Những bài học từ Lời Tiên Tri Núi Andes

6. LÀM SÁNG TỎ QUÁ KHỨ ẢNH HƯỞNG CỦA CHA MẸ VÀ NHỮNG CƠ CHẾ THỐNG TRỊ



Trong khi tiếp tục du hành qua những con đường núi hiểm trở, nhân vật chính của chúng ta có thời gian để tự hỏi liệu mình có thể đạt được năng lượng. Như để trả lời cho thắc mắc đó, một sự việc xảy ra tình cờ trên đường cho thấy anh đã hụt mất một cơ hội để tiến triển, do đã có thái độ ngập ngừng. Người hướng dẫn cho biết anh sẽ có thể khám phá mục tiêu đời mình và đạt được nó mt cách nhanh chóng hơn nếu biết suy nghĩ về những thành công, những thất bại và triết lý sống của cha mẹ, nhưng chỉ với điều kiện là ngừng dựa vào cơ chế thống trị. Thật đúng lúc, giữa những phế tích của Machu Picchu, anh gặp một người có thể giúp anh thấy rõ quá khứ: anh bắt đầu thấy rằng mọi việc anh đang làm đều xoay quanh vấn đề chính của đời anh, một vấn đề đã được hình thành từ thời thơ ấu.

MẶC KHẢI THỨ SÁU

Mặc khải thứ sáu nói rằng mỗi người chúng ta thể hiện một giai đoạn mới của sự tiến hoá so với di sản mà cha mẹ ta để lại: Chính trong khi nhận thức về điều mà cha mẹ ta đã thực hiện và ở điểm mà họ đã dừng lại, chúng ta có thể đạt đến mục tiêu cao nhất của mình trên trần gian. Khi dung hoà điều mà họ đã đem đến cho ta và điều mà họ đã để lại để ta giải quyết, ta có thể đạt được một hình ảnh rõ ràng về mình và về những gì mà ta được yêu cầu thực hiện. Vì lý do gì mà ta không cảm thấy thoả mãn, không cảm thấy đời ta đã được thực hiện một cách đầy đủ? Mặc khải thứ sáu cho biết rằng chúng ta đang cản trở sự tiến hoá khi ngoan cố tìm cách làm chủ năng lượng bằng một quá trình gọi là “cơ chế thống trị”. Chúng ta ngăn chặn một cách có hệ thống sự phát triển của định mệnh bằng cách lặp lại một sơ đồ thống trị đã có từ thời thơ ấu, thay vì để cho những hiện tượng có tính đồng bộ giúp chúng ta tiến triển.

Nói chung có hai cách thức có tính gây hấn và hai cách thức có tính thụ động nhằm làm chủ năng lượng, và đó là những cách mà chúng ta đã chọn từ thời thơ ấu. Nếu xác định được cơ chế thống trị, ta có thể giải phóng mình khỏi cung cách xử thế hạn hẹp. Khi nhận thức về phương cách mà ta đang ngăn chặn dòng chảy năng lượng dẫn dắt một cách tự nhiên đến mục tiêu cao nhất, ta sẽ bắt đầu hiểu biết về cái tôi

Trở về quá khứ

Cho đến lúc này, nhân vật chính của chúng ta đã tiến theo con đường của mình, có thể nói là mù quáng. Anh tìm kiếm lời giải đáp nhưng không thực sự biết nội dung của những câu hỏi. Anh cảm thấy bồn chồn rối loạn, kiệt lực, rồi lại cảm thấy sảng khoái, cao hứng và hoài nghi. Anh không biết mình đang đi về đâu và chẳng hiểu tại sao chưa đến. Điều đó có làm bạn nhớ những gì đả xảy ra cho mình?

Cho đến lúc này, mặc khải thứ nhất cho anh biết rằng anh không ngừng trải qua những trùng hợp ngẫu nhiên mang nhiều ý nghĩa, cho thấy có điều gì đó bí ẩn đang xảy ra. Với mặc khải thứ hai, anh hiểu rằng ý thức của anh đang ở trong một không gian bốn chiều mang tính lịch sử và do đó anh muốn góp phần vào sự thức tỉnh tâm linh. Với mặc khải thứ ba, anh nhận thức về sự tồn tại của năng lượng vô hình của vũ trụ, năng lượng tác động đến cách tư duy của anh. Đến mặc khải thứ tư, anh thấy rõ rằng có nhiều người, kể cả anh, đang một cách vô vọng giành giật năng lượng của những người khác, và rồi cảm thấy kiệt sức, không thỏa mãn. Mặc khải thứ năm phát huy tác dụng khi anh kết nối với năng lượng vũ trụ trên đỉnh núi. Từ cao điểm đó, anh trở về với thế giới phàm tục, sẵn sàng tham gia một cách tích cực hơn vào diễn trình có tính đồng bộ của định mệnh.

Đến giai đoạn này, anh biết mình có thể một cách Ý thức kết nối với năng lượng vũ trụ và bắt đầu hoạt động ở mức độ mới của tâm thức. Anh đã sẵn sàng quyết định một cách chính xác hơn vấn đề chính của đời anh để hoạt động bí ẩn của vũ trụ có thể tăng tốc. Anh sẵn sàng loại bỏ nhu cầu thống trị của mình.

– Bản tổng kết về cha mẹ

Giờ đây, nhân vật chính của chúng ta hiểu ra điều mà anh đã thừa kế từ cha mẹ. Người ta nói với anh rằng bản sắc tinh thần đích thực của anh sẽ xuất hiện nếu anh xem đời mình như một câu chuyện dài. Anh phải xem xét lại những sự kiện của đời mình, từ khi chào đời cho đến hiện nay, nhằm tìm thấy ý nghĩa của chúng và tự hỏi: “Tại sao tôi được sinh ra trong gia đình này? Đâu là lý do của tất cả những gì đã xảy ra?”.

“Mỗi người phải xem xét lại thời thơ ấu của mình, gia đình mình, và tìm hiểu điều gì đã xảy ra… Một khi chúng ta đã khám phá sự thật đó, nó sẽ kích động chúng ta, bởi nó cho chúng ta biết chúng ta đang ở đâu, trên con đường nào, và chúng ta đang thực sự làm gì”.

– Bối cảnh đã được dàn dựng từ thời thơ ấu

Cuộc đời của nhà văn Albert Camus minh họa cách thức mà những ảnh hưởng gia đình góp phần làm thay đổi và phát triển một cá nhân.

Trước khi qua đời năm 1960 trong một tai nạn giao thông, Camus đang viết một tiểu thuyết tự thuật. Cuốn sách dang dở này mô tả thời thơ âu đau buồn của ông, bởi cái chết của người cha trong Thế Chiến Thứ Nhất.

Camus lớn lên trong một gia đình không hề có tiếng trò chuyện. Ông được nuôi dạy bởi một người mẹ khiếm thính và một bà ngoại rất nghiêm khắc; cả hai đều mù chữ. Sau thời thơ ấu được dạy dỗ trong thinh lặng, Camus lớn lên và viết những tác phẩm với Văn phong rất giản dị, và có chủ đề là sự tha hoá. Ngay cả những tựa sách của ông “Người Xa Lạ”, “Dịch Hạch”, “Sa Đoạ”, cũng gợi ý rằng tác giả của chúng là một trí thức có phần nào đó ở ngoài lề. Trong diễn văn đọc khi nhận giải Nobel, Camus đã nói đến khát khao “phát biểu nhân danh những người không bao giờ được lên tiếng”. Như vậy, Camus đã có thể biến những trải nghiệm buồn khổ đầu đời của ông thành một tư duy nghệ thuật về sự tha hoá của xã hội.

Trường hợp của Larry L, một nhà doanh nghiệp, sở hữu một nhà máy sản xuất nước giải khát. Được sinh ra và lớn lên tại Texas, Larry có những hoài nghi về tầm quan trọng của những trùng hợp ngẫu nhiên và sự cần thiết phải từ bỏ nhu cầu muốn kiểm soát mọi việc của mình:

“Tôi đã lập một bản tổng kết về cha mẹ tôi với sự dè dặt bởi vì, thú thật, tôi đã phải trải qua nhiều lần tâm lý trị liệu và tin rằng mình đã khá hiểu về những ảnh hưởng mà mình đã phải chịu đựng trong thời thơ ấu. Nhưng, trong khi làm bản tổng kết, tôi đã thấy một điều gì đó thật sự mới mẻ đối với tôi. Khi bắt đầu, tôi đã muốn nhận ra những ý hướng tốt đằng sau ảnh hưởng của cha mẹ tôi. Tôi cảm nghĩ rằng họ là những tâm hồn ở gần tôi nhất, và họ hẳn đã chuẩn bị cho tôi, cách này hay cách khác, về điều mà tôi sẽ phải thực hiện trong đời. Họ là những người đáng yêu, những người thành đạt, nhưng đã dứt khoát phải kiểm soát mọi việc trong đời họ. Bài học tổng quát mà tôi đã nhận được từ họ tóm tắt như sau: ‘Con phải biết hoạch định đời con’. Dĩ nhiên, tôi đã dành thời gian để cố chống lại lời dạy đó. Sự lo âu thường xuyên của cha mẹ tôi trước những gì xa lạ đã khiến tôi tin tưởng hơn vào vũ trụ. Tôi đã lớn lên với ấn tượng thiên nhiên là một điều gì đó đáng sợ. Tôi cảm thấy yên tâm khi ngồi trong xe buýt hơn là ở trong rừng. Giờ đây, tôi có thể thấy rằng những điều được cho là ‘lựa chọn’ mà tôi đã thực hiện trong đời thực ra chỉ đơn giản là những phản ứng chống lại lối giáo dục của cha mẹ tôi.

“Tôi đã luôn tự hào về quan điểm hoài nghi, bi quan của mình, vì vậy tôi nghĩ đến phương diện tích cực những năm đầu đời như một thay đổi lớn lao. Tôi cảm thấy thương cha mẹ tôi nhiều hơn. Tôi có cảm tưởng rằng vết thương đã lành, vết thương mà trước đó tôi thông hề biết.

“Tôi đã thực hiện một công việc cho mục tiêu chính của đời tôi và biết rằng tôi đã có mặt tại đây để làm điều chưa làm. Điều mà tôi cần là biết tin tưởng vào vũ trụ”.

Hít vào, tâm tĩnh lặng Thở ra, miệng mỉm cười An vui trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.

( Thích Nhất Hạnh, Present Moment Wonderful Moment)

– Những đảo lộn bên trong

Ví dụ trên cho chúng ta thấy người này đã trải qua một sự thay đổi quan điểm. Ông có thể nhìn đời mình một cách mới mẻ, và điều đó giúp ông hài hòa với vũ trụ. Câu chuyện của ông cho thấy những thay đổi mô thức ở nội tâm là điều có thể. Chính qua những biến đổi quan điểm như thế mà thế giới quan của chúng ta thay đổi.

Đức Phật dạy chúng ta rằng những định chế xã hội lớn mạnh cùng với chúng ta. Chúng không phải là những cơ chế độc lập tách khỏi đời sống nội tâm của chúng ta… Chúng là những hình thái đã được định chế hoá từ sự vô minh của chúng ta, từ những sợ hãi và những thèm muốn của chúng ta, và chúng đã đạt được tính năng động của riêng chúng. Cái tôi và xã hội đều là những thực tại, và có một quan hệ nhân quả hỗ tương. (Joanna Macy, World as Lover, World as Self.)

– Vấn đề của đời bạn

Trong Lời Tiên Tri Núi Andes, nhân vật chính của chúng ta thầm nghe thấy tiếng nói: “Bạn đang ở đây bởi vì điều đó là cần thiết để theo đuổi quá trình tiến hoá của bạn. Toàn bộ đời bạn là một con đường dài để tiến đến thời điểm này”. Tựa như nhân vật đó, bạn sẽ đến điểm mà bạn đã sẵn sàng để tiến hoá một cách ý thức. Hãy ngừng đọc trang sách này và chiêm nghiệm về điều khẳng định đó trong khi áp dụng vào trường hợp của bạn.

Hãy nghĩ về cách thức mà bạn đã đọc Lời Tiên Tri núi Andes cùng những sách tương tự viết về tính tâm linh và sự phát triển con người. Bạn có nghĩ rằng toàn bộ đời bạn đã dẫn bạn đến thời điểm này, khi bạn đọc trang sách này? Việc nghiên cứu những mặc khải có giúp bạn theo đuổi con đường dẫn đến những mục tiêu của đời bạn? Bằng cách nào mọi thành công, mọi thất vọng và mọi giai đoạn trong quá trình phát triển của bạn đã chuẩn bị để bạn có mặt ở đây và lúc này, nhằm học hỏi những mặc khải?

Mẹ tôi đã dành nhiều thời gian để chơi dương cầm trong khi mang thai tôi… Tôi không thể hình dung đời mình sẽ như thế nào nếu cha mẹ tôi không khuyến khích tôi học nhạc. (Glenn Gouldy nhạc sĩ dương cầm)

Trong những bài tập cá nhân dưới đây, bạn sẽ có dịp xem xét chi tiết ảnh hưởng của cha mẹ bạn đối với bạn. Sau khi suy nghĩ về cách nhìn của bạn về cuộc đời họ và ảnh hưởng của họ đối với bạn, hãy tiếp tục phân tích cuộc đời mình, điều mà bạn đã bắt đầu ở chương thứ hai, với bản tổng kết về cuộc đời mình. Việc tìm hiểu ảnh hưởng của cha mẹ cùng với những gì đã xảy ra trong cuộc đời bạn sẽ giúp bạn khám phá vấn đề đeo đẳng bạn cho đến hôm nay.

Những cơ chế thống trị xuất phát từ đâu?

Hãy nhớ rằng, trong mặc khải thứ tư, con người cạnh tranh nhau để giành năng lượng. Chúng ta làm điều đó để có thể cảm thấy thoải mái hơn về mặt tâm lý . Chúng ta tin rằng mình phải thu hút sự chú ý tình yêu thương, sự biết ơn, sự nâng đỡ, sự tán thưởng của những người khác. Thái độ mà chúng ta chọn để chuyển hướng năng lượng về mình giống như những tương tác mà chúng ta đã trải qua với cha mẹ chúng ta khi chúng ta còn thơ ấu.

Để phát triển một cách có ý thức, chúng ta phải trước tiên loại bỏ những thái độ xưa cũ, những nỗi sợ, những hiếu biết sai lạc, và nhu cầu của chúng ta nhằm làm chủ năng lượng. Trong những năm đầu đời, chúng ta đã thích nghi với bối cảnh sống vô thức. Cách thức mà cha mẹ ta đối xử với ta và cách thức mà ta cảm nhận cùng với họ dạy ta thu nạp năng lượng.

Trong Lời Tiên Tri Núi Andes, chúng ta được biết rằng:

“Mỗi người phải sống lại quá khứ của mình, nhất là thời thơ ấu, để hiểu bằng cách nào cơ chế đó đã hình thành. Đừng quên rằng hầu hết những thành viên trong gia đình của ta đều có cơ chế thống trị riêng của họ, và họ cùng tìm cách lấy năng lượng của ta, những đứa trẻ. Chúng ta cần giành lại năng lượng. Như thế, chúng ta đã tạo ra một cơ chế phòng thủ. Chúng ta vẫn luôn thực hiện điều đó trong quan hệ với những thành viên khác trong gia đình. Một khi đã xác định những sơ đồ của sự tranh giành năng lượng bên trong gia đình ta, ta sẽ có thể vượt qua những chiến lược kiểm soát đó, và thấy rõ điều gì đang thực sự xảy ra”.

Có bốn loại thao túng năng lượng được mô tả nằm trong một chuỗi. Tùy theo tình huống, một số người sử dụng vài loại, nhưng hầu hết chúng ta thường chỉ sử dụng một cơ chế thống trị, cơ chế đã tỏ ra hữu hiệu với những thành viên của gia đình và chúng ta có xu hướng lặp lại.

Những cơ chế kiểm soát

KẺ ĐE DỌA

Những Kẻ Đe Dọa thu hút sự chú ý về họ bằng lối nói lớn tiếng, bằng sức mạnh thể chất, những lời đe dọa, những cư xử cộc cằn thô lỗ. Họ duy trì áp lực lên người khác bằng những nhận xét gây bối rối, những phản ứng giận dữ và, trong trường hợp cực đoan, những bùng nổ gây hấn. Năng lượng đổ về họ vì những người quanh họ sợ hãi và sống trong nỗi ám ảnh về “lần bùng nổ sắp đến”. Những Kẻ Đe Dọa luôn là những người làm bạn sợ hãi hoặc lo âu.

Cho mình là trung tâm, thái độ và cách xử sự của những Kẻ Đe Dọa dựa trên một loạt phương cách: ra lệnh cho người khác, nói không ngừng, chứng tỏ uy quyền, cứng nhắc, mỉa mai cay độc, thậm chí hung bạo. Có thể nói những Kẻ Đe Dọa là những cá nhân bị cắt đứt nhiều hơn cả với năng lượng vũ trụ. Thông thường, họ thu hút những người khác bằng cách tạo ra một hào quang quyền lực.

Mỗi cơ chế trong bốn cơ chế thống trị tạo ra một sự năng động gọi là cơ chế phòng thủ. Cơ chế phòng thủ do Kẻ Đe Dọa tạo ra thường được giành cho Kẻ Than Vãn – một loại năng lượng đặc biệt tiêu cực. Cảm thấy Kẻ Đe Dọa đang giành giật năng lượng của mình, Kẻ Than Vãn cố ngưng điều đó bằng cách nhún nhường và quỵ lụy. “Hãy xem anh đối xử với tôi như thế nào. Tôi có làm hại ai đâu”. Kẻ Than Vãn cố quy tội cho Kẻ Đe Dọa để người này thôi tấn công mình và lấy năng lượng. Một khả năng chống cự khác, là chọn vai trò Chống – Kẻ Đe Dọa. Cơ chế đó diễn ra khi thái độ than vãn không hữu hiệu hoặc, có thể, khi người bị đe dọa cũng có tính hung hãn. Lúc đó, họ sẽ chống lại bằng một sự tấn công tương tự như của Kẻ Đe Dọa. Nếu một người trong cha mẹ bạn là Kẻ Đe Dọa, rất có thể một trong những ông bà của bạn là một Kẻ Đe Dọa hoặc một Kẻ Than Vãn thụ động.

KẺ TRA HỎI

Những Kẻ Tra Hỏi ít sử dụng sự đe dọa thể chất, nhưng có thói quen bẻ gãy tinh thần và ý chí của người khác bằng cách xem xét một cách nghi ngờ mọi hoạt động và mọi động cơ của họ. Với những chỉ trích mang tính thù nghịch, những Kẻ Tra Hỏi tìm cơ hội để đổ cho người khác là sai trái, có lỗi. Càng bị họ nhấn mạnh đến những sai trái hoặc lỗi lầm của bạn, bạn sẽ càng chú ý đến họ và quan tâm đến từng cử chỉ của họ. Càng cố gắng để chứng tỏ khả năng của mình hoặc để đáp ứng họ, bạn càng gởi thêm năng lượng cho họ. Tất cả những gì bạn nói ra sẽ được dùng đế chống lại bạn vào lúc này hoặc lúc khác. Bạn cảm thấy mình không ngừng bị phụ thuộc. Cực kỳ cảnh giác và chăm chú theo dõi, động thái của họ có thể là đa nghi, mỉa mai cay độc, gây khó chịu, cầu toàn, dạy đời và thao túng người khác một cách tàn ác. Họ thu hút sự chú ý của tha nhân bằng sự khôn khéo của họ, bằng lối lý luận không mắc sai lầm của họ, bằng kiến thức và trí tuệ của họ.

Ở vai trò cha mẹ, những Kẻ Tra Hỏi tạo ra những đứa con thờ ơ, lãnh đạm và đôi khi là những Kẻ Than Vãn. Hai loại người này muốn né tránh những tìm tòi, điều tra. Những Kẻ Thờ ơ muốn tránh phải cung cấp một lời giải đáp trước sự dò xét không ngừng của Kẻ Tra Hỏi.

KẺ THỜ Ơ

Những Kẻ Thờ Ơ là những người bị mắc kẹt trong thế giới nội tâm của những xung đột không dứt, của những nỗi sợ hãi và thiếu tự tin của mình. Một cách vô thức, họ tin rằng, nếu họ có vẻ bí ẩn hoặc lãnh đạm, những người khác sẽ đưa họ ra khỏi cái vỏ ốc của họ. Thường cô đơn, họ luôn giữ khoảng cách do sợ người khác áp đặt ý muốn lên họ hoặc tranh cãi về những quyết định của họ (theo cách Kẻ Tra Hỏi). Tin rằng phải tự mình làm mọi việc, họ không yêu cầu được giúp đỡ. Họ cần nhiều “không gian” và thường né tránh bị buộc phải dấn thân. Khi còn bé, họ thường không được phép thỏa mãn nhu cầu được độc lập. Người khác không nhận ra cá tính của họ.

Có xu hướng nghiêng về vai trò Kẻ Than Vãn, họ không ngờ rằng sự dè dặt có thể là nguyên nhân khiến họ khó có thể đạt được những gì họ mong muốn. Chẳng hạn, sự đánh giá tốt về tính cách và khả năng của bản thân, hoặc gây cho họ ấn tượng về sự trì trệ hoặc rối ren. Họ thường xem vấn đề chính của họ như là một sự thiếu thốn (tiền, bạn, tiếp xúc xã hội, học vấn).

Động thái của họ tiến từ sự thờ ơ, thiếu sẵn sàng không hợp tác, đến bác bỏ, chống đối và giả vờ.

Là những người sử dụng sự thờ ơ như một cách phòng thủ, họ có xu hướng cắt đứt dòng chảy năng lượng bằng những câu nói như: “Tôi không như những người khác”, “Không ai thực sự hiểu điều tôi đang cố làm”, “Tôi không muốn liều lĩnh…”, “Phải chi tôi có…”. Những cơ hội vuột khỏi tầm tay họ trong khi họ không ngưng chẻ sợi tóc làm tư. Thoáng chút dấu hiệu của sự xung đột, những Kẻ Thờ Ơ sẽ né tránh và đào thoát. Trong buổi đầu, những Kẻ Thờ Ơ thu hút sự chú ý do vẻ ngoài bí ẩn và khó hiểu của họ.

Những Kẻ Thờ Ơ thường làm phát sinh những Kẻ Tra Hỏi, nhưng họ cũng có thể tương tác với những Kẻ Đe Dọa hoặc những Kẻ Than Vãn, do họ ở trung tâm của chuỗi.

KẺ THAN VÃN HOẶC NẠN NHÂN

Những Kẻ Than Vãn không khi nào cho rằng mình có đủ sức mạnh để đương đầu với thế giới một cách tích cực; họ thu hút năng lượng bằng cách gợi lên cảm tình. Nếu phản ứng của họ là im lặng, họ có thể chuyển vào vai trò Kẻ Thờ Ơ.

Luôn bi quan, những Kẻ Than Vãn thu hút sự chú ý bằng một bộ mặt lo âu, những tiếng thở dài, những run rẩy khóc lóc. Họ nhìn đăm đăm vào nơi xa vắng, trả lời những câu hỏi một cách hững hờ, và nhắc mãi những bi kịch và những hoàn cảnh đau buồn. Họ luôn nhường nhịn và tuân theo người khác. Hai từ ưa thích của họ là: “Đúng, nhưng…”.

Những Kẻ Than Vãn thu hút sự yêu mến bởi tính cách dễ tổn thương và nhu cầu được giúp đỡ của họ. Nhưng họ không thực sự quan tâm đến việc tìm thấy những giải pháp vì, nếu thế, họ sẽ mất nguồn năng lượng. Là những người dễ thích nghi, họ xác định những giới hạn, và một loạt thái độ từ sự thuyết phục, phòng thủ, biện minh, đến những giải thích không dứt, ba hoa thái quá, những nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề không hề liên quan đến họ.

Những Kẻ Than Vãn củng cố vị thế nạn nhân bằng cách thu hút những người đe dọa họ. Trong những chu kỳ cực đoan của bạo hành trong gia đình, một Kẻ Đe Dọa sẽ hành hạ Kẻ Than Vãn càng lúc càng tàn tệ hơn, cho đến khi đạt cực điểm. Sau đó, Kẻ Đe Dọa sẽ thoái bộ và xin lỗi, và như thế phát ra năng lượng đưa Kẻ Than Vãn vào tròng

Những cơ chế kể trên là điều dễ nhận thấy hơn khi chúng ta quan sát ở những người khác.

Nền tảng của các cơ chế thống trị là nỗi sợ hãi

Mọi phương cách nhằm làm chủ năng lượng đều dựa trên nỗi sợ hãi nguyên thủy rằng chúng ta sẽ không thể tiếp tục sống nếu để mất nguồn năng lượng kết nối chúng ta với cha mẹ. Khi ta còn nhỏ, cha mẹ ta quả thực là nguồn của sự sống còn của ta và, khi ta cần năng lượng để cảm thấy yên ổn, ta sử dụng cơ chế thống trị, một cơ chế có vẻ hữu hiệu hơn.

Giờ đây, chúng ta đã ý thức rằng có một nguồn năng lượng sẵn cho mọi người, và chúng ta không cần phải kiên trì trong sơ đồ thống trị và sống còn xưa cũ nữa. Nếu chúng ta biến đổi cơ chế dựa trên nỗi sợ hãi bằng cách kết nối với cội nguồn nội tâm, chúng ta sẽ tồn tại ở mức độ rung động cấp cao. Khi dựa vào ý thức, những cơ chế kiểm soát có thể trở thành những chủ bài.

Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:

• Điều gì làm cha mẹ bạn lo sợ? Họ có lối ứng xử thế nào?

• Điều gì làm bạn lo sợ? Bạn ứng xử như thế nào? Bạn giông cha mẹ bạn ở điểm nào?

– Làm thế nào để biến đổi những cơ chế thống trị?

Một khi chúng ta tập trung vào chính mình, những cơ chế thống trị sẽ nổi lên bề mặt ý thức và những thói quen xưa cũ có thể biến thành những sức mạnh tích cực.

KẺ ĐE DỌA / NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Khi được kết nối với nguồn đích thực của quyền lực, một Kẻ Đe Dọa sẽ thấy sự đánh giá tốt về chính mình gia tăng, ngay cả khi đang sử dụng những tính cách lãnh đạo. Vững tin ở chính mình nhưng- không phải là kẻ thống trị, tin tưởng vào khả năng của mình nhưng không ngạo mạn, Kẻ Đe Dọa trở thành Người Lãnh Đạo, có nhiều cơ may hơn để có một tinh thần tích cực và đạt được sự hợp tác của tha nhân.

KẺ TRA HỎI / NGƯỜI BÀO CHỮA

Một khi đã ổi, Kẻ Tra Hỏi sẽ hướng sự ưa thích nêu lên những câu hỏi vào một công việc mà ở đó Kẻ Tra Hỏi trở thành Người Bào Chữa, có thể sử dụng một cách hài hòa hơn những năng khiếu để truyền đạt và giao tiếp.

KẺ THỜ Ơ / NGƯỜI TƯ DUY ĐỘC LẬP

Được giải phóng khỏi nhu cầu tự đặt mình ở bên lề xã hội, Kẻ Thờ Ơ hướng trực giác sâu sắc, sự khôn ngoan và tính sáng tạo vào mục tiêu, và điều đó đặc biệt phù hợp để trở thành mẫu Người Tư Duy Độc Lập.

Xu hướng của chúng ta nhằm phó thác và tin vào những tính năng của quá trình tiến hóa giúp chúng ta không còn trông cậy vào ý chí, và để cho vô thức giữ một vai trò quan trọng. Khi điều đó xảy ra, chúng ta dễ chấp nhận ý tưởng về một quyền năng cấp cao. Chúng ta từ bỏ ước muốn phải giải thoát khỏi thái độ lệ thuộc của mình và bắt đầu hiểu rằng đời sống là một tiến trình. (The Twelve Steps: A Way Out: A Working Guide For Adult Children Of Alcoholic And Other Dysfunctional Families)

KẺ THAN VÃN / NGƯỜI CẢI CÁCH

Một khi đã thực hiện một sự phát triển cá nhân và khám phá sự hài hòa của vũ trụ, Kẻ Than Vãn có thể tìm thấy sức mạnh từ nguồn nội tâm của mình và trở thành một Người Cải Cách đầy lòng trắc ẩn, một nhà hoạt động xã hội.

Trong phần lớn các trường hợp, sự biến đổi của Kẻ Than Vãn được khởi phát bởi một sự biến có vẻ tiêu cực, chẳng hạn như một cuộc ly hôn, một sự thất bại hoặc một căn bệnh. Đau buồn, thất vọng, tủi nhục, cô đơn và một cảm nhận về thất bại đã tạo ra một cú sốc có lợi, vì con người đó sẽ ao ước đảm nhận điều mình cần học hỏi.

– Làm thế nào để phân tích những cơ chế thống trị?

Một trong những câu hỏi thường được nêu lên là; “Làm thế nào tôi có thể thoát khỏi cơ chế thống trị? Tôi cần phải làm gì?”.

Hãy ý thức về động thái của mình. Để loại bỏ sơ đồ động thái của bạn, trước tiên bạn phải xác định cơ chế mà bạn đã chọn trong thời thơ ấu. Hãy đọc lại những mô tả ở phần trên và bắt đầu để ý thái độ của bạn, nhất là khi bạn đang bị stress hoặc lo âu.

Bạn có trở thành một kẻ thích gây gổ, nôn nóng, tức giận, đe dọa hoặc thống trị người khác? (Kẻ Đe Dọa)

Bạn có nghi ngờ người khác, hoặc cho rằng họ không lưu tâm đến bạn? Bạn có phiền nhiễu họ, có nêu lên những nhận xét về họ, có cật vấn họ? (Kẻ Tra Hỏi)

Bạn có tỏ ra xa cách, lạnh nhạt, và né tránh những tình huống mà bạn có thể thổ lộ chính mình, do sợ bị xét đoán? (Kẻ Thờ ơ)

Bạn có luôn than vãn về những khó khăn trong khi bị ám ánh bởi chúng, và hy vọng những người khác sẽ giúp đỡ mình? (Kẻ Than Vãn)

Hãy ý thức về những loại nhân cách mà bạn thu hút. Hãy ngừng đáp ứng những cơ chế của chúng. Hãy chú ý đến tính chất của những quan hệ hàng ngày của bạn và dứt khoát từ bỏ cung cách đó.

Chẳng hạn, bạn có dành thời gian để kề cận với những Kẻ Đe Dọa? Nếu thế, có thể bạn cảm thấy rằng bạn không thể làm chủ đời mình và bạn là người bất lực. Có thể bạn đang tìm cách bòn rút năng lượng của họ do bạn cũng là một Kẻ Đe Dọa (tin rằng năng lượng là hiếm hoi sẽ cho ta ấn tượng rằng cạnh tranh là cần thiết). Hoặc, nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân, thì phản ứng của bạn có thể là tìm cách biện minh cho sự bất lực của mình, thay vì đảm nhận trách nhiệm. Nếu là nạn nhân của một Kẻ Đe Dọa, bạn hãy phân tích thời điểm mà bạn cần được tiếp cận với những cảm xúc tức giận hoặc ấn tượng bị đối xử bất công. Tại sao bạn cảm thấy bị buộc phải hành động? Hãy quan tâm đến những lời thú nhận mang tính chống đỡ, chúng là chứng cứ cho thấy bạn đang trong vị thế của Kẻ Than Vãn và bạn đang tìm cách để bòn rút năng lượng của người khác.

Phải chăng có những Kẻ Than Vãn đang đến với bạn để kể cho bạn một câu chuyện lâm ly? Có thể bạn đã bắt đầu có trách nhiệm hơn với chính mình và đó nhắc nhở bạn đừng rơi trở lại vào thói quen xấu chỉ trích người khác. Có thể bạn cảm thấy không vững tin, sa sút tinh thần, hoặc sợ hãi, nhưng không nhân nguyên nhân của những trạng thái đó. Điều đó có nghĩa là bạn đã ngoại xuất, mà không biết, những trạng thái tình cảm của Kẻ Than Vãn và thu hút những con người giống như bạn. Lời khuyên mà bạn dành cho một Kẻ Than Vãn có thể có giá trị cho chính bạn.

Bạn có một Kẻ Tra Hỏi trong cuộc đời mình? Có thể bạn che giấu với người đó những tình cảm của bạn và không nói cho người đó toàn bộ sự thật về một vấn đề nhất định. Hãy tự hỏi bằng cách nào bạn bòn rút năng lượng của người đó. Bạn có mong rằng người đó sẽ hiểu bạn mà bạn không muốn nói thẳng ra? Bằng cách nào bạn đã để mất sự tiếp cận với cội nguồn vũ trụ?


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.