu để thoát khỏi hoàn cảnh bế tắc. Trong giấc mơ

• Anh tìm kiếm một bí quyết trong rừng sâu (tìm những giải đáp về Bản

Sách Cổ Chép Tay; rừng tượng trưng cho sự việc bị lạc lối).

Anh cảm thấy hoang mang và cần những lời khuyên.

• Trong một cơn dông (một điều không ở trong tầm kiểm soát của anh), anh bị rơi xuống một trũng sâu với dòng sông chảy theo hướng không thuận lợi và suýt chết đuối(cảm thấy mình đã không đi đúng đường).

• Tuy đã dồn mọi nỗ lực để vượt qua những ngọn núi, anh không thể tiến lên.

• Anh nhận ra rằng dòng sông suýt nhấn chìm anh xuất phát từ khu rừng và chảy về một bãi biển tuyệt đẹp, nơi anh đã tìm thấy bí quyết (anh hiểu rằng điều mà anh cần biết sẽ trở nên sáng tỏ ở nơi anh đến).

Lúc đó, anh nhận được một câu hỏi rất quan trọng:

– Nếu lặp lại giấc mơ đó, anh sẽ chọn con đường nào?

Anh đáp:

– Tôi sẽ không cưỡng lại dòng chảy, ngay cả khi nó có vẻ sẽ làm tôi mất mạng. (13)

(13) James Redfield, Sđd., tr.184

Nhân vật chính của chúng ta cảm thấy hưng phấn sau khi đã so sánh giấc mơ với đời sống thật của mình và điều đó cho thấy anh đã nắm được ý nghĩa đích thực của giấc mơ. Thay vì chỉ phân tích giấc mơ của mình, anh đã thực hiện một so sánh giữa các hình ảnh trong mơ với những gì thực sự xảy ra trong đời. Anh đã biết tập trung hơn vào công việc bằng cách từ điểm khởi đầu, quan sát diễn tiến của các sự kiện và tiếp đó là điểm kết thúc. Bạn có thể thực hành phương pháp này vào lần tới, khi bạn thức dậy, và nhớ lại một giấc mơ hoặc một phần của nó.

NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIẾN VÀO DÒNG TIẾN HÓA

– Duy trì năng lượng ở mức cao

• Hãy cởi mở và cảm nhận tình yêu thương đang len vào tâm trí.

• Hãy quan sát cái đẹp nhằm gia tăng năng lượng.

• Hãy dừng lại để huy động năng lượng.

• Hãy ở trong tình trạng yêu thương càng nhiều càng tốt. Cầu xin những

• Hãy hướng sự chú ý vào hiện tại.

• Hãy nhớ đến vấn đề trọng tâm của đời bạn

• Hãy nói rõ đâu là những vấn đề đang làm bạn bận tâm lúc này.

• Hãy giữ chúng ở hàng đầu của sự chú ý. Hãy theo dõi những ý tưởng và những giấc mơ.

Chăm chú quan sát

• Hãy chọn quan điểm của một người quan sát từ bên ngoài, như thể đang nhìn một bí ẩn được sáng tỏ (điều này giúp bạn dứt bỏ nhu cầu thống trị).

• Hãy tự hỏi liệu có điều gì đó rực rỡ hơn hoặc nhiều màu sắc hơn (điều này giúp bạn có một lựa chọn).

• Hãy chú ý đến những ý tưởng và những trực giác của bạn (đây là những thông tin mà bạn cần biết lúc này).

• Hãy so sánh những giấc mơ của bạn với hoàn cảnh hiện tại của bạn để có thể thấy một nhân tố mà bạn đã không để ý.

• Nếu không hiểu thông tin đã nhận hoặc nếu hình như không nhận được thông tin nào, hãy vững tin rằng bạn đã nêu đúng câu hỏi. Hãy đưa ra một câu hỏi khác.

Xem xét những trùng hợp ngẫu nhiên

• Hãy ghi nhận bằng cách nào những trùng hợp ngẫu nhiên mang đến cho bạn năng lượng.

• Một trùng hợp ngẫu nhiên tỏ rõ cho bạn điều gì?

• Nếu bạn có một trực giác về những ý tưởng gần đây, hãy để ý đến trùng hợp ngẫu nhiên hoặc thông điệp sắp đến (điều đó đẩy bạn vào hướng của ý tưởng hoặc của trực giác).

• Hãy nhớ rằng năng lượng thoát ra khỏi bạn sẽ tạo thành một dòng chảy trở lại bạn, để bạn luôn được tái cung cấp năng lượng.

TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ BẢY

Theo mặc khải thứ bảy, chúng ta phải ý thức về những trùng hợp ngẫu nhiên dẫn đưa chúng ta đến những sứ mệnh của mình và tìm kiếm những vấn đề của đời sống. Tuy nhiên, theo ngày tháng, chúng ta vươn lên trong khi hiểu biết và quan tâm đến những điều nhỏ bé hơn xuất phát từ những mục tiêu rộng lớn hơn của chúng ta. Nếu những thắc mắc của chúng ta là đúng, những câu trả lời luôn đến với chúng ta qua những dấu hiệu bí ẩn. Mỗi hiện tượng đều có tính ăn khớp, đồng bộ, dẫu sự đóng góp của nó cho phát triển của cá nhân ta như thế nào, luôn tạo ra trong ta một thắc mắc quan trọng khác; đời sống của chúng ta diễn ra qua một chuỗi hỏi / đáp / hỏi trong khi chúng ta tiến hoá theo con đường tâm linh. Những giải đáp có tính ăn khớp, đồng bộ có thể xuất phát từ nhiều nguồn: những giấc mơ ban đêm, những giấc mơ ban ngày, những trực giác, linh tính, và thường là một thông điệp mà những người khác được gợi ý mang đến cho ta.

RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ BẢY

– Tập hợp thông tin để ra quyết định

Lần tới, khi bạn phải có quyết định về nghề nghiệp, nơi ở, gia đình, sự phát triển của bạn, bạn có thể theo một số những ý tưởng sau:

1) Hãy xem lại danh sách những điều kiện đã nêu ở phần “Tiến Vào

Dòng Tiến Hoá”.

2) Hãy nêu lên những thắc mắc đang làm bạn bận tâm và ghi chúng ra. Hãy luôn xem lại chúng.

3) Hãy cầu xin vũ trụ gửi cho bạn những thông điệp.

4) Hãy đặc biệt chăm chú theo dõi trong ba ngày sau đó.

5) Hãy ghi lại mọi thông điệp hoặc sự kiện bất thường.

6) Hãy để ý xem bạn có lưu ý đến một số hiện tượng đặc biệt nào không.

7) Hãy tập cảm nhận một trạng thái cởi mở bằng cách thư giãn mỗi khi bạn nghĩ đến.

8) Hãy trao năng lượng cho những người bạn gặp hoặc nói chuyện qua điện thoại.

9) Hãy chia sẻ với người khác những vấn đề của mình nếu trực giác của bạn gợi điều đó.

10) Hãy theo dõi những ý tưởng của bạn và áp dụng những quyết định nếu chúng gợi ý bạn.

11) Nếu cảm thấy tâm trí bấn loạn, bạn hãy ngừng cố tìm hiểu sự việc. Hãy tự hỏi: “Tôi cần gì lúc này?”.

– Những câu hỏi / lời đáp. Hãy biết đọc những dấu hiệu

Cũng có một phương pháp khác: Bạn có thể ra một quyết định sơ bộ và xem mình đạt được loại phản hồi nào. Chẳng hạn, nếu muốn thay đổi việc làm, bạn hãy báo cho bạn bè và gia đình bạn biết bạn đang tìm một công việc mới. Hãy quan sát điều gì đang xảy ra. Bạn có nhận được một khuyến khích từ những người khác? Những chi tiết nho nhỏ có được cải thiện? Bạn có nhận được một lá thư mang đến một lời giải đáp cho thắc mắc của bạn? Vũ trụ có gửi cho bạn những dấu hiệu cho thấy bạn đã có một quyết định đúng? Hay đã xảy ra những “rủi ro” nho nhỏ, hoặc những sự cố khác chỉ ra một lời giải đáp tiêu cực?

Tuy nhiên, bạn hãy thận trọng, không nên dành cho những sự cố nhiều ý nghĩa hơn chúng có. Ý nghĩa của những hiện tượng có tính đồng bộ phải xuất hiện với bạn ngay tức khắc và không cần một phân tích tỉ mỉ. Nếu bạn phải tiêu hao năng lượng tâm trí để cố rút ra ý nghĩa từ một sự kiện, hãy thôi làm điều đó. Nếu một thông điệp đang hướng đến bạn, bạn sẽ nhận được những thông báo trước. Hãy hiện hữu trong phút giây hiện tại.

– Đừng rời mắt khỏi mục tiêu

Càng tiếp thu và thực hành những mặc khải, sự phát triển tâm linh của bạn sẽ càng quan trọng hơn. Khi ý thức rõ hơn về mình, ta sẽ có một tầm nhìn rộng hơn về các sự kiện và các hoạt động sẽ trở thành một bản tính tự nhiên thứ hai. Vào mọi lúc, bạn có thể tự hỏi;

• Còn một ý nghĩa nào khác có thể ẩn khuất phía sau hoạt động hoặc sự kiện đó?

• Nó được kết nối với một mục tiêu rộng lớn hơn như thế nào?

• Tôi đang đóng góp gì cho đời sống?

• Tôi có cảm thấy thích thú bởi hoạt động đó?

Càng thường xuyên tập hợp những thông tin như vậy và suy tư về chúng, bạn sẽ càng phát hiện nhiều điều về mục tiêu chính của đời mình.

– Lòng biết ơn

Khi có một phát hiện có tính sáng tạo, bạn hãy nhận thức điều đó và cảm thấy mình xứng đáng trong vai trò của mình. Càng cho rằng mình là một con người toàn vẹn và có tính sáng tạo, bạn càng sẽ cảm thấy mình đang thực hiện mục tiêu của cuộc đời.

Việc bày tỏ lòng biết ơn đối với những món quà lớn và nhỏ mà bạn nhận được hàng ngày sẽ giúp bạn giữ nhịp điệu với thực tại, loại bỏ tâm trạng lo âu và bi quan.

– Tha thứ

Nếu cảm thấy thực sự bị bế tắc trong một cuộc tranh giành quyền lực, bạn hãy thoái lui đôi chút và nhìn vào bức tranh tổng thể. Hãy tự hỏi: Tôi có muốn tha thứ cho những người có liên quan, kể cả tha thứ cho tôi? liệu tôi có thể làm điều đó?

Một khi đã quyết định tha thứ, bạn sẽ thấy rõ mình tha thứ cho ai và cách thức để tiến hành.

– Đi đúng đường

Đôi khi, chúng ta nghĩ rằng, nếu tìm thấy lời giải đáp đúng hoặc thực hiện một công việc lớn lao, những phép lạ sẽ xảy ra và chúng ta sẽ “thành công”. Hãy cởi mở để đón nhận những điều lạ lùng và tuyệt vời của đời sống; hãy yêu thương và chấp nhận mình như mình đang là – ngay cả khi bạn chưa từng thực hành một bài tập nào trong sách này, chưa từng phân tích những giấc mơ của bạn, và chưa từng ghi lại các trải nghiệm.

– Hãy là người quan sát từ bên ngoài

Hãy nhớ rằng, những giấc mơ ban ngày và những ý tưởng đến với bạn là để hướng dẫn bạn. Khi một ý tưởng lướt qua tâm trí, bạn hãy có thói quen tự hỏi: Tại sao ý tưởng đó xuất hiện lúc này? Nó liên quan đến vấn đề của mình như thế nào? Việc chọn vị thế của người quan sát từ bên ngoài giúp bạn loại bỏ nhu cầu thống trị và đặt bạn vào dòng tiến hoá.

– Làm thế nào để thu hút những thông điệp?

Khi tìm cách đạt cho bằng được một lời giải đáp hoặc khi đóng vai Kẻ Thờ ơ, chúng ta làm nảy sinh – giữa chúng ta và tha nhân – một sự cạnh tranh khiến họ không chuyển giao thông điệp cho chúng ta. Để nhận được thông điệp, bạn phải cởi mở để phát hiện điều gì có thể xảy ra vào lúc này. Hãy trao năng lượng cho tha nhân và nghĩ rằng bạn gặp họ vào lúc này là vì một lý do đã được xác định. Nếu xảy ra một trùng hợp ngẫu nhiên, bạn hãy dành ra vài phút để tự hỏi: Chuyện gì vừa xảy ra? Điều đó đã liên quan như thế nào đến những vấn đề mình đang thắc mắc? Bằng cách nào nối kết với điều vừa được truyền đạt?

Trong trường hợp tệ hại

Bạn không bị buộc phải rời khỏi dòng chảy khi có những điều không xuôi thuận xảy ra. Ở trong dòng chảy của sự tiến hoá không có nghĩa là luôn được sống giữa hoa thơm cỏ lạ, giữa thanh bình và hoan lạc. Những mặc khải nói rằng mỗi sự kiện đều có một ý nghĩa. Để ở trong dòng tiến hoá, ta phải rất chú ý đến những sự kiện có vẻ tiêu cực đối với ta. Những mặt trái, những nỗi thất vọng có thể chuyển cho bạn một thông điệp quan trọng. Mỗi khi phải sống trong một tình huống nản lòng, mất tinh thần, bạn hãy dành ra một lúc tĩnh lặng để ghi lại những ý nghĩ và cảm xúc của mình. Hãy luôn tìm kiếm mặt tốt đẹp của các sự việc… Hãy tự hỏi:

• Làm thế nào thử thách này có thể hữu ích cho tôi?

• Tại sao chuyện bất trắc này lại liên quan đến vấn đề của cuộc đời tôi?

• Làm thế nào tôi có thể xem xét nó dưới một khía cạnh khác?

• Nếu có một ý định tích cực trong mọi sự, liệu có chăng điều tích cực ở đây?

• Tôi có thể thực sự làm được gì?

Nếu cảm thấy hoàn toàn bị dồn vào thế bí, hãy nhờ đến sự trợ giúp của người khác và trả lời những câu hỏi về những trở ngại (xem Rèn Luyện Cá Nhân về Mặc Khải Thứ Tư – Phần Một). Hãy rút ra một vài ý tưởng mới. Việc đạt được những giải đáp mới giúp bạn giải toả nỗi sợ hãi, và tìm lại tính khôi hài.

– Về những giấc mơ

Nếu phải đương đầu với một quyết định khó khăn, mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy cầu xin vũ trụ ban cho một giấc mơ giúp sáng tỏ. Để khuyến khích vô thức tác động trở lại, bạn hãy để giấy bút gần giường, hy vọng có thế ghi lại những thông tin do giấc mơ cung cấp. Thiền định trước khi có giấc mơ sẽ giúp ta nhớ lại những hình ảnh trong mơ (14). Phương pháp sau đây có thể hữu ích, nhưng bạn hoàn toàn tự do lựa chọn cách thức phù hợp hơn cả đối với bạn.

Hãy trả lời những câu hỏi sau đây, và ghi lại: SO SÁNH NHỮNG GIẤC MƠ

1) Đâu là những nhân tố chính trong giấc mơ?

2) Đâu là những chi tiết có vẻ có ý nghĩa? Tại sao?

3) Bạn có thể tóm tắt trong một câu ý nghĩa của giấc mơ?

4) Bạn có thể tóm tắt trong một từ ý nghĩa của giấc mơ?

5) Điều gì đã diễn ra trong phần đầu của giấc mơ?

6) Bạn đã làm gì trong giấc mơ?

7) Có những ai trong giấc mơ?

8) Những người trong giấc mơ đã nói gì?

9) Âm sắc chung của giấc mơ là gì?

10) Có những điểm nào trong giấc mơ tương đồng với cuộc đời bạn vào lúc đó?

11) Giấc mơ nói gì về cuộc đời bạn mà bạn đã không quan tâm?

12) Giấc mơ đã kết thúc như thế nào?

13) Nếu phải sống giấc mơ đó trong đời thật, bạn sẽ làm điều gì theo cách khác?

Những giấc mơ thường chuyển cho ta cùng một thông điệp nhưng theo những cách khác nhau. Tựa như trực giác, chúng dai dẳng và nhấn mạnh. Vào những lúc bị stress, khi bạn muốn có nhiều thông tin hơn, hãy cẩn thận ghi lại những giấc mơ của bạn, dưới dạng danh sách. Câu hoặc từ tóm tắt giấc mơ có thể cho bạn một dấu chỉ về phương hướng mà bạn đang theo hoặc giúp bạn nhận thức những gì đang tiến triển.

RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ BẢY

Buổi số 11

2 giờ 30 phút

Mục tiêu: Thảo luận về mặc khải thứ bảy vào dòng tiến hoá, và áp dụng những khái niệm được triển khai trong chương này.

Kiểm tra: Để bắt đầu buổi nhóm họp, mỗi người có thể ngắn gọn nói lên cảm nghĩ của mình vào lúc này.

Bài tập 1. Nâng cao năng lượng

Thời gian: 5-10 phút để thực hiện những bài tập vận động trong tiếng nhạc hoặc 15 – 20 phút để thiền định.

Lời khuyên: Hãy chọn những bài tập nhằm làm gia tăng năng lượng: nghe nhạc trong 10 phút trong khi vận động tại chỗ hoặc thực hành bài thiền định trên đỉnh núi (xem Chương 5)

Bài tập 2. Thảo luận chung về mặc khải thứ bảy

Thời gian: Yêu cầu mỗi người tham gia nói ngắn gọn và giới hạn trong những hướng dẫn của mặc khải thứ bảy. Khi kết thúc thảo luận, hãy chuyển sang bài tập kế tiếp.

Lời khuyên: Một người trong nhóm đọc phần tóm tắt mặc khải thứ bảy và danh sách những điều kiện để tiến vào dòng tiến hoá. Hãy nhớ:

1) giữ tập trung;

2) chăm chú lắng nghe người đang nói;

3) hãy nói khi nội tâm thôi thúc. Bạn có thể dùng những câu hỏi sau để khơi dậy cuộc thảo luận:

• Điều gì khiến mọi người ngạc nhiên hơn cả trong mặc khải này?

• Nếu ai đó cảm thấy ở “ngoài dòng chảy”, hãy yêu cầu họ tìm kiếm một ý định ấn khuất hoặc khía cạnh tốt đẹp của một tình huống khó chịu. Người ấy đang lầm lạc hay đang tìm một mảnh khác của trò chơi ghép hình?

• Trong thời gian gần đây, những mặc khải có mang đến một đóng góp quan trọng nào cho một trong những thành viên của nhóm?

• Đã có hay không những trùng hợp ngẫu nhiên hoặc những giấc mơ đáng quan tâm? Nếu muốn tìm hiểu để học hỏi giấc mơ của một thành viên trong nhóm, hãy sử dụng bài rèn luyện cá nhân nói về cách so sánh những giấc mơ với thực tế cuộc đời.

Bài tập 3. Trực giác

Mục tiêu: Để biết từ bỏ nhu cầu thống trị của mình và biết lắng nghe trực giác trong khi để cho những cảm giác của mình nổi lên trước của người khác.

Thời gian: 15 phút cho mỗi thành viên và khoảng 20 phút cho thảo luận nhóm.

Lời khuyên:

Giai đoạn thứ nhất: Hãy phát cho mỗi người một tờ giấy trắng và yêu cầu họ viết ra một câu hỏi, rồi gấp tờ giấy lại sao cho người khác không thể đọc được câu hỏi. Câu hỏi đó phải liên quan đến điều mà mỗi người mãnh liệt ao ước tìm thấy lời đáp. Chẳng hạn: “Tôi phải làm gì để cải thiện quan hệ của tôi với người thân?”, hoặc: “Đâu là cách thức tốt nhất để tìm được một công việc hấp dẫn hơn?”. Hãy ghi ra câu hỏi thực sự quan trọng vào lúc này.

Giai đoạn thứ hai: Hãy chọn một đối tác. Sử dụng trực giác của bạn.

Giai đoạn thứ ba: Với nhóm hai người, người trả lời giữ tờ giấy đã gấp và định tâm trong vài phút để cho những hình ảnh, những cảm giác và tình cảm tuôn vào tâm trí và cơ thể mà không rà soát điều mình đang nhận.

Giai đoạn thứ tư: Hãy phản hồi thông tin bằng cách nói cho người nêu lên câu hỏi biết về những cảm giác và ấn tượng của bạn. Đừng e ngại về điều mà bạn đã nhận được, ngay cả khi nó chẳng có ý nghĩa gì với bạn.

Giai đoạn thứ năm: Người nhận thông tin có thể ghi chép lại để sau đó có một ý nghĩ về những thông điệp. Người nêu câu hỏi có thể phản ứng hoặc im lặng trước những câu trả lời – tuỳ theo ý mình. Những thông tin được nêu ra là nhằm gợi lên một hiểu biết nội tâm nơi người nêu câu hỏi. Dĩ nhiên, người trả lời không biết nội dung của câu hỏi, vì thế không hề có cách thức đúng hay sai trong bài tập này. Hãy vui vẻ hồn nhiên. Hãy biến bài tập thành một trò chơi, hãy giữ một tinh thần nhẹ nhàng, không gây xáo động sự tập trung của những người khác.

Giai đoạn thứ sáu: Hãy ngừng bài tập sau 15 phút và thay đổi đối tác.

Giai đoạn thứ bảy: Sau khi mỗi thành viên đều đã dành 15 phút cho bài tập, tất cả tập họp lại để trao đổi những cảm nghĩ.

Hãy đáp ứng những yêu cầu được trợ giúp và nâng đỡ. Hãy gửi tình yêu thương và năng lực tích cực cho mọi người.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.