Những bài học từ Lời Tiên Tri Núi Andes

7. KHỞI PHÁT SỰ TIẾN HÓA



Trong chương này, nhân vật chính của chúng ta học cách giữ năng lượng của mình ở một mức cao để tiến vào dòng chảy tiến hoá và nhận những thông tin cần có để ra quyết định. Trong khi chọn giai đoạn kế tiếp của mình, anh đã được bảo rằng không được rơi trở lại tư thế Kẻ Thờ Ơ, và phải đắm chìm trong bầu không khí yêu thương. Anh bắt đầu để ý đến những ý tưởng và những hình ảnh xuất hiện trong tâm trí đúng vào lúc cảm thấy lạc hướng. Vào lúc này, anh tự hỏi làm thế nào để thoát khỏi nguy hiểm trong khi tiếp tục theo dấu những mặc khải. Anh tin vào trực giác của mình để chọn hướng đi ở một ngã tư đường, nhưng rồi bị bắt giữ. Thoạt đầu, anh thấy điều đó có vẻ như một thảm họa, nhưng sau đó nó cho anh cơ sở để giải đáp nhiều thắc mắc. Một người xuất hiện giúp anh hiểu ỷ nghĩa của các thông điệp từ những giấc mơ và trực giác của anh.

MẶC KHẢI THỨ BẢY

Mặc khải thứ bảy nói rằng chúng ta có thể tiến hóa một cách có ý thức. Tựa như tiến hoá về mặt thể chất, con người cũng có thể tiến hoá trên bình diện tâm lý và tâm linh. Mặc khải thứ bảy chỉ cho chúng ta cách thức để đạt được điều đó khi tích cực tiến vào dòng chảy. Nhân vật chính được giải thích rằng quá trình sẽ diễn ra qua ba giai đoạn:

a) Huy động năng lượng.

b) Nhớ đến những vấn đề chủ yếu của đời mình

c) Phát hiện những vấn đề trước mắt kém quan trọng hơn.

Qua phân tích những ý tưởng, những giấc mơ ban ngày và những giấc mơ ban đêm, chúng ta có thể tìm thấy các thông điệp làm sáng tỏ những vấn đề của đời ta và chỉ cho ta cách thức tiến hành tiếp theo.

– Làm thế nào để nạp năng lượng?

Một nhân vật trong sách đã nêu lên những chỉ dẫn cực kỳ rõ ràng về cách thức duy trì năng lượng ở mức tối đa. Bạn hãy hàng ngày thực hành phương pháp này và nó sẽ trở thành bản tính tự nhiên thứ hai của bạn. Huy động năng lượng là điều đặc biệt quan trọng mỗi khi bạn cảm thấy lo âu, bối rối hoặc bị tràn ngập bởi những khó khăn. Nhưng bạn không nên rút ra những kết luận quá nóng vội về các trạng thái xúc cảm. Có thể bạn đang cần một sự “giảm áp” để hấp thụ và chấp nhận điều đang xảy đến với bạn. Một khi đã sẵn sàng, hãy quên đi những xúc cảm tiêu cực của mình và tiến hành những bước sau:

• Tập trung sự chú ý vào thiên nhiên xung quanh hoặc vào một vật thể đẹp.

• Hãy nhớ lại cuộc đời có vẻ như thế nào đối với bạn khi trong quá khứ, bạn đã có nhiều năng lượng.

• Hãy tìm thấy cái đẹp quanh bạn, những hình thể và những màu sắc độc đáo, và các quầng sáng bao quanh mỗi vật.

• Hãy hít vào sâu, một cách có ý thức, và nín hơi năm giây trước khi thở ra.

• Ở những lần hít sâu đó, hãy thấm đẫm bạn bằng cái đẹp ở xung quanh bạn cho đến khi có cảm giác nhẹ nhõm.

• Hãy hình dung mỗi hơi thở đang bơm đầy bạn như một quả bóng.

• Hãy cảm nhận năng lượng và sự nhẹ nhàng.

• Hãy kiểm tra xem bạn có còn đắm mình trong bầu không khí yêu thương không.

• Hãy tưởng tượng cơ thế bạn đang được bao quanh bởi một quầng sáng linh động.

• Hãy hình dung bạn là một hữu thể rực rỡ ánh sáng, đang hít thở năng lượng vũ trụ.

• Hãy đặt mình vào vị trí của một người quan sát từ bên ngoài và nhớ rằng mỗi sự kiện trong đời bạn đều có một mục tiêu ẩn khuất.

• Hãy lưu ý rằng những ý tưởng là khác hắn khi bạn đang ở trong một rung động cấp cao. Trong một cơ chế thống trị, những ý tưởng có nền tảng là sự đối đầu. Nhưng, một khi đã kết nối với năng lượng cấp cao, bạn cảm thấy cởi mở để đón nhận mọi điều đang xảy ra.

• Hãy dừng lại để một lần nữa kết nối. “Hãy luôn tràn đầy yêu thương… Một khi đã đạt đến trạng thái đó sẽ chẳng có gì và chẳng có ai có thể lấy đi năng lượng của bạn mà bạn không thể nạp lại. Năng lượng đang rời khỏi bạn tạo ra một dòng chảy dẫn năng lượng về bạn với cùng một tốc độ”. (1)

(1) 1/James Redfield, sđd., tr.174

– Đưa những câu hỏi tốt đẹp

Trong chuyến du hành của mình, nhân vật chính của Lời Tiên Tri Núi Andes có những lúc không biết quyết định sắp đến của mình sẽ là gì. Thông thường, khi xảy ra điều đó, lại có một người can dự vào đời anh, và nêu lên những câu hỏi như: “Tại sao anh có mặt ở đây?”, “Anh muốn biết điều gì?”, “Vấn đề khiến anh bận tâm là gì?”. Điều đó giúp anh định tâm, suy nghĩ về vấn đề của mình, và đặt nó lên hàng đầu của sự quan tâm ít lâu sau đó, những thông điệp bắt đầu xuất hiện.

Một nhân vật khác nhấn mạnh rằng lúc duy nhất mà trực giác của ta không cung cấp cho ta một dấu chỉ nào về hành động sắp đến mà ta phải thực hiện, là khi ta nêu lên một câu hỏi không thuộc quá trình tiến hoá: “Vấn đề trong đời không phải là tìm thấy những câu trả lời, mà là nêu lên những câu hỏi đúng. Nếu câu hỏi đúng, nó luôn có câu trả lời” (2). Đó có thể là những câu hỏi cụ thể về những sự kiện xảy ra ở ngoại giới.

(2) James Redfield, Sđd., tr.172

Khi lắng nghe trực giác và những xúc cảm của mình, bạn kết nối với dòng chuyển động của vũ trụ, và dòng này sẽ cho bạn biết bạn đang bị bế tắc trong những tình huống nào, và với xúc cảm nào.

– Thử nghiệm những trùng hợp ngẫu nhiên

Hãy chú ý đến mọi thông điệp mà một trùng hợp ngẫu nhiên có thể mang đến cho bạn. Hãy biết cách tìm hiểu ý nghĩa của nó. Nó đang gợi lên trong bạn những cảm nghĩ gì? Tại sao nó xuất hiện vào lúc này? Nếu đó là một thất vọng, đâu là hệ quả tích cực có thể phát sinh? Hành động mà nó có thể gợi ý là gì?

Những cảm xúc đến và đi như những đám mây trên bầu trời lộng gió. Hít thở một cách có ý thức mang lại cho tôi sự ổn định, tựa như một mỏ neo. (Thích Nhất Hạnh, Present Moment Wonderful Moment) (3)

(3) Thích Nhất Hạnh, sđd, tr.29

– Khi nào hành động?

Bạn có thể dứt khoát rằng một trực giác thôi thúc bạn hành động là thực sự xuất phát từ trí tuệ vũ trụ. Tuy nhiên, trừ khi nội tâm của bạn cảm thấy hài hoà, còn không hành động của bạn có thể không hữu hiệu. Trong cuốn Spiritual Growth (Tăng trưởng tâm linh), Sanaya Roman giải thích: “Chỉ nên hành động khi bạn cảm thấy được thôi thúc, cởi mở và tích cực. Khi đó, những hành động của bạn sẽ hoà đồng cùng vũ trụ. Bạn sẽ không phải bỏ ra nhiều nỗ lực để đạt được những kết quả tích cực. Chẳng hạn, sau khi đã thực hiện bài tập về năng lượng, bạn có thể muốn gọi điện thoại cho ai đó. Trước khi tuân theo xung lực của mình, hãy dừng lại một lúc, thư giản và tưởng tượng mình đang quay số. Nếu điều đó mang lại cho bạn một cám giác ấm áp, dễ chịu và thích thú, hãy thực

hiện. Nếu cảm thấy có một ngần ngại, nếu năng lượng của bạn hạ thấp, hoặc nếu bạn cảm thấy có môt xúc cảm tiêu cực khác, hãy khoan gọi (4)

(4) Sanaya Roman, sđcL, tr.53

Hãy làm điều bạn yêu thích

Những ước mơ mà chúng ta luôn ấp ủ là một phần của mục đích đời ta. Đôi khi chúng ta không quan tâm đến những ước mơ hoặc những khao khát của mình, như thể chúng là những điếu viển vông. Có thể chúng ta cảm thấy mình không thực sự xứng đáng để có được những điều ấy.

Tựa như nhân vật chính trong Lời Tiên Tri Núi Andes, chúng ta cũng đã tìm thấy con đường để tiến đến những mặc khải. Ước mơ của bạn nhằm mang lại một điều gì đó cho trần gian được gắn liền với những năng lực của bạn và những sự kiện đã ảnh hưởng đến bạn. Càng cởi mở đế đón nhận những trùng hợp ngầu nhiên và biết phân tích thông điệp của chúng, bạn càng sẽ dễ biết đâu là những hành động để thực hiện.

Những mặc khải có thể đơn giản hoặc phức tạp. Chúng thường đi kèm với một cảm giác đặc biệt:

Có những cảm giác khiến bạn sởn gai ốc, hoặc có những phản ứng thể chất khác. Đôi khi bạn không có một cảm giác thể chất nào, nhưng cảm thấy có một “khỏi động” trong tâm trí, như thể một bộ phận của cỗ máy vừa được đặt vào đúng chỗ. Bạn có thể nhận được những mặc khải bằng nhiều cách – một cách trực tiếp trong tâm trí như những trực giác, bằng cách dồn năng lượng của bạn về một hướng, khi đọc một cuốn sách hoặc nghe một điều gì đó. (Sanaya Roma, Spiritual Growth) (5)

(5) Sanaya Roman, sđcL, tr.42

Hãy nhớ rằng mỗi phút giây đều mang đến cho bạn một cơ hội để hiện hữu toàn vẹn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là cảm thấy một sự đau đớn về thể chất hoặc tình cảm. Trong phạm vi mà chúng ta đang nỗ lực để đạt những “tiến bộ” hoặc để được “sáng suốt” hơn, chúng ta thường bị đưa trở về với những yếu kém rất người của mình, và ở đó chúng ta gặp lại bản tính đích thực của mình, những gì làm chúng ta rung động.

Trong The Care of the Soul (Nuôi dưỡng tâm hồn), Thomas More viết: “Có một ‘mục tiêu’ trên con đường – cảm nhận sự hiện hữu; không phải để vượt qua những trở ngại, mà để hiểu cuộc đời một cách trực tiếp, để hiện hữu một cách toàn vẹn trong bối cảnh… Điều duy nhất để làm là hãy hiện hữu ở nơi bạn đang ở lúc này, là thỉnh thoảng nhìn quanh bạn trong ánh sáng của ý thức, hoặc thoải mái ở trong vùng bóng tối sâu thẳm của cái xa lạ và bí ẩn… Có thế là hoàn toàn không chính xác khi gọi đó là con đường của tâm hồn. Đúng hơn, đó là một hành trình không mục tiêu định trước”. (6)

(6) Thomas More, The care of the soul, New York, Harper Collins, tr.260

– Sự khác biệt giữa những xung lực và trực giác

Bạn đang học cách để nhận biết thông điệp phát sinh từ những bất ổn của bạn và những lời khuyên từ bản ngã cấp cao của bạn. Càng ý thức về điểm trung tâm bên trong bạn và lắng nghe nó, bạn càng dễ nhận ra những ước muốn thôi thúc hiểu biết theo trực giác. Bạn có thể có cảm tưởng rằng tất cả đều thúc đẩy bạn hành động. Vào lúc đầu, có thể bạn sẽ không tin chắc ở nhận định của mình. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân! Hãy tuân theo nguyên tắc vàng: Đừng bao giờ hành động trong sự hấp tấp, hối hả.

Theo Nancy Rosanoff: “Một sự thôi thúc luôn cho chúng ta ấn tượng rằng chúng ta phải hành động ngay và nếu chần chừ, chúng ta sẽ bỏ mất cơ hội. Sự thôi thúc đặt chúng ta dưới áp lực. Sau khi đã hành động theo thôi thúc, chúng ta có một cảm giác trống rỗng. Chúng ta chưa giải quyết được vấn đề của mình. Những thôi thúc là một sự bùng nổ của năng lượng được nối tiếp bởi một sự tạm lắng. Những thôi thúc xuất hiện một cách dữ dội và nhanh chóng biến mất ngay sau đó”. (7)

(7) Nancy Rosanoff, Intuition Workout: A Pratical Guide to Discovering and Developping  Your Inner  Knowing,  Boulder Creek,  California,  Aslan Publishing, tr.121

Thông thường, sự hiểu biết nội tại dần dần phát triển và ảnh hưởng một cách tinh tế lên dòng đời của chúng ta. Tuy nhiều ý tưởng thuộc trực giác là không thể kìm hãm được, nhưng chúng ta luôn có thời gian đế suy nghĩ trước khi hành động Rosanoff gọi điều đó là “Nguyên tắc ba điều phổ biến”: “Nếu một ý tưởng ba lần trở lại trong tâm trí, tôi sẽ kiên trì với nó. Những trực giác thường năn nỉ và dai dẳng. Nếu là một điều quan trọng, bạn sẽ không quên nó. Nó sẽ quay trở lại nhiều lần. Nó sẽ quấy nhiễu, dày vò bạn… Ngay cả khi phải chịu áp lực cao, bạn vẫn có thể áp dụng Nguyên tắc ba điều phổ biến. Trong vài giây, bạn có thể để cho một ý tưởng bay đi và chờ đợi. Nếu ý tưởng đó quay lại ngay, bạn phải để nó thoát đi lần thứ hai, và lại chờ đợi. Như thế, bạn có thể biết cách phân biệt một phản ứng hoảng loạn với một trực giác. Nếu những trực giác xuất hiện ngay trước khi có một biến động, thì sự hoảng loạn thường diễn ra sau đó”. (8)

(8) Nancy Rosanoff, Intuition Workout: A Pratical Guide to Discovering and Developping  Your Inner  Knowing,  Boulder Creek,  California,  Aslan Publishing, tr.122

Hiệu năng không bằng tỉnh táo. Trôi nhanh không bằng chảy chậm. (Kazuaki Tanahashi, Brush Mind) (9)

(9) Kazuaki Tanahashi, Brush Mind, Berkeley, Parallax Press, tr.138

Càng chú ý đến điểm trung tâm bên trong của mình, chúng ta càng dễ nhận ra những khác biệt giữa những thông điệp xuất phát từ trí não và những thông điệp đến từ trực giác

Những thông điệp trí não là:

• Dựa trên sự khát năng lượng, nỗi sợ hãi hoặc lo âu.

• Dựa trên nhu cầu tự vệ.

• Thúc đẩy hành động mà không để bạn có thời gian suy nghĩ.

• Là những lời giải đáp nhanh, và cho bạn ấn tượng bị tách rời khỏi dòng chảy.

• Là điều đầu tiên lướt qua tâm trí.

• Tạo ra ấn tượng về một nhu cầu vô vọng. Những thông điệp trực giác là:

• Mang lại sự yên ổn và tình yêu thương.

• Bền bỉ.

• Có tính chất khuyến khích và tích cực.

• Không đòi hỏi một hành động tức thì.

• Đề nghị những giai đoạn nhỏ để tiến đến đổi mới.

– Làm thế nào để đương đầu với những hình ảnh của nỗi sự hãi? Nhân vật chính của Lời Tiên Tri Núi Andes thầm nghĩ: “Còn những ý tưởng tiêu cực? Những hình ảnh đáng sợ, những tai họạ xảy đến cho những người chúng ta yêu thương, mà chúng ta chẳng thể làm gì…”. (10)

(10) James Redfield, sdd., tr.188

Câu trả lời là:

“Mặc khải cho biết rằng những hình ảnh của nỗi sợ hãi phải được ngăn chặn ngay khi chúng xuất hiện. Chúng ta phải thay thế chúng bằng những hình ảnh tích cực. Khi đó, những hình ảnh tiêu cực sẽ biến mất. Kể từ đó, những trực giác của bạn là tích cực. Nếu những hình ảnh tiêu cực đó quay trở lại, phải cân nhắc chúng một cách rất nghiêm túc”. (11)

(11) James Redfield, sdd., tr.188

Dĩ nhiên, nỗi sợ hãi là một thành phần của đời sống và là một đồng minh khi giúp bạn né tránh hiểm nguy. Nếu biết cách xử lý tác động của nỗi sợ hãi trong đời mình, bạn sẽ có được một nhân tố hiểu biết quan trọng. Nỗi sợ hãi, cũng như những phát sinh của nó – sự lo âu và bận tâm – cản trở quá trình tiến hoá của ta nếu ta để nó ảnh hưởng đến cách xử lý một thông tin mới hoặc xem xét những lựa chọn. Nó đưa ta ra khỏi hiện tại bằng cách hướng sự chú ý của ta đến những vấn đề của quá khứ hoặc tương lai, những vấn đề có thể không đáng quan tâm. Mặc khải thứ bảy khuyên chúng ta nên sửa đổi những quá trình tư duy tiêu cực bằng cách ngăn cản những hình ảnh của nỗi sợ hãi và thay thế chúng bằng những hình ảnh khác. Tuy nhiên, có những trường hợp chúng ta cần phải nhận biết nỗi sợ hãi thay vì chỉ đơn giản phớt lờ hoặc chối bỏ nó.

Ngay khi đã hiểu thông điệp được chứa đựng trong nỗi sợ hãi, bạn hãy biết cách xua đi những ý tưởng tiêu cực và hình dung ra các kết quả tích cực mà bạn muốn đạt được.

Hãy ý thức về những lúc bạn có xu hướng cảm thấy lo âu, sợ hãi. Trong ngày, hãy để ý đến điều gì làm giảm năng lượng của bạn. Chẳng hạn, bạn cảm thấy kiệt sức sau khi nói với ai đó về những chuyện buồn đã qua, về tình cảnh bất hạnh hiện tại hoặc về những e sợ trong tương lai của bạn.

Đối diện với nỗi sợ hãi và hoài nghi

Càng có thể cảm nhận năng lượng, bạn càng có khả năng phân biệt những nỗi sợ hãi đang làm nhụt chí với những dấu hiệu đích thực của hiểm nguy.

Trước tiên, bạn có thể không bổ sung thêm niềm tin vào thông tin mà bạn nhận được. Nếu như vậy, hãy yêu cầu những giải thích rõ ràng về sự việc.

Hãy để ý xem nỗi sợ hãi của bạn có gắn liền với cơ chế thống trị hay không. Chẳng hạn, nếu bạn thu hút năng lượng ở vị thế Nạn Nhân, bạn có tạo ra những rắc rối tưởng tượng để vẫn được ở vị thế Nạn Nhân? Là Kẻ Thờ ơ, nỗi sợ bị xâm lấn của bạn có ngăn cản bạn yêu cầu người khác giúp đỡ? Là Kẻ Đe Doạ, nỗi sợ không được xem trọng có thúc đẩy bạn tìm kiếm sự chống đối ở nơi không hề có điều đó? Là một Kẻ Tra Hỏi, bạn có sợ, nếu không giám sát mọi thứ, bạn sẽ bị bỏ rơi và chỉ còn lại một mình?

LÀM THẾ NÀO TÌM THẤY NHỮNG THÔNG ĐIỆP CHỨA ĐỰNG TRONG NỖI SỢ HÃI

• Nhận biết nỗi sợ.

• Hãy ngồi xuống cùng với nỗi sợ và thực sự cảm nhận nó. Những cảm giác nặng nề thường là dấu hiệu của sợ hãi và lo âu.

• Hãy nói rõ về những xúc cảm của bạn. Hãy cầu xin những lời khuyên.

• Hãy ghi lại những chi tiết mà bạn đã nắm bắt.

• Hãy nói với nỗi sợ và bạn sẽ tìm thấy thông điệp mà nó chuyển cho bạn. Điều đó phải chăng là thực tiễn?

• Hãy ghi lại những ý tưởng tiêu cực đi kèm với những thông điệp và đó là những điều mà bạn đã nghĩ về chính mình khi lo sợ, chẳng hạn như: “Mọi sự đều không ổn. Tôi đuối lắm rồi. Phải chi tôi đừng làm chuyện đó. Tôi quá chậm. Tôi quá ngốc”. Một cuộc đối thoại tiêu cực ở nội tâm quay trở về dưới dạng những xúc cảm tiêu cực, những nỗi sợ hãi và những kết quả tồi tệ.

• Hãy thử cường điệu những nỗi sợ hãi, xem liệu có thể tìm thấy một khía cạnh khôi hài nào ở đó.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XUA ĐI NỖI SỢ HÃI?

• Hãy tập trung vào sự hít thở của bạn trong vài phút.

• Hãy thư giãn càng nhiều càng tốt. Hãy dành ra vài phút để ở một mình.

• Hãy cầu xin năng lượng vũ trụ ban cho bạn những lời khuyên dưới mọi hình thức khả dĩ vào lúc này.

• Hãy phát ra tình yêu thương. Hãy bao bọc bạn và bao bọc người khác bằng ánh sáng.

• Khi nỗi sợ hãi và hoài nghi tăng lên trong tâm trí, hãy ngoại xuất chúng vào ánh sáng.

• Hãy chú tâm vào điều bạn đang ao ước. Hãy hình dung một cách rõ ràng thành quả mà bạn có thể đạt được.

• Hãy nhớ rằng bạn có khả năng để đưa ra những chọn lựa và nhiều giải pháp đang ở phía trước.

• Một khi đã đạt đến một trạng thái tĩnh lặng, hãy nghĩ đến những dấu hiệu tinh tế đã đến với bạn trước khi nỗi sợ của bạn dồn dập xuất hiện. Hãy nhớ rằng luôn có những thông điệp được chuyển đến bạn vì lợi ích lớn lao của bạn.

• Khi cảm thấy sợ hãi, hãy hướng sự chú ý đến mục tiêu cao nhất. Hãy tưởng tượng bạn đang trong tình trạng tốt đẹp nhất, được bao quanh bởi cái đẹp và tình yêu thương.

– Làm thế nào để loại bỏ nhu cầu thống trị của mình

Nếu bạn thúc ép các sự việc xảy ra, nếu bạn vật vã để chúng phải xảy ra, như thế bạn không tiến theo dòng chảy của vũ trụ. Khi tâm trí bạn rối loạn, hãy tự hỏi: “Tại sao tôi ở đây (trong hoàn cảnh này, vào lúc này)?”,

“Điều gì đang xảy ra vào lúc này?”. Hãy dành ra một lúc để đối diện với chính mình. Điều gì xảy ra khi bạn loại bỏ sự lo âu và nhu cầu thống trị của bạn?

Đôi khi bạn cần phải kiên trì để vượt qua nhưng trở ngại, nhưng nếu bạn chiến đấu nhằm thắng một trận chiến xem chừng chắc chắn thất bại, thì có một điều gì đó không hài hoà. Hãy ngừng hành động như thế, nhất là khi bạn cảm thấy mình không còn một lựa chọn nào khác. Khi bạn cảm thấy mình bị dồn đến đường cùng và bất lực, thì có thể bạn đang bị vướng vào một cuộc xung đột nội tâm được thể hiện ở thế giới bên ngoài. Hãy rời bỏ nó. Hãy cầu xin vũ trụ giúp đỡ. Hãy quyết định đừng làm gì cả trong một thời gian hoặc bỏ qua những giải đáp tức thì. Thái độ hữu hiệu nhất là cảm nhận cái đẹp xung quanh bạn và gắn kết với nó, để được cởi mở đón nhận những trùng hợp ngẫu nhiên và những thông điệp mới.

Trở ngại chính của chúng ta khi giải quyết những vấn đề của đời mình là chúng ta đương đầu với chúng như thể chúng ở bên ngoài chúng ta. Thật ra, mỗi vấn đề là một sự thể hiện ra bên ngoài từ trạng thái tâm thức của chúng ta. Khi tâm thức của chúng ta trong sáng và an bình, vấn đề sẽ biến mất. (Arnold Patent, You Can Have It All) (12)

(12) Arnold Patent, You Can Have It All, Piermont, New York, Money Mastery Publishing, 1984, tr.143

Đâu là mảnh thiếu của trò chơi ghép hình cuộc đời bạn?

Tiến vào dòng chảy của vũ trụ có nghĩa là đạt được điều bạn đang cần nhằm chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp của cuộc đời. Một cơ hội xuất hiện và sau đó bạn phải thực hiện công việc. Hãy luôn tiếp cận với những hy vọng, những ước mơ và những nhu cầu; điều đó giúp bạn làm chúng trở thành hiện thực.

Vấn đề gì đang làm bạn bấn loạn hơn cả vào lúc này? Hãy nêu lên một cách chính xác. Giờ đây, hãy đề ra một câu hỏi sẽ giúp bạn đương đầu với Hãy tưởng tượng rằng câu hỏi đó đang ở hàng đầu trong tâm thức của bạn. Hãy cởi mở để đón nhận mọi dấu hiệu hoặc thông điệp tức thời.

Tìm hiểu những giấc mơ

Những giấc mơ là đời sống thực của nội tâm không bị những ràng buộc của không gian, thời gian và phạm vi. Vậy làm thế nào chúng ta có thể nhận biết cái thực tế nội tại đa chiều kích, thích hợp với những biến đổi của chúng ta, chỉ qua vài trang sách hoặc kể cả vài tập sách? Phần lớn thời gian, khi tỉnh thức, chúng ta chỉ ý thức một cách mơ hồ về cuộc du hành trong đêm gây bối rối: chúng ta đã mơ thấy những nơi mà mình chưa từng đến và những con người có thể đang sống hay đã chết, mà chúng ta không biết họ có thật sự tồn tại hay không. Thỉnh thoảng chúng ta bị xâm chiếm bởi một cảm giác thần kỳ của sự kinh ngạc, của niềm vui và tình yêu rực sáng, hoặc hoảng hốt bởi một nỗi kinh hoàng và một cảm giác ân hận lớn lao. Chúng ta chẳng bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra trong đêm tiếp theo. Tựa như sự đồng bộ, lễ hội của những hình ảnh ban đêm có thể chứa đựng một thông điệp nếu chúng ta nhìn chúng rõ hơn.

Thông thường, chúng ta không dừng lại để thực sự phân tích một giấc mơ, trừ khi nó tỏ ra rõ ràng và bất thường khiến chúng ta chú ý. Mặc khải thứ bảy nói rằng, những ý tưởng, những giấc mơ ban ngày, những giấc mơ ban đêm, giúp chúng ta nhìn thấy con đường của mình và truyền đạt cho chúng ta một thông tin về cuộc đời, một điều gì đó mà chúng ta không biết.

– Những thông điệp của giấc mơ

Mặc khải thứ bảy khuyên chúng ta so sánh những giấc mơ với câu chuyện đời. Chúng ta hãy phân tích hoàn cảnh của nhân vật chính của chúng ta trong chương này, những vấn đề của anh, và bằng cách nào giấc mơ của anh mang đến lời giải đáp.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.