Những bài học từ Lời Tiên Tri Núi Andes

4. TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC



Rời khu Viciente tuyệt đẹp nhân vật chính và Wil đi sâu vào những dãy núi và tiếp tục tiến tới những đỉnh núi cao hơn.

Wil nói: “Hãy cảnh giác, vì kể từ bây giờ những trùng hợp ngẫu nhiên sẽ diễn ra một cách đều đặn, và cậu phải chú tâm theo dõi các sự kiện”.

Như thể nhận được một tín hiệu, cả hai dừng lại để qua đêm và, trong bữa ăn tối họ chứng kiến một cảnh gây gổ dữ dội giữa các thành viên của một gia đình. Trong khi nhân vật chính của chúng ta suy nghĩ về ý tưởng cho rằng năng lượng luân lưu giữa những con người, thì Wil và anh bất ngờ gặp một nhà tâm lý học đang nghiên cứu về những xung đột của nhân loại. Trong khi trải nghiệm sự chuyển động của năng lượng, nhân vật của chúng ta trước tiên bị thu hút bởi Marjorie, một người đã gặp ở Viciente, rồi sau đó bị dò hỏi bởi Jensen, một nhà khảo cổ học cũng đang đi tìm Bản Sách Cổ Chép Tay. Dưới ảnh hưởng của Jensen, đầu óc của anh bị rối loạn, không còn biết phải quyết định ra sao. Wil xuất hiện kịp lúc để giúp anh và nhắc anh phải tiếp tục tìm kiếm những mặc khải khác.

MẶC KHẢI THỨ TƯ

Mặc khải thứ tư cho biết rằng chúng ta luôn cạnh tranh nhau nhằm đạt được năng lượng. Chúng ta làm điều đó một cách vô thức mỗi khi gặp người khác. Bằng cách chú ý đến những tương tác của ta và của những người khác, ta có thể nhận thức về cuộc tranh giành dữ dội đó và bắt đầu hiểu về những gì đang tiềm ẩn dưới những trạng thái xung đột. Khi ý thức đạt được tiến bộ, ta cũng sẽ nhận thức rằng năng lượng được bằng cách đó sẽ chẳng thể tồn tại lâu đài. Và phát hiện rằng năng lượng đích thực mà chúng ta đang tìm kiếm là xuất phát từ một nguồn thuộc vũ trụ. Chúng ta không cần phải rút tỉa nó từ một người khác.

Càng hiểu rõ xu hướng muốn kiếm soát, làm suy yếu, nổi trội và nghi ngờ hoặc chiều lòng những người khác của ta, ta càng nhanh chóng loại bỏ thói quen đó.

– Tranh giành quyền lực

Cuộc tranh giành quyền lực của chúng ta bắt đầu từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Bản năng sinh tồn đi kèm với những nhu cầu tâm lý của chúng ta là dể đạt được sự an toàn, thân thương, sung túc, được là thành viên của một cộng đồng, được xã hội công nhận và làm chủ cuộc đời mình. Những ý định của chúng ta nhằm tính đến tất cả những nhu cầu đó cùng lúc là những gì tiềm ẩn trong mọi việc mà chúng ta đang cố thực hiện ở ngoại giới. Khi có một nhu cầu, chúng ta sẽ tìm cách tập trung mọi năng lực để làm thỏa mãn nó.

Nhu cầu kiểm soát và việc tìm kiếm vai trò thống trị tạo ra một sự lệ thuộc, đó là một sự tìm kiếm nhằm tránh né sự trống vắng nội tâm. Do tầm quan trọng của nó, và vì nó hình thành nền tảng của mọi lệ thuộc không lành mạnh, nên nó xứng đáng để được gọi là Sự Lệ Thuộc Tối Hậu. (Philip Kavanaugh, Magnificent Addiction) (1)

(1) Philip R. Kavanaugh, Magnificent Addiction: Discovering Addiction as Gateway to Healing, Lower Aslan Publishing, 1992, tr.115

Thời thơ ấu

Nhu cầu “làm chủ hoàn cảnh” để duy trì năng lượng của mình được biểu hiện từ khi chúng ta còn nhỏ. Khi còn nhỏ, để sống còn, chúng ta phụ thuộc vào những người lớn chăm lo cho chúng ta. Và lúc đó, chúng ta dùng đến những phương cách rất cá biệt để rút năng lượng từ môi trường gia đình. Sự phát triển cá nhân của chúng ta chỉ có thể được đảm bảo nếu chúng ta nhận đủ tình yêu thương để cảm thấy yên ổn, có sự quí mến của những người khác để giúp chúng ta xây dựng bản sắc của mình.

Hoàn toàn ý thức về quá trình đó. Anne Frank đề mô tả đời sống gia đình của cô trong Nhật ký và nói lên những cảm nghĩ về sự cân bằng quyền lực giữa chính mình, đứa em gái Margot, và cha của họ, như sau:

Với bố thì khác. Nếu bố yêu quí Margot, nếu bố mơn trớn, dỗ dành Margot, thì tôi cảm thấy day đứt trong lòng, vì tôi rất yêu bố. Bố là tấm gương lớn của tôi và trên đời này, tôi chẳng yêu thương ai hơn bố. Bố không biết rằng bố đối xử với Margot không như đối xử với tôi. Phải chăng Margot là đứa thông minh, dễ thương và xinh đẹp nhất? Nhưng dẫu sao, tôi cũng có quyền được quan tâm đôi chút chứ. Tôi luôn là đứa vô hại trong gia đình (…) Tôi chỉ muốn cảm thấy rằng bố thực sự yêu thương tôi. (2)

(2) Anne Frank, Journal d’Anne Frank, LGF 1992

Những dòng chữ của Anne chạm đến tất cả chúng ta, những người đã sống qua sự ganh đua huynh đệ, sự cạnh tranh, sự thiếu khả năng để làm hài lòng người chúng ta yêu thương và cảm giác không được để ý đến. Những dấu vết của nỗi buồn sớm đến, cảm giác bị xem thường, bị bỏ rơi, sự sợ hãi, cảm giác tội lỗi khi tranh giành để tìm kiếm vai trò thống trị. Theo dòng thời gian, khi khôn lớn và đần dần trưởng thành, chúng ta tích lũy những trạng thái tình cảm đó, và cuối cùng những kinh nghiệm ban đầu hình thành những phương pháp cá biệt nhằm đạt được năng lượng.

Đời sống hàng ngày là một sự trao đổi năng lượng

Như mặc khải thứ nhất và thứ tư đã nói rõ, sự trao đổi năng lượng diễn ra một cách quá thường xuyên và quá phổ biến đến nỗi chúng ta hầu như không ý thức – cho đến khi nhận thấy năng lượng của chúng ta đang cạn kiệt hoặc trở nên mạnh hơn. Cách thức trao đổi năng lượng của chúng ta đã được Tiến Sĩ Eric Berne mô tả trong thuyết phân tích của ông.

Trong khi nghiên cứu các quan hệ con người, và các nhà nghiên cứu đã phát hiện mỗi người chúng ta đều tranh nhau để giành được sự chú ý. Thuyết phân tích gọi những tình cảm tích cực hay sự chú ý bằng thuật ngữ “những vuốt ve”. Khi chúng ta khôn lớn, sự chú ý, quan tâm có tính tích cực (hay những “Vuốt Ve”) giúp chúng ta hình thành ý thức rằng chúng ta đang đi đúng đường, chúng ta là người hữu ích và có một vị trí quan trọng trong thế giới này. Cũng như học tiếng mẹ đẻ, chúng ta cũng học ngôn ngữ của những trao đổi xã hội. Điều đó giúp chúng ta cho và nhận năng lượng mà không phải suy nghĩ nhiều, và thường chúng ta là những tù nhân của các phương pháp cá biệt vốn hữu hiệu trong gia đình mà chúng ta đã được nuôi dạy. Berne viết: “Những thái độ tự chúng hình thành và cố định rất sớm, từ khi ta lên hai hoặc ngay cả trong năm đầu đời, cho đến năm lên bảy Quả là không khó khi qua thái độ của một người, ta có thể hiểu về tuổi thơ của người đó. Trừ khi có sự can thiệp của một điều gì đó hoặc của ai đó, còn không người này sẽ trải qua phần còn lại của mình để ổn định thái độ của mình, để đương đầu với những tình huống đe dọa: bằng cách tránh né chúng, loại bỏ một số nhân tố của chúng, hoặc biến những đe dọa đó thành những biện minh”. (3)

(3) Erie Berne, Des jeux et des horn rues, psycholog des relations humaines, Stock, 1984, tr.49

Làm thế nào để chấm dứt nhu cầu muốn được chú ý?

Trong thời thơ ấu, bản ngã của chúng ta không có nhiều sự bảo vệ để có thể hiểu hoặc tránh né những tình huống mà ở đó chúng ta bị chế giễu, chỉ trích hoặc không được biết đến. Theo năm tháng, khi ta lớn lên sự tích tụ những cuộc gặp gỡ tiêu cực ảnh hưởng đến sự đánh giá về tính cách và khả năng của bản thân ta cũng như những mong đợi của ta liên quan đến đời sống hoặc tha nhân. Chúng ta cảm thấy có một sự thiếu thốn và có một nhu cầu tự nhiên nhằm lấp đầy nó bằng cách rút năng lượng từ những người khác.

Chẳng hạn, hẳn bạn còn nhớ ngày mà bạn có mặt trong một nhóm đang trò chuyện rất sôi nổi. Bạn đã chờ dịp để kể một giai thoại, và rồi có một lúc mọi người đều im tiếng. Nhưng ngay khi bạn bắt đầu kể giai thoại, mọi người lại tiếp tục nói, như thể bạn không có ở đó. Bạn quay sang người bên cạnh để cố che giấu sự bối rối của mình, và ngay sau đó bạn mất năng lượng. Đế lấy lại năng lượng, bạn phải bám víu vào người đó, huy động năng lượng của họ và hướng sự chú ý của họ ra khỏi cuộc trò chuyện chung của nhóm. Vậy, người đó có nhìn bạn bằng một ánh mắt quan tâm, hay người đó nhìn về nhóm để xem câu chuyện có hấp dẫn? Bạn cảm thấy thế nào nếu người đó hướng sự chú ý đến người khác? Cảm tưởng không được biết đến của bạn có gia tăng gấp đôi, trước là bởi cả nhóm, và sau đó bởi người ngồi cạnh bạn? Dòng chảy của năng lượng của bạn đã ra sao khi bạn nhận ra rằng không ai lắng nghe bạn? Có thể bạn cảm thấy người ta đã phớt lờ bạn hoặc cảm thấy mình không còn tồn tại. Điều đó có thể củng cố cái xu hướng tự nhiên của bạn là né tránh những nguy cơ, biết giữ khoảng cách hoặc có thể bạn đã phản ứng một cách hung hãn là buộc người khác phải nghe mình nói. Vào lúc đó, theo đánh giá mà bạn dành cho chính mình, hoặc bạn đã không biết vấn đề, hoặc bạn trách mình đã thiếu tự tin, hoặc bạn cho rằng những người khác thiếu tế nhị.

Khám phá cách thức hành xử của chính mình là điều giúp ta nhận ra phần trách nhiệm của ta trong cuộc trao đổi năng lượng có tính tiêu cực.

Quá trình hình thành cá tính của chúng ta bắt đầu khi chúng ta tìm kiếm những giải đáp từ nội tâm, khi chúng ta ngưng trách những người khác về những trạng thái tình cảm của chúng ta, và khi chúng ta biết lắng nghe những gì mà những tình cảm và trực giác đang hướng dẫn chúng ta.(Philip Kavanaugh, Magnificent Addiction) (4)

(4) Philip It Kavanaugh, Sdd., tr.187

– Những trạng thái của bản ngã

Như chúng ta sẽ thấy trong mặc khải thứ sáu, những trạng thái của bản ngã cứng nhắc duy trì một kịch bản lặp đi lặp lại: cơ chế của sự thống trị. Những trạng thái của bản ngã phản ánh ba thái độ quan trọng, và trong tác phẩm Game and Men (Trò chơi và Con người) của Eric Berne, chúng được xác định là: trạng thái Cha Mẹ, trạng thái Trẻ Con và trạng thái Trưởng Thành. Trạng thái Cha Mẹ tương ứng với những cơ chế thông trị gây hấn nhất: “Kẻ Đe Doạ” và “Kẻ Tra Hỏi”. Trạng thái Trẻ Con tương ứng với những cơ chế có tính thụ động hơn: “Nạn Nhân” và “Kẻ Thờ ơ”. Trạng thái Trưởng Thành, khi đã phát triển để đưa vào mối liên hệ với bản ngã, tương ứng với sự phát triển đồng bộ ở mức cao nhất. Nhận thức về những trạng thái đó của bản ngã giúp chúng ta hiểu những tương tác của chúng ta có thể phức tạp đến mức nào.

Trạng thái của bản ngã mang tính cha mẹ

Theo Eric Berne, trạng thái của bản ngã mang tính cha mẹ gồm những thái độ, những động thái và những giá trị mà bạn đã nhận thấy nơi cha mẹ bạn hoặc ở những người lớn khác. Khi giao tiếp từ trạng thái đó của bản ngã, bạn có thế hoặc tỏ ra như một người dứt khoát, cứng rắn, hoặc như một người luôn muốn che chở thái quá những người quanh mình. Bạn tìm cách thống trị những người khác vì bạn muốn cảm thấy rằng mình là người chủ duy nhất trong cuộc sống. Động thái của bạn gần giống với động thái của cha mẹ bạn, hoặc phản ảnh những giá trị của họ. Có khi, bạn cảm thấy rùng mình và nghĩ: “Tôi ăn nói hệt như cha tôi!”. Vậy, mỗi khi nghe nói về những sai lầm của người khác, bạn hãy lùi lại đôi chút và xét xem điều gì đang xảy ra ở nội tâm bạn. Phải chăng bạn cần thống trị người khác để đạt được năng lượng?

Trạng thái của bản ngã mang tính trẻ con

Berne định nghĩa trạng thái Trẻ Con như là phần quen thuộc với cá tính của ta, và phần này phản ứng như ta đã làm khi còn nhỏ. Chúng ta thao túng những người khác từ một vị thế yếu kém hoặc vô trách nhiệm.

Đó là trạng thái của bản ngã muốn đạt được ngay điều nó muốn, nhưng nó luôn cho rằng nhu cầu đó phải được thoả mãn bởi những người khác bằng cách khiến cho họ phải có trách nhiệm về chuyện đó.

Trạng thái của bản ngã trưởng thành

Trạng thái thứ ba của bả ngã được xác định là trạng thái Trưởng Thành. Khi tập hợp thông tin tu nhiều nguồn, phân tích những khả năng và xác định những lựa chọn từ những thông tin mới có, chúng ta hành xử theo một trạng thái của bản ngả trưởng thành. Chúng ta đang hiện hữu ở đây và ngay lúc này. Chúng ta ý thức về những tình cảm của mình và biết rằng chúng ta có quyền lựa chọn. Chúng ta muốn chọn những bất trắc dựa trên thông tin tốt nhất mà chúng ta có thể có vào lúc này. Trong khi cân nhắc điều mà những người khác đã nói, chúng ta tin ở chính mình để đưa ra quyết định sau cùng. Chúng ta có khả năng lắng nghe những ý kiến khác nhau mà không cảm thấy bị đe dọa và không rơi vào một vị thế cứng nhắc, nơi chúng ta có ấn tượng rằng mình thua cuộc hoặc thắng cuộc. Trạng thái của bản ngã trưởng thành là ở chỗ biết giữ liên hệ với trực giác và với những tình cảm riêng tư đang thôi thúc chúng ta hành động

– Tranh giành quyền lực và những trạng thái của bản ngã

Những tranh giành quyền lực phi lý luôn diễn ra khi chúng ta mất năng lượng do ai đó đang thao túng sự chú ý của chúng ta và chúng ta phản ứng để làm chủ tình huống.

Để loại bỏ nhu cầu thống trị người khác, chúng ta phải tập trung vào những tình cảm của chúng ta khi cảm thấy bế tắc hoặc lo âu. Quả là vô ích khi phân tích người khác hoặc tìm cách thay đổi họ. Chúng ta chỉ nên tự hỏi: “Tôi đang cảm thấy thế nào? Tôi đang cần gì ở đây?”. Một khi đã tiếp cận bản ngã sâu xa và những tình cảm sâu kín của bạn, bạn có thể chuyển sang một lối ứng xử trưởng thành – bạn chấp nhận những bất đồng, và không còn thấy cần thiết phải thắng cuộc – và sau đó dịch chuyển sự chú ý để kết nối với nguồn năng lượng vũ trụ.

Hãy xem xét những tương tác hàng ngày để thấy mình đang giao tiếp bằng giọng Cha Mẹ, Trẻ Con hay Trưởng Thành.

Bạn muốn nhanh chóng hủy hoại sức khoẻ tâm thần của bạn ư? Hãy xen vào chuyện của người khác. Bạn muốn hạnh phúc và quân bình ? Hãy quan tâm đến những vấn đề của riêng bạn. (Melody Beattie, Vainere la codependance) (5)

(5) Melody Beattie, Vaincre de la codependarice Jean-Claude Lattès, 1991

Những trò mà chúng ta đang diễn

Khi một số kịch bản được sử dụng lặp đi lặp lại, chúng trở thành như những trò diễn. Tiến sĩ Berne đã nói rằng những cách thức nhằm đòi hỏi sự chú ý là vô số kể. Trong những trò đó, chúng ta chứng kiến một sự tranh giành dữ dội, như được mô tả trong mặc khải thứ tư. Chẳng hạn, một trò kinh điển giữa “Kẻ Tra Hỏi” và “Kẻ Thờ Ơ” được mở đầu bằng; “Tại sao bạn không…? – Vâng, nhưng…” Trong cuộc trao đổi đó, người giữ vai “Vâng, nhưng…” lắng nghe nhưng luôn tìm thấy một điều gì đó để bác bỏ đề nghị của người kia: như thế người đó để cho năng lượng chảy về mình trong khi khước từ mọi gợi ý nhằm giải quyết một vấn đề đã được xác định. Khi không ngừng nói “Vâng, nhưng…” người đó đã làm cạn kiệt năng lượng của người đối thoại và chuyển vấn đề cho một người khác, hoặc tái diễn trò đó sau này hoặc khi có liên quan đến một vấn đề khác.

Theo Berne, “Nạn Nhân” thường áp dụng trò “Nhìn xem, tôi đã cố hết sức”. Từ trạng thái Trẻ Con, người ta mải mê với trò đó và củng cố ý thức về sự bất lực và vô trách nhiệm. Người này thu hút mọi năng lượng để về phía mình trong khi làm việc một cách tượng trưng nhưng đủ để khỏi bị những người khác cho là hoàn toàn vô dụng.

Loại bỏ nhu cầu thống trị

Một khi chúng ta không còn cần phải thống trị người khác, và để cho các sự việc tự diễn ra, cuộc đời của chúng ta sẽ mở ra một cách thần kỳ. Hãy để cho vũ trụ hướng dẫn chúng ta đưa sự huyền bí trở lại cuộc đời mình và làm cho chúng ta cảm thấy thực sự sinh động. Tuy mọi kháng cự và mọi ý thức tranh đấu không nhất thiết là “xấu”, vì chúng có thể cho ta thấy điều gì là cần thiết cho sự thay đổi, nhưng còn có một cách thức thú vị hơn để sống.

Trong cuốn Sống Trong Ánh Sáng, Shakti Gawain mô tả về hành trình của ông như sau:

“Cuối cùng, tôi không còn tha thiết tìm cách làm chủ đời mình, cũng chẳng muốn gây ra những sự kiện theo ý nghĩ của tôi. Tôi bắt đầu tập phó thác cho vũ trụ, tập phát hiện điều mà vũ trụ muốn tôi làm. Tôi phát hiện rằng trong trường hạn không hề có sự khác biệt. Vũ trụ hình như luôn muốn cho tôi có tất cả điều tôi mong ước và vũ trụ hình như biết cách hướng dẫn để tôi tạo ra, hơn cả chính tôi biết về chuyện đó. Thay vì tính toán điều tôi mong ước, thay vì ấn định những mục tiêu và tìm cách kiểm soát điều xảy ra, tôi bắt đầu tập cho mình nhạy cảm với trực giác và hành động theo nó mà không luôn hiểu được tại sao mình làm như thế. Ta phải biết phó thác để cho sức mạnh tối cao nắm quyền điều khiển”. (6)

(6) Shakti Gawain và Laurel King, Vivre dans la lumiere, Le Souffle d’or 1986, tr.19

Mục tiêu của mặc khải thứ tư là giúp chúng ta nhận ra nhu cầu làm chủ năng lượng của mình trong những tương tác với tha nhân nhằm khôi phục sự năng động. Một khi ý thức về xu hướng đó, có thể bạn sẽ mong muốn thay đổi cách thức mà bạn thiết lập quan hệ với tha nhân. Điểm chính yếu của sự tiến hóa của bạn là làm cho ý thức của bạn về chính mình và về vũ trụ trở nên nhạy bén hơn. Nếu bạn chờ đợi những thay đổi triệt để hoặc những quan hệ đột ngột trở nên hài hòa, và vẫn tiếp tục bị bế tắc trong cuộc tranh giành năng lượng, bạn không nên nghĩ rằng mình đang “trong sương mù “. Điều mà bạn cần phải ý thức sẽ xảy ra. Nếu bạn có tâm trạng không thỏa mãn do thấy mình tiến triển chậm, hãy hiểu rằng mọi ý tưởng mới đều cần có thời gian để được đưa vào niềm tin tổng quát của bạn

TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ TƯ

Mặc khải thứ tư giải thích rằng con người thường tự tách rời khỏi sự gắn kết nội tâm với năng lượng thần bí đó. Kết quả là chúng ta có xu hướng cảm thấy yếu kém và thiếu tự tin, và chúng ta thường tìm cách lấy lại những sức mạnh bằng cách giành giật năng lượng nơi người khác. Chúng ta làm điều đó khi tìm cách thao túng hoặc thu hút sự chú ý của người khác. Nếu có được sự chú ý của họ, ta cảm thấy họ cho ta sự năng động, khiến ta mạnh mẽ hơn nhờ năng lượng của họ, nhưng rõ ràng điều đó làm họ yếu đi. Thường là tha nhân phản ứng chống lại sự chiếm đoạt, và như thế tạo ra một cuộc tranh giành quyền lực. Mọi xung đột trên trần gian này đều xuất phát từ cuộc chiến nhằm tranh giành năng lượng của con người.

RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ TƯ

Những bài tập dưới đây chỉ là những gợi ý nhằm gia tăng nhận thức của bạn. Càng rèn luyện và đưa những hiểu biết vào thực hành, những rung động của bạn càng sẽ được nâng cao. Bạn sẽ thu hút một cách chính xác những tình huống chứa đựng nhiều hướng đẫn. Mỗi lần thực hành một bài tập, bạn hãy cẩn thận để ý xem điều gì xảy đến với bạn trong ba ngày tiếp theo. Bạn sẽ có dịp để nhận ra một mẫu ứng xử mà vẫn mong muốn thay đổi.

Bài tập 1: Phát hiện những vật cản mà chính bạn đã đặt trên con đường của mình

Lời khuyên: Lần tới, khi cảm thấy mình đang dấn vào một việc có vẻ như một cuộc tranh giành quyền lực, hãy tự hỏi liệu vị thế của bạn có chính đáng hay đang làm tắc nghẽn việc giải quyết xung đột. Hãy trả lời những câu hỏi của bài tập dưới đây và ghi lại.

Phần một: Những vật cản mà chúng ta đặt trên con đường của mình

1/ Bạn đang gây bế tắc cho chính bạn trong một vị thế giống như một cuộc tranh giành quyền lực.

a) Hãy mô tả ngắn gọn tình huống.

b) Bạn cảm thấy thế nào về tình huống này?

c) Bạn đang nhắm đến những kết quả gì?

d) Bạn ưa thích được cảm thấy thế nào trong tình huống này?

e) Những nhu cầu quan trọng nhất của bạn trong tình huống này là gì?

f) Từ giọng nói Cha Mẹ hoặc Trẻ Con trong thâm tâm, bạn đang tương tác như thế nào với người khác?

g) Bạn có đang bị nhốt kín trong một vị thế?

2/ Bạn luôn là người có lý

Bạn có xếp người khác vào trong một loại và tìm đủ mọi cách để củng cố quan điểm của mình?

3/ Bạn làm như thể mọi sự đều đã phân minh, rành mạch.

a) Bằng cách nào bạn giới hạn những lựa chọn của mình trong khi chỉ tìm kiếm một kết quả nhất định?

b) Hãy chỉ ra ba lựa chọn khác.

4/ Bạn đang hướng đến ý thức về sự hiếm hoi của năng lượng. Bạn lo sợ điều gì?

5/ Bạn ngoại xuất những vấn đề của mình lên những người khác.

a) Bằng cách nào sự tranh giành đó cho thấy điều mà bạn cần nhận thức?

b) Bạn có diễn giải hành động của người khác qua lăng kính những nỗi sợ hãi của bạn?

c) Người khác có phản ảnh một phần những cảm xúc không được chấp nhận của bạn: giận dữ, hận thù, ham muốn hoặc xét đoán?

6/ Bạn sử dụng sự cầu toàn hay sự bối rối như lý đo dể ở mãi trong bế tắc.

a) Bạn không chấp nhận hành động cho đến khi mọi sự phải “hoàn hảo” hoặc vì bạn chưa “hoàn hảo”?

b) Phải chăng để không nhìn nhận mình thực sự ao ước hoặc thực sự cần một điều gì đó, bạn khẳng định rằng mình bị bối rối?

7/ Bạn chú tâm vào tranh giành quyền lực thay vì tìm kiếm những giải pháp.

Bạn có đổ năng lực vào cuộc tranh giành quyền lực đó thay vì nhận trách nhiệm của mình và tác động lên những vấn đề của mình.

8/ Bạn tập trung vào những rắc rối để không ngừng thu hút năng lượng về mình.

a) Bạn có đang tập trung vào một rắc rối nhằm giữ ảo tưởng rằng mình có một điều gì đó để kiểm soát?

b) Khi tập trung vào rắc rối đó, bạn được lợi ích gì?

9/ Bạn đang để cho những nỗi sợ hãi tiềm ẩn hướng dẫn đời bạn.

a) Kết quả tệ hại trong tình huống này là gì?

b) Có một kết quả còn tệ hơn a)?

c) Điều mà bạn e sợ có tệ hại hơn cả b)?

d) Trong trường hợp đó, phải chăng nỗi sợ hãi lớn lao nhất của bạn đã được hình thành?

e) Hãy hoàn tất câu sau đây khi trả lời câu c): “Tình huống này được định rõ bởi nỗi sợ hãi của tôi về…”

Phần hai: Làm thế nào để đạp đổ những vật cản mà ta đặt trên con đường của ta

a) Bạn muốn đạt được gì từ người khá điều mà bạn có thể cho chính mình?

b) Bạn có thể làm một cách khác hơn?

c) Hãy kể ra một hành động mà bạn muốn thực hiện nhằm đảo ngược tình huống theo hướng có lợi cho bạn.

d) Bạn mong muốn vũ trụ giúp đỡ bạn như thế nào để giải quyết vấn đề?

Bài tập 2. Sáu quyết định giúp bạn duy trì sự kết nối với năng lượng vũ trụ

Mục tiêu: Danh sách những quyết định cá nhân có thể giúp bạn áp dụng những ý tưởng của Lời Tiên Tri Núi Andes trong những mối quan hệ.

Lời khuyên: Hãy tìm hiểu những ý tưởng dưới đây và áp dụng chúng nhiều lần mỗi ngày. Bạn có thể viết sáu câu đó lên một tờ giấy và để nó trên bàn – điều này rất hữu ích. Hãy để ý đến điều gì đang xảy ra nơi những người thân cận. Nếu nhận thấy có chút thay đổi nào đó, hãy ghi lại.

Tôi sẽ ý thức về năng lượng của mình.

Một trong những cách thức tốt nhất để bắt đầu thay đổi nhu cầu của bạn nhằm thống trị người khác đó là trắc nghiệm mình nhiều lần mỗi ngày. Hãy theo dõi sự chuyển động của năng lượng trong cơ thể bạn. Bạn có cảm giác gì ở dạ dày vào lúc này? Khi nào thì bạn cảm thấy bắt đầu nhức mỏi ở cơ?

Hãy để ý đến dòng chảy của năng lượng giữa bạn và tha nhân. Bạn cảm thấy kiệt sức vào lúc nào? Bạo cảm thấy bị kích thích khi nào?

Tôi có một kết nối nội tâm mạnh mẽ với bản ngã cấp cao của tôi.

Điều tốt đẹp nhất mà bạn có thể làm cho bạn và cho tha nhân là dành ra thời gian để kết nối với bản ngã cấp cao của bạn. Cứ hai tiếng đồng hồ, hãy ngưng công việc mà bạn đang làm và nhắm mắt lại. Hãy cảm thấy lại một cảnh đẹp thiên nhiên hoặc một cuộc trò chuyện thân thương mà bạn đã trải qua gần đây. Hãy cảm nhận rằng bạn đang mở lòng để đón nhận cảm giác đó.

Tôi có những quyết định tốt đẹp khi gắn kết với minh triết nội tâm của mình.

Hãy tránh đề ra những quyết định khi bạn đang mệt mỏi, đói bụng hoặc đang nôn nóng.

Một khi đã đề ra một quyết định, tôi sẽ thực hiện đến cùng bằng cách hành động một cách thích hợp.

Nếu bạn đã có một quyết định, nhưng đã để trôi qua một thời gian mà không thực hiện điều gì theo phương hướng mới, có thể bạn sẽ cảm thấy sa sút tinh thần và kiệt sức. Việc đưa những quyết định của mình vào thực tế sẽ mang đến năng lực cho giai đoạn sắp đến.

Nếu hành động trong trạng thái kiệt sức, bạn có nguy cơ không nhận ra những trùng hợp ngẫu nhiên. Hãy nhớ rằng, trong mặc khải thứ tư, Wil đã nói với nhân vật chính: “Hãy cảnh giác. Hãy chăm chú theo dõi mọi điều đang xảy ra”.

Tôi dành thời gian để suy nghĩ về những quyết định quan trọng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.