Những bài học từ Lời Tiên Tri Núi Andes

9. phần 2 (Hết)



Mặc khải thứ chín nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta có mặt ở đây là để đạt đến thiên đường trên trần gian, Trong viễn cảnh lịch sử về một khủng hoảng toàn cầu, thì ý tưởng về một thiên đường có vẻ một chuyện thần tiên để làm lạc hướng trước những bệnh tật, tội ác, sự nghèo khổ, chiến tranh và tuyệt vọng – một sự tuyệt vọng mà Joanna Macy, một tác giả chuyên về môi trường và sinh thái, đã viết: “Chúng ta bị dồn dập bởi những tín hiệu của sự tuyệt vọng. Chẳng có gì để phải ngạc nhiên khi chúng ta cảm thấy tuyệt vọng… Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta che giấu sự tuyệt vọng đó với chính chúng ta và với những người khác” (15). Tất cả liên quan đến “sự mất niềm tin” và nỗi lo sợ rằng nhân loại sẽ không thể sống còn, đưa đến một sự đờ đẫn tâm trí. Bị tê liệt, chúng ta loại bỏ những thông tin tiêu cực và mất khả năng đối đầu với những vấn đề một cách sáng tạo. (16)(15) Joanna Macy, sđd., tr.15

(16) David Peri và Robert Wharton, “Sucking Doctor Second Night: Comments by Doctor, Patient and Singers”, Albin Michel, 1982

Do bị thống trị bởi sợ hãi, tuyệt vọng và không chịu nhìn thẳng vào thực tế nên, ở giai đoạn này của lịch sử, chúng ta phải ý thức về những trạng thái tình cảm sâu sắc của mình đối với những vấn đề con người cũng như phải đương đầu với năng lượng đang bất động của những cơ chế thống trị của chúng ta, chúng ta phải nhận ra và chấp nhận những cảm giác như tuyệt vọng, chán nản, bất lực, không thể tìm thấy những giải pháp cho những vấn đề của chính mình. Trong khi bày tỏ và chứng minh sự đúng đắn của những kinh nghiệm sống, chúng ta sẽ tạo thuận lợi cho sự xuất hiện một năng lượng sáng tạo mới mẻ và không chối bỏ thực tế.

– Rút ra bài học từ những hệ tự nhiên

Tháng Tư 1994, trong một báo cáo, Fritjof Capra tác giả cuốn Đạo Của Vật Lý, đã nêu lên thách đố chính của thời đại chúng ta: hình thành và duy trì những cộng đồng am hiểu một phát triển bền vững. Ông trình bày tám nguyên tắc hay những quy luật tự nhiên của sự phát triển, mà ông xem như là mô thức sống cơ bản có thể dự kiến những cộng đồng tương lai của chúng ta.

Những hệ sinh thái tự nhiên tồn tại như những mạng lưới gồm những nhân tố nối kết với nhau, đa chiều hướng và không tuyến tính. Chúng biến đổi theo những chu kỳ riêng và tự điều chỉnh một quá trình tác dụng ngược. Quá trình này quy nạp các trải nghiệm. Trải nghiệm sẽ dẫn tới tiến triển và sáng tạo. Như thế, các cá nhân hoặc một cộng đồng có thể tự tổ chức nhờ trải nghiệm trực tiếp và không cần một thẩm quyền bên ngoài nào để chỉ ra những sai lầm của họ. Theo Capra: “Khi hiểu rằng sự sống được hình thành từ những mạng lưới, bạn hiểu đặc điểm chủ yếu của nó là tự tổ chức”(17). Đó sẽ là nguyên tắc hoạt động mới cho nền văn hoá của chúng ta.

(17) Fritjof Capra, Diễn văn đọc tại Mill Valley, California, ngày 23 tháng Tư 1994

Sự vận hành không va chạm của một hệ thống am hiểu quá trình phát triển bền vững là tuỳ thuộc vào sự hợp tác và tương trợ giữa những thành phần của nó. Theo Capra, dòng chảy có tính chu kỳ còn quan trọng hơn cả khái niệm cạnh tranh sinh tồn của Darwin, trọng những hệ sinh thái tự nhiên, các chủng loài sinh sống chồng lấn nhau và phụ thuộc lẫn nhau đế tồn tại, Dòng chảy tràn qua khi chúng ta tập trung vào năng lượng của chính mình và có khả năng phân phát năng lượng cho những người khác.

Một cộng đồng thịnh vượng sẽ bị chi phối bởi hai quy luật tự nhiên khác: tính uyển chuyển và tính đa dạng. Mọi hệ sinh động đều là một dòng chảy đang hoạt động. Để tồn tại, nó phải đương đầu với những thử thách của thay đổi.

Càng chứa đựng sự đa dạng, nó càng có nhiều cơ may để sống còn do có thể nhờ đến những tiềm năng đa dạng. Mặc khải thứ nhất nhắc nhở chúng ta về vai trò tự nhiên và sự trùng hợp ngẫu nhiên khi đưa vào tính đa dạng. Tiếng nói của trực giác bày tỏ tính uyển chuyển và dòng năng lượng.

Nguyên tắc sau cùng là sự đồng tiến hoá. Để hoạt động một cách bền vững, một cộng đồng phải “đồng tiến hoá qua một tương tác giữa sáng tạo và thích nghi. Sự biến đổi của tính sáng tạo là một chức năng cơ bản của sự sống” (18)… Là những con người có tính sáng tạo và trực giác (nếu chúng ta không bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi hoặc tuyệt vọng), chúng ta đã được chuẩn bị đầy đủ để tìm thấy những giải pháp cần có khi nghe tiếng nói từ nội tâm.

(18) Fritjof Capra, Diễn văn dọc tại Mill Valley, California, ngày 23 tháng Tư 1994

Tám nguyên tắc sinh thái học có thể được sử dụng để giúp cho những tổ chức hoạt động tốt đẹp là: sự phụ thuộc lẫn nhau, tính bền vững, những chu kì sinh thái, dòng chảy năng lượng, cùng tham gia, tính uyển chuyển, tính đa dạng và đồng tiến hoá.

Một nhà sinh thái học khác là Paul Hawken khẳng định rằng, để thực hiện những thay đổi cần thiết c sự sống còn và duy trì sự sống trên Trái đất, chúng ta phải tìm thấy một phương cách nhằm quản lí sự nhầm lẫn, vô minh, chán nản mà chúng ta thường cảm thấy khi chứng kiến những sự phá hoại môi trường. Cũng như Macy, Hawken cho rằng một giai đoạn có tính quyết định sẽ được vượt qua khi chúng ta tìm thấy cách thức để công bố những nguyên tắc sinh thái học và cùng nhau thảo luận theo một cách thức nhằm tập hợp mọi người và mang đến cho họ hy vọng và những cơ hội để tham gia.

Lời tiên tri nhắc nhở chúng ta rằng ý thức mang tính tâm linh có liên quan đến việc nhận biết sự phụ thuộc nhau của mọi hình thái sống và cái đẹp của cuộc đời mình. Hai quan điểm đó đưa chúng ta đến việc phải biết hài hoà với nơi cư trú tự nhiên của mình, và biết sống theo những quy luật tự nhiên (19). Một định hướng mới đang xuất hiện. Thực hiện đúng theo mặc khải thứ chín đòi hỏi chúng ta phải cắt đứt với những sai lầm quá khứ và ngừng tàn phá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để áp dụng điều mà Hawken gọi là “kinh tế trùng tu”. (20)

(19) Michael Murphy, sđd., tr.198

(20) Paul Hawken, sđd., tr.15

Để tầm nhìn mới đó được hữu hiệu, cần phải có sự tham gia của nhiều người. Một cơ cấu hình thành cần phải có ba nền tảng:

1) một văn hoá dựa trên những giá trị siêu việt của yêu thương, sự thán phục, khiêm tốn và lòng trắc ẩn (xem mặc khải thứ năm);

2) một chuỗi những thực hành giao tiếp năng động và hành động có phối hợp (xem mặc khải thứ tám);

3) khả năng nhìn thấy dòng chảy của sự sống như một hệ tự nhiên và tiến vào nó (cởi mở để đón nhận những trùng hợp ngẫu nhiên và tiến vào dòng chảy).

Nhờ vào những nguyên tắc đó và vào khả năng sửa đổi những phương pháp kém hiệu quả và thiển cận, chúng ta có thế tiến đến tương lai đã nêu trong mặc khải thứ chín.

Để tương lai diễn ra như đã được tiên báo, chúng ta phải bắt đầu tạo ra, cho giáo dục và đào tạo, một môi trường phong phú hơn, để thế hệ mới có thể dấn thân một cách đầy đủ hơn vào dòng chảy.

Dĩ nhiên, những nguyên tắc chi phối một cộng đồng bền vừng đã có các ứng dụng logic trong giáo dục. Trong những năm quá độ, có nhiều lý thuyết và nhiều dự án mới sẽ xuất hiện để đáp ứng nhu cầu dạy dỗ thế hệ trẻ thực sự có ý thức.

TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ CHÍN

Mặc khải thứ chín tiên báo cách thức mà sự tiến hoá sẽ diễn ra khi chúng ta áp dụng tám mặc khải trước. Vì tính đồng bộ sẽ gia tăng, chúng ta bị thu hút về những mức rung động cao hơn. Lúc đó, chúng ta sẽ tiến vào sứ mệnh đích thực của mình, trong khi thay đổi nghề nghiệp hoặc ý hướng, để làm việc trong những lĩnh vực phù hợp với mình. Vì quá trình tiến hoá sẽ tiếp diễn, sự tiến triển mang tính đồng bộ sẽ gia tăng những rung động của chúng ta cho đến khi chúng ta tiến sang chiều kích của cõi bên kia và hợp nhất chiều kích đó với chiều kích hiện hữu của chúng ta khởi đầu và chấm dứt ở thời điểm sinh tử.

RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ CHÍN

– Hãy ở trong hiện tại

Hãy áp dụng tám mặc khải trước. Bạn là thành phần của sự tăng tốc quá trình tiến hoá. Như nhiều người, có thể bạn thích thú với tầm nhìn về tương lai và bạn muốn đạt đến tương lai ngay từ bay giờ. Vấn đề là bạn phải biết hiện hữu tại đây và ngay lúc này, và áp dụng tám mặc khải trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Ở mỗi lĩnh vực, bạn sẽ gặp những chống đối hoặc những lo sợ trước khả năng thay đổi, nhưng bạn cũng sẽ nhận được những hỗ trợ và khích lệ. Điều chủ yếu là bạn phải biết nhận ra những trùng hợp ngẫu nhiên và những thông điệp, nêu lên những câu hỏi và hành động theo sự nhắc nhở của tiếng nói nội tâm, sẵn sàng phát hiện những cuộc tranh giành quyền lực và gìn giữ năng lượng của mình ở một mức cao nhờ sự tiếp cận với thiên nhiên và cái đẹp.

Điểm chính yếu mà các mặc khải đã nêu lên là năng lượng: bạn phải biết nhận ra nó, quan sát nó, lắng nghe nó, tập trung vào nó, và huy động nó. Hãy quan tâm đến những hoạt động cần đến năng lượng tâm linh và đang thu hút bạn. Rất nhiều người có thể gia tăng kiến thức hoặc khả năng của mình trong một lĩnh vực mới.

– Sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra những cơ hội mới

Thường là chúng ta cảm thấy lo âu, không biết mình thực sự muốn gì.

Sau khi đã đọc xong chương cuối của cuốn sách này, đâu là những ý tưởng về tương lai thu hút bạn nhiều hơn cả? Hãy mô tả một cuộc đời lý tưởng mà bạn muốn được sống. Hãy dám nghĩ đến những điều lớn lao.

Hãy sử dụng những câu hỏi dưới đây, để giúp bạn tưởng tượng một đời sống mới:

– Ai? (Bạn thích gần với những loại người nào? Bạn ao ước có một gia đình như thế nào?)

– Điều gì? (Bạn muốn làm việc gì?)

– Khi nào? (Cuộc sống lý tưởng đó xa vời đối với bạn đến mức nào? Bao giờ bạn có thể tiến đến gần nó?)

– Ở đâu? (Bạn muốn sống ở đâu?)

– Thay đổi quan điểm

Nếu bạn mong muốn mãnh liệt mang đến cho đời mình nhiều ý nghĩa và tầm quan trọng lớn lao hơn, hãy cân nhắc những kết luận sau đây mà Robert Monroe đã rút ra từ những trải nghiệm của ông:

• Bạn không chỉ là thân xác vật chất mà còn hơn thế nữa.

• Bạn đang ở đây để thực hiện một sứ mệnh và đừng để cho nhu cầu sống còn làm bạn trở nên quá lo âu. Mục tiêu cuối cùng của bạn không phải là sự sống còn về thể xác.

• Bạn đang hiện diện trên Trái đất này là do lựa chọn. Sau khi đã học tất cả những gì cần phải học, bạn có thể ra đi.

* Hãy nhận thức thế giới như nó đang là: một nơi để ta học hỏi.

• Hãy sống và yêu đời sống càng nhiều càng tốt, nhưng đừng lệ thuộc vào nó.

Càng đưa những ý tưởng đó vào phương thức tư duy, bạn càng thấy rõ sự thay đổi trong những mục tiêu của bạn hoặc trong những tương tác với những người khác.

RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ CHÍN

Buổi số 13

2 giờ 30 phút

Mục tiêu: Thảo luận về mặc khải thứ chín.

DẪN NHẬP

Để khởi động cuộc thảo luận, hãy nêu lên một số những câu hỏi sau:

• Quan điểm của bạn thay đổi ở điểm nào sau khi đã học hỏi về những mặc khải?

• Động thái của bạn đã thay đổi thế nào sau khi dọc Lời Tiên Tri Núi Andes?

• Phương diện nào của tương lai khiến bạn quan tâm hơn cả trong m

• Bạn cảm thấy mình đang đóng góp gì cho sự tiến hoá?

• Đâu là những triển vọng đang mở ra với bạn khi bạn nói đến những mặc khải dù ở bất kỳ đâu?

• Những trực giác nào đã đến với bạn và có vẻ như gắn liền với một trong những mặc khải nói chung, hoặc với mặc khải thứ chín nói riêng?

• Theo trực giác, đâu là những ý tưởng sâu sắc nhất đối với bạn trong

Lời Tiên Tri Núi Andes?

Bài tập 1. Trong thế giới những điều khả dĩ

Mục tiêu: Khai mở trí tưởng tượng và sự thực hành bằng cách nới rộng giới hạn sự hiểu biết về chính mình.

Thời gian: Một giờ.

Lời khuyên:

Giai đoạn thứ nhất: Hãy dành 10 – 15 phút để tưởng tượng và ghi nhận một đời sống đáng mơ ước – khác với đời sống hiện nay của bạn. Mục tiêu ở đây là phát triển chính mình!

Giai đoạn thứ hai: Hãy chọn một đối tác và lần lượt mô tả cuộc đời tưởng tượng của bạn (khoảng 15 phút cho mỗi người).

Giai đoạn thứ ba: Hãy trở về với nhóm chính và chia sẻ kinh nghiệm của bạn.

Giai đoạn thứ tư: Nếu một trong những cuộc đời tưởng tượng của bạn tương tự với cuộc đời tưởng tượng của một người khác, hãy phân tích những thông điệp mới được gợi lên bởi trùng hợp ngẫu nhiên đó!

Bài tập 2. Nói về môi trường

Mục tiêu: Để làm dịu bớt những lo âu, chán nản hoặc tuyệt vọng mà chúng ta cảm thấy trước những vấn đề thuộc môi trường.

Thời gian: Có thể kéo dài.

Lời khuyên: Bạn có thể sử dụng một số những câu hỏi sau đây để bước vào thảo luận;

• Đâu là những vấn đề của Trái đất khiến bạn lo lắng nhất?

• Điều gì khiến bạn e ngại hơn cả ở tương lai?

• Bạn cảm thấy thế nào khi nghĩ đến thê hệ trẻ và tương lai của chúng?

• Đâu là những ưu tiên khẩn cấp nhất đối với cả nhóm?

• Bằng cách nào bạn đương đầu với stress khi nghe nói về những huỷ hoại môi trường sống, sự nghèo đói, và tốc độ gia tăng dân số?

• Bằng cách nào bạn góp phần vào việc am hiểu hoặc giải đáp một vấn đề?

• Những cuốn sách nào đã mang đến cho bạn sự hứng khởi?

• Bạn có sẵn sàng để trao đổi thông tin với nhóm trong những lần họp mặt tới?

KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM

Hãy đáp ứng những yêu cầu được trợ giúp và hãy gửi năng lượng tích cực đến cho mọi người. Hay nhớ rằng nhóm của bạn là nơi thích hợp để trao đổi những ý tưởng mới mẻ.

Giờ đây, khung cảnh đã được xác định. Hãy lắng nghe trái tim đang đập trong lồng ngực của bạn. Cuộc đời này chưa kết thúc. (David Wilcox, “Show the Way”)

* * *

Vũ trụ chỉ đơn thuần là năng lượng. Mọi sự trong vũ trụ đều được hình thành từ năng lượng, và năng lượng tạo ra những vật thể và bản chất của cái mà chúng ta gọi là thực tại. Là một đại đương rộng lớn của sự rung động; năng lượng đó thể hiện thành vô số những hình thái của hiện hữu và nối liền chúng với nhau: một tảng đá, một con sóng, một bông hoa, hoặc chính bạn. Sự tồn tại được hình thành từ một chất liệu duy nhất ở nền tảng, không ngừng chuyển động – sinh thành, biến đổi, chuyển dịch.

Khi một số kịch bản được sử dụng lặp đi lặp lại, chúng trở thành như những trò diễn. Tiến sĩ Berne đã nói rằng những cách thức nhằm đòi hỏi sự chú ý là vô số kể. Trong những trò đó, chúng ta chứng kiến một sự tranh giành dữ dội, như được mô tả trong mặc khải thứ tư. Chẳng hạn, một trò kinh điển giữa “Kẻ Tra Hỏi” và “Kẻ Thờ Ơ” được mở đầu bằng; “Tại sao bạn không…? – Vâng, nhưng…” Trong cuộc trao đổi đó, người giữ vai “Vâng, nhưng…” lắng nghe nhưng luôn tìm thấy một điều gì đó để bác bỏ đề nghị của người kia: như thế người đó để cho năng lượng chảy về mình trong khi khước từ mọi gợi ý nhằm giải quyết một vấn đề đã được xác định. Khi không ngừng nói “Vâng, nhưng…” người đó đã làm cạn kiệt năng lượng của người đối thoại và chuyển vấn đề cho một người khác, hoặc tái diễn trò đó sau này hoặc khi có liên quan đến một vấn đề khác.

 Khi lắng nghe trực giác và những xúc cảm của mình, bạn kết nối với dòng chuyển động của vũ trụ, và dòng này sẽ cho bạn biết bạn đang bị bế tắc trong những tình huống nào, và với xúc cảm nào.

Càng thành công trong công việc kết nối với cái đẹp và năng lượng xung quanh, chúng ta càng tiến hoá. Và càng tiến hoá, sự rung động của chúng ta càng vươn cao. Cảm nhận và sự rung động cấp cao đó giúp chúng ta vượt qua biên giới giữa thế giới vật chất của chúng ta và thế giới vô hình nơi ta xuất phát và cũng là nơi ta sẽ quay vế sau cái chết thể chất. Mặc khải thứ chín luôn thôi thúc chúng ta mỗi khi chúng ta nghi ngờ về con đường của mình hoặc lạc mất tầm nhìn về quá trình đó. Chúng ta đến gần nhau khi có thể đạt đến một mức rung động vũ trụ đã có ở đó, phía trước chúng ta.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.