Những bài học từ Lời Tiên Tri Núi Andes

2. QUAN ĐIỂM RỘNG LỚN: MỞ RỘNG BỐI CẢNH LỊCH SỬ



Trên chuyên bay đến Peru, nhân vật chính của chúng ta gặp Dobson, một áo sư sử học. Trùng hợp ngẫu nhiên, ông này đã biết về mặc khải thứ hai và giải thích cho nhân vật chính lý đo khiến người ta phải hiểu điều gì đã xảy ra trong đời sống tư tưởng ở thiên niên kỷ thứ hai đã qua.

MẶC KHẢI THỨ HAI

Bối cảnh của những trường hợp ngẫu nhiên. Mặc khải thứ hai xác định sự nhạy cảm của chúng ta đối với “những trùng hợp ngẫu nhiên có tính biểu đạt rõ ràng” trong một khung cảnh rộng lớn hơn. Nó đáp ứng – những câu hỏi: Phải chăng nhận thức của chúng ta về những trùng hợp ngẫu nhiên đã xảy ra trong đời ta có một tầm quan trọng lịch sử, hay đó chỉ là một sự kỳ dị hoặc nhất thời, gây chú ý, nhưng chẳng quan trọng gì cho tương lai? Hiện nay, chúng ta đang bị mê hoặc bởi chiều kích tâm linh, một chiều kích hình như đang ảnh hưởng đến chúng ta và làm cho chúng ta tiến triển (một cách đồng bộ), nhưng liệu sự quan tâm đó có đơn giản biến mất dần với quá trình tiến hoá của xã hội? Mặc khải thứ hai có hàm ý rằng chúng ta phải lùi lại đôi chút và suy nghĩ về chuỗi dài những sự kiện đang soi sáng ý nghĩa những quan điểm mới của chúng ta.

Sự biến mất của quan điểm Trung cổ về thế giới. Ngày nay, khi bước vào thiên niên kỷ thứ ba, chúng ta đang trong một vị thế thuận lợi để xem xét một cách thấu đáo di sản lịch sử của mình. Như Bản Sách Cổ Chép Tay gợi ý, chúng ta đang giải phóng mình khỏi tư tưởng chỉ đạo đã hướng dẫn nhân loại trong năm trăm năm qua – một tư tưởng đã xuất hiện vào cuối thời Trung cổ, khi các nhà cải cách tôn giáo phản ứng chống lại ảnh hưởng thái quá của Giáo hội.

Sự chia tách giữa khoa học và đời sống tinh thần. Những nhà cải cách thời Phục hưng đã tự giải phóng khỏi những gông cùm tri thức của một vũ trụ luận mà theo họ, được dựa trên tư biện và mê tín. Kết quả của cuộc chiến chống Giáo hội Trung cổ là một thoả thuận ngấm ngầm được hai bên chấp nhận. Các nhà khoa học có thể tự do nghiên cứu những hiện tượng trên Trái đất mà không bị Giáo hội xen vào, nếu họ không nghiên cứu những điều liên quan đến tôn giáo: quan hệ giữa con người với Thiên Chúa, các thiên thần, những phép lạ, hoặc mọi hiện tượng siêu nhiên khác. Những nhà khoa học đầu tiên đã hăng say hướng đến thế giới vật lý ở ngoại giới, và nhanh chóng có nhiều phát hiện. Họ bắt đầu thiết lập những đường nét lớn về những hiện tượng tự nhiên quanh họ và đặt tên cho chúng bằng những từ cụ thể và chỉ quan tâm đến những nguyên nhân vật lý của chúng mà thôi. Cùng lúc đó, những công nghệ mới được phát minh và những nguồn năng lượng mới được khai thác. Cuộc cách mạng công nghiệp là một hệ quá của quá trình đó, quá trình đã làm gia tăng sản lượng hàng hoá, và giúp cho một số dân càng lúc càng đông hơn có được một sự yên ổn vật chất nhất định.

Một quan niệm thế tục về thế giới. Vào đầu thế kỷ 18, Giáo hội không còn nhiều ảnh hưởng như trước. Một quan niệm mới về thế giới, dựa trên chủ nghĩa duy vật khoa học, đã bắt đầu thay thế những tư tưởng xưa cũ của Giáo hội về đời sống. Bao trùm mọi sự là một hy vọng đầy niềm tin, một chủ nghĩa lạc quan lớn lao. Bằng cách sử dụng những công cụ khoa học, người ta tin rằng cuối cùng cũng sẽ khám phá đời sống siêu hình của nhân loại, kể cả sự hiện hữu của Thượng Đế và quan hệ của con người với Ngài. Dĩ nhiên, điều đó đòi hỏi thời gian, nhưng lúc này con người hài lòng với việc chê ngự những hiểm nguy của đời sông, đảm bảo cho chính họ và cho con cháu họ được yên ổn trong thế giới này, để thay cho sự yên ổn tinh thần đã biến mất khi Giáo hội Trung cổ bị mất tín nhiệm. Thời đại đó đã được thôi thúc bởi một lời kêu gọi mới tiến đến hành động. Ngay cả nếu con người đã mất sự xác tín về Thiên Chúa, họ có thể đương đầu với đời sống và những khắc nghiệt của vũ trụ bằng cách tin vào những kiến thức và sự khéo léo tài tình của họ. Bằng cách làm việc cật lực và chứng tỏ sự khôn ngoan, bằng cách sử dụng một công nghệ không ngừng hoàn thiện, con người giờ đây đã có tự do để làm chủ cuộc sống. Họ có thể khai thác những nguồn tài nguyên mà họ đã tìm thấy trên hành tinh này, và gia tăng sự an toàn về mặt vật chất. Họ đã đánh mất những xác tín về vị trí của họ trong vũ trụ, những xác tín mà Giáo hội Trung cổ đã thiết lập, nhưng họ có thể thay thế chúng bằng niềm tin vào khoa học và vào một đạo đức mới của lao động xoay quanh ý tưởng “tiến bộ”. Ở đây, chúng ta có thể thay thế cái quan niệm nổi trội đã ám ảnh thời cận đại. Vào các thế kỷ 18, 19 và 20, tầm nhìn mới đó về thế giới được mở rộng và bám rễ trong tâm lý tập thể. Càng lập nhiều bản đồ về những hiện tượng vật lý của vũ trụ và đặt tên cho chúng, người ta càng có thể cảm thấy rằng thế giới mà trong đó họ sống là có thể giải thích, có thể dự kiến, không nguy hiểm, thậm chí tầm thường. Nhưng, để duy trì ảo tưởng đó, họ phải liên tục che khuất hoặc đẩy lùi khỏi tâm trí họ tất cả những gì gợi đến bí ẩn của đời sống. Những hiện tượng tôn giáo dần dần bị xem như một điều tuyệt đối cấm kỵ, không được động đến. Ngay cả việc đi lễ nhà thờ cũng trở thành một sự kiện xã hội giản đơn. Những nơi thờ phụng vẫn đông người vào ngày Chủ nhật, nhưng thường là hiện tượng đó biểu lộ một niềm tin hoàn toàn trừu tượng và một lý do để xao lãng những vấn đề tâm linh trong những ngày còn lại của tuần. Vào giữa thế kỷ 20, Trái đất hầu như đã hoàn toàn thế tục hoá. Tuy nhiên, để tạo ra ảo tưởng về một thế giới yên ổn, hoàn toàn có thể giải thích được, thì chúng ta phải thu hẹp ý thức của chúng ta về đời sống, phải chọn một tầm nhìn hẹp, hoàn toàn mang tính kỹ thuật về các sự việc, tầm nhìn làm chúng ta tách rời mọi ý niệm, kể cả ý niệm về sự kiện thần kỳ tuyệt diệu. Để cảm thấy an toàn chúng ta phải không ngừng bận rộn, thậm chí bị ám ảnh bởi sự chinh phục của công nghệ trên thế giới.

Sự thức tỉnh trước bí ẩn. Dần dà, chúng ta bắt đầu thức tỉnh. Có nhiều lý do cho sự thức tỉnh đó. Trong thập niên 1950, ngành vật lý học đã tiến hành xét lại những nền tảng duy vật của nó. Người ta đã phát hiện rằng vũ trụ không phải là một hệ vật chất, nhưng là một cơ cấu xen lẫn của những hệ năng lượng, nơi thời gian có thể tăng tốc hoặc giảm tốc, nơi mà cũng những hạt cơ bản đó, nhưng chúng có thể xuất hiện ở hai nơi cùng lúc, nơi không gian là cong và hữu hạn nhưng đồng thời là vô hạn và có thể đa chiều kích. Hơn nữa, việc sử dụng khoa học kỹ thuật để tác động đến cơ cấu không gian – thời gian – năng lượng đưa đến việc tạo ra những vũ khí có sức tàn phá lớn lao, có thể huỷ diệt mọi hình thái sự sống trên Trái đất.

Cũng vào thời kỳ đó, sự phát triển của những ngành khoa học khác bắt đầu làm rung chuyển quan niệm của chúng ta về thế giới, để lộ những hư hoại gây ra cho môi trường bởi sự khai thác tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất. Sự ô nhiễm mồi trường đầu độc một cách có hệ thống lương thực – thực phẩm. Rõ ràng là chung ta đang huỷ hoại thế giới mà chúng ta mong ước làm nó tốt đẹp hơn bằng sự tiến bộ.

Trong những năm 1960, chúng ta đã trở nên đủ ỷ thức để có một số đông cá nhân trực giác rằng nền văn hoá phương Tây đã không biết đến những chiều kích cao hơn của đời sống con người. Sự đảm bảo về mặt vật chất đã tiến đến một mức mà chúng ta có thể quan tâm đến những vấn đề cơ bản của xã hội: sự bất bình đẳng và những thành kiến giữa các chủng tộc, giữa nam giới và nữ giới, những vấn đề về ô nhiễm môi trường và về chiến tranh. Đó là một thời đại của xung đột giữa người muốn xã hội thay đổi và những người muốn giữ nguyên trạng. Điều quan trọng là mỗi người chúng ta cần nhìn vào nội tâm mình và tiến hành một sự đổi mới bên trong để sau đó, quá trình cá nhân có một ảnh hưởng tập thể và đổi mới xã hội.

Những thăm dò nội tâm. Nhận thức vừa kể đã phát triển sự tự phân tích và sự nội quan, những đặc trưng của thập niên 1970. Trong thập niên đó, người ta đã tìm cách thăm dò tiềm năng con người. Tâm lý học mang tính nhân văn nhiều hơn. Ngoài ra, tại phương Tây đã nổi lên một quan tâm lớn đối với triết học và tôn giáo phương Đông.

Mục tiêu của những nghiên cứu của chúng ta dẫu sao vẫn có vẻ như một ám ảnh mang tính duy vật. Bằng cách chỉ tập trung vào những phương diện kỹ thuật, kinh tế của đời sống, tầm nhìn thẩm mỹ về các sự vật đã bị che khuất bởi một quan niệm thực dụng, ví dụ một cây xanh không được đánh giá bởi vẻ đẹp của nó mà bởi trị giá gỗ mà người ta có thể sử dụng. Ngay đến những tình cảm của chúng ta cũng đã bị giảm thiểu hoặc bị kiềm chế. Trong thập niên 1970, người ta có thể theo một khoá tâm lý trị liệu, nhìn lại những khó khăn mà mình đã gặp trong thời thơ ấu, tìm lại một phần của chính mình vốn đã bị lãng quên hoặc chưa được khám phá. Nhưng trong cuộc nội quan dài hạn của chúng ta, cuối cùng chúng ta đã đạt được phát hiện khác. Chúng ta nhận ra rằng, ngay cả khi quan tâm đến đời sống nội tâm của mình, sẽ chẳng có gì thay đối – vì điều mà chúng ta khao khát hơn cả, điều mà chúng ta ao ước tìm thấy hơn cả, là một trải nghiệm siêu việt, một liên kết nội tâm với cõi thiêng liêng.

Nhận thức đó thúc đẩy chúng ta quay trở về với sự tìm kiếm tâm linh trong những năm 1980. Trong các Giáo hội truyền thống, tín đồ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến thực chất của lời giảng dạy tôn giáo và không xem những nơi thờ phụng chỉ đơn giản là những nơi gặp mặt xã hội. Diễn ra ở bên ngoài các truyền thông tôn giáo, nhận thức đó được biểu hiện bởi sự khám phá những đường hướng tâm linh của cá nhân, và những tiếp cận đôi khi hỗn hợp chân lý của những tôn giáo khác nhau về các trải nghiệm thần bí phương Đông – điều mà người ta gọi là phong trào New Age. Những năm 1980 là năm của những trải nghiệm tâm linh: hướng về các tôn giáo phương Đông, tìm kiếm khải thị, phát triển khoa cận tâm lý, hành hương đến những nơi linh thiêng, thiền định… Chúng ta đã khám phá và trải nghiệm những điều đó trong khi tìm cách vươn đến chiều kích tâm linh đích thực. Một số hình như không có ích, số khác rất hữu ích, nhưng những trải nghiệm tích cực đó, sự tìm kiếm đó đã đế lại một vị thế ưu tiên, khi chúng ta phân tích hoàn cảnh của mình trong những năm sau này.

Sự hình thành một quan niệm mới về thế giới. Được giải phóng khỏi những lo lắng, ưu tư về vật chất đã đeo đẳng con người trong nhiều thế kỷ, giờ đây chúng ta đang cố vươn đến một sự nhất trí tâm linh. Đẩy xa hơn nữa nhận thức của mình là cách thức tốt hơn cả để giải toả tâm trí ta khỏi những vướng bận và mở rộng nó để có thể khám phá những con đường mới mẻ. Bằng cách tổng hợp điều mà ta xem trọng trong lĩnh vực tâm linh với điều đã tìm thấy trong lĩnh vực khoa học, chúng ta sẽ phát hiện một thực tế mới, xác đáng và sâu xa hơn.

Lúc đó, mặc khải thứ hai củng cố nhận thức của chúng ta về những trùng hợp ngẫu nhiên và trở thành trục trung tâm của một tiếp cận hoàn toàn mới về đời sống.

Hành tinh của chúng ta đã được nhìn dưới một ánh sáng mới, không phải như một thể giới tĩnh hoặc có tính chu kỳ, mà như một sân khấu, nơi mỗi bậc của chủng loài được thêm vào bậc trước trong hàng trăm triệu năm. Sự tiến bộ phi thường đó gợi ý rằng loài người có thể tiến hoá hơn nữa. Cho đến nay sự tiến hoá là một hiện tượng cao nhất, tất yếu bảo cho chúng ta một tương lai đầy bí ẩn cho các hình thái sự sống… Chúng ta có những khả năng thay đổi.. Quả là không vô lý khi nghĩ rằng, tuy chúng ta có nhiều yếu kém, nhưng một sự tiến bộ, một sự tiến hoá mới rồi cũng sẽ diễn ra… (1) (Michael Murphy, The Future of the Body).

(1) Michael Murphy, The Future of the Body, Los Angeles, Jeremy p. Tarcher, 1992, tr. 173

* Kết nối với năng lượng tâm linh

Như Bản Sách Cổ Chép Tay đã ghi rõ, để tiến hoá, chúng ta phải trước tiên tái kết nối với nền tảng của sự sống còn. Để văn hoá mới của nhân loại tiến triển, con người phải chấp nhận ý tưởng rằng trực giác giúp họ kết nối với chiều kích tâm linh.

Như vậy, mặc khải thứ hai dẫn đến một tầm nhìn mới về tình trạng ý thức tập thể của chúng ta: Cho đến nay, chúng ta chỉ bận tâm đến việc cạnh tranh, làm cho và thống trị tha nhân. Thế giới hiện tại là kết quả của quan niệm đó. Nói rõ hơn, điều mà chúng ta đạt được là phù hợp với điều tâm trí chúng ta mong ước.

– Ở một ngã tư

Chúng ta đang ở một giao lộ, nơi chúng ta có cơ hội để lựa chọn đúng hướng. Thời kỳ ngã tư này, nơi những tiến bộ khoa học và những hệ thông viễn thông giao thoa với những xu hướng đang phát sinh của tính tâm linh, và của tâm lý học, chuẩn bị tương lai trên bình diện tập thể và cá nhân, công việc của chúng ta là tiếp tục chọn những ưu tiên đang nhấn mạnh và làm tăng giá trị những khả năng của chúng ta. Quyết định của chúng ta nhằm dành ra thời gian để nghiên cứu Lời Tiên Tri Núi Andes là phần của tiến hoá đó. Lượng ý thức mà bạn mang đến cho tinh thần tập thể là phần đo lự góp của bạn.

Nỗ lực của ý chí cá nhân chỉ có thể thực sự mang lại kết quả nếu ý chí đó đồng thời khao khát một trận tự “cấp cao” hoặc rộng lớn hơn (2) (Philip Novuk.i. )

(2) Philip Novak, Études bouddhistes et chretie lines* Projet sur les religions de I’Occident et de I’Orient Universite de Hawaii, 1984, tr.64 —65

– Bản tổng kết cá nhân – từ vĩ mô đến vi mô

Được trình bày bởi mặc khải thứ hai, quan niệm vĩ mô đó về lịch sử có thể lại xuất hiện trong chiều kích vi mô của mỗi cuộc đời. Lịch sử là lịch sử của cuộc đời chúng ta qua thời gian, và cuộc đời hiện nay của chúng ta phản ảnh đời sống tập thể. Khi bàn đến các đề tài tâm linh trong những giấc mơ, Jung đã viết:

“Ta phải luôn ghi nhớ trong tâm trí rằng, mỗi con người, xét theo một nghĩa, tượng trưng cho toàn bộ nhân loại và lịch sử của nó. Điều có thể xảy ra trong lịch sử nhân loại ở qui mô lớn, cũng có thể xảy ra ở qui mô nhỏ trong mỗi cá nhân. Điều mà nhân loại cần đến, một cá nhân cũng có thể cần đến trong một số trường hợp”. (3)

(3) Philip Novak, Études bouddhistes et chretie lines* Projet sur les religions de I’Occident et de I’Orient Universite de Hawaii, 1984, tr.64 – 65.

Chính vì thế mà việc áp dụng mặc khải thứ hai cho lịch sử của đời ta giúp ta hiểu sự rối loạn nội tâm và việc tìm kiếm những ý nghĩa.

Để khám phá tác động của những đường hướng chỉ đạo quan trọng trong đời bạn, bạn phải suy nghĩ về những giai đoạn chính yếu của đời mình, và rút ra những bài học quan trọng từ đó. Đó là một phương pháp hữu ích để cho thấy bằng cách nào những xác tín, những giá trị và những mong đợi của bạn đang thay đổi. Nhiều người trong chúng ta bắt đầu hiểu rằng định mệnh của tất cả chúng ta là sống một cách tâm linh hơn. Hãy áp dụng điều đó cho lịch sử của bạn và xem bạn tìm thấy gì.

Ở cuối chương này, có những bài tập được nêu lên đế bạn lập một bản tổng kết cá nhân, hoặc một cách riêng tư, hoặc theo nhóm.

– Những bận tâm hiện nay của chúng ta

Mỗi ý tưởng, trong những quyết định và hành động hằng ngày của chúng ta tạo ra thực tại không ngừng tiếp diễn. Chúng ta hoàn toàn ý thức về quá trình đó khi ấn định những mục tiêu cụ thể. Với những mục tiêu chính xác, chúng ta sẽ có thế thấy mình đã thành công, thất bại, hoặc chưa hoàn toàn đạt được mục tiêu. Có những bận tâm rõ ràng hơn, như những ý tưởng mà bạn có trong đầu mỗi ngày, nhất là khi bạn thức dậy buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ buổi tối. Theo ước tính mỗi ngày mỗi người chúng ta có khoảng mười ngàn ý tưởng lướt qua tâm trí, đại đa số chúng là tiêu cực.

– Những xác tín cơ bản

Tinh tế và luôn có đó, những sự tin chắc cơ bản của chúng ta là những yếu tố có tính quyết định, và đồng thời cũng là vô hình trong đời sống. Một cách khó nhận thấy, những ý tưởng đó sắp xếp trường năng lượng nội tại, và liên tục định rõ cuộc đời chúng ta. Ở nền tảng,. ẩn khuất của những ý tưởng hàng ngày là những định đề cơ bản mà hiếm khi chúng ta nêu lên. Những định đề được thừa kế đó từ nền văn hoá là những sự tin chấp như: “Tôi là một cá nhân đơn độc và phải cạnh tranh với những người khác để tồn tại”, hoặc: “Tôi đang già đi ” hoặc là: “Chỉ có thế giới vật chất là đáng kể ”Những tưởng ăn sâu trong đầu óc phải được phân tích một có ý thức trước khi ta triển khai hoặc sửa đổi chúng- Những xác tín cơ bản định hình đời sống hàng ngày của ta và thu hút sự đồng bộ, ăn khớp ý thức về sức mạnh của nó là nền tảng của điều mà chúng ta gọi là “tư duy theo một mô thức mới”. Mô thức là một sơ đồ lý tưởng của tư duy hoặc hành động. Lúc đó, mô thức mới của cuộc đời sẽ cho thấy bằng cách nào những niềm tin tạo ra một phần lớn điều đang xảy đến với chúng ta.

Joseph Campbell, chuyên gia huyền thoại học, đã mô tả sự tiến hoá dẫn sang bên kia cái-đã-biết bằng cách đi theo “con đường bên trái”. Trong những huyền thoại làm cơ sở cho những mô thức sinh động của mọi văn hoá thì nhân vật chính, theo truyền thống, đã chọn con đường bên trái bởi sẽ tìm thấy ở đó những thông tin mới và khám phá ra sự thật. Con đường bên phải là nơi nguyên trạng, nơi tập hợp mọi vấn đề và là nơi ta bị buộc phải chọn giữa hai giải pháp. Để vượt qua vấn nạn đó, những vật liệu mới phải được mang đến. Như thế, các huyền thoại đánh thức trong ta cổ mẫu của sự tìm kiếm thay đổi. Chúng ta không bao giờ mất hy vọng rằng mình sẽ phát hiện điều mình đang cần, và chúng ta sẽ tìm thấy sự cân bằng.

Như mặc khải thứ hai đã chỉ ra, mô thức mới hay tư duy mới đã bắt đầu xuất hiện trong những năm 1960. Tư duy mới đó trong nhiều lĩnh vực và đã cho thấy tính xác thực của ý niệm về tính thống nhất của cơ thể và tinh thần. Những cuốn sách của Deepak Chopra cho thấy tư duy mới đó càng lúc càng được biết đến nhiều hơn. Chopra đã nêu bật một số điểm cơ bản cho thấy sự khác biệt giữa tư duy mới và tư duy cũ.

Chẳng hạn, ông so sánh giả thuyết cũ cơ bản: “Có một thế giới khách quan độc lập của người quan sát, và cơ thể của chúng ta là một phương diện của thế giới khách quan đó” (4) với luận điểm của mô thức mới; ” Thế giới vật lý, bao gồm cơ thể chúng ta, là một phản ứng của người quan sát. Chúng ta tạo ra cơ thể mình, trong khi tạo ra trải nghiệm về thế giới của chúng ta”.

(4) Deepak Chopra, Un corps song asgc. un esprit immortel, bản dịch của Bernard Sigard, InterEditions, 1994, tr.46.

Mặc dù có rất nhiều sách siêu hình học giải thích rằng chúng ta đang tạo ra thực tại của mình, nhưng đó là một ý tưởng gây kinh ngạc đối với những ai cảm thấy thất vọng bởi cuộc đời họ. Như nhân vật chính của Lời Tiên Tri Núi Andes phát hiện, năng lượng tích cực mà các nhà nghiên cứu phóng chiếu lên thực vật ảnh hưởng đến sự lớn mạnh của chúng. Những nghiên cứu khoa học khẳng định rằng thực tại là một sáng tạo của tâm trí. Giả thuyết đó trả lại cho chúng ra sức mạnh và cho chúng ta hy vọng vào tương lai.

Chopra đã phá tan sự huyền bí của một giả thuyết cơ bản khác thuộc tư duy truyền thống:

Những quá trình sinh học giúp giải thích một cách rõ ràng ý thức con người. (5)

(5) Deepak Chopra, Un corps song asgc. un esprit immortel, bản dịch của Bernard Sigard, InterEditions, 1994, tr.62.

Những thông tin mới giúp chúng ta hiểu rằng:

(…) nhận thức là một hiện tượng mà chúng ta học biết… Thế giới trong đó chúng ta đang sống, kế cả sự trải nghiệm về thân xác của chúng ta, là điều hoàn toàn được xác định bởi cách thức mà chúng ta học biết. Nếu thay đổi nhận thức của mình, chúng ta cũng thay đổi thân xác và thế giới.

Trong cuốn sách này, chúng tôi hy vọng giúp bạn xem xét lại một số những xác tín đã qua của ban, theo cách thức mà bạn có thể nhận ra một ý định hoặc một bài học ở phía sau mọi thành công, mọi thất bại và mọi thách thức. Nếu bạn chọn một thái độ tích cực, ham hiểu biết, có ý thức, mạnh dạn đổi mới, thế giới của bạn sẽ bắt đầu giống với điều mà bạn ao ước.

Theo Chopra thì định đề thứ ba của mô thức xưa cũ là:

Nhận thức của chúng ta về thế giới là có tính tự động và nó cung cấp cho chúng ta một hình ảnh chính xác về thực tế của các sự vật. (6)

(6) Deepak Chopra, Un corps song asgc. un esprit immortel, bản dịch của Bernard Sigard, InterEditions, 1994, tr.17

Một trong những nguyên tắc lý thú nhất của mô thức mới là:

Tuy rằng mỗi cá nhân đều có vẻ độc lập và riêng biệt, nhưng tất cả chúng ta đều được liên kết với trí tuệ đang điều hành toàn bộ vũ trụ. Thân xác chúng ta là thuộc thân vũ trụ; tâm trí của chúng ta là một phần của tâm trí vũ trụ.

Những ý tưởng là nền tảng của mặc khải thứ nhất: chúng ta sẽ bắt đầu tiến hoá một cách có ý thức khi chú ý đến những sự kiện ngẫu nhiên tình cờ, nhưng có nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển cá nhân của chúng ta. Chúng ta không đơn độc. Nếu hoàn toàn tin tưởng vào quá trình đó, những giải đáp cho các thắc mắc sẽ đến với chúng ta qua một trí tuệ rộng lớn hơn tâm trí có ý thức của chúng ta.

* Xác định những định đề cơ bản

Chúng tôi chỉ giới thiệu một số trong nhiều ý tưởng mới đang lan toả và chúng có mục tiêu góp phần xác định lại thế giới. Bạn có thể trải nghiệm một cách trực tiếp hiệu lực của những ý tưởng đó. Chẳng hạn, hãy bắt đầu lắng nghe một cách chăm chú những quan điểm của nhiều người về đời sống. Khi nói chuyện, bạn hãy trở thành một người quan sát vô tư. Những quan niệm của bạn và người khác bày tỏ về cuộc đời là như thế nào?

Hãy nhớ rằng, chẳng ích gì khi chê trách người khác về những thái độ tiêu cực của họ. Mỗi người trong chúng ta tiến hoá theo nhịp điệu của mình. Không cần phải tạo ra một ngôn ngữ khó hiểu, hoặc đào hố ngăn cách giữa người “sáng suốt” và những ai đang tìm kiếm hoặc đau khổ. Bằng cách sử dụng khả năng quan sát, tư duy và chấp nhận, bạn sẽ tạo ra một năng lực khác hẳn cho bạn và người khác. Tuy nhiên, nếu khi nào bạn cảm thấy mình có thể mang lại một điều gì đó cho tha nhân, hãy để hoàn cảnh dẫn dắt bạn. Hãy tiến theo trực giác của mình.

TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ HAI

Mặc khải thứ hai chỉ ra rằng nhận thức của chúng ta về những trùng hợp ngẫu nhiên huyền bí của đời sống là một sự kiện quan trọng trên bình diện lịch sử. Sau sự sụp đổ của tầm nhìn Trung cổ về thế giới, chúng ta không còn sự yên ổn tinh thần được cung cấp bởi giải thích về vũ trụ của Giáo hội. Hệ quả là trong năm trăm năm, chúng ta đã quyết định chế ngự thiên nhiên, bằng cách sử dụng khoa học và kỹ thuật để sống trong thế giới này. Chúng ta đã tìm cách tạo ra một sự yên ổn về mặt vật chất để thay thế những xác tín về mặt tinh thần đã mất. Đế cảm thấy yên tâm hơn, chúng ta đã gạt đi và chối bỏ một cách có hệ thống những phương diện huyền bí của sự sống trên hành tinh này. Chúng ta tự tạo cho mình ảo tưởng rằng đang sống trong một vũ trụ hoàn toàn có thể giải thích và dự đoán, với những hiện tượng có tính ngẫu nhiên tình cờ chẳng có ý nghĩa gì. Để duy trì ảo tưởng đó, chúng ta có xu hướng phủ nhận mọi chứng cứ đi ngược lại những xác tín của chúng ta, cản trở nghiên cứu khoa học về những hiện tượng siêu nhiên, và có một thái độ hoài nghi. Thăm dò những chiều kích thần bí của đời sống đã trở thành một điều hầu như cấm kỵ.

Tuy nhiên, dần dần, đã xuất hiện một nhận thức mới. Nhận thức đó giúp chúng ta thoát khỏi ám ảnh của sự sung túc vật chất, đặc trưng của thời cận đại, và mồ rộng tâm trí của chúng ta để đón nhận một ý niệm mới, đúng hơn, về thế giới.

RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ HAI

Bài tập 1. Những bận tâm linh xưa cũ của tôi

Mục tiêu: Giúp bạn ý thức về những vấn đề lặp đi lặp lại trong đời bạn cùng những sự tin chắc có thể tiềm ẩn trong chúng.

Lời khuyên: Hãy ghi lại những bận tâm quan trọng nhất. Bằng cách nào những vấn đề đó đã làm cho đời bạn được phong phú? Chúng có gây bất lợi cho bạn?

– Kể từ nay, hãy để ý đến sự xuất hiện của chúng và ghi nhận bằng cách nào chúng đã liên quan đến những điều mà bạn gọi là những rắc rối. Hãy ghi lại ảnh hưởng của chúng đối với đời bạn.

Bài tập 2. Những ý tưởng khiến bạn bận tâm hơn cả

Lời khuyên:

Giai đoạn thứ nhất: Hãy bổ sung bảy câu dưới đây. Bạn đã hiểu gì về những xác tín và những giá trị của bạn khi tìm kiếm những ý tưởng đang làm bạn bận tâm?

Giai đoạn thứ hai: Hãy ghi lại những gì mà bạn nghĩ về bài tập này. Hãy lưu ý xem bạn có những giấc mơ liên quan đến điều bạn viết về những bận tâm ấy:

• Tôi muốn thay đổi…

• Tôi muôn có nhiều hơn.. ôi luôn nghĩ đến…

• Tôi mong rằng, trong sáu tháng nữa…

• Vào lúc này, những điều quan trọng nhất trong đời tôi là…

• Những tính cách mà tôi ngưỡng mộ hơn cả nơi những người khác là:

• Tôi sẽ thích thú nếu đời tôi có…

Bài tập 3. Tôi đã làm điều gì một cách máy móc?

Hãy ghi lại một hoặc hai đoạn về những thời điểm trong đời mà bạn cảm thấy bị bế tắc hoặc có ấn tượng mình đang “hành động một cách máy móc”, Hãy mô tả những xúc cảm của bạn một cách chi tiết. Càng làm sáng tỏ những xúc cảm của bạn, bạn càng dễ đón nhận những giải đáp, những cơ hội và trực giác.

Bài tập 4. Tìm thấy những giải đáp mới cho những hận tâm cũ nhờ mô thức mới

Hãy xem đâu là những bận tâm xưa cũ. Hãy ghi lại ý niệm tương ứng với chúng trong mô thức mới, cũng như mỗi khái niệm mới. Một khi cảm thấy hứng khởi, hãy viết ra cách thức mà bạn dự tính sẽ áp dụng ý tưởng đó vào đời mình. Chẳng hạn, hình ảnh thể chất luôn có tính quyết định đối với tinh thần của bạn, thì bằng cách nào bạn có thể ý thức hơn về giá trị của chính bạn và của tha nhân? Bạn không cần phải tìm thấy ngay lời giải đáp. Nếu một trong những ý tưởng đó đủ chín chắn để áp dụng, có lẽ bạn sẽ cảm thấy bị nó thôi thúc. Có thể bạn sẽ muốn viết ra một suy tư tích cực về một hoặc hai ý tưởng của mô thức mới. Chẳng hạn, nếu cảm thấy e ngại hoặc không vững tin, bạn có thể khẳng định: “Tôi phải tự tin có những quyết định đúng”.

Bài tập 5. Lập và phân tích bảng tổng kết cá nhân

Mục tiêu: Bài tập này giúp bạn đạt được một tổng quan về những sự kiện của đời mình và tìm thấy một ý nghĩa hoặc một ý định ẩn khuất trong những gì đã xảy đến với bạn cho tới hôm nay.

Lời khuyên: Ngay cả nếu bạn có thể một mình thực hiện bài tập này, sư hiện diện của một người khác sẽ giúp bạn xem xét những sự kiện của đời bạn và có thể phát hiện một ý nghĩa hoặc một ý định ẩn khuất mà bạn chưa khám phá.

Giai đoạn thứ nhất: Hãy lập bảng tổng kết cho bạn (xem bài tập 1 của buổi nhóm họp thứ tư, ở phần tiếp theo).

Giai đoạn thứ hai: Hãy đơn giản hóa các sự kiện bằng cách chỉ ra những hoàn cảnh và những bước ngoặt có tính quyết định của đời bạn, hoặc những hướng dẫn mà bạn đã rút ra từ chúng, và ghi lại theo thứ tự niên đại. Ở hàng đầu tiên, hãy ghi ngày sinh và nơi xuất thân, và ghi ra một vài sự kiện, các nhân vật chính

Giai đoạn thứ ba: Hãy ghi lại một đoạn nhỏ mô tả đời bạn, từ thuở ấu thơ cho đến hôm nay. Sau đó, hãy xem xét những sự kiện mà bạn đã mô ta và chọn ra một vài sự kiện để đặt chúng phía dưới “những hướng dẫn đã được biết”. Sơ đồ tổng quát là như thế nào?

Khả năng lựa chọn: Hãy cố đoán xem, một cách lôgic giai đoạn kế tiếp hiện nay là thế nào? Hãy ghi ra những dự kiện cùng ngày tháng. Điều gì cần phải diễn ra để giai đoạn mà bạn gợi lên có thể trở thành hiện thực?

Bài tập 6. Làm thế nào đế có được lời giải đáp cho thắc mắc

Giai đoạn thứ nhất: Hãy ghi lại những vấn đề mà bạn muốn thăm dò nhất hiện nay (vấn đề chính của đời bạn lúc này).


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.